Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Tiết 38 - Tuần 28 - Bài: 28: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954 – 1965)

Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Tiết 38 - Tuần 28 -  Bài: 28: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954 – 1965)

 1. Kiến thức:

Cung cấp cho hs những hiểu biết về:

- Tình hình nước ta sau hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 về Đông Dương, nguyên nhân của việc đất nước ta bị chia cắt làm hai miền với hai chế độ chính trị – xã hội khác nhau.

- Nhiệm vụ của cách mạng miền Bắc và miền Nam trong giai đoạn từ năm 1954 đến 1965 : miền Bắc tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ còn lại của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, vừa bắt đầu thực hiện những nhiệm vụ của cuộc cách mạng xã hội xhủ nghĩa; miền Nam thực hiện những nhiệm vụ của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, tiến hành chống đế quốc Mĩ xâm lược và chính quyền Sài Gòn.

 

doc 5 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1517Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Tiết 38 - Tuần 28 - Bài: 28: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954 – 1965)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 17 / 3 / 2008 TUẦN 28
Tiết 38 Từ ngày 24 / 03 / 2008
	29 / 03 / 2008
Chương VI
Bài: 28
XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở MIỀN BẮC,
ĐẤU TRANH CHỐNG ĐẾ QUỐC MĨ VÀ CHÍNH QUYỀN
SÀI GÒN Ở MIỀN NAM (1954 – 1965)
I. Mục tiêu bài học: 
 1. Kiến thức: 
Cung cấp cho hs những hiểu biết về:
Tình hình nước ta sau hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 về Đông Dương, nguyên nhân của việc đất nước ta bị chia cắt làm hai miền với hai chế độ chính trị – xã hội khác nhau.
Nhiệm vụ của cách mạng miền Bắc và miền Nam trong giai đoạn từ năm 1954 đến 1965 : miền Bắc tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ còn lại của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, vừa bắt đầu thực hiện những nhiệm vụ của cuộc cách mạng xã hội xhủ nghĩa; miền Nam thực hiện những nhiệm vụ của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, tiến hành chống đế quốc Mĩ xâm lược và chính quyền Sài Gòn.
Trong việc thực hiện những nhiệm vụ đó, nhân dân ta ở hai miền đạt được những thành tựu to lớn, có nhiều ưu điểm, nhưng cũng gặp không ít khó khăn, yếu kém, cả sai lầm, khuyết điểm, nhất là trong lĩnh vực quản lý kinh tế – xã hội ở miền Bắc. 
 2. Tư tưởng:
Bồi dưỡng cho hs lòng yêu nước gắn với chủ nghĩa xã hội, tình cảm ruột thịt Bắc – Nam, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, vào tiền đồ cách mạng. 
 3. Kĩ năng: 
Rèn luyện cho hs kĩ năng phân tích, nhận định, đánh giá tình hình đất nước, nhiệm vụ cách mạng hai miền, âm mưu thủ đoạn của đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam; kĩ năng sử dụng bản đồ chiến sự. 
II. Chuẩn bị của thầy và trò 
 1.Thầy: 
 - Lược đồ Việt Nam
 - Tranh ảnh SGK
 2.Trò: 
 + Học thuộc bài cũ
 + Soạn bài mới 
 + Đọc và sưu tầm tài liệu liên quan
 III. Hoạt động dạy và học:
 1. Oân định tổ chức: 1 phút
 - Oån định trật tự
 - Kiểm tra sĩ số 
