Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Tổng hợp lần 24

Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Tổng hợp lần 24

A/Phần chuẩn bị

I/Mục tiêu bài dạy :

1)Kiến thức : Giúp học sinh nắm được :

-Những hoạt động cụ thể của Nguyễn ái Quốc sau chiến tranh thế giới thứ nhất ở Pháp, Lên Xô, Trung Quốc. Qua những hoạt động đó Nguyễn ái Quốc đã tìm được con đường cứu nước cho dân tộc và tích cực chuẩn bị về tư tưởng, tổ chức cho việc thành lập chính đảng vô sản ở Việt Nam.

 

doc 67 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1456Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Tổng hợp lần 24", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : Ngày giảng : 
Tiết 19– Bài 16:
Hoạt động của nguyễn ái quốc
ở nước ngoài trong những năm 1919 - 1925
A/Phần chuẩn bị
I/Mục tiêu bài dạy : 
1)Kiến thức : Giúp học sinh nắm được :
-Những hoạt động cụ thể của Nguyễn ái Quốc sau chiến tranh thế giới thứ nhất ở Pháp, Lên Xô, Trung Quốc. Qua những hoạt động đó Nguyễn ái Quốc đã tìm được con đường cứu nước cho dân tộc và tích cực chuẩn bị về tư tưởng, tổ chức cho việc thành lập chính đảng vô sản ở Việt Nam.
-Nắm được chủ trương hoạt động của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên
2)Tư tưởng, tình cảm :
-Giáo dục cho học sinh lòng khâm phục, kính yêu đối với Chủ Tịch Hồ Chí Minh và các chiến sĩ cách mạng.
3)Kỹ năng :
-Rèn luyện kỹ năng quan sát tranh ảnh, lược đồ. Tập cho học sinh biết phân tích, so sánh, đánh giá sự kiện lịch sử
II/Chuẩn bị :
-GV :+ Soạn giáo án, tham khảo tư liệu lịch sử liên quan
+Tranh ảnh, lược đồ
-HS : Đọc và tìm hiểu bài mới theo câu hỏi sgk
B/phần thể hiện trên lớp
(5’)I/Kiểm tra bài cũ :
-Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.
II/Dạy bài mới :
( 1’) *Giới thiệu bài: Ngày 5/6/1911 Nguyễn ái Quốc từ Việt Nam ra đi tìm đường cứu nước (lấy tên là Ba – giúp việc trên tàu buôn mang tên Đô đốc La-tu-sơ Tê-rê-vin) trải qua muôn vàn khó khăn gian khổ qua các nước á, Phi, Mĩ la tinh. Người trở lại Châu Âu, Người đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam. Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay.
*Nội dung bài học :
GV
 ?
GV
GV
 ?
GV
 ?
GV
GV
 ?
GV
GV
 ?
GV
GV
GV
Dùng lược đồ “Hành trình cứu nước của Chủ Tịch Hồ Chí Minh, giáo viên sơ lược quá trình đi tìm đường cứu nước từ 1911, hướng đi, cách đi (khác hẳn những người đi trước)
Tại Pháp Người đã có những hoạt động gì ? có ý nghĩa như thế nào?
Cho học sinh rõ Hội nghị Véc-xai (Pa-ri – Pháp) tổ chức Hội nghị của những nước thắng trận trong chiến tranh thế giới I để chia lại thị trường thế giới.
Kể : Bản yêu sách của Nguyễn ái Quốc (kí tên) như một quả bom nổ trên bàn Hội nghị Véc-xai mặc dù không được chấp nhận song có tiếng vang lớn tại Pa-ri và nhân dân thuộc địa Pháp
Việc Nguyễn ái Quốc được đọc luận cương của Lê-Nin có ý nghĩa gì ?
Học sinh trả lời – giáo viên giải thích – kể chuyện về hoạt động, tư tưởng của Nguyễn ái Quốc
Ngoài ra tại Pháp Nguyễn ái Quốc còn có những hoạt động gì ?
Từ khi tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp và là một Đảng viên, Nguyễn ái Quốc về tư tưởng đã chuyển từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Mác Lê-Nin
Nêu và giải thích một số ý nội dung những tài liệu, sách, báo Người đã viết
Qua tìm hiểu mục I em cho biết con đường cứu nước của Nguyễn ái Quốc có gì mới và khác với lớp người đi trước ?
Phân tích, giải thích cho học sinh hiểu rõ (đã có từ lớp 8)
Kể hành trình của Nguyễn ái Quốc rời Pháp sang Liên Xô, thời gian khi đặt chân tới Liên Xô và về sau.
Tại Liên Xô Nguyễn ái Quốc đã có những hoạt động gì ? có ý nghĩa như thế nào ?
Giải thích cho học sinh rõ những quan điểm của Nguyễn ái Quốc trong các bài báo đã viết
Phân tích ý nghĩa của những hoạt động của Nguyễn ái Quốc tại Liên Xô -> đây là một bước chuẩn bị về chính trị, tư tưởng cho sự thành lập Đảng vô sản ở Việt Nam trong giai đoạn tiếp theo.
Sơ kết : sự chuẩn bị của Nguyễn ái Quốc về tư tưởng, chính trị cho sự thành lập chính đảng vô sản ở Việt Nam.
I/Nguyễn ái Quốc ở Pháp (1917 – 1923)
-Ngày 18/6/1919 Nguyễn ái Quốc gửi tới Hội nghị Véc-xai bản yêu sách của nhân dân An-Nam, đòi quyền tự do dân chủ, bình đẳng, tự quyết cảu dân tộc Việt Nam.
-Tháng 7/1920 Nguyễn ái Quốc đọc luận cương của Lê-Nin (về vấn đề dân tộc và thuộc địa) Người đã tìm thấy con đường cứu nước giải phóng dân tộc – con đường cách mạng vô sản, đứng về phía quốc tế 3.
-12/1920 Nguyễn ái Quốc tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp
-Người sáng lập Hội liên hiệp thuộc địa (1921) ra báo “Người cùng khổ” viết báo : Nhân đạo và viết “Bản án chế dộ thực dân Pháp”
II/Nguyễn ái Quốc ở Liên xô (1923 – 1924)
-Tháng 6/1923 Nguyễn ái Quốc rời Pháp sang Liên xô sự Hội nghị Quốc tế nông dân (Quốc tế V)
-ở Liên Xô Người làm nhiều việc : nghiên cứu, học tập, viết bài cho báo sự thật, tạp chí thư tín quốc tế
-Năm 1924 Người tham sự Đại Hội lần thứ V Quốc tế cộng sản, đọc tham luận và được bầu vào ban lãnh đạo.
*Bài tập : Điền sự kiện lịch sử đúng với các mốc thời gian sau :
STT
Thời gian
Sự kiện
1
12/1920
2
7/1920
3
1924
4
6/1919
(1’) III/ dh hs học và chuẩn bị bài ở nhà
-Học bài theo nội dung đã ghi
-Trả lời câu hỏi sgk.
-Đọc trước phần III bài 16.
Ngày soạn : Ngày giảng : 
Tiết 20– Bài 16:
Hoạt động của nguyễn ái quốc
ở nước ngoài trong những năm 1919 – 1925
(Tiếp theo)
A/Phần chuẩn bị
I/Mục tiêu bài dạy : 
1)Kiến thức : Giúp học sinh nắm được :
-Những hoạt động của Nguyễn ái Quốc khi rời Liên xô đến Trung quốc và hoạt động của Người tại Trung Quốc.
2)Tư tưởng, tình cảm :
-Giáo dục cho học sinh lòng khâm phục, kính yêu đối với Chủ Tịch Hồ Chí Minh và các chiến sĩ cách mạng.
