I/ Mục tiêu cần đạt.
- Giúp Hs có một vài hiểu biết về l.sử đia phương về Thành phố NĐ nói riêng và Tỉnh NĐ nói chung.
- Bồi dưỡng cho các em những tình cảm tót đẹp về tình yêu quê hương đất nước-niềm tự hào về mảnh đất giàu truyền thống văn hiến NĐ.
II/ Chuẩn bị
- Gv : Đọc và soạn nhữnh tài liệu lịch sử về NĐ
Ngày soạn ; Tiết 37 Lịch sử địa phương. I/ Mục tiêu cần đạt. - Giúp Hs có một vài hiểu biết về l.sử đia phương về Thành phố NĐ nói riêng và Tỉnh NĐ nói chung. - Bồi dưỡng cho các em những tình cảm tót đẹp về tình yêu quê hương đất nước-niềm tự hào về mảnh đất giàu truyền thống văn hiến NĐ. II/ Chuẩn bị - Gv : Đọc và soạn nhữnh tài liệu lịch sử về NĐ - Hs :Sưu tầm tranh ảnh về quê hương NĐ. III/ Tiến trình lên lớp. 1/ ổn định tổ chức 2/ Kiểm tra bài cũ. 3/ Bài mới. Nam Định kháng chiến chống Pháp. Chiến đấu giam chân địch trong thành phố,chuẩn bị kháng chiến lâu dài. Trước dã tâm xâm lược của thực dân Pháp, ngày 19-12-1946, Chủ tịch Hồ Chí Mỉnh ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến . Cũng trong tháng 12-1946, Trung ương Đảng ra chĩ thị toàn dân kháng chiến, vạch ra những nét lớn về đường lối k/c toàn dân, toàn diện lâu dài và tự lực cánh sinh. 24h ngày 19.12.1946 cả thành phố NĐ rền vang tiếng súng mở đầu cuộc k/c chống x.l.Cuộc chiến đấu của ta nhằm kiềm chế, tiêu hao sinh lực địch trong thành phố diễn ra dài ngày và mỗi lúc một ác liệt hơn. Ta và địch giành nhau từng căn nhà, từng góc phố, từng nhà máy xí nghiệp. Trong trận chiến không cân sức ấy đã có nhiều tấm gương hi sinh anh dũng như: Đoàn Bach Hạc, Triệu Hàn- chính trị viên trung đội thuộc Tiểu đoàn 69, nữ c.sĩ cứu thương Nguyễn Thị Ca. Trong trận cuối cùng giải vây địch có sự hi sinh của 4 anh em ruột đó là: Tạ Quang Khải, Tạ Hồng Quang, Tạ Quang Thuấn, Tạ Quang Đức. Ngày 6.1.1947 quân dân NĐ đánh thắng cuộc hành quân chi viện quy mô lớn của địch, chiến thắng to lớn này đã được Bác Hồ thay mặt Quốc hội và chính phủ điện khen ngợi và quyết định tặng Trung đoàn 34 danh hiệu Trung đoàn tất thắng. Hội nghị quân sự toàn quốc đã khen ngợi chiến công của nhân dân NĐ và nêu gương anh dũng chống thuỷ, lục không quân địch. Sau 86 ngày đêm chiến đấu , quân dân NĐ đã kìm chế, giam chân một l.lượng lớn quân viễn chinh Pháp, giết và làm bị thương 400 tên, trong đó có nhiều sĩ quan và lính Âu-Phi, bắt sống 6 tên thu nhiều vũ khí, quân trang, quân dụng. Cùng với Hà Nội và 1số thành phố, thị xã khác ở Bắc Bộ, cuộc chiến đấu của quân dân Nam định đã làm thất bại âm mưu đánh nhamh, thắng nhanh của thực dân pháp, góp phần cùng cả nước có thêm thời gian củng cố và xây dựng lực lượng, chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài. Qua chiến đấu ác liệt, lực lượng kháng chiến tại Nam định vẫn được bảo toàn và ngày càng trưởng thành. Trước và trong cuộc chiến đông – xuân 1953 – 1954, quân dân Nam định đã tạo được thế và lực mới cho cuộc kháng chiến đang bước vào giai đoạn quyết liệt nhất. Theo thống kê chưa đầy đủ, thời gian này quân dân Nam định đã đánh địch gần 1600 trận, tiêu diệt 9000 tên địch, phá huỷ 76 xe cơ giới, bắn cháy 2 máy bay, 8 tàu chiến, thu 1000 súng và nhiều quân trang, quân dụng khác. Sau thắng lợi Điện Biên