Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Tiết 31 - Bài 25: Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946-1950)

Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Tiết 31 - Bài 25: Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946-1950)

1. Kiến thức

- Hiểu rõ vì sao Đảng và Chính phủ ta lại quyết định phát động cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp vào đêm 19/12/1946.

- Trình bày được nội dung cơ bản của đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp.

- Biết tóm tắt diễn biến chính của cuộc chiến đấu ở Hà Nội và các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16, ý nghĩa của cuộc chiến đấu đó.

 

doc 9 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 2474Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Tiết 31 - Bài 25: Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946-1950)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 07/03/2011
Ngày giảng: 09/03/2011 
Chương V: Việt Nam từ cuối năm 1946 đến năm 1954
Tiết 31- Bài 25: Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946-1950)
I. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức
- Hiểu rõ vì sao Đảng và Chính phủ ta lại quyết định phát động cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp vào đêm 19/12/1946.
- Trình bày được nội dung cơ bản của đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp.
- Biết tóm tắt diễn biến chính của cuộc chiến đấu ở Hà Nội và các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16, ý nghĩa của cuộc chiến đấu đó.
- Biết được những việc làm cụ thể của ta chuẩn bị cho cuộc chiến đấu lâu dài.
2. Kĩ năng 
- Có khả năng phân tích, đánh giá, so sánh, để rút ra kết luận lịch sử về những năm đầu toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
- Có kĩ năng sử dụng SGK, đồ dùng trực quan khi học tập.
3. Thái độ
- Nhận thức rõ âm mưu, bản chất hiếu chiến, tội ác của thực dân Pháp trong cuộc chiến tranh xâm lược. Trên cơ sở đó bồi dưỡng tinh thần yêu nước, căm thù giặc
- Có thái độ khâm phục sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, Bác Hồ trong những năm đầu toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp, củng cố niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay.
 II. Chuẩn bị:
1. GV:- Các đoạn phim tư liệu về Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến chống Pháp xâm lược, cuộc chiến đấu chống Pháp ở Hà Nội. Một số hình ảnh về cuộc chiến đấu ở Hà Nội và các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 thiết kế trên phần mềm PowerPoint. Tài liệu tham khảo.
- Máy vi tính kết nối máy chiếu
2. HS: Đọc SGK, trả lời câu hỏi SGK. Sưu tầm tài liệu, tranh ảnh có liên quan đến bài học.
III. Phương pháp:
 Thuyết trình, nêu vấn đề, miêu tả, trực quan, thảo luận nhóm, phân tích
IV. Tiến trình dạy học:
Ổn định tổ chức: (1’)
Kiểm tra bài cũ: (2’)
(?) Theo em, việc ta kí với Pháp hiệp định sơ bộ (6/3) và tạm ước (14/9/46) có ý nghĩa như thế nào? ( Giúp ta loại được một kẻ thù là quân Tưởng, ta có thêm thời gian để chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài)
Tiến trình tổ chức các hoạt động 
Giới thiệu bài (1’)