3)Kỹ năng :
-Rèn luyện kỹ năng quan sát tranh ảnh, lược đồ. Tập cho học sinh biết phân tích, so sánh, đánh giá , nhận xét sự kiện lịch sử.
II/Chuẩn bị :
-GV :+ Soạn giáo án, tham khảo tư liệu lịch sử liên quan
+Tranh ảnh, lược đồ
-HS : Học bài cũ + Đọc và tìm hiểu bài mới theo câu hỏi sgk
B/phần thể hiện trên lớp
(5’)I/Kiểm tra bài cũ :
*Câu hỏi : Những hoạt động của Nguyễn ái Quốc ở Liên Xô có ý nghĩa như thế nào đối với phong trào cách mạng Việt Nam ?
*Trả lời : Những hoạt động của Nguyễn ái Quốc là bước chuẩn bị quan trọng về chính trị, tư tưởng cho sự thành lập Đảng vô sản ở Việt Nam trong giai đoạn tiếp theo.
II/Dạy bài mới :
( 1’) *Giới thiệu bài: Sau thời gian sống và hoạt động tại Liên Xô, Nguyễn ái Quốc đã về Quảng Châu (Trung Quốc) tại Trung Quốc Người đã có những hoạt động gì ? ý nghĩa gì ? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay.
*Nội dung bài học :
GV
 ?
H
GV
 ?
GV
 ?
GV
GV
Giới thiệu cho học sinh biết sau một thời gian ở Liên Xô Nguyễn ái Quốc về Trung Quốc (1924) tiếp xúc với một số nhà yêu nước Việt Nam để thành lập một tổ chức cách mạng ở Việt Nam
Hoàn cảnh nào ra đời Hội Việt Nam cách mạng thanh niên ?
Dựa vào sgk để trả lời câu hỏi
Cho học sinh rõ con đường tìm đường cứu nước của Nguyễn ái Quốc đến 1925 đã thành lập được một tổ chức cách mạng tiên tiến ở Việt Nam để lãnh đạo phong trào cách mạng Việt nam.
Nguyễn ái Quốc đã tiến hành tổ chức các hoạt động như thế nào sau khi thành lập Hội Việt Nam thanh niên ?
Dựa vào tư liệu sgk cho học sinh rõ những hoạt động của Nguyễn ái Quốc và tổ chức Hội Việt Nam thanh niên
Hội thanh niên đã có tác dụng như thế nào với phong trào cách mạng Việt Nam ?
Cho học sinh rõ những hoạt động của tổ chức thanh niên tác dụng lớn đối với phong trào cách mạng Việt Nam
Sơ kết : Từ 1924 – 1925 Nguyễn ái Quốc đã hoạt động ở Trung Quốc và thành lập Hội Việt Nam Thanh niên, truyền bá chủ nghĩa Mác Lê-Nin vào Việt Nam.
III/Nguyễn ái Quốc ở Trung Quốc (1924 – 1925)
-Hoàn cảnh ra đời của Hôi Việt Nam thanh niên :
+Phong trào yêu nước và phong trào công nhân ở Việt Nam phát triển mạnh.
+6/1925 Nguyễn ái Quốc lập Hội Việt Nam thanh niên
-Hoạt động :
+Nguyễn ái Quốc mở các lớp huấn luyện để đào tạo cán bộ
+Xuất bản báo “thanh niên”, in cuốn “Đường cách mệnh”
+Thực hiện phong trào vô sản hoá 1928
-Tác dụng :
+Truyền bá chủ nghĩa Mác Lê-Nin vào trong nước
+Thúc đẩy phong trào yêu nước và phong trào công nhân phát triển
*Bài tập : a)Dựa vào lược đồ em hãy điền tên những nước mà Nguyễn ái Quốc đã đi qua trong hành trình tìm đường cứu nước ?
b)Đánh dấu x vào câu trả lời đúng về công lao của Nguyễn ái Quốc đối với cách cách việt Nam ?