Phủ, đêm ngày 25/5/1954, tại Nam định, bộ đội chủ lực đã phối hợp với bộ đội địa phương tiêu diệt hoàn toàn vị trí Thức Khoá (Giao Thuỷ) bắt 650 tên, thu toàn bộ vũ khí, quân trang, quân dụng. Ngày 4/6/1954, quân ta tiếp tục tiến công vị trí Đông Biên (HảI Hậu). Sau 12 giờ chiến đấu, ta đã giành thắng lợi, tiêu diệt một số tên, bắt sống 500 tên. Trong vòng nửa đầu năm 1954, bộ đội địa phương và dân quân, du kích Nam định đã đánh trên 1600 trận (du kích đánh 800 trận), diệt và làm bị thương trên 3000 tên, thu hàng trăm súng các loại, phá huỷ gần 100 xe cơ giới. Cuộc đấu tranh bảo vệ chính quyền còn non trẻ và kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp của dân tộc nói chung và nhân dân Nam định nói riêng đã giành thắng lợi vẻ vang. Với những thành công đã đạt được, những kinh nghiệm và cả thử thách tôI luyện trong chiến tranh cách mạng, Đảng bộ và quân, dân Nam định càng thêm vững tin cùng cả nước bước vào một thời kỳ mới của lịch sử dân tộc. IV/ Củng cố hệ thống nội dung toàn bài V/ Hướng dẫn về nhà học bài chuẩn bị kiểm tra 1 tiết Ngày soạn : Ngày dạy: Tiết 38. Kiểm tra 1 tiết. A/mục tiêu cần đạt : Qua bài kiểm tra đánh giá được kết quả học tập của hs Giúp hs rèn kĩ năng phân tích tổng hợp các sự kiện l.sử. Củng cố kiên thức cho hs về g.đoạn k.c chống Pháp của nhân dân ta. B/Chuẩn bị . GV: Ra đề kt,đáp án và biểu điểm. Hs: Ôn tập, chuẩn bị kthức. C/Tiến trình . I/ổn định . II/Kiểm tra: Phát đề cho hs III/Làm bài. Phần I: Trắc nghiệm Khoanh tròn vào đáp án có câu trả lời đúng nhât . 1/Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là sự kết hợp : A/Chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào công nhân. B/Chủ nghĩa Mác-Lênin với tư tưởng Hồ Chí Minh. C/Chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước. D/Chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào công nhân và phong trào tiểu tư sản. 2/ Lá cờ đỏ sao vànglần đầu tiên xuất hiện trong cuộc khởi nghĩa nào? Khởi nghĩa Bắc Sơn C.Khởi nghĩa Yên Bái. Khởi nghĩa Nam Kì D.Binh biến Đô Lương. 3/ Cách mạng tháng Tám thành công được đánh dấu bằng sự kiện l.sử nào? A.Mít tinh ở quảng trường NHà hát lớn Hà Nội. B.Vua Bảo Đại thoái vị . C.Giành chính quyền ở Sài Gòn. D.Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam dân chủ công hoà. 4/Mở màn cho chiến dịch Biên giới thu đông 1950 ta đánh vào cứ điểm nào trên đường số 4? A.Cao Bằng. C.Thất Khê. B.Đông Khê. D.Đình Lập. 5/Hiệp định Giơ-ne vơ về Đông Dương được kí kết ngày nào? A. 8-5-1954. C.21-7-1954. B. 20-7-1954. D.20-7-1956. Phần II. Tự luận 1/Nêu ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của cách mạng tháng Tám? 2/Nêu diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ ?Kết quả và ý nghĩa? Đáp án và biểu điểm. Trắc nghiệm. Câu1.C Câu2.B Câu3.D Câu 4 .B Câu 5 .C Mỗi câu đúng được 0.5 d Phần tự luận: 1/ý nghĩa lịch sử Hs nêu được ý nghĩa trong nước được :1.5d Hs nêu được ý nghĩa qtế :1d Nêu được 4 nguyên nhân thắng lợi :2d 2/Y/cầu Hs trình bày được 3đợt tấn công Đơt1: Từ 13.3-17.3.1954 :1đ Đợt 2:Từ 30.3-26.4 -1954 :1đ Đợt 3:Từ 1.5-7.5 -1954. :1đ D/ Củng cố: Thu bài,nhận xét giờ kiểm tra. E/ Dặn dò: Đọc trước bài 28.
Tài liệu đính kèm: