Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Trường THCS ĐạM’rông - Nguyễn Thị Ngọc Anh

Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Trường THCS ĐạM’rông - Nguyễn Thị Ngọc Anh

I/ Mục tiêu bài học:

1/Về kiến thức: Học sinh nắm được:

- Những thành tựu to lớn của nhân dân Liên Xô trong cuộc hàn gắn các vết thương chiến tranh, khôi phục nền kinh tế và tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất, kĩ thuật của CNXH.

2/Về tư tưởng:

- Khẳng định những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử của công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô  thay đổi căn bản và sâu sắc.

 

doc 21 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1179Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Trường THCS ĐạM’rông - Nguyễn Thị Ngọc Anh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐAM RÔNG
TRƯỜNG THCS ĐẠ M’RÔNG
Giáo Án
LỊCH SỬ LỚP 9
Học kì I Năm học 2010-2011
Lớp 9
Cả năm: 37 tuần (52 tiết)
Học kì I: 19 tuần (18 tiết)
Học kì II: 17 tuần (34 tiết)
Học kì I
Phần một. Lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến nay
Chương I. Liên Xô và các nước Đông Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai 
Tiết 1,2. Bài 1. Liên Xô và các nước Đông Âu từ 1945 đến giữa những năm 70 của thế 
 kỉ XX
Tiết 3. Bài 2. Liên Xô và các nước Đông Âu từ giữa những năm 70 đến đầu những năm 
 90 của thế kỉ XX
Chương II. Các nước Á, Phi, Mĩ La - tinh từ năm 1945 đến nay
Tiết 4. Bài 3. Quá trình phát triển của phong trào giải phóng dân tộc và sự tan rã của hệ 
 thống thuộc địa
Tiết 5. Bài 4. Các nước châu Á
Tiết 6. Bài 5. Các nước Đông Nam Á 
Tiết 7. Bài 6. Các nước châu Phi
Tiết 8. Bài 7. Các nước Mĩ La - tinh
Tiết 9. Kiểm tra viết 
Chương III. Mĩ, Nhật Bản, Tây Âu từ năm 1945 đến nay 
Tiết 10. Bài 8. Nước Mĩ
Tiết 11. Bài 9. Nhật Bản
Tiết 12. Bài 10. Các nước Tây Âu
Chương IV. Quan hệ quốc tế từ năm 1945 đến nay 
Tiết 13. Bài 11. Trật tự thế giới mới sau chiến tranh 
Chương V. Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật từ năm 1945 đến nay 
Tiết 14. Bài 12. Những thành tựu chủ yếu và ý nghĩa lịch sử của cách mạng khoa học – 
 kĩ thuật sau Chiến tranh thế giới thứ hai
Tiết 15. Bài 13. Tổng kết lịch sử thế giới từ sau năm 1945 đến nay
Phần hai. Lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến nay
Chương I. Việt Nam trong những năm 1919 - 1930 
Tiết 16. Bài 14. Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất 
Tiết 17. Bài 15. Phong trào cách mạng Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất 
 (1919 - 1926)
Tiết 18. Kiểm tra học kì I 
Học kì II
Tiết 19. Bài 16. Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài trong những năm
 1919 - 1925
Tiết 20,21. Bài 17. Cách mạng Việt Nam trước khi Đảng Cộng sản ra đời
Chương II. Việt Nam trong những năm 1930 - 1939 
Tiết 22. Bài 18. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời 
Tiết 23. Bài 19. Phong trào cách mạng trong những năm 1930 - 1935
Tiết 24. Bài 20. Cuộc vận động dân chủ trong những năm 1936 - 1939
Chương III. Cuộc vận động tiến tới cách mạng tháng Tám 1945
Tiết 25. Bài 21. Việt Nam trong những năm 1939 - 1945
Tiết 26,27. Bài 22. Cao trào cách mạng tiến tới Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945
Tiết 28. Bài 23. Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 và sự thành lập nước Việt Nam 
 dân chủ cộng hoà
Chương IV. Việt Nam từ sau cách mạng tháng Tám đến toàn quốc kháng chiến 
Tiết 29,30. Bài 24. Cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân
 (1945 - 1946)
 Chương V. Việt Nam từ cuối năm 1946 đến năm 1954 
Tiết 31,32. Bài 25. Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân 
 Pháp (1946 - 1950)
Tiết 33,34. Bài 26. Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực 
 dân Pháp (1950 - 1953)
Tiết 35,36. Bài 27. Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết 
 thúc (1953 - 1954)
 Tiết 37. Lịch sử địa phương 
Tiết 38. Kiểm tra viết 
Chương VI. Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975 
Tiết 39,40,41. Bài 28. Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc
 Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954 - 1965)
 Tiết 42,43,44. Bài 29. Cả nước trực tiếp chống Mĩ cứu nước (1965 - 1973)
Tiết 45,46. Bài 30. Hoàn thành giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (1973 – 
 1975)
 Tiết 47. Lịch sử địa phương 
Chương VII. Việt Nam từ năm 1975 đến năm 2000 
Tiết 48. Bài 31. Việt Nam trong năm đầu sau đại thắng mùa Xuân 1975
Tiết49. Bài 32. Xây dựng đất nước, đấu tranh bảo vệ Tổ quốc (1976 - 1985)
Tiết 50. Bài 33. Việt Nam trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (từ năm 1986 đến 
 năm 2000)
 Tiết 51. Bài 34. Tổng kết lịch sử Việt Nam từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến 
 năm 2000
Tiết 52. Kiểm tra học kì II 
PHẦN MỘT: LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI
TUẦN 1: Ngày soạn: 09/8/2010
Tiết 1: Ngày dạy: 10/8/2010
CHƯƠNG I: Liên Xô và các nước Đông Âu
sau chiến tranh thế giới thứ hai.
Bài 1: Liên Xô và các nước Đông Âu từ năm 1945
đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX.
I/ Mục tiêu bài học:
1/Về kiến thức: Học sinh nắm được:
- Những thành tựu to lớn của nhân dân Liên Xô trong cuộc hàn gắn các vết thương chiến tranh, khôi phục nền kinh tế và tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất, kĩ thuật của CNXH.
2/Về tư tưởng:
- Khẳng định những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử của công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô à thay đổi căn bản và sâu sắc.
- Mặc dù ngày nay tình hình đã thay đổi và không tránh khỏi có lúc bị gián đoạn tạm thời, mối quan hệ giữa nước ta và Cộng Hòa Liên Bang Nga, các nước SNG cũng như các nước Đông Âu vẫn được duy trì và phát triển àtăng cường tình đoàn kết hữu nghị và đẩy mạnh sự hợp tác phát triển.
3/Kĩ năng: Rèn luyện cho học sinh kĩ năng phân tích, nhận định các sự kiện, các vấn đề lịch sử .
II/Chuẩn bị:
1/ Giáo viên:
	- Bản đồ Liên Xô.
	- Tranh ảnh tiêu biểu về Liên Xô.
2/ Học sinh:
Sách giáo khoa.
Vở bài soạn, vở bài học.
III/Tiến trình dạy và học
1.Giới thiệu về chương trình lịch sử lớp 9:
- Lịch sử thế giới (1945à 2000).
- Lịch sử Việt Nam (1919à2000).
2.Giới thiệu bài mới: Lịch sử lớp 8 các em đã học Liên Xô từ cuộc cách mạng tháng Mười đến trước chiến tranh thế giới II. Từ sau chiến tranh thế giới II tình hình Liên Xô có gì thay đổi, chúng ta cùng tìm hiểu trong bài hôm nay.
3. Bài mới:
I/ LIÊN XÔ
1/ Công cuộc khôi phục kinh tế sau chiến tranh (1945 – 1950)
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu công cuộc khôi phục kinh tế sau chiến tranh của Liên Xô (1945 – 1950)
GV: dùng bản đồ hướng dẫn học sinh xác định vị trí của Liên Xô
? Trong chiến tranh thế giới II Liên Xô bị thiệt hại như thế nào?
GV: phân tích thêm
HS thảo luận nhóm 3’:Em cho biết những thành tựu về kinh tế và khoa học kĩ thuật của Liên Xô (1945 – 1950)?
HS: Các nhóm thảo luận và trình bày ở bảng của nhóm.
GV: nhận xét, đánh giá.
? Thành tựu về khoa học kĩ thuật của Liên Xô có ý nghĩa như thế nào?