A.Tìm đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam
B.Truyền bá chủ nghĩa Mác Lê-Nin vào Việt Nam
C.Thành lập Hội thanh niên Việt Nam
D.Thống nhất ba tổ chức cộng sản thành Đảng cộng sản Việt Nam
(1’) III/ dh hs học và chuẩn bị bài ở nhà
-Học bài theo nội dung đã ghi
-Trả lời câu hỏi sgk.
-Đọc trước và tìm hiểu bài 17.
Ngày soạn : Ngày giảng : 
Tiết 21– Bài 17:
Cách mạng việt nam
trước khi đảng cộng sản ra đời
A/Phần chuẩn bị
I/Mục tiêu bài dạy : 
1)Kiến thức : Giúp học sinh nắm được :
-Hoàn cảnh lịch sử đã dẫn đến sự ra đời của các tổ chức cách mạng trong nước
-Hiểu được chủ trương hoạt động của 2 tổ chức cách mạng trong nước, sự khác nhau giữa hai tổ chức này với tổ chức do Nguyễn ái Quốc thành lập ở nước ngoài.
-Hiểu được phong trào cách mạng ở nước ta ngày càng phát triển mạnh mẽ dẫn đến sự ra đời các tổ chức cộng sản ở Việt Nam.
2)Tư tưởng, tình cảm :
-Giáo dục cho học sinh lòng yêu nước, khâm phục các bậc tiền bối cách mạng
3)Kỹ năng :
-Rèn luyện kỹ năng sử dụng lược đồ. 
-Rèn kỹ năng phân tích, so sánh, đối chiếu hoạt động giữa các tổ chức cách mạng.
II/Chuẩn bị :
-GV :+ Soạn giáo án, tham khảo tư liệu lịch sử liên quan
+Bản đồ khởi nghĩa Yên Bái
-HS : Học bài cũ + Đọc và tìm hiểu bài mới theo câu hỏi sgk
B/phần thể hiện trên lớp
(5’)I/Kiểm tra bài cũ :
*Câu hỏi : Những hoạt động của Nguyễn ái Quốc ở nước ngoài có tác dụng như thế nào đối với phong trào cách mạng Việt Nam ?
*Trả lời : +Truyền bá chủ nghĩa Mác Lê-Nin vào trong nước
+Thúc đẩy phong trào yêu nước và phong trào công nhân phát triển.
II/Dạy bài mới :
( 1’) *Giới thiệu bài: Với sự ra đời tổ chức Hội thanh niên Việt Nam và tổ chức đã góp phần làm cho cách mạng Việt Nam phát triển theo một con đường mới. Tại Việt Nam lúc này đã xuất hiện thêm 2 tổ chức cách mạng mới. Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay.
*Nội dung bài học :
 ?
GV
 ?
GV
 ?
GV
 ?
GV
 ?
GV
 ?
GV
 ?
GV
 ?
GV
 ?
GV
 ?
 ?
GV
 ?
GV
GV
 ?
 ?
GV
Trong năm 1926 – 1927 phong trào cách mạng Việt Nam đã có bước phát triển mới như thế nào ?
Dựa vào sgk, tư liệu cho học sinh rõ nguyên nhân, diễn biến , kết quả của phong trào công nhân ở nhiều nơi trong cả nước (hình thức) 
Bước phát triển mới này mang tính chất như thế nào ?
Cho học sinh rõ tất cả mọi tầng lớp, giai cấp đều tham gia
Tân Việt Nam cách mạng Đảng ra đời trong bối cảnh nào ?
Bối cảnh phong trào yêu nước dân chủ phát triển mạnh mẽ -> thành lập Hội Phục Việt
Thành phần trong Đảng gồm những ai ? ý thức cách mạng ?
Bổ sung giải thích cho học sinh rõ về thành phần
Đảng Tân việt đã có những hoạt động gì ?
Nêu những hoạt động tiến bộ
Vì sao có sự phân hoá trong tổ chức ?
Giải thích : thành phần là cơ bản
Việt Nam quốc dân Đảng ta đời trong hoàn cảnh nào ?
