Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Tổng hợp lần 3

Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Tổng hợp lần 3

1. Mục tiêu bài học

a. Kiến thức: đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của đảng họp tại hà nội (9/1960)

Đay là đại hội xây dựng thành công cnxh ở Miền bắcđấu tranh thống nhất nước nhà ở Miền Nam.

Âm mưu và thủ đoạn của Mĩ trong chiến tranh đặc biệt thắng lợi của quân dân Miền namchống chiến lược chiến tranh đặc biệt

 

doc 9 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1377Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Tổng hợp lần 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 5/4/2009 Ngày dạy : ./4/2009 dạy lớp 9A
 Ngày dạy : ./4/2009 dạy lớp 9B
 Ngày dạy : ./4/2009 dạy lớp 9C
Tiết 40: Bài 28. 
XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở MIỀN BẮC, ĐẤU TRANH CHỐNG ĐẾ QUỐC MĨ VÀ CHÍNH QUYỀN SÀI GÒN
Ở MIỀN NAM(1954-1965). (TIẾP)
1. Mục tiêu bài học
a. Kiến thức: đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của đảng họp tại hà nội (9/1960)
Đay là đại hội xây dựng thành công cnxh ở Miền bắcđấu tranh thống nhất nước nhà ở Miền Nam.
Âm mưu và thủ đoạn của Mĩ trong chiến tranh đặc biệt thắng lợi của quân dân Miền namchống chiến lược chiến tranh đặc biệt 
b tư tưởng : Giáo dục cho học sinh lòng yêu nước, khâm phục tinh thần chiến đấu vì độc lập dân tộc của những chiến sĩ cm và đồng bào Miền Nam.
c. Kĩ năng: Rèn kĩ năng phân tích tổng hợp nhận định đánh giá các sự kiện lịch sử.
2. Chuẩn bị: 
a. Giáo viên: Sưu tầm tranh ảnh lịch sử thời kì 1961 -1965 của CM XHCN ở Miền Bắc.
b. Học sinh; đọc trước bài trả lời câu hỏi SGK
3. Tiến trình tiết dạy 
* Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số: 9A: 9B: 9C:
a. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra
* Giới thiệu bài 
đại hội đảng toàn quốc lần thứ III tại Hà Nội đã đề ra đường lối chiến lược của thời kì quá độ lên CNXH và cuộc đấu tranh của nhân dân Miền Nam chống “ Chiến tranh đặc biệt”
b. Bài mới:
HS đọc SGK mục 1 phần IV.
?: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9 – 1960) họp trong hoàn cảnh lịch sử nào?
GV trình bày thêm:
- Miền Bắc: đã giành được thắng lợi trong cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế, cải tạo quan hệ sản xuất.
- Miền Nam: giành thắng lợi trong phong trào “Đồng khởi”.
Bước sang giai đoạn mới, cách mạng hai miền cũng gặp không ít khó khăn, có yêu cầu tăng cường sự lãnh đạo của Đảng. ĐHĐB toàn quốc lần III của Đảng nhằm đáp ứng yêu cầu đó của cách mạng: đó là “Đại hội xây dựng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh hòa bình thống nhất nước nhà”.
?: Nội dung và ý nghĩa của đại hội?
*Nội dung: 
- Đại hội phân tích tình hình đất nước ta hai miền dưới hai chế độ chính trị xã hội khác nhau nên có nhiệm vụ khác nhau
+MB: Tiến hành CMXHCN
+MN: Đẩy mạnh CMDT DC nhân dân thực hiện hoà bình thống nhất đất nước
H . (Quan sát hình 62)
? . Từ nhiệm vụ cụ thể từ hai miền đại hội đã đề ra cách mạng chung của hai miền như thế nào?
HS + Nhiệm vụ chung: MB có nhiệm vụ quyết định nhất đối với sự phát triển của toàn bộ CMVN và sự thống nhất nước nhà , còn CMMN có tác dụng quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam.
