Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Trường THCS Bưng Bàng

Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Trường THCS Bưng Bàng

MỤC TIÊU :

a. Kiến thức: Học sinh cần nắm được:

-Những thành tựu to lớn của nhân dân Liên Xô trong công cuộc hàn gắn các vết thương chiến tranh khôi phục nền kinh tế và sau đó tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật của CNXH.

-Những thắng lợi có ý nghĩa lịch sử của nhân dân các nước Đông Âu sau năm 1945: giành thắng lợi trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, thiết lập chế độ dân chủ nhân dân và tiến hành công cuộc xây dựng CNXH.

b. Kĩ năng:

 

doc 221 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1363Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Trường THCS Bưng Bàng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A.LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY
Chương I: LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU 
 SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI
Tiết PPCT: 1 
Ngày dạy : 17/08/09
Bài 1 : LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU 
TỪ NĂM 1945 ĐẾN GIỮA NHỮNG NĂM 70 CỦA THẾ KỈ XX
1. MỤC TIÊU :
Kiến thức: Học sinh cần nắm được:
-Những thành tựu to lớn của nhân dân Liên Xô trong công cuộc hàn gắn các vết thương chiến tranh khôi phục nền kinh tế và sau đó tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật của CNXH.
-Những thắng lợi có ý nghĩa lịch sử của nhân dân các nước Đông Âu sau năm 1945: giành thắng lợi trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, thiết lập chế độ dân chủ nhân dân và tiến hành công cuộc xây dựng CNXH.
Kĩ năng:
-Rèn luyện cho học sinh kĩ năng phân tích nhận định và đánh giá các sự kiện lịch sử trong những hoàn cảnh cụ thể.
Thái độ:
-Khẳng định những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử của công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô và các nước Đông Âu. Ở các nước này đã có những thay đổi căn bản và sâu sắc. Đó là những sự thật lịch sử.
-Cần phải trân trọng mối quan hệ truyền thống quý báu giữa Việt Nam với Liên Xô và các nước Đông Âu. Tăng cường tình đoàn kết hữu nghị và đẩy mạnh sự hợp tác phát triển thiết thực phục vụ công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước ta.
-Liên Xô thực sự là thành trì của lực lượng cách mạng thế giới.
2. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: 
Bản đồ Liên Xô hoặc bản đồ Châu Âu.
-Một số tranh ảnh tiêu biểu về Liên Xô và những thành tựu khoa học điển hình của Liên Xô (1945 – 1970).
- Ảnh vệ tinh nhân tạo đầu tiên của Liên Xô và con tàu phương Đông 1961.
Học sinh:
Sưu tầm một số tranh ảnh về những thành tựu của Liên Xô.
Tập bài học.
3. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Quan sát: xác định vị trí của Liên Xô trên bản đồ, phát vấn, phân tích, thảo luận nhóm.
4. TIẾN TRÌNH :
4.1.- Ổn định tổ chức: kiểm tra sĩ số
4.2.- Kiểm tra bài cũ:
4.3.- Giảng bài mới:
 Giới thiệu: Giới thiệu sơ lược về chương trình Lịch sử lớp 9 gồm 2 phần :
 + Lịch sử thế giới hiện đại từ 1945 – 2000 (14 tiết)
 + Lịch sử hiện đại Việt Nam từ 1919 – 2000 (33 tiết)Ở lớp 8, các em đã học thời kỳ thứ I của lịch sử thế giới hiện đại (1917 – 1945). Hôm nay chúng ta học tiếp theo thời kỳ thứ II (1945 – 2000). Đầu tiên là bài Liên Xô và các nước Đông Âu từ năm 1945 đến giữa những năm 70 của thế kỷ XX.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
GV : Treo bản đồ Châu Âu yêu cầu:
 1 Hs : quan sát, xác định vị trí của nước Liên Xô trên bản đồ (2 học sinh)
GV : Sau chiến tranh thế giới thứ hai Liên Xô là một nước như thế nào?
 1 Hs : là nước chiến thắng nhưng tổn thất nặng nề. . .
GV : gọi học sinh đọc mục 1 trang 3
GV: Vì sao Liên Xô phải khôi phục, tiến hành kinh tế ?