 Ngày thành lập (25/12/1927), đường lối, lãnh tụ: (Nguyễn Thái Học, Nguyễn Khắc Nhu , Phạm Tấn Tài)
Thành phần của Việt Nam quốc dân Đảng gồm những ai ?
Phân tích cho học sinh rõ thành phần
Hình thức hoạt động của Việt Nam quốc dân Đảng ? có gì khác hai tổ chức trên ?
Cho học sinh rõ vụ ám sát Ba Danh phong trào thất bại nặng nề, tổ chức quyết định khởi nghĩa
Em hãy nêu diễn biến cuộc khởi nghĩa – kết quả ? (Mục đích)
Vì sao khởi nghĩa thất bại ?
 ... g chiến tranh phá hoại của Mĩ đặc biệt là trận “Điện Biên Phủ trên không”, 12 ngày đêm (18/12/1972 ->29/12/1972) 
Em hãy nêu khái quát diễn biến của hội nghị Pa-ri về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam ? thời gian? Kết quả?
Thời gian đầu gồm có 2 phía, lần hai gồm có 4 tham dự
Lập trường mỗi bên như thế nào ? thái độ của Mĩ ra sao ?
Giải thích cho học sinh rõ thái độ phi lý của Mĩ : buộc Mĩ rút quân thì quân ta ở miền Nam cũng phải rút ra Bắc
Nội dung Hiệp định Pa-ri gồm những nội dung nào ?
ý nghĩa của Hiệp định ?
Phân tích rõ cho học sinh ý nghĩa của hiệp định Pa-ri 1973.
Sơ kết : sau thắng lợi của cuộc tiến công chiến lược 1972 nhân dân miền Bắc tiếp tục lao động sản xuất, đặc biệt sau thắng lợi của chiến thắng Điện Biên Phủ trên không của ta buộc Mĩ phải kí hiệp định Pa-ri và rút quân về nước
IV/Miền Bắc khôi phục và phát triển kinh tế – văn hoá, chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần 2 của Mĩ (1969 – 1973)
1)Miền bắc vừa khôi phục và phát triển kinh tế – văn hoá
-Nông nghiệp : do áp dụng tiến bộ khoa học ->đầu năm 1970 sản lượng lương thực tăng 80% so với 1968
-Công nghiệp : nhanh chóng khôi phục và xây dựng mới, năm 1971 sản lượng công nghiệp tăng 142% so với 1968
-Giao thông vận tải : được khôi phục đảm bảo thông suốt
-Văn hóa – giáo dục – y tế : cũng nhanh chóng khôi phục và phát triển
2)Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại vừa sản xuất và làm nghĩa vụ hậu phương
-Từ ngày 6/4/1972 đến hết ngày 29/12/1972 Mĩ leo thang mức cao nhất về qui mô, cường độ, tốc độ, liều lĩnh nhất hòng phá hoại miền Bắc, ngăn chặn miền Bắc chi viện miền Nam
-Miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất, vẫn tiếp tục chi viện cho miền Nam với chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” ta đã buộc Mĩ phải ngồi vào bàn kí Hiệp định Pa-ri về chấm dứt chiến tranh lập lại hoà bình ở Việt Nam (27/1/1973)
V/Hiệp định Pa-ri năm 1973 về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam
-Từ 13/5/1968 -> 25/1/1969 chỉ có Mĩ và Việt Nam dân chủ cộng hoà tham dự. Từ 25/1/1969 -> 27/1/1973 gồm có Mĩ, Việt Nam dân chủ cộng hoà, chính phủ cách mạng miền Nam Việt Nam, cộng hoà miền Nam
-Lập trường, thái độ phi lí của Mĩ kéo dài -> khi ta thắng trong trận Điện Biên Phủ trên không, Mĩ đã buộc phải kí hiệp định do ta thảo ra
-Nội dung: (hs học theo 6 nội dung sgk)
-ý nghĩa : Hiệp định Pa-ri được ký kết là kết quả đấu tranh kiên cường, bất khuất của nhân dân ta, nó có ý nghĩa hết sức to lớn, buộc Mĩ công nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân ta, phải rút quân.