 2. Kiểm tra bài cũ:
 Thực hiện trong bài mới
 3. Bài mới: 39 phút
 a. Giới thiệu: 1 phút
	Gv treo lược đồ nêu vấn đề và giới thiệu bài mới
	b. Giảng bài mới: 38 phút
TL
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Kiến thức cơ bản
15
23
Họat động 1: Tìm hiểu tình hình nước ta sau Hiệp định Giơ-ne-vơ
I. Tình hình nước ta sau Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 về Đông Dương 
GV yêu cầu HS đọc SGK
H: Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ tình hình nước ta như thế nào?
H: Tại sao lại như vậy?
GV Dùng bản đồ Việt Nam
Giới thiệu vĩ tuyến 17 chia cắt 2 miền Nam – Bắc 
H: Tình hình Miền Nam lúc này như thế nào? Mục đích?
GV giải thích khái niệm
Thuộc địa kiểu mới
HS đọc SGK
Mục I
Hs: Bị chia cắt làm 2 miền Nam – Bắc với hai chế độ khác nhau
Hs: Theo nội dung Hiệp định Giơ-ne-vơ 2 bên chuyển quân tập kết lấy vĩ tuyến 17 làm giới tuyến tạm thời® ngày 20. 7. 1956 2 miền Nam – Bắc tổng tuyển cử, thống nhất đất nước.
Hs: Mĩ nhảy vào đưa bọn tay sai (Ngô Đình Diệm) lên nắm quyền 
-> Biến Miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới
HS ghi nhớ 
nội dung khái niệm
- Bị chia cắt làm 2 miền Nam – Bắc với hai chế độ khác nhau
 + Miền Bắc hoàn toàn giải phóng
 + Miền Nam tạm thời do Pháp kiểm soát
- Mĩ can thiệp vào Miền Nam Việt Nam đưa Ngô Đình Diệm lên nắm quyền với ý đồ biến Miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới. Từ 1954 – 1960 Mĩ đơn phương tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Miền Nam Việt Nam 
2. Hoạt động 2: Miền Bắc tiến hành cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế như thế nào? 
II. Miền Bắc hoàn thành cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế, cải tạo quan hệ sản xuất (1954-1960) 
H: Sau khi miền Bắc hoàn toàn giải phóng thì ở trong tình hình như thế nào? 
H: Ta có biện pháp gì? 
H: Ta hoàn thành cải cách ruộng đất như thế nào? nhằm mục đích gì
Hs: Gặp nhiều khó khăn 
Hs: Cải cách ruộng đất 
Hs: 5 đợt cải cách ruộng đất 
-> nhằm đánh đổ chế độ bóc lột của giai cấp địa chủ phong kiến, thực hiện khẩu hiệu “người cày có ruộng”
1. Hoàn thành cải cách ruộng đất.
* Quá trình:
- Từ 1953-1956 ta tiến hành 5 đợt cải cách ruộng đất 
H: Với việc cải cách ruộng đất ta thu được kết quả gì?
Gv: Bên cạnh những ưu điểm và thành tích đạt được ta phạm phải 1 số sai lầm nghiêm trọng 
H: Vậy đó là những sai lầm nào?
Gv: Tuy nhiên, đã phát hiện, Đảng và nhà nước kiên quyết sữa chữa được tiến hành 1957®nhờ đó mà hậu quả của sai lầm được hạn chế 
H: Cải cách ruộng đất có ý nghĩa như thế nào? 
GV yêu cầu HS đọc SGK
H: Để khắc phục kinh tế sau chiến tranh ta có biện pháp gì về nông nghiệp?
H: Với biện pháp trên nông nghiệp đạt thành tựu gì?
H: Về công nghiệp đạt những thành tựu cơ bản nào? 
H: Thủ công nghiệp thời kì này phát triển như thế nào? 
H: Thương nghiệp thời kì này có gì thay đổi?
H: Giao thông vận tải phát triển như thế nào? 
H: Với những thành tựu đạt được có ý nghĩa gì?
Hs: Thu được 81 vạn ha ruộng đất, 10 vạn trâu bò, 1,8 triệu nông cụ của địa chủ chia cho 2 triệu hộ nông dân 
Hs: - Đấu tố cả địa chủ kháng chiến 
- Những người có công với cách mạng (thuộc tầng lớp trên) 