 1 Hs : Liên Xô bị thất bại nặng nề về người và của.
GV phân tích: Những tổn thất đó làm cho nền kinh tế Liên Xô phát triển chậm lại 10 năm Liên Xô phải vừa phải khôi phục kinh tế hàn gắn vết thương chiến tranh, xây dựng CNXH 
GV : Em hãy cho biết những thành tựu về kinh tế và khoa học kĩ thuật của Liên Xô (1945 – 1950) ?
 1 Hs : (SGK trang 4) 1949 Liên Xô chế tạo bom nguyên tử phá vỡ thế độc quyền hạt nhân của Mĩ.
? Em hãy cho biết những thành tựu về kinh tế và khoa học kĩ thuật của Liên Xô 1950 đến đầu những năm 70 của thế kỉ
 1 Hs : tổ chức hoạt động nhóm
GV : giao nhiệm vụ 4 nhóm
Câu hỏi ghi ở bảng phụ
 1 Hs : đại diện nhóm đọc câu hỏi, thảo luận, trả lời . . .
GV chốt ý chính: Công nghiệp tăng 9,6% đứng thứ II thế giới sau Mĩ, chiếm 20% sản lượng công nghiệp thế giới.
- Em hãy nêu những thành tựu về khoa học kĩ thuật của Liên Xô từ năm 1950 đến đầu những năm 70 TK XX?
 1 Hs : 1957 Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo mở đầu kỉ nguyên con người chinh phục vũ trụ.
 Năm 1961 . . .chuyến bay dài ngày trong vũ trụ.
GV : giới thiệu hình 1 trang 5 SGK, cho học sinh xem ảnh con tàu vũ trụ đầu tiên đưa nhà du hành vũ trụ Gugarin bay vòng quanh trái đất(GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG cho hs)
GV : Chính sách đối ngoại của Liên Xô trong thời kì này là gì?
 1 Hs : hòa bình, quan hệ hữu nghị với tất cả các nước . . .
Trở thành chổ dựa vững chắc cho phong trào CMTG.
GV : minh họa:
 - 1960 theo sáng kiến của Liên Xô 
 - 1961 Liên Hiệp Quốc. . .trao trả độc lập cho các nước thuộc địa.
I/. LIÊN XÔ:
1. Công cuộc khôi phục kinh tế sau chiến tranh 1945 – 1950:
a. Những thiệt hại của Liên Xô trong chiến tranh thế giới thứ hai:
- Hơn 27 triệu người chết.
- 1.710 thành phố bị tàn phá, hơn 7 vạn làng mạc, gần 32000 nhà máy xí nghiệp bị tàn phá.
b. Những thành tựu về kinh tế và khoa học kĩ thuật của Liên Xô (1945 – 1950)
- Kinh tế hoàn thành kế hoạch 5 năm (SGK trang 4)
- 1949 chế tạo thành công bom nguyên tử.
2. Tiếp tục công cuộc xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật của CNXH (từ 1950 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX:
a. Thành tựu về kinh tế:
 - Thực hiện thành công một loạt các kế hoạch dài hạn.
* Phương hướng chính:
 - Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng.
 - Đẩy mạnh tiến bộ Khoa học - Kĩ thuật, tăng cường sức mạnh quốc phòng.
 - Công nghiệp đứng thứ II thế giới.
b. Thành tựu khoa học kĩ thuật:
-1957 phóng vệ tinh nhân tạo vào vũ trụ.
- 1961 đưa người bay vào vũ trụ.
c. Chính sách đối ngoại:
- Hòa bình quan hệ hữu nghị với tất cả các nước.
- Là chỗ dựa vững chắc cho Cách mạng thế giới.
4.4.-Củng cố và luyện tập:
 Đến nửa đầu thập kỉ 70 hai cường quốc công nghiệp đứng đầu thế giới là ?