*Bài tập : lập bảng thống kê các giai đoạn, sự kiện, nội dung cơ bản ?
Giai đoạn
âm mưu của Mĩ
Thắng lợi ở miền Nam
Thắng lợi ở miền Bắc
1965 - 1968
1969 - 1973
(1’) III/ dh hs học và chuẩn bị bài ở nhà
-Học bài theo nội dung đã ghi
-Trả lời các câu hỏi cuối bài trong sgk
-Đọc trước và tìm hiểu bài 30.
Ngày soạn : Ngày giảng : 
Tiết 44– Bài 30:
Hoàn thành giải phóng miền nam
Thống nhất đất nước (1973 – 1975)
A/Phần chuẩn bị
I/Mục tiêu bài dạy : 
1)Kiến thức : Giúp học sinh nắm được :
-Nhiệm vụ của cách mạng miền Bắc và miền Nam thời kỳ mới sau hiệp định Pa-ri nhằm tiến tới giải phóng hoàn toàn miền Nam
-ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước
2)Tư tưởng, tình cảm :
-Bồi dưỡng cho học sinh lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết dân tộc, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng vào tiền đồ cách mạng
3)Kỹ năng :
-Rèn cho học sinh kỹ năng phân tích, nhận định, đánh giá , tinh thần đoàn kết chiến đấu của nhân dân 2 miền Nam và Bắc nhằm tiến tới giải phóng miền Nam, thống nhất tổ quốc và ý nghĩa thắng lợi
-Rèn luyện cho học sinh kỹ năng sử dụng tranh ảnh, tương thuật bản đồ
 II/Chuẩn bị :
-GV :+ Soạn giáo án, tham khảo tư liệu lịch sử liên quan
+Tranh ảnh, lược đồ
-HS : Học bài cũ + Đọc và tìm hiểu bài mới theo câu hỏi sgk
B/phần thể hiện trên lớp
I/Kiểm tra bài cũ :
*Câu hỏi : Hiệp định Pa-ri được ký kết trong điều kiện hoàn cảnh nào ? 
*Trả lời :
--Sau thắng lợi của ta trong chiến dịch 1972, đặc biệt với trận “Điện Biên Phủ trên không” của ta đã làm thất bại âm mưu chiến tranh phá hoại miền Bắc -> buộc Mĩ phải đàm phán và ký Hiệp định Pa-ri
II/Dạy bài mới :
( 1’) *Giới thiệu bài: Sau hiệp định Pa-ri buộc Mĩ phải rút khỏi nước ta, miền Bắc hoà bình, miền Bắc ra sức chi viện cho miền Nam, miền Nam tiếp tục đấu tranh chống bình định, lấn chiếm, chuẩn bị mọi mặt tiến tới giải phóng hoàn toàn miền Nam-> Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay.
*Nội dung bài học :
 ?
GV
GV
GV
 ?
GV
GV
Tình hình nước ta sau Hiệp định Pa-ri diễn ra như thế nào ? nhiệm vụ miền Bắc lúc này là gì ?
Nêu những sự kiện để thấy rõ miền Bắc đã nhanh chóng khắc phục khó khăn phát triển kinh tế và ra sức chi viện cho miền Nam
Lấy ví dụ cho học sinh thấy rõ qua tư liệu sgk, khái quát lại
Nêu hành động của nguỵ quyền khi Hiệp định Pa-ri được kí kết, cướp đất, tràn ngập lãnh thổ, Bắc tiến .
Thái độ của quân dân ta trong việc thực hiện Hiệp định Pa-ri như thế nào ?
Cho học sinh rõ : ta đã nghiêm chỉnh thi hành đúng nội dung hiệp định – song trước hành động của địch ta phải hành động, và có thái độ đấu tranh chống lại bằng bạo lực
Sơ kết : Miền Bắc đã khắc phục khó khăn, hậu quả của chiến tranh để phục hồi và phát triển kinh tế, văn hoá và chi viện cho miền Nam. Tiến hành chiến tranh chống địch “bình định, lấn chiếm”
I/Miền Bắc khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế – văn hoá, ra sức chi viện cho miền Nam
-Sau 2 năm (1973 – 1974) về cơ bản miền Bắc đã khôi phục xong nền kinh tế
-Cũng trong 2 năm miền Bắc đã đưa vào miền Nam hàng chục vạn tấn vũ khí, đạn dược, quân trang, lương thực  hàng chục vạn cán bộ, bộ đội cho chiến trường
II/Đấu tranh chống địch “bình định”, “lấn chiếm”, với chiến dịch “tràn ngập lãnh thổ”, “cắm cờ cướp đất” đo Mĩ chỉ huy
-Tháng 7/1973 Ban chấp hành TW Đảng họp Hội nghị lần thứ 21 nêu rõ nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền Nam trong giai đoạn hiện tại : tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân bằng con đường bạo lực cách mạng
-Kết quả : ta giải phóng toàn tỉnh Phước Long, làm chủ đường 14, trong các vùng giải phóng các ngành kinh tế, văn hoá, giáo dục và y tế ổn định
*Bài tập :
(1’) III/ dh hs học và chuẩn bị bài ở nhà
-Học bài theo nội dung đã ghi
-Trả lời các câu hỏi cuối bài trong sgk
-Đọc trước và tìm hiểu phần III của bài 30.
Ngày soạn : Ngày giảng : 
Tiết 45– Bài 30:
Hoàn thành giải phóng miền nam
Thống nhất đất nước (1973 – 1975)
(Tiếp theo)
A/Phần chuẩn bị
I/Mục tiêu bài dạy : 
1)Kiến thức : Giúp học sinh nắm được :
-Chủ trương kế hoạch giải phóng miền Nam và diễn biến cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975
-ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước
2)Tư tưởng, tình cảm :
-Bồi dưỡng cho học sinh lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết dân tộc, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng vào tiền đồ cách mạng
3)Kỹ năng :
-Rèn cho học sinh kỹ năng phân tích, nhận định, đánh giá , tinh thần đoàn kết chiến đấu của nhân dân 2 miền Nam và Bắc nhằm tiến tới giải phóng miền Nam, thống nhất tổ quốc và ý nghĩa thắng lợi
-Rèn luyện cho học sinh kỹ năng sử dụng tranh ảnh, tương thuật bản đồ
 II/Chuẩn bị :
-GV :+ Soạn giáo án, tham khảo tư liệu lịch sử liên quan
+Tranh ảnh, lược đồ
-HS : Học bài cũ + Đọc và tìm hiểu bài mới theo câu hỏi sgk
B/phần thể hiện trên lớp
I/Kiểm tra bài cũ :
*Câu hỏi : Miền Bắc khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế – văn hoá, ra sức chi viện cho miền Nam như thế nào?
*Trả lời :
-Sau 2 năm (1973 – 1974) về cơ bản miền Bắc đã khôi phục xong nền kinh tế
-Cũng trong 2 năm miền Bắc đã đưa vào miền Nam hàng chục vạn tấn vũ khí, đạn dược, quân trang, lương thực  hàng chục vạn cán bộ, bộ đội cho chiến trường
II/Dạy bài mới :
( 1’) *Giới thiệu bài: Sau khi miền Bắc hoà bình, miền Bắc ra sức chi viện cho miền Nam, miền Nam tiếp tục đấu tranh chống bình định, lấn chiếm và tiến hành cuộc tổng tiến công và nổi dạy mùa xuân -> giải phóng hoàn toàn miền Nam như thế nào-> Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay.
*Nội dung bài học :
 ?
GV
 ?
GV
 ?
GV
 ?
GV
GV
 ?