GV trình bày những nhiệm vụ, mục tiêu của kế hoạch Nhà nước 5 năm (1961 – 1965)
MB thực hiện kế hoạch 5 năm nhằm xây dựng bước đầu cơ sở vật chất kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội nhà nước đầu tư vốn cho xây dựng kinh tế gấp ba lần so với thời kì khôi phục kinh tế
- Phát triển công nghiệp và nông nghiệp.
- Đẩy mạnh cải tạo XHCN.
- Củng cố và tăng cường thành phần kinh tế quốc doanh.
- Cải thiện một bước đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân lao động.
- Củng cố quốc phòng, tăng cường trật tự an toàn xã hội.
HS đọc SGK mục 2 phần IV.
HS thảo luận nhóm:
 ? Bộ mặt miền Bắc nước ta thay đổi như thế nào sau kế hoạch Nhà nước 5 năm (1961 – 1965)?
 H. Công nghiệp: Nhà nước đầu tư vốn để phát triển 
+ Công nghiệp nặng: Khu gang thép Thái Nguyên, nhiệt điện uông Bí, thuỷ điện Thác bà
+ Công nghiệp nhẹ: Khu công nghiệp Việt Trì
- Nông nghiệp: Phát triển các nông lâm trường quốc doanh, áp dụng tiến bộ KHKT. 
Thương nghiệp: Thương nghiệp quốc doanh đã chiếm được thị trường
Giao thông: Đương thuỷ đường bộ được xây dựng củng cố và hoàn thiện
- Những thành tựu giáo dục , văn hoá, y tế có bước phát triển và tiến bộ đáng kể 
T. Nhờ kết quả đó, miền Bắc được củng cố và lớn mạnh, có khả năng tự bảo vệ và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ hậu phương.
Bên cạnh những thành tựu đạt được, miền Bắc gặp không ít khó khăn do sai lầm về chủ trương (SGV).
GV . Sau khi thất bại trong phong trào đồng khởi(1959-1960) ở Miền Nam Mĩ chuyển sang chiến lược “chiến tranh đặc biệt”, một chiến lược chiến tranh mới của thực dân Mĩ.
? . Em hiểu thế nào là “ Chiến tranh đặc biệt”?
( Đây là hình thức chiến tranh xâm lược kiểu mới của MĨ được tiến hành bằng quân đội tay sai do cố vấn Mĩ chỉ huy dựa vào vũ khí Mĩ, trang bị kĩ thuật phương tiện chiến tranh của Mĩ.
ð Mĩ đề ra chiến lược toàn cầu “Phản ứng linh hoạt”. Chiến lược này được thực hiện thí điểm ở miền Nam dưới hình thức chiến lược “CTĐB”.
HS đọc SGK tr. 139.
GV?: Âm mưu của Mĩ trong chiến lược “CTĐB” là gì? (Dùng người Việt đánh người Việt).
GV?: Với âm mưu trên, Mĩ đã thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” như thế nào?
HS thảo luận nhóm:
 ? Đây là một cuộc chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới. Vì sao? (SGV tr. 161).
GV trình bày về chủ trương, quan điểm của Đảng về chiến tranh nhân dân ð cuộc chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của nhân dân miền Nam là một cuộc chiến tranh nhân dân (SGV)
HS đọc SGK tr. 140.
? Nêu những thắng lợi của quân dân ta ở miền Nam trong chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ (1961 – 1965).
- Đấu tranh quân sự.
Cần chú ý: Trận Ấp Bắc, địch tiến công ta, địch rất mạnh, ta yếu nhưng địch vẫn thua. Trần Bình Giã, ta chủ động tiến công địch, ta mạnh lên, địch cũng rất mạnh, nhưng địch thua đau và thua liên tiếp nhiều trận khác.
- Đấu tranh chính trị.
Cần chú ý: cuộc đấu tranh của tăng ni, Phật tử, Hoà thượng Thích Quảng Đức tự thiêu phản đối chính quyền Diệm (xem một số tranh ảnh sưu tầm).
HS thảo luận nhóm: 
 Những thắng lợi của cách mạng ở cả hai miền Nam – Bắc đã có tác dụng như thế nào đối với sự nghiệp thống nhất đất nước.
IV. Miền Bắc xây dựng bước đầu cơ sở vật chất kĩ thuật của CNXH (1961- 1965)
1. đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của đảng (9-1960)
- P.tích đặc điểm tình hình đất nước bị chia cắt 2 miền ð Xác định n.vụ của mỗi miền, cả nước
= Đề ra n.vụ của KH5 năm lần thứ nhất (1961-1965)
- Bầu BCH TW mới
* Y/n: Đánh dấu bước pt mới của CMVN, đẩy CM 2 miền đi lên.
2. MB thực hiện kế hoạch nhà nước 5 năm (1961-1965)
* M.tiêu: XD bước đầu CSVC-KT cho CNXH
* T.hiện: N2 đầu tư vốn gấp 3 lần
* T.tựu: - Các ngành kinh tế như công nghiệp , nông nghiệp , giao thông vận tải cũng như trên các lĩnh vực văn hoá ,giáo dục , y tế ... đã đạt được những thành tựu to lớn và đời sống nhân dân được nâng lên 
* T.dụng: + MB thay đổi lớn về XH-con người
 + Chi viện nhiều người-của cho MN
V. MN chiến đấu chống chiến lược Chiến tranh đặc biệt của Mĩ (1961-1965)
1. Chiến lược CT đặc biệt của Mĩ ở MN:
- Hoàn cảnh : Thất bại ở pt Đồng khởi ® Mĩ đề ra chiến lược CT đặc biệt
ND: Phương thức tiến hành: Chủ lực Nguỵ + Cố vấn, trang bị Mĩ
ð Âm mưu Dùng người Việt trị người Việt 
Thực hiện:
- Tăng lực lượng nguỵ quân
- Thực hiện chiến thuật Trực thăng vận, “Thiết xa vận để càn quét CM.
- Lập các ấp chiến lược.
2. Chiến đấu chống chiến lược CT đặc biệt của Mĩ:
a. Chủ trương của ta: Kết hợp ĐT chính trị + vũ trang, tiến công- nổi dậy, đánh địch= 3 mũi giáp công trên 3 vùng chiến lược.
b. Thắng lợi của ta:
* Quân sự:
- 1962 quân giải phóng đánh bại nhiều cuộc càn quét của địch vào chiến khu D, U Minh, Tây Ninh
- 2/1/1963 lập c.thắng Ấp Bắc (Mĩ Tho) ® PT “Thi đua ấp Bắc, giết giặc lập công
* C.trị: PTĐT ở các đô thị lớn pt
® 1/11/1963 đảo chính lật đổ Diệm-Nhu
- 1964-1965: Tiến công chiến lược trên các chiến trường MN
ð Giữa 1965 chiến lược CT đặc biệt của Mĩ thất bại
* Sơ kết bài học:
	Thắng lợi của cuộc chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” cùng với thắng lợi trong việc thực hiện những nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đã tạo những điều kiện thuận lợi, những lực lượng to lớn về mọi mặt để tiếp tục đưa sự nghiệp kháng chiến chống Mĩ, cứu nước tiến lên giành những thắng lợi mới.
c. Củng cố, luyện tập 
	Lập bảng các niên đại và sự kiện về thắng lợi của quân dân ta ở miền Nam trong chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ (1961 – 1965).
Thời gian
Sự kiện
1962
2 – 1 – 1963
8 – 5 – 1963 
11 – 6 – 1963
16 – 6 – 19 63
1 – 11 – 1963
1964 - 1965
d. Hướng dẫn học ở nhà 
	- Học bài – trả lời các câu hỏi trong SGK.
	- Làm bài tập.
	- Chuẩn bị bài 29 “Cả nước trực tiếp chiến đấu chống Mĩ, cứu nước (1965 – 1973).
& & &.
Ngày soạn : 5/4/2009 Ngày dạy : ./4/2009 dạy lớp 9A
 Ngày dạy : ./4/2009 dạy lớp 9B
 Ngày dạy : ./4/2009 dạy lớp 9C
Tiết 41 	Bài29 
 CẢ NƯỚC TRỰC TIẾP CHIẾN ĐẤU CHỐNG MĨ CỨU NƯỚC 
(1965 – 1973). 
I. CHIẾN ĐẤU CHỐNG CHIẾN LƯỢC “CHIẾN TRANH CỤC BỘ” CỦA MĨ
 (1965 -1968)
1. Mục tiêu bài học:
a. Kiến thức:
 - Cung cấp cho HS những hiểu biết về cuộc chiến đấu của quân dân ta ở 
miền Nam, đánh bại liên tiếp 2 chiến lược “Chiến tranh cục bộ”.
 - Sự phối hợp giữa CM 2 miền Nam – Bắc, giữa tuyền tuyến và hậu
 phương trong cuộc k/c chống Mĩ, cứu nước 
 - Sự phối hợp chiến đấu giữa 3 dân tộc ở ĐD chống kẻ thù chung.
b. Tư tưởng: 
 - Bồi dưỡng cho HS lòng yêu nước gắn với CNXH , tình cảm ruột thịt Bắc 
Nam, tinh thần đoàn kết giữa nhân dân 3 nước ĐD, niềm tin vào sự lãnh đạo 
của Đảng vào tiền đồ của CM.
c. Kỹ năng: 
 - Rèn luyện cho HS kĩ năng phân tích, nhận định, đánh giá âm mưu, thủ 
đoạn của địch trong 2 chiến lược chiến tranh xâm lược miền Nam và chiến tranh 
phá hoại miền Bắc, kỉ năng sử dụng bản đồ chiến sự, tranh ảnh trong SGK.
2. chuẩn bị 
a. Giáo viên 
 - Sử dụng tranh ảnh, lược đồ SGK, bản đồ treo tường” Chiến dịch 
Vạn Tường” (8-1965); 
 - Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968, Cuộc tiến công chiến 
lược 1972; 
 - Tuyến đường chiến lược Bắc – Nam mang tên HCM”; 
 - Cuộc tập kích chiến lược đường không bằng máy bay B.52 của 
Mĩ 12/1972”
b. Học sinh 
 - Sưu tầm tranh ảnh về thời kỳ này 
3 Tiến trình tiết dạy 
*. ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số : 9A: 9B: 9C:
2. Kiểm tra bài cũ: 
a. Đế quốc Mĩ đề ra chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”trong hoàn cảnh nào?
Đáp án 
 - Hoàn cảnh : Thất bại ở pt Đồng khởi ® Mĩ đề ra chiến lược CT đặc biệt
b. Những thắng lợi lớn của ta trong “Chiến tranh đặc biệt”.
Đáp án 
Thắng lợi của ta:
* Quân sự:
- 1962 quân giải phóng đánh bại nhiều cuộc càn quét của địch vào chiến khu D, U Minh, Tây Ninh
- 2/1/1963 lập c.thắng Ấp Bắc (Mĩ Tho) ® PT “Thi đua ấp Bắc, giết giặc lập công
* C.trị: PTĐT ở các đô thị lớn pt
® 1/11/1963 đảo chính lật đổ Diệm-Nhu
- 1964-1965: Tiến công chiến lược trên các chiến trường MN
ð Giữa 1965 chiến lược CT đặc biệt của Mĩ thất bại
* Giới thiệu bài mới: Sau thất bại của chiến lược” Chiến tranh đặc biệt” ở
 miền Nam, để gỡ thế bí về chiến lược, Mĩ đã đẩy cuộc chiến tranh ở miền Nam
 lên mức cao hơn là “Chiến tranh cục bộ”.
b.Dạy bài mới 
GV: Đông xuân 1964 – 1965 , quân dân miền Nam mở cuộc tiến công vào ấp Bình Gĩa (Bà Rịa) Sau gần 3 tháng chiến đấu, trên 1700 địch (có 60 cố vấn Mĩ), loại khỏi vòng chiến dấu, nhiều vũ khí, phương tiện chiến tranh.địch bị phá hủy...
? Vì sao đế quốc Mĩ chuyển sang chiến lược ”Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam? 
 HS: Sau thất bại của chiến lược” Chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam, để gỡ thế bí về chiến lược, Mĩ đã chuyển sang chiến tranh “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam, và mở rộng “chiến tranh phá hoại” ở miền Bắc.
 GV cho HS giải thích khái niệm “ Chiến tranh cục bộ”. 
 GV giảng thêm: “ Chiến tranh cục bộ” là 1 trong 3 loại chiến tranh nằm trong “Chiến lược phản ứng linh hoạt ” của đế quốc Mĩ (1961 – 1965) nhằm làm bá chủ thế giới, đó là : “Chiến tranh đặc biệt”, “ Chiến tranh cục bộ” và “Chiến tranh tổng lực”. Tiến hành chiến tranh này là lính viễn chinh Mĩ, chư hầu và ngụy SG. Nhưng lính Mĩ giữ vai trò quan trọng.
? âm mưu mới và thủ đoạn của đế quốc Mĩ trong “Chiến tranh cục bộ” là gì?
 HS: Dựa vào ưu thế quân sự, quân đông (1,5 triệu) hỏa lực mạnh, chúng đã “tìm diệt” quân giải phóng và “bình định” miền Nam.
 Thủ đoạn: Chúng đánh vào căn cứ Vạn Tường (Quảng Ngãi). Tiến hành 2 cuộc phản công chiến lược mùa khô: 1965 -1966 và 1966 – 1967.
? Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” và “Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mĩ ở miền Nam có điểm gì giống và khác nhau?
HS thảo luận theo nhóm. GV hướng dẫn HS thảo luận và tổng kết:
- Giống nhau: Đều là chiến tranh thực dân kiểu mới.
- Khác nhau: Lực lượng chủ yếu tham chiến trong“Chiến tranh đặc biệt” là ngụy quân và cố vấn Mĩ. Trong“Chiến tranh cục bộ” lực lượng chủ yếu là lính viễn chinh Mĩ, chư hầu cùng lính ngụy.
? Em hãy trình bày về chiến thắng Vạn Tường (Quảng Ngãi) bằng lược đồ?.
HS trình bày trên lược đồ.
GV trình bày lại chiến thắng Vạn Tường trên lược đồ.
 Sáng 18/8/1965, địch huy động lực lượng lớn: 9.000 quân; 105 xe tăng và xe bọc thép; 170 máy bay; 6 tàu chiến đánh vào thôn Vạn Tường. (xã Bình Hải, huện Bình Sơn, Quang Ngãi) nhằm thí ngiệm một cuộc hành quân “tìm diệt”
 Về phía ta, sau 1 ngày chiến đấu, 1 trung đòan giải phóng phối hợp với lưc lượng du kích đã đẩy lùi được cuộc càn quét của địch.
 ? Sau chiến thắng Vạn Tường quân và dân ta còn lập nên những chiến công nào? 
HS: Đánh tan 2 cuộc phản công mùa khô 1965 -1966 và 1966 – 1967.
GV giảng thêm:
 - Trong cuộc hành quân Gian –xơn- xi-ti, Mĩ đã tập trung 4,5 vạn quân, 1.000 xe tăng, xe bọc thép cơ giới vào 1 khu dài 35 km, rộng 25 km để tiêu diệt cơ quan đầu não k/c, chủ lực quân giải phóng, các kho tàng và phong tỏa biên giới.
 - Chúng tiêu tốn 25 triệu đô la vào cuộc hành quân này, nhưng chúng vẫn bị thất bại thảm hại.
- Trong cuộc hành quân này, ta tiêu diệt 8.300 tên địch, hầu hết là lính Mĩ, bắn cháy và phá hủy 692 xe quân sự các loại và bắn rơi 119 máy bay.
? Em hãy trình bày những thắng lợi về đấu tranh chính trị của nhân dân ta trong những năm đầu của“Chiến tranh cục bộ” (1965 – 1967).
HS: Thắng lợi đấu tranh chính trị:
- Hầu hết các vùng nông thôn, nhân dân đã dứng lên phá tung từng mảng lớn ấp chiến lược.
- Thành thị: hầu hết các đô thị quần chúng đứng lên đấu tranh đòi Mĩ cút về nước, đòi tự do dân chủ.
- Vùng giải phóng mở rộng.
- Uy tín của MTDTGP miền Nam được nâng cao trên trường quốc tế.
GV giới thiệu H.66: Nhân dân Mĩ biểu tình phản đối chiến tranh ở VN đòi quân Mĩ rút về nước (10/1967) và phụ nữ miền Nam đấu tranh đòi đế quốc Mĩ rút khỏi miền Nam VN.
? Chúng ta tiến hành cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân (1968) trong hoàn cảnh nào?
HS: - Bước vào xuân 1968, ta nhận định: so sánh lực lượng trên chiến trường đã thay đổi có lợi cho ta. Lợi dụng mâu thuẫn của nước Mĩ trong năm bầu cử tổng thống." Ta chủ trương tiến hành tổng tiến công và nổi dậy trên tòan chiến trường giành thắng lợi quyết định buộc Mĩ phải đàm phán và rút quân về nước.
­ Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân (1968) diễn ra như thế nào?
HS: - Đêm 30 rạng sáng 31/1/1968, ta đồng loạt tấn công 37/44 tỉnh; 4/5 đô thịlớn; 64/242 quận lị; ở hầu khắp các ấp chiến lược và vùng nông thôn.
- Ta tấn công vào các cơ qua đầu não của địch.
+ Tòa đại sứ Mĩ.
+ Dinh “Độc lập”.
+ Bộ Tổng tham mưu ngụy.
+ Đài phát thanh.
+ Sân bay Tân Sơn Nhất.
? Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân (1968) có ý nghĩa lịch sử như thế nào?
HS: - Làm lung lay ý chí xâm lược của Mĩ.
 - Buộc chúng phải tuyên bố “ Phi Mĩ hóa chiến tranh”.
 - Tuyên bố ngừng ném bom vô điều kiện miền bắc và chấp nhận đàm phán ở Paris.
 † GV kết luận: Chiến lược “chiến tranh cục bộ” với đỉnh cao là cụôc tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân (1968) đã làm lung lay ý chí xâm lược của Mĩ, buộc chúng phải tuyên bố “ Phi Mĩ hóa chiến tranh” và tuyên bố ngừng ném bom vô điều kiện miền bắc và chấp nhận đàm phán ở Paris.
I. Chiến đấu chống chiến lược“ Chiến tranh cục bộ” của Mĩ (1965 -1968).
1. Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ ở miền Nam:
âm mưu: Mở hàng lọat cuộc hành quân “tìm diệt” và “bình định” miền Nam.
Hành động: 
+ Mở cuộc hành quân “tìm diệt” vào căn cứ Vạn Tường (Quảng Ngãi).
+ Tiến hành 2 cuộc phản công chiến lược mùa khô: 1965 -1966 và 1966 – 1967.
2/ Chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ.
* Chiến thắng Vạn Tường (8/1965):
- Sáng 18/8/1965, địch huy động lực lượng lớn chiến đánh vào thôn Vạn Tường. Sau 1 ngày chiến đấu, ta đã đẩy lùi được cuộc càn quét của địch.
" Mở đầu cho cao trào diệt Mĩ ở miền Nam. 
* Đánh tan 2 cuộc phản công mùa khô 1965 -1966 và 1966 – 1967.
* Thắng lợi đấu tranh chính trị:
- ở nông thôn, đấu tranh phá từng mảng lớn ấp chiến lược, thành thị nổi lên cuộc đấu tranh đòi Mĩ cút về nước, đòi tự do dân chủ.
- Vùng giải phóng mở rộng.Uy tín của MTDTGP miền Nam được nâng cao trên trường quốc tế.
3. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân (1968):
a. Hoàn cảnh:
- Bước vào xuân 1968, so sánh lực lượng trên chiến trường đã thay đổi có lợi cho ta. Ta chủ trương tiến công và nổi dậy trên tòan chiến trường giành thắng lợi quyết định buộc Mĩ phải đàm phán và rút quân về nước.
b. Diễn biến:
- Đêm 30 rạng sáng 31/1/1968, ta đồng loạt tấn công ở hầu khắp các ấp chiến lược và vùng nông thôn và các cơ quan đầu não của địch (Tòa đại sứ Mĩ, Dinh “Độc lập”, Bộ Tổng tham mưu ngụy....) 
c. ý nghĩa:
- Làm lung lay ý chí xâm lược của Mĩ.
- Buộc chúng phải tuyên bố 
“ Phi Mĩ hóa chiến tranh”.
- Tuyên bố ngừng ném bom vô điều kiện miền bắc và chấp nhận đàm phán ở Paris.
 c. Củng cố, luyện tập 
 	 a./ Đánh dấu x vào ô mà em cho là đúng.
 Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” là hình thức chiến tranh xâm lược của
 Mĩ ở miền Nam được tiến hành:
Lực lượng quân đội Mĩ, quân đồng minh, qưân đội Sài Gòn, trong đó quân
 Mĩ giữ vai trò quan trọng.
Quân đội Sài Gòn, do cố vấn Mĩ chỉ huy, dựa vào trang bị kỹ thuật và
 phương tiện chiến tranh của Mĩ. 
Lực lượng quân đội Sài Gòn là chủ yếu, trong đó quân Mĩ giữ và quân đồng minh..
Lực lượng quân đội Mĩ, quân đội Sài Gòn....
 b./ Điền vào chỗ trống để nêu lên được sự khác nhau giữa chiến lược “chiến
 tranh đặc biệt” và chiến lược “chiến tranh cục bộ”:
- Lực lượng tiến hành: 
-Quy mô chiến tranh: 
 c./ Thắng lợi mở đầu cho cuộc chiến đấu chống chiến lược “chiến trnh cục bộ”
 của quân dân miền Nam là:
Chiến thắng ấp Bắc.
Chiến thắng Bình Gĩa.
Chiến thắng Vạn Tường.
Chiến thắng Đồng Xòai.
d. Hướng dẫn học ở nhà :
HS về nhà chuẩn bị bài 29(tiếp theo) tìm hiểu : Cả nước trực tiếp chiến đấu 
chống Mĩ cứu nước (1965 – 1973). (Phần II)
- Đế quốc Mĩ đánh phá miền Bắc lần thứ I như thế nào?
- Nêu thành tích chiến đấu và sản xuất của miền Bắc thời kì 1965 – 1968, miền Bắc
 đã chi viện cho miền Nam như thế nào?
- Chiến lược “VN hóa chiến tranh” ra đời trong hoàn cảnh nào? âm mưu và thủ 
đoạn của chiến lược này ra sao?
- Những thắng lợi về chính trị và quân sự của ta trong chiến lược“VN hóa chiến
 tranh” (1969 – 1973
....& & &.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiết 40.doc