GV nhấn mạnh: Nhân dân Liên Xô dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Liên Xô đã gặt hái được nhiều thành tựu lớn, khiến cho nhiều nước phải ngạc nhiên. Thành tích đó tiếp tục phát triển hay như thế nào, chúng ta tiếp tục.
µHoàn cảnh: Liên Xô bị tổn thất nặng trong cuộc chiến tranh thế giới II ( SGK).
à Đảng và nhà nước Xô Viết đề ra kế hoạch khôi phục và phát triển kinh tế (1946 – 1950).
µThành tựu:
- Kinh tế : hoàn thành kế hoạch trước chiến tranh
	Công nghiệp: tăng 73%
- Nông nghiệp: Vượt mức trước chiến tranh, đời sống nhân dân được cải thiện.
- Khoa học kĩ thuật: 1949 chế tạo thành công bom nguyên tử, phá vỡ thế độc quyền của Mĩ.
2/ Tiếp tục công cuộc xây dựng cơ sở vật chất – kĩ thuật của CNXH (từ năm 1950đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX).
Hoạt động 2: Tìm hiểu quá trình Tiếp tục công cuộc xây dựng cơ sở vật chất – kĩ thuật của CNXH (từ năm 1950đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX). 
HS Hoạt động nhóm:
	ØNhóm 1 & 2: Tìm hiểu về nhiệm vụ và phương hướng.
ØNhóm 3 & 4: Tìm hiểu về thành tựu kinh tế và khoa học kĩ thuật.
ØNhóm 5 & 6: Phân tích về chính sách đối ngoại.
GV phân tích :
-Tàu Phương Đông:
	ØXuất phát lúc 9h7’
	ØHạ cánh lúc 10h55’
	ØVận tốc 28000 km/h
GV: Giới thiệu về hình 1 SGK
HS: xem các hình về thành tựu khoa học kĩ thuật của Liên Xô.
? Chứng minh Liên Xô là chỗ dựa cho cách mạng thế giới?
HS: Liên hệ kiến thức mới và cũ để trả lời.
GV liên hệ: Nhân dân Liên Xô và nhân dân Việt Nam có tinh thần đoàn kết, bền vững và lâu dài.
µNhiệm vụ :
	Ø Xây dựng cơ sở vật chất, kĩ thuật.
	Ø Thực hiện kế hoạch 5 năm.
Phương hướng: Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng, thâm canh nông nghiệp, đẩy mạnh tiến bộ khoa học kĩ thuật.
µThành tựu:
	- Kinh tế:
	Ø Sản xuất công nghiệp tăng 9,6%/năm
	Ø Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệp thứ hai thế giới (20% công nghiệp thế giới).
	- Khoa học kĩ thuật:
	Ø 1957 phóng vệ tinh nhân tạo.
	Ø 1961 tàu “Phương Đông” bay vào vũ trụ.
µĐối ngoại: chủ trương:
	Ø Hòa bình, quan hệ hữu nghị với tất cả các nước.
	Ø Ủng hộ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc.
àLiên Xô trở thành chỗ dựa vẫn chắc của phong trào thế giới.
4. Củng cố:
- Vì sao sau chiến tranh thế giới II Liên Xô phải tiến hành khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh và tiếp tục xây dựng CNXH?
- Bài tập: lập bảng thống kê nhữngthành tựu của Liên Xô từ 1945 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX.
5/ Hướng dẫn học tập ở nhà:
- Tiếp tục làm bài tập.
- Tìm hiểu về các nước Đông Âu từ 1945 đến những năm 70 của thế kỉ XX.
6/ Tài liệu tham khảo:
- Lịch sử thế giới hiện đại.
- Lịch sử văn minh thế giới.
* Rút kinh nghiệm:
Tuần 2: Ngày soạn: 09/8/2010
Tiết 2: Ngày dạy: 13/8/2010
Bài 1: Liên Xô và các nước Đông Âu từ năm 1945
đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX.
II/ ĐÔNG ÂU.
I/ Mục tiêu bài học:
1/Về kiến thức: Học sinh nắm được:
- Những thắng lợi có ý nghĩa lịch sử của nhân dân các nước Đông Âu sau năm 1945: thẵng lợi trong cuộc giải phóng dân tộc, thiết lập chế độ dân chủ nhân dân và tiến hành công cuộc xây dựng CNXH.
- Sự hình thành hệ thống XHCN thế giới.
2/Về tư tưởng:
- Khẳng định những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử của công cuộc xây dựng CNXH Đông Âu à thay đổi căn bản và sâu sắc.
- Mặc dù ngày nay tình hình đã thay đổi và không tránh khỏi có lúc bị gián đoạn tạm thời, mối quan hệ giữa nước ta và Cộng Hòa Liên Bang Nga, các nước SNG cũng như các nước Đông Âu vẫn được duy trì và phát triển àtăng cường tình đoàn kết hữu nghị và đẩy mạnh sự hợp tác phát triển.
3/Kĩ năng: Rèn luyện cho học sinh kĩ năng phân tích, nhận định các sự kiện, các vấn đề lịch sử .
II/Chuẩn bị:
1/ Giáo viên:
	- Bản đồ Liên Xô và các nước Đông Âu.
	- Tranh ảnh tiêu biểu về Liên Xô và các nước Đông Âu.
2/ Học sinh:
	- Sách giáo khoa.
	- Vở bài soạn, vở bài học.
III/ Tiến trình dạy và học.
1/ Kiểm tra bài cũ:
- Trình bày công cuộc khôi phục kinh tế sau chiến tranh thế giới thứ II?
- Chứng minh thành tựu của Liên Xô từ 1950 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX.
2/Giới thiệu bài: Liên Xô đã gặt hái được nhiêù thành tựu trong nhiều lĩnh vực, còn khu vực Đông Âu như thế nào? Để hiểu rõ, chúng ta cùng tìm hiểu các nước Đông Âu và sự hình thành hệ thống CNXH.
3/ Bài mới:
1/ Sự ra đời của các nước dân chủ nhân dân Đông Âu
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu Sự ra đời của các nước dân chủ nhân dân Đông Âu
HS: quan sát hình 2 SGK.
GV: hướng dẫnà học sinh xác định các nước Đông Âu trên bản đồ treo tường.
HS: tìm hiểu và quan sát mục I.
? Các nước dân chủ nhân dân Đông Âu ra đời như thế nào?
GV: nêu thêm tình hình nước Đức sau chiến tranh thế giới II.
? Để hoàn thành thắng lợi cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân từ 1946-1949 các nước Đông Âu đã làm gì?
GV: minh họa để học sinh hiểu rõ thêm những công việc trong cuộc cách mạng. Liên hệ với cách mạng Việt Nam.
GV chuyển mục: Cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân ... viên: kể chuyện và lấy ví dụ chứng minh sự suy giảm của Trung Quốc trong 20 năm biến động.
? Nêu những thành tựu to lớn về kinh tế của Trung Quốc trong thời kì đổi mới.
GV: Liên hệ với quá trình đổi mới của Việt Nam.
GV nhấn mạnh: Hiện nay Trung Quốc là nước có tốc độ phát triển kinh tế ổn định cao vào bậc nhất thế giới.
1. Sự ra đời của nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa:
	-1945-1949: nội chiến.
	-1/10/1949: nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa ra đời.
	-Ý nghĩa: (sgk)
2. Mười năm xây dựng chế độ mới. 
	-Khôi phục kinh tế, tiến hành cải cách ruộng đất, hợp tác hóa nông nghiệp, cải tạo công thương, xây dựng công nghiệp dân tộc, phát triển văn hóa giáo dục.
	-1953-1957: thực hiện kế hoạch 5 năm lần 1 à bộ mặt Trung Quốc thay đổi rõ rệt.
	-Đối ngoại: Củng cố hòa bình thúc đẩy cách mạng thế giới.
3. Hai mươi năm biến động (1959-1978).
	-Đường lối “Ba ngọn cờ hồng”.
à kinh tế hỗn loạn, sản xuất giảm sút.
	-“Đại cách mạng văn hóa” hỗn loạn trong cả nước gây nên thảm họa nghiêm trọng cho nhân dân.
4. Công cuộc cải cách
	-12/1978 đề ra đường lối mới: 
Xây dựng CNXH mang màu sắc Trung Quốc: lấy kinh tế làm trung tâm, cải cách mở cửa nhằm hiện đại hóa đất nước.
	-Đối ngoại: quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước trên thế giới.
4/. Củng cố: 
	Làm bài tập trên giấy: lập bảng thống kê về châu Á và cách mạng Trung Quốc.
5/ Hướng dẫn học tập ở nhà:
- Làm bài tập hoàn chỉnh vào vở.
- Chuẩn bị bài mới:
	ØTìm hiểu tình hình chung của các nước Đông Nam Á.
	ØTìm hiểu về tổ chúc ASEAN.
6/ Tài liệu tham khảo:
- Lịch sử thế giới hiện đại.
- Nhữngmẫu chuyện lịch sử thế giới.
* Rút kinh nghiệm:
 Tuần 6: Ngày soạn: 12/9/2010
Tiết 6: Ngày dạy: 14/9/2010
Bài 5: Các nước Đông Nam Á.
I/ Mục tiêu bài học:
1/Về kiến thức: Học sinh nắm:
- Tình hình Đông Nam Á trước và sau năm 1945.
- Sự ra đời của ASEAN và vai trò của nó đồi với sự phát triển của khu vực.
2/ Về tư tưởng:
- Học sinh tự hào về những thành tựu mà nhân dân các nước Đông Nam Á đã đạt được trong thời gian gần đây.
- Các nước Đông Nam Á cần củng cố và tăng cường sự đoàn kết hựu nghị và hợp tác phát triển giữa các nước.
3/ Về kĩ năng: rèn kĩ năng phân tích, khái quát,tổng hợp sự kiện lịch sử và kĩ năng sử dụng bản đồ.
II/ Chuẩn bị:
1/ Giáo viên:
	- Bản đồ các nước Đông Nam Á.
	- Tài liệu về các nước Đông Nam Á và ASEAN.
	- Lịch sử thế giới hiện đại.
2/ Học sinh:
	- Sách giáo khoa.
	- Vở bài soạn, vở bài học.
	- Sưu tầm tranh ảnh khu vực Đong Nam Á thời kì này.
III/ Tiến trình dạy và học:
1/Kiểm tra bài cũ:
- Tình hình chung các nước Đông Nam Á từ 1945 đến nay.
- Trình bày những thành tựu của Trung Quốc trong công cuộc đổi mới (1978 à nay)
2/Giới thiệu bài mới: Sau khi dành được độc lập, các nước Đông Nam Á bắt tay vào công cuộc xây dựng đất nước ra sao? Sự hợp tác qua tổ chức ASEAN ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu bài.
3/ Bài mới:
	I/ Tình hình Đông Nam Á trước và sau 1945.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu tình hình Đông Nam Á trước và sau năm 1945.
GV: Sử dụng lược đồ các nước Đông Nam Á.
HS: quan sát lược đồ SGK. Xác định vị trí của các nước trên bản đồ treo tường.
? Nét chủ yếu về các nước Đông Nam Á trước 1945?
HS: Dựa vào sgk trả lời.
GV: Chuẩn xác.
? Tình hình Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới II?
? Tại sao đến giữa những năm 50 tình hình lại căng thẳng?
GV: sự phân hóa và đường lối đối ngoại?
HS: Nêu cụ thể 
GV: phân tích thêm.
GV nhấn mạnh: Khu vực Đông Nam Á, tuy có thời gian có sự bất đồng giữa các nước nhưng thời gian gần đây quan hệ rất tốt giữa các nước. Đó là sự liên kết hợp tác cùng phát triển.
- Đông Nam Á: Diên tích: gần 4,5 triệu km2
	 Dân số: 536 triệu người.
- Trước chiến tranh thế giới II: hầu hết các nước Đông Nam Á là thuộc địa của Tư Bản Phương Tây.
- 1945: chiến tranh kết thúc à các nước giành chính quyền.
- Các nước đế quốc trở lại xâm lược à nhân dân tiếp tục kháng chiến .
- Giữa những năm 50 các nước giành độc lập.
- Mĩ can thiệp vào Đông Nam Á à chính sách đối ngoại các nước có sự phân hóa.
	ØThái Lan, Phi-lip-pin: thân Mĩ tham gia khối SEATO.
	ØViệt Nam, Lào, Cam-pu-chia: kháng chiến chống Mĩ.
	ØIn-đô-nê-si-a, Miến Điện: hòa bình, trung lập.
II/ Sự ra đời của tổ chức ASEAN (1967).
Hoạt động 2:Tìm hiểu sự ra đời của tổ chức ASEAN (1967).
HS:Hoạt động nhóm, quan sát SGK.
Câu hỏi thảo luận: Xác định: Hoàn cảnh, Sự thành lập, Mục tiêu, Nguyên tắc của Hiệp Hội các nước Đông Nam Á (ASEAN)?
HS: trình bày từng phần.
GV: phân tích và chuẩn xác kiến thức để học sinh viết bài.
Giáo viên: giải thích thêm hiệp ước Băng-Cốc (mục tiêu), Hiệp ước Bali (nguyên tắc).
GV nhấn mạnh: Quan hệ giữa Việt Nam và ASEAN: 1975-1978 cải thiện. 1979 à quan hệ “đồi đầu” à Từ cuối những năm 80 chuyển dần sang quan hệ “đối thoại”. 
-Hoàn cảnh: Các nước Đông Nam Á có nhu cầu hợp tác phát triển và hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực.
-Sự thành lập: 8/8/1967 tại Băng-Cốc ASEAN ra đời.
-Thành viên: In-đô-nê-si-a, Thái Lan, Malaysia, Phi-lip-pin, Sin-ga-po.
-Mục tiêu: phát triển kinh tế, văn hóa thông qua sự hợp tác, hòa bình ổn định giữa các thành viên.
-Nguyên tắc: 
 ØTôn trọng chủ quyền, không can thiệp vào nội bộ của nhau.
	ØGiải quyết bằng hòa bình.
	ØHợp tác và phát triển.
III/ Từ “ASEAN 6” phát triển thành “ASEAN 10”
Hoạt động 3:Tìm hiểu sự phát triển từ “ASEAN 6” phát triển thành “ASEAN 10”
? Tổ chức ASEAN được phát triển như thế nào?
Giáo viên: hướng dẫn học sinh xem hình 11:Hội nghị cao cấp ASEAN hợp tại Hà Nội.
HS: Quan sát.
? Hoạt động chủ yếu của ASEAN hiện nay là gì?
? Những hoạt động cụ thể của ASEAN trong thập kỉ 90 có những nét gì mới?
GV nhấn mạnh: Thể hiện sự hợp tác, hữu nghị, giúp đỡ nhau cùng phát triển của ASEAN.
Giáo viên: giải thích thêm: AFTA, ARF à có ảnh hưởng như thế nào đến nước ta.
- Thành phần: gồm 10 nước
Tiếp tục gia nhập: Bru-nây (1984), Việt Nam (7/1995), Lào, Mianma (9/1997), cam-pu-chia (4/1999).
- Hoạt động chủ yếu: hợp tác kinh tế, xây dựng Đông Nam Á hòa bình, ổn đinh, phát triển phồn vinh.
- 1992 khu vực mậu dịch chung Đông Nam Á ra đời (AFTA)
- 1994 diễn đàn khu vực (ARF) gồm 23 nước để cùng nhau hợp tác phát triển.
4. Củng cố: 
	ØNét nổi bậc của khu vực Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới II.
	ØTrình bày sự ra đời, mục đích hoạt động và quan hệ đối với Việt Nam.
5. Hướng dẫn học tập ở nhà:
a/ Bài tập về nhà: Học sinh xác định những biến đổi lớn của khu vực Đông Nam Á từ 1945 đến nay.
b/ Chuẩn bị bài mới: Tìm hiểu về các nước châu Phi:
	ØNhóm 1 à 4: Tìm hiểu tình hình chung.
	ØNhóm 5 à 6: Cộng Hòa Nam Phi (nét nổi bật)
* Rút kinh nghiệm:
Tuần 7: Ngày soạn: 17/9/2010
Tiết 7: Ngày dạy: 21/9/2010	
Bài 6: Các nước châu Phi.
I/ Mục tiêu bài học:
1/ Về kiến thức: Học sinh nắm:
- Tình hình chung của các nước châu Phi sau chiến tranh thế giới II: cuuộc đấu tranh giành độc lập và sự phát triển kinh tế – xã hội của các nước châu Phi.
- Tình hình chung về cộng hòa Nam Phi từ 1945 đến nay và Cuộc đấu tranh xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc ở Cộng Hòa Nam Phi.
2/ Về tư tưởng: giáo dục cho học sinh tinh thần đoàn kết, tương trợ ủng hộ nhân dân châu Phi trong cuộc đấu tranh giành độc lập, chống đói nghèo.
3/ Về kĩ năng: Rèn kĩ năng:
- Sử dụng lược đồ châu Phi.
- Khai thác tài liệu, tranh ảnh, kênh truyền hình để học sinh hiểu thêm về châu Phi.
II/ Chuẩn bị:
1/ Giáo viên:
	- Bản đồ châu Phi.
	- Lịch sử thế giới hiện đại.
	- Những mẫu chuyện lịch sử thế giới.
2/ Học sinh:
	- Sách giáo khoa.
	- Vở bài soạn, vở bài học.
III/ Tiến trình dạy và học:
1/Kiểm tra bài cũ:
Trình bày nét nổi bật của Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới II?
2/ Giới thiệu bài mới: Hôm nay chúng ta tiếp tục tìm hiểu “các nước châu Phi” có những điểm chung và sự khác biệt nào so với các khu vực đã học.
3/ Bài mới:
I/ Tình hình chung.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1:Tìm hiểu tình hình chung về các nước châu Phi.
GV: giới thiệu khái quát châu Phi trên bản đồ so sánh với các châu lục khác.
HS: xác định một số nước tiêu biểu.
? Trình bày nét nổi bật của châu Phi sau chiến tranh thế giới II?
Giáo viên khẳng định: “châu Phi lục địa mới thổi dậy”.
GV: Liên hệ giữa cách mạng Việt Nam với Angiêri.
? Tại sao năm 1960 gọi là “năm châu Phi”?
? Các nước châu Phi xây dựng đất nước đạt kết quả như thế nào?
GV: giảng về sự phát triển của châu Phi à không đổi thay được bộ mặt.
? Những thách thức ở châu Phi? Nguyên nhân tại sao như vậy?

GV phân tích: Hiện nay được sự giúp đỡ của các cộng đồng quốc tế giúp cho châu Phi khắc phục sự đói nghèo và xung đột sắc tộc, tôn giáo à lâu dài và gian khổ.
-Khái quát: + Diện tích:30,3 triệu km2
 + Dân số: 839 triệu người (2002)
- Sau chiến tranh thế giới II: phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ
+ Mở đầu: Ai Cập (7/1952) à nước Cộng Hòa Ai Cập ra đời (6/1953).
+ Đấu tranh vũ trang của Angiêri thắng lợi (1954-1962).
+ 1960 “Năm châu Phi”-> Hệ thống thuộc địa tan rã à 17 nước giành độc lập chủ quyền.
- Công cuộc xây dựng đất nước:
+ Phát triển kinh tế-xã hội đạt thành tựu nhưng chưa thay đổi bộ mặt châu Phi
+ Cuối những năm 80 tình hình không ổn định:
	ØXung đột nội chiến
 ØĐói nghèo, nợ nần.
	ØBệnh dịch 
à Các nước đang tìm giải pháp để khắc phục và thành lập nhiều tổ chức trong khu vực (liên minh châu Phi AU) nhăm giúp đỡ, hợp tác cùng nhau phát triển.
II/ Cộng Hòa Nam Phi.
Hoạt động 2:Tìm hiểu về cộng hòa Nam Phi.
? Nêu một số nét khái quát về Cộng Hòa Nam Phi?
? Tại sao Nam Phi đã được độc lập nhưng đại đa số người dân lại đấu tranh?
GV: giảng các đạo luật àpháp luật công nhận (phân biệt chủng tộc)
GV: Giới thiệu về tổ chức ANC và Man-đê-la.
? Man-đê-la được bầu tổng thống có ý nghĩa như thế nào?
GV: Giới thiệu hình 13 sgk.
HS: Quan sát và tìm hiểu thêm 1 vài nét về cuộc đời và sự nghiệp của Nen-xơn Man-đê-la.
? Chính quyền mới ở Nam Phi đã làm gì để phát triển kinh tế.
HS: Phân biệt chiến lược kinh tế vĩ mô à có tác dụng như thế nào đến tình hình kinh tế-xã hội của Cộng Hòa Nam Phi.
a.Khái quát: Diện tích: 1,2 triệu km2
	 Dân số: 43,6 triệu người (2002)
- Năm 1662: Hà Lan chiếm (thuộc địa kếp)
- Đầu thế kỉ XIX: Thực Dân Anh chiếm
- 1961 Cộng Hòa Nam Phi ra đời.
b.Cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc:
- Chính quyền thực dân da trắng thi hành chế