 ?
GV
GV
Kế hoạch giải phóng miền Nam hoàn toàn đã được Đảng đề ra trong hoàn cảnh lịch sử nào ?
Cho học sinh rõ chiến thắng Phước Long đã cho ta thấy thế và lực giữa hai bên
Ngoài ra TW Đảng còn có sự sáng tạo nào trong kế hoạch ?
Đưa lược đồ chiến dịch Tây Nguyên
Qua nội dung đã nghiên cứu ở nhà em hãy tường thuật sơ lược diễn biến chiến dịch Tây Nguyên ?
Tường thuật cho ghi – tiếp đó GV tường thuật chiến dịch Huế - Đà Nẵng
Nêu cuộc tấn công thần tốc của ta sự hoảng loạn của kẻ thù
Dùng lược đồ tường thuật từng chiến dịch, sau đó cho học sinh trình bày khái quát lại trên lược đồ tổng tiến công nổi dậy Xuân 1975
Cho học sinh rõ chiến dịch giải phóng Sài gòn được TW Đảng đặt tên là chiến dịch Hồ Chí Minh
Cho học sinh thảo luận ý nghĩa, nguyên nhân – GV bổ sung – học sinh ghi bài
ý nghĩa lịch sử đối với dân tộc và thế giới như thế nào?
GV phân tích cho học sinh rõ
Sơ kết : với kế hoạch TW Đảng đề ra từ 10/3 -> 30/4 cuộc tổng tiến công nổi dậy Xuân 1975 hoàn toàn thắng lợi.
III/Giải phóng hoàn toàn miền Nam giành toàn vẹn lãnh thổ tổ quốc
1)Chủ trương và kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam
-Từ chiến thắng Phước Long TW Đảng đã đề ra kế hoạch giải phóng miền Nam trong 2 năm 1975 – 1976
-Trung ương Đảng nhấn mạnh : “Nếu có thời cơ  thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975”
2)Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975
-Mở đầu bằng chiến dịch Tây nguyên, hướng chính là Buôn Ma Thuật, từ ngày 10/3/1975 -> 24/3 ta giải phóng hoàn toàn Tây Nguyên
-Ngày 21/3 ->26/3 ta tấn công Huế và giải phóng hoàn toàn thành phố, Tỉnh Thừa Thiên -> giải phóng Tam Kỳ; Quảng Ngãi, khoá chặt bao vây Đà Nẵng
-Quân đội Sài Gòn kéo về lập tuyến tử thủ ở Phan Thiết Xuân Lộc phía Đông Sài gòn
+Ngày 16/4 ta chọc thủng phòng tuyến Phan Rang -> 21/4 Xuân Lộc, Nguyễn Văn Thiệu từ chức, cửa ngõ Sài gòn giải phóng
-17h ngày 26/4 chiến dịch Hồ Chí Minh mở màn, 5 cánh quân đồng loạt tiến công vào trung tâm Sài Gòn. Đến 11h30’ ngày 30/4/1975 ta giải phóng Sài Gòn -> chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng.
V/ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954 – 1975)
1)ý nghĩa : sgk
-Đối với dân tộc :
-Đối với thế giới :
2)Nguyên nhân : 
-Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng với đường lối chính trị, quân sự độc lập tự chủ
-Sự đoàn kết nhất trí,giàu lòng yêu nước, lao động cần cù, chiến đấu dũng cảm của nhân dân hai miền Nam – Bắc
-Sự phối hợp chiến đấu, giúp đỡ , đồng tình, ủng hộ của 3 dân tộc ở Đông Dương và Liên Xô, Trung Quôcvs, các nước XHCN khác.
*Bài tập : Nêu tháng năm và sự kiện tiêu biểu ?
(1’) III/ dh hs học và chuẩn bị bài ở nhà
-Học bài theo nội dung đã ghi
-Trả lời các câu hỏi cuối bài trong sgk
-Đọc trước và tìm hiểu bài 31.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an su 9 new.doc