- Qui nhầm 1 số nông dân, cán bộ, bộ đội, đảng viên thành địa chủ 
Hs:
- Bộ mặt nông thôn miền Bắc đổi mới.
- Giai cấp phong kiến, địa chủ bị đánh đổ 
- Khối liên minh công nông củng cố 
- Góp phần khôi phục kinh tế 
	HS đọc SGK
Mục II
Hs: - Khai hoang, sửa chữa đê điều 
 - Mua sắm trâu bò, nông cụ 
Hs: Tổng sản lượng lương thực vượt 1939, nạn đói kinh niên bị đẩy lùi 
Hs: - Khôi phục và mở rộng cơ sở công nghiệp lớn : Mỏ than, xi măng, nhà máy cơ khí 
Hs: - Sản xuất nhiều mặt hàng tiêu dùng 
Hs: Mua bán, trao đổi trong và ngoài nước phát triển
Hs: Đường sắt, ô tô, thủy, hàng không được mở rộng
* Kết quả 
- Ta thu được 81 vạn ha ruộng đất, 10 vạn trâu bò, 1,8 triệu nông cụ chia cho hơn 2 triệu hộ nông dân 
- “Người cày có ruộng” được thực hiện 
- Giai cấp địa chủ bị đánh đổ 
* Ý nghĩa 
- Bộ mặt nông thôn miền Bắc đổi mới.
- Giai cấp phong kiến, địa chủ bị đánh đổ 
- Khối liên minh công nông củng cố 
- Góp phần khôi phục kinh tế 
2. Khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh 
* Nông nghiệp:
- Khai hoang, sửa chữa đê điều 
- Mua sắm trâu bò, nông cụ 
* Công nghiệp:
- Khôi phục và mở rộng cơ sở công nghiệp lớn : Mỏ than, xi măng, nhà máy cơ khí ... 
* Thủ công nghiệp:
- Sản xuất nhiều mặt hàng tiêu dùng 
* Thương nghiệp:
- Mua bán, trao đổi trong và ngoài nước phát triển 
* Giao thông vận tải: 
- Đường sắt, ô tô, thủy, hàng không được mở rộng 
* Ý nghĩa
- Đời sống nhân dân được cải thiện 
- Tạo tiền đề cải tạo xã hội chủ nghĩa 
- An ninh quốc phòng được giữ vững, củng cố
GV yêu cầu HS đọc SGK
GV: Giải thích khái niệm: Cải tạo xã hội chủ nghĩa 
Sửa chữa, sắp xếp lại nền kinh tế dần theo hướng XHCN ®xoá bỏ bóc lột, tư hữu về tư liệu sản xuất, đưa nền kinh tế thành kinh tế tập thể nông nghiệp theo hướng hiện đại
H: Miền Bắc tiến hành cải tạo XHCN như thế nào? 
H: Kết quả đạt dược ra sao?
H: Những thành tựu trên có ý nghĩa gì ?
H: Tuy nhiên còn mắc những sai lầm gì?
	HS đọc SGK
Mục III
HS lắng nghe
Hs: 1958 – 1960 hợp tác hoá trên tất cả các lĩnh vực . 
Hs: - 1960 có 85% nông hộ, 65% ruộng đất vào hợp tác xã 
 - Thành thị: 87,9% thợ thủ công, 45% thương nhân vào hợp tác .
Hs: Sau 3 năm bộ mặt miền Bắc đã thay đổi về cơ bản đời sống nhân dân được cải thiện .
Þ Khích lệ miền Nam đấu tranh giành độc lập 
HS thảo luận nhóm
+ Đồng nhất giữa cải tạo và xoá bỏ các thành phần kinh tế tư nhân, cá thể .
+ Vi phạm nguyên tắc “tự nguyện, công bằng, dân chủ cùng có lợi” của hợp tác xã 
+ Không phát huy được tính chủ động, sáng tạo của người lao động.
+ Nguyên nhân sai lầm: Chủ quan, nóng vội, duy ý chí, đốt cháy giai đoạn. 
3.Cải tạo quan hệ sản xuất, bước đầu phát triển kinh tế –văn hoá (1958-1960) 
- Chủ trương hợp tác hoá trên tất cả các lĩnh vực: Nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp®khâu chính là hợp tác hoá nông nghiệp .
- Văn hoá giáo dục: được chăm lo và phát triển 
5’
4. 4. Củng cố, dặn dò:
Củng cố: 
 GV treo bảng phụ
 -> HS làm bài tập trace nghiệm vào bảng
Dặn dò:
 + Học thuộc bài cũ
 + Soạn bài mới 
 + Đọc và sưu tầm tài liệu liên quan
5. 5. Rút kinh nghiệm: 

Tài liệu đính kèm:

  • docT. 38.doc