Khi kí hiệp định sơ bộ (6/3) và tạm ước với Pháp (14/9/1946) mục đích của CTHCM và Trung ương Đảng là: để có thời gian hòa bình, xây dựng và củng cố lực lượng CM. Vậy tại sao ngày 19/12/946 CTHCM lại thay mặt Trung ương Đảng đọc Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược? Để tiến hành cuộc kháng chiến đó Đảng và Chính phủ ta đã thực hiện đường lối nào? Kết quả ra sao? Đó là những nội dung chính mà bài học hôm nay chúng ta cần tìm hiểu.
Hoạt dộng của thầy và trò
Nội dung chính
Hoạt động 1: Tìm hiểu : Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược bùng nổ ngày 19/12/1946.
* Mục tiêu: 
- Hiểu rõ vì sao Đảng và Chính phủ ta lại quyết định
 phát động cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân
 Pháp vào đêm 19/12/1946.
- Trình bày được nội dung cơ bản của đường lối kháng
 chiến chống thực dân Pháp.
- Có khả năng phân tích, đánh giá, so sánh, để rút
 ra kết luận lịch sử về những năm đầu toàn quốc kháng
 chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
- Có kĩ năng sử dụng SGK, đồ dùng trực quan khi học
 tập.
GV: Cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ trong
 hoàn cảnh nào?...
GV: Giảng:
Mặc dù đã kí Hiệp định Sơ bộ ngày 6/3/1946 và Tạm ước ngày 14/09/1946 thực dân Pháp tìm cách phá hoại, nhằm tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược nước ta một lần nữa.
GV: Bội ước là thực hiện những điều đã kí kết.
(?) Nêu chứng cứ về việc thực dân Pháp đã bội ước và tiến quân ta?
(?)Trong tÊt c¶ c¸c ho¹t ®éng cña thùc d©n Ph¸p, ho¹t ®éng nµo nguy hiÓm nhÊt ? V× sao ?
(Ho¹t ®éng 18.12.46v× nÕu ta chÊp nhËn nh÷ng yªu cÇu ®ã th× tù nguyÖn trë thµnh thuéc ®Þa cña thùc d©n Ph¸p)
(?) Em hiểu thế nào là “Tối hậu thư”
GV: Tối hậu thư: Bức thư gửi lần cuối cùng nêu lên những yêu cầu, điều kiện, bắt buộc đối phương phải thực hiện ,trong một thời gian nhất định, nếu không làm đúng theo yêu cầu sẽ bị dùng quân sự tấn công ngay. 
 GV: Những chứng cứ đó đủ qui trách nhiệm cho việc gây ra chiến tranh thuộc về phía Pháp.
GV: Như vậy,ND ta đứng trước hai con đường: Hoặc là đầu hàng hoặc chiến đấu.
(?) Theo em chúng ta nên lựa chọn con đường nào?Tại sao?
GV: Ta đã lựa chọn con đường chiến đấu đến cùng, bảo vệ độc lập dân tộc và chính quyền vừa giành được.
GV:Cho HS quan sát bức ảnh nhà Ông Dương làng Vạn Phúc- Hà Đông. (Slide 1)
GV:Gọi 1HS đọc lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến 
( Phần chữ nhỏ)
GV: Đúng 20 giờ ngày 19/12/1946, công nhân Nhà máy điện Yên Phụ (Hà Nội) phá máy, cả thành phố mất điện, là tín hiệu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp bùng nổ. Ngay sau đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Đảng và Chính phủ đọc Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
GV:Cho HS nghe lời kêu gọi của Bác.
GV: Nội dung chủ yếu:“ Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta muốn nhân nhượng, nhưng càng nhân nhượng thực dân Pháp càng lấn tới...)
(?) Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của CTHCM có ý nghĩa như thế nào?
GV: Lời kêu gọi vạch rõ nguyên nhân gây ra chiến tranh này là do chính sách xâm lược của thực dân Pháp. Khẳng định niềm tin tất thắng của DT ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
GV: Tác dụng : Động viên cổ vũ, dẫn dắt toàn dân tiến lên trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
(?) Trước lời kêu gọi đó nhân dân ta đã có hành động gì?
GV: Cho HS nghe videoclip “ Toàn dân...”
GV: Chốt: 
 Lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh là tiếng gọi của non sông đất nước, là lời hịch cứu quốc, khơi dậy mạnh mẽ lòng tự hào dân tộc, làm cho cả nước sục sôi đứng lên chiến đấu với ý chí "quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh", vì độc lập, tự do thiêng liêng của Tổ quốc. 
 TÝch hîp GDTT§§HCM: Nh­ vËy, ®©y lµ quyÕt ®Þnh ®óng ®¾n, s¸ng suèt cña §¶ng, ®øng ®Çu lµ chñ tÞch HCM, thÓ hiÖn tinh thÇn yªu n­íc, quyÕt t©m ®¸nh ®uæi giÆc Ph¸p cña Ng­êi.
GV: Dẫn dắt vào mục 2.
 Vậy, đường lối kháng chiến chống TD Pháp của ta như thế nào?
GV: Cho HS đọc thầm mục 2.
(?) Đường lối kháng chiến được thể hiện trong các văn kiện nào?
+ Chỉ thị “Toàn dân kháng chiến” của Ban thường vụ Trung ương Đảng(12/12/1946). +Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch HCM (19/12/1946).
+ Tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi của Tổng Bí thư Trường Chinh (9/1947).
(?) Tính chất, mục đích,ND, phương châm của đường lối kháng chiến.
-Tính chất: là cuộc chiến tranh nhân dân.
- Mục đích: giải phóng dân tộc, giành độc lập và thống nhất đất nước.
- Nội dung: Toàn dân, toàn diện, trường kì.
- Phương châm: Tự lực cánh sinh, tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.
GV: Giải thích: ( Trình chiếu) (Slai 2)
GV: Ta đề ra đường lối chiến lược trên vì cuộc kháng chiến của ta là cuộc chiến tranh nhân dân, chiến tranh tự vệ, chính nghĩa tiến bộ.
GV: Gọi 1HS đọc phần chữ nhỏ SGK.
(?) Tại sao nói cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta là chính nghĩa và có tính nhân dân?
HS: TLNB (2’)
GV: Chốt:
+ Chính nghĩa: Mục đích cuộc kháng chiến của ta là tự vệ, nhằm giải phóng dân tộc.
+ Tính nhân dân: Cuộc kháng chiến do toàn dân tiến hành, toàn dân tham gia kháng chiến.
GV: Chốt:
 Như vậy, Đường lối kháng chiến của Đảng ta là toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế. 
GV: Dẫn dắt vào mục II:
 Vì sao cuộc kháng chiến chống Pháp của ta lại diễn ra trước tiên ở các đô thị? Kết quả và ý nghĩa của cuộc chiến đấu như thế nào
GV: Dùng lược đồ chỉ vĩ tuyến 16 ( Từ Đà Nẵng trở ra Bắc) (Slai 3)
GV: Giảng theo SGK:
Đêm 19/12/1946 kháng chiến bùng nổ toàn quốc. Quân dân ta chủ động tiến công quân Pháp giam chân chúng tại Hà Nội và các đô thị.
GV: Giới thiệu các điểm: (Slai 4)
(?) Tại sao quân dân ta phải giam chân địch tại Hà Nội và các đô thị lớn?
GV: Nhằm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, giam chân chúng ở các địa phương để hậu phương có thêm (t) huy động lực lượng kháng chiến, di chuyển kho tàng, công xưởng về chiến khu, bảo vệ an toàn cho TW Đảng, chính phủ ( Trở lại chiến khu Việt Bắc) lãnh đạo kháng chiến lâu dài.
GV: Ngày 17/2/1947 Trung đoàn thủ đô đươc thành lập trong quá trình chiến đấu.
GV: Gọi 1 HS đọc phần chữ nhỏ SGKT 105.
GV: Cho HS quan sát ảnh (Slai 5)
GV: Trong ảnh thể hiện các chiến sĩ ta đang chiếm lĩnh điểm cao các nóc nhà. Vũ khí tác chiến của các chiến sĩ là súng trường, lựu đạn, dao gămTrang phục của các anh là áo chấn thủ, đầu đội mũ đan bằng tre, có bịt vải ni lông Điều đó nói lên trong những ngày đầu của cuộc kháng chiến, trang bị của bộ đội ta còn rất thô sơ thiếu thốn. Nhưng với tinh thần “ Không có gì quý hơn độc lập tự do” các anh đã kiên cường dũng cảm chiến đấu, giam chân địch 2 tháng trong thành phố, đập tan âm mưu của địch nhằm đánh úp cơ quan đầu não của ta tại Hà Nội, tạo điều kiện cho quân dân ta chuyển vào kháng chiến lâu dài
GV: Kể chuyện:
 Ngày 7/2/1947: Pháp mở cuộc công kích . Cả 36 phố phường nhà xiêu mái sụp. Các chiến sĩ đấu tranh giữ từng căn, từng mảnh tường góc phố. Địch ngoài hè ta từ trong nhà đánh ra, địch vào tầng dưới, ta từ tầng trên đánh xuống. Sau 7 ngày đêm ta đã diệt hơn 200 tên địch.Đưa tổng số tên địch bị tiêu diệt lên hơn 2000 tên.
GV: Trình chiếu câu hỏi: (Slai 6)
(?) Em biết gì về bức ảnh lịch sử này?. Quan sát bức ảnh em có nhận xét gì về tinh thần chiến đấu của chiến sĩ Hà nội ôm bom ba càng đánh xe tăng Pháp.
GV: Cho HS quan sát bức ảnh “ Bom ba càng” (Slai 7) 
GV: Cho HS quan sát bức ảnh “ Bom ba càng” (Slai 8) 
GV: Bom ba càng: là vũ khí tự tạo của quân ta, được thiết kế với kíp nổ bằng va chạm. Bom có dạng hinhd phễu. Đánh bom ba càng phải là những chiến sĩ mưu trí, quả cảm, sẵn sàng hi sinh hoàn thành nhiệm vụ.
GV: Chốt trên máy chiếu. Slai 9)
GV: Cung cấp kiến thức.
GV: Kể chuyện: Trung đoàn thủ đô rút quân..
 Sau khi hoàn thành nhiệm vụ Trung đoàn thủ đô được lệnh rút khỏi Hà Nội. Đoàn quân bí mật đi theo ven bờ sông Hồng mà giặc Pháp hoàn toàn không biết. Chúng tin vào vòng vây dày đặc bốn bề tưởng trừng như con chin cũng khó bay qua. Ở giữa dòng sông 20 chiếc thuyền của đồng bào ta và chị em du kích đã chờ sẵn bí mật đưa bộ đội qua sông.Đến sáng, địch phát hiện ra và đuổi theo, tiểu đội của Đ/C Nguyễn Văn Nại kìm chân địch. Cả tiểu đội đã hi sinh. Đây được coi là cuộc rút quân thần kì của Trung Đoàn thủ đô.
GV: Cung cấp kiến thức.
GV: Gọi HS đọc phần chữ nhỏ SGK.
(?) Cuộc chiến đấu ở các đô thị giành thắng lợi có ý nghĩa gì?
GV: Chốt:
Như vậy, cuộc chiến tranh ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 đã giam chân địch trong các đô thị, làm giảm bước tiến của chúng, tạo điều kiện cho Đảng, Chính Phủ rút lên căn cứ Việt Bắc và chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài.
GV: Dẫn dắt vào mục III.
Vậy, Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của ta được chuẩn bị như thế nào?
GV: Gọi 1 HS đọc mục III SGK.
GV: Cuộc kháng chiến chống Pháp của ta được chuẩn bị từ trước, được đẩy mạnh hơn khi cuộc kháng chiến nổ ra và tiếp tục trong suốt quá trình kháng chiến. Trong những tháng đầu kháng chiến toàn quốc, đồng thời với hoạt động giam chân địch trong các thành phố .
GV: Ta di chuyển được hơn 3 vạn tấn máy móc và dụng cụ sản xuất, hàng vạn tấn nguyên vật liệu
(?) Em hiểu thế nào là “ Tiêu thổ kháng chiến”
GV: Tự mình phá hủy nhà cửa, cầu cống, đường sá.
GV: Phân tích:
+ Pháp thực hiện âm mưu “ Lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”. Nếu ta không thực hiện tiêu thổ kháng chiến ( Phá hủy các công trình công cộng, nhà cửa, làm “ Vườn không nhà trống” thì sau khi quân ta rút khỏi Thủ Đô và các thành phố Pháp vẫn sử dụng được các công trình ấy. Việc “ Phá cho rộng, phá cho sâu, phá cho thực dân Pháp không lợi dụng được” sẽ gây cho chúng nhiều khó khăn khi xâm lược chúng ta.
(?) Sau khi hoàn thành việc di chuyển, nhà nước ta đã chuẩn bị những gì cho cuộc kháng chiến lâu dài?
GV: -Về chính trị: Chia nhà nước ta thành 12 khu hành chính và quân sự.
-Về quân sự: Tích cực huy động mọi người tham gia chống Pháp, vũ khí vừa tự tạo, vừa lấy của địch.
- Về kinh tế: Ban hành chính sách để duy trì và phát triển sản xuất.
- Về giáo dục: Phong trào bình dân học vụ tiếp tục được duy trì và phát triển.
(?) Em cã nhËn xÐt g× vÒ c«ng cuéc chuÈn bÞ cña ta?
 RÊt khÈn tr­¬ng, chu ®¸o, cả n­íc chuyÓn h¼n mäi sinh ho¹t sang thêi chiÕn quyÕt t©m chiÕn ®Êu ®Õn cïng.
GV: Công tác chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài với Pháp được chúng ta tiến hành trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục, y tế, quân sự, Mọi hoạt động sẽ vẫn được duy trì như cũ, nhưng vì điều kiện có chiến tranh nên phải chú trọng hơn để toàn dân vừa “kháng chiến”, vừa “kiến quốc” cho tốt. 
I. Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược bùng nổ ngày 19/12/1946.
1.Kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược bùng nổ: 
- Sau khi kí hiệp định sơ bộ (6/3) và tạm ước (14/9/1946)
Thực dân Pháp bội ước:
+ Khiêu khích, tiến công ta ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ, Hải Phòng, Lạng Sơn nhất là ở Hà Nội (12/1946)
+ Ngày 18/12/1946 gửi tối hậu thư đòi chính phủ ta đầu hàng.
-Ngày 18,19/12/1946 Ban thường vụ TW Đảng họp (làng Vạn Phúc-Hà Đông) quyết định phát động toàn quốc kháng chiến.
- Tối 19/12/1946 Chủ Tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
- Đêm 19/12/1946 tiếng súng kháng chiến bắt đầu.
2. Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của ta:
a.Được thể hiện trong các văn kiện: (SGKT104)
b. Đường lối kháng chiến:
- Là cuộc chiến tranh nhân dân.
- Toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh, tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.
II. Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16:
1.Diễn biến, kết quả:
* Ở Hà Nội:
- Cuộc chiến đấu diễn ra quyết liệt ở Bắc Bộ Phủ, Hàng Bông...
 - Từ ngày 19 /12/ 46
->17/2/47quân dân Hà Nội đã loại khỏi vòng chiến đấu hàng nghìn tên địch, giam chân chúng trong thành phố.
- 17/12/1947 Trung đoàn thủ đô rút quân khỏi HN để bào toàn lực lượng.
*Ở các thành phố: 
-Nam Định, Huế, Đã Nẵng ta chủ động tiến công làm tiêu hao sinh lực địch, giam chân chúng trong 2-3 tháng.
- Thành phố Vinh: Ta buộc địch đầu hàng.
- Quân dân ta ở các tỉnh phía Nam phối hợp chiến đấu.
2. Ý nghĩa:
-Làm tiêu hao một bộ phận sinh lực địch.
- Tạo thế trận cho chiến tranh nhân dân.
- ND cả nước có thêm (t) chuẩn bị cho cuộc chiến đấu lâu dài, toàn dân,toàn diện.
III. Tích cực chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài:
- Cuối tháng 11-1946 ta tiến hành di chuyển máymóc,thiết bị, vật liệu, hành hóa, lương thực, thực phẩm đến nơi an toàn.
- Tiến hành: “ Tiêu thổ kháng chiến”
- Chuẩn bị về mọi mặt: chính trị, quân sự, kinh tế, giáo dục.
Củng cố: (5’)
GV: Cho HS chơi trò chơi (Slai 10+11)
GV: Cho HS làm bài tập ( Slai 12.)
Hướng dẫn học và chuẩn bị bài: (2’)
* Bài cũ: (Slai 13)
- Học bài phần vở ghi, kết hợp SGK
- Trả lời câu hỏi SGK.
* Bài mới: -Đọc phần còn lại: Phần IV,V.	
	- Nghiên cứu kênh hình.
 - Trả lời câu hỏi SGK.
 - Sưu tầm tư liệu lịch sử có liên quan đến bài học.
=============================================

Tài liệu đính kèm:

  • docBai 25 Lich su 9 Thi hoi giang cap huyen Cac bantham khao nhe.doc