Mỹ – Nhật Bản
Mỹ – Liên Xô (x)
Nhật Bản – Liên Xô
Liên Xô và các nước Tây Âu
 ? Ý nghĩa của những thành tựu cơ bản trong công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô (1945 – 1975) là ?Nêu những thành tựu to lớn về kinh tế, khoa học kĩ thuật, chính sách đối ngoại của Liên Xô (1945 – đầu những năm 70 TK XX)
4.5.-Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà :
	- Học bài kĩ phần 1 (b), 2. Chuẩn bị phần II, III Đông Âu
	+ Đọc bài kĩ ,Trả lời câu hỏi màu xanh SGK,Nêu những cơ sở hình thành hệ thống XHCN,Mục đích ra đời, những thành tích của SEV (1951-1973)
5. RÚT KINH NGHIỆM :
- Nội dung:	
- Phương pháp:	
- Hình thức tổ chức:	
Tiết PPCT : 2 
Ngày dạy : 
Bài 2 : LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU TỪ NĂM 1945 
 ĐẾN GIỮA NHỮNG NĂM 70 CỦA THẾ KỈ XX
1. MỤC TIÊU :
Kiến thức: Học sinh cần hiểu rõ:
-Hoàn cảnh ra đời của các nước dân chủ nhân dân Đông Âu, từ năm 1945 – 1949 các nước Đông Âu đã hoàn thành thắng lợi cách mạng dân tộc dân chủ.
-Các nước dân chủ nhân dân Đông Âu tiến hành xây dựng CNXH đạt những thành tựu to lớn hầu hết các nước này đã trở thành các nước công nông nghiệp.
-Sự hình thành hệ thống XHCN trên thế giới
+ Khi các nước Đông Âu bắt đầu xây dựng CNXH quan hệ giữa Liên Xô và các nước này chặt chẽ toàn diện hơn.
+ Hội đồng tương trợ kinh tế của các nước XHCN (SGV) tổ chức hiệp ước Vacsava ra đời.
Kĩ năng:
Rèn kĩ năng phân tích nhận định và so sánh các sự kiện, các vấn đề lịch sử cụ thể và kĩ năng sử dụng bản đồ.
Thái độ: 
Thấy rõ những thành tựu to lớn của nhân dân Đông Âu trong công cuộc xây dựng CNXH, các nước này đã có sự biến đổi sâu sắc.
Liên Xô và các nước Đông Âu đã hình thành một hệ thống thế giới mới, hệ thống các nước XHCN luôn chống lại âm mưu xâm lược và phá hoại của CNĐQ, chổ dựa vững chắc của phong trào cách mạng thế giới.
Hiện nay tình hình thế giới có nhiều thay đổi, hệ thống các nước XHCN đã bị khủng hoảng, tan rã nhưng đang tìm cách khắc phục và đi lên. Quan hệ truyền thống giữa nước ta với Liên Xô và các nước Đông Âu vẫn được duy trì và phát triển trong tình hình mới.
2. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Bản đồ các nước Đông Âu, SGK, SGV.
Học sinh: Tập bài học, bài soạn, SGK.
3. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC : Phân tích, trình bày trên bản đồ, thảo luận nhóm.
4. TIẾN TRÌNH :
4.1-Ổn định tổ chức: kiểm tra sĩ số, kiểm tra truy bài
4.2-Kiểm tra bài cũ:
 Em hãy nêu những thành tựu chủ yếu của Liên Xô trong công cuộc xây dựng CNXH (từ 1945 đến những năm 70 của TK XX) ? (7đ)
Kinh tế: Thực hiện thành công hàng loạt các kế hoạch dài hạn . . .Công nghiệp đứng thứ 2 thế giới.
-Khoa học kĩ thuật: 1957 phóng vệ tinh nhân tạo vào vũ trụ.1961 đưa người bay vào vũ trụ.
 Ý nghĩa của những thành tựu cơ bản trong công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô (1945 – 1975) ?
4.3. Giảng bài mới:
Giới thiệu bài: Ở lớp 8 các em đã học cuối 1944, đầu năm 1945 Hồng quân Liên Xô trên đường truy kích kẻ thù đuổi phát xít Đức về tận sào huyệt của nó là Béclin, giúp một loạt các nước Đông Âu giải phóng, hệ thống các nước XHCN đã ra đời trên thế giới như thế nào, ta vào bài mới
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
Hoạt động 1 :
GV : treo bản đồ các nước Đông Âu giới thiệu cho học sinh vị trí các nước Đông Âu
 1 Hs : đọc SGK mục 1
GV :Các nước dân chủ nhân dân Đông Âu ra đời như thế nào ?
 1 Hs : Sau chiến tranh thế giới thứ hai hầu hết các nước Đông Âu đều bị lệ thuộc vào các nước tư bản Tây Âu, bị phát xít chiếm đóng và nô dịch.
- Liên Xô giúp các nước này giành chính quyền . . .(SGK)
GV : dùng bản đồ để minh họa vấn đề trên, cho học sinh xác định các nước Đông Âu trên bản đồ.
 Mở rộng: Về nước Đức, giáo viên nói rõ: Sau khi bị tiêu diệt nước Đức bị chia 4 khu vực chiếm đóng của 4 cường quốc: Liên Xô – Mĩ – Anh – Pháp theo chế độ quân chủ, thủ đô Béclin bị chia 4 phần và quân của 4 nước chiếm đóng:
 Liên Xô chiếm đóng sau này là cộng hòa dân chủ Đức (10/1949), Mĩ, Anh, Pháp chiếm đóng là cộng hòa liên bang Đức (9/ 1949)
Thủ đô Béclin cũng chia thành Đông Béclin và Tây Béclin
GV : dùng bản đồ để minh họa
GV :Đ ... ã hội.
- Bảo đảm an ninh quốc phòng.
- Cải thiện đời sống nhân dân.
- Nâng cao tích lũy nội bộ KT . . .
- Thành tựu: KT tăng triển khá, GDP tăng 7% /năm, nông nghiệp phát triển liên tục.
(Sách Thiết kế trang 260)
&GV giới thiệu hình 87: Lễ kết nạp Việt Nam là thành viên chính thức thứ 7 của ASEAN.
? Theo em những thành tựu chúng ta đã đạt được trong 15 năm đổi mới có ý nghĩa lịch sử như thế nào?
1 Hs : Có ý nghĩa quan trọng đối với lịch sử nước nhà, tăng cường sức mạnh tổng hợp làm thay đổi bộ mặt đất nước và đời sống nhân dân. Củng cố vững chắc độc lập dân tộc và chế độ XHCN nâng cao vì thế nước ta trên trường quốc tế.
? Trong đổi mới chúng ta còn những hạn chế và yếu kém gì?
1 Hs : Kinh tế phát triển chưa vững chắc hiệu quả và sức cạnh tranh thấp. Một số vấn đề văn hóa xã hội còn bức xúc gay gắt, chậm giải quyết.
- Tình trạng tham nhũng suy thoái về chính trị, đạo đức lối sống ở một số cán bộ Đảng viên còn nghiêm trọng.
I. Đường lối đổi mới của Đảng:
 1. Hoàn cảnh đổi mới:
 a) Trong nước:
- Ta thực hiện 2 kế hoạch 5 năm đạt nhiều thành tựu đáng kể . . .
- Đất nước trong tình trạng khủng hoảng về kinh tế xã hội.
 b) Thế giới: 
Do tác động của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật lần thứ hai . . . đòi hỏi Đảng và nhà nước ta phải đổi mới.
 2. Đường lối đổi mới:
- Nội dung:
Đổi mới không có nghĩa là thay đổi mục tiêu CNXH. Đổi mơi phải toàn diện đồng bộ từ kinh tế chính trị đến tổ chức . . .trọng tâm là đổi mới kinh tế.
II. Việt Nam trong 15 năm thực hiện đường lối đổi mới (1986 – 2000)
 1. Kế hoạch 5 năm 1986 – 2000:
 a) Mục tiêu:
- Giải quyết kinh tế lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và xuất khẩu.
 b) Thành tựu:
- 1989, ta xuất 1,5 triệu tấn gạo, đứng thứ 3 thế giới.
 SGK
 2. Kế hoạch 5 năm 1991 – 1995:
 a) Mục tiêu:
- Cả nước phấn đấu vượt qua mọi khó khăn . . .
 SGK
 3. Kế hoạch 5 năm 1996 – 2000:
 a) Mục tiêu:
- Tăng trưởng kinh tế nhanh, hiệu quả cao bền vững . . .
 SGK 
 b) Thành tựu:
Kinh tế tăng trưởng khá, GDP tăng 7%/năm.
 SGK
 4. Ý nghĩa lịch sử của việc đổi mới:
- Làm thay đổi bộ mặt đất nước và đời sống nhân dân.
- Củng cố vững chắc độc lập dân tộc và chế độ CNXH.
- Nâng cao vị thế nước ta trên trường quốc tế.
 5. Hạn chế yếu kém:
 SGK
4.4. Củng cố và luyện tập:
- Vì sao chúng ta phải tiến hành đổi mới?
- Quan điểm chủ yếu trong đường lối của Đảng ta là gì?
- Nêu thành tựu và ý nghĩa của quá trình đổi mới 1986 – 2000?
- Nêu hạn chế và yếu kém trong quá trình đổi mới 1986 – 2000?
4.5.Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: 
 - Các em về nhà học bài kỹ , trả lời câu hỏi 1, 2 ở SGK trang 178.
 - Chuẩn bị học bài ôn để thi học kì II.
Xem tiếp bài 34: TỔNG KẾT LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT ĐẾN NĂM 2000
 Tự học: 	+ Đọc bài nhiều lần.
	 	+ Trả lời câu hỏi màu xanh SGK Lịch sử 9.
* RÚT KINH NGHIỆM:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết PPCT: 49 
Ngày dạy: 
Bài 34: TỔNG KẾT LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT ĐẾN NĂM 2000
1. Mục tiêu:
a. Kiến thức: 
- Quá trình phát triển của lịch sử dân tộc 1919 – 2000, các giai đoạn chính và đặc điểm lớn của mỗi giai đoạn 1919 – 2000.
- Nguyên nhân cơ bản quyết định quá trình phát triển của lịch sử dân tộc. Bài học kinh nghiệm lớn rút ra được từ quá trình đó.
b. Kỹ năng:
Rèn luyện kĩ năng phân tích, hệ thống và lựa chọn các sự kiện điển hình, đặc điểm lớn của từng giai đoạn.
c. Tư tưởng:
- Củng cố lòng tự hào dân tộc, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng ta và sự tất thắng của sự nghiệp Cách mạng.
2. Chuẩn bị:
a. Giáo viên: sử dụng kênh hình trong SGK và tài liệu thờii kì 1919 đến nay.
b. Học sinh: Tập bài soạn, , bài soạn, vở bài tập, SGK. 
3. Phương pháp dạy học: Phương pháp phân tích, phát vấn, thảo luận nhóm.
4. Tiến trình:	
	4.1 Ổn định tổ chức: (1’) kiểm tra sĩ số.
	4.2.Kiểm tra bài cũ:
	? Vì sao chúng ta phải tiến hành đổi mới ?
	- Vì đất nước trong tình trạng khủng hoảng về kinh tế – xã hội . . . 
	? Quan điểm đổi mới của Đảng ta là gì? 
	- Đổi mới không có nghĩa là thay đổi mục tiêu XHCN, mà làm cho mục tiêu ấy có hiệu quả, có những bước đi thích hợp . . .
	4.3. Giảng bài mới:
Giới thiệu bài mới: Hôm nay chúng ta sẽ tổng kết lịch sử Việt Nam từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến năm 2000.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
HĐ 1:
&GV : phân tích, học sinh thảo luận nhóm lớn 5’.
- Nhóm 1: Em hãy nêu nội dung cơ bản nhất và đặc điểm lịch sử giai đoạn 1919 – 1930?
- Nhóm 2: Em hãy nêu nội dung cơ bản nhất và đặc điểm lịch sử giai đoạn 1930 – 1945?
- Nhóm 3: Em hãy nêu nội dung cơ bản nhất và đặc điểm lịch sử giai đoạn 1945 – 1954?
- Nhóm 4: Em hãy nêu nội dung cơ bản nhất và đặc điểm lịch sử giai đoạn 1954 – 1975?
- Nhóm 5: Em hãy nêu nội dung cơ bản nhất và đặc điểm lịch sử giai đoạn 1975 đến nay?
- Nhóm 6: Nêu nguyên nhân thắng lợi, bài học kinh nghiệm, phương hướng đi lên?
1 Hs : Đại diện nhóm đọc câu hỏi to rõ, các nhóm cùng nghe, sau đó các nhóm tập trung thảo luận.
&GV : quan sát theo dõi các nhóm thảo luận.
1 Hs : Đại diện các nhóm trả lời. Học sinh nhóm khác nhận xét, bổ sung. 
&GV : nhận xét từng nhóm và chuẩn ý cơ bản nhất.
&GV : ghi điểm nhóm thảo luận tốt, phát biểu ý kiến đúng.
&GV : giới thiệu hình 91, 92 SGK.
1 Hs : nhận xét :
+ Mô hình kinh tế trang trại.
+ Cầu Mĩ Thuận bắc qua sông Tiền (khánh thành 21/05/2000)
&GV chốt lại: Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự nghiệp đổi mới của chúng ta đã đạt nhiều thành tựu to lớn về nhiều mặt, nhiều lĩnh vực, chủ yếu về kinh tế. Tuy vậy khó khăn còn lớn, thử thách còn nhiều, nhưng chúng ta nhất định sẽ vượt qua. Hình 91, 92 đây là 2 biểu tượng của quá trình đổi mới.
&GV : chuyển ý sang mục II.
HĐ 2:
&GV : cho học sinh đọc SGK
1 Hs : Cả lớp cùng thảo luận.
? Em hãy nêu những nguyên nhân thắng lợi chủ yếu của Cách mạng Việt Nam (1919 – đến nay) ?
1 Hs : trả lời theo SGK.
? Trải qua quá trình 70 năm lãnh đạo Cách mạng, Đảng ta đã rút ra những bài học kinh nghiệm gì?
1 Hs : Nắm vững đường lối giương 2 ngọn cờ độc lập dân tộc và CNXH, đó là bài học xuyên suốt, là cội nguồn của mọi thắng lợi.
- Củng cố và tăng cường 2 khối đoàn kết dân tộc, là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của Cách mạng.
- Tăng cường mối đoàn kết giữa Đảng với quần chúng, đặc biệt là giải quyết tốt mối quan hệ giữa Đảng với nhà nước và các cơ quan dân cử.
I. Các giai đoạn chính và đặc điểm của tiến trình lịch sử:
 1. Giai đoạn 1919 – 1930:
- Pháp tiến hành khai thác thuộc địa.
- 03/02/1930, Đảng cộng sản Việt Nam ra đời lãnh đạo Cách mạng Việt Nam.
 2. Giai đoạn 1930 – 1945:
- Cách mạng 1930 – 1931 – 1932 phong trào tạm lắng . . .
- Cao trào dân chủ 1936 – 1939.
- 09/03/1945, Nhật đảo chính Pháp.
- 14/08/1945, ta tổng khởi nghĩa giành chính quyền cả nước.
 3. Giai đoạn 1945 – 1954:
- Ta phải đương đầu với “thù trong, giặc ngoài”
- Ta chủ trương “Toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh”
- 07/05/1954, chiến thắng Điện Biên Phủ.
- Hiệp định Giơ ne vơ được kí kết.
 4. Giai đoạn 1954 – 1975:
- Miền Bắc giải phóng.
- Miền Nam chống Mĩ.
- Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975.
 5. Giai đoạn 1975 đến nay:
- Việt Nam chuyển sang giai đoạn cách mạng XHCN.
- Đạt nhiều thành tựu kinh tế, xã hội.
II. Nguyên nhân thắng lợi, những bài học kinh nghiệm, phương hướng đi lên:
 1. Nguyên nhân thắng lợi:
- Sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Đảng.
- Nhân dân đoàn kết phát huy truyền thống yêu nước. . .
 2. Bài học kinh nghiệm:
 SGK trang 182.
4.4. Củng cố và luyện tập:
- Mốc đánh dấu bước chuyển sang thời kì đổi mới để khắc phục và vượt qua thời kì khủng hoảng CNXH, đưa CMCNXH tiến liên. Đó là nội dung của Đại hội nào?
a) Đại hội Đảng lần thứ IV?
b) Đại hội Đảng lần thứ V?
c) Đại hội Đảng lần thứ VI?
d) Đại hội Đảng lần thứ VII?
- Những thành tựu đã đạt được trong 15 năm đổi mới ở nước ta (1986 – 2000) có ý nghĩa như thế nào?
a) Cuộc sống của nhân dân được nâng cao.
b) Củng cố vững chắc độc lập dân tộc và chế độ XHCN.
c) Nâng cao vị thế, uy tín của nước ta trên trường quốc tế.
d) Tất cả các câu trên đều đúng
- Nêu nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thành công của Cách mạng Việt Nam (1919 – nay)
4.5.Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: 
 - Các em về nhà học thuộc nội dung chính của các giai đoạn 1919 – 1930, 1930 – 1945, 1945 – 1954, 1954 – 1975, 1975 – nay.
 - Chuẩn bị học bài ôn kĩ để thi học kì II.
* RÚT KINH NGHIỆM:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docsu 9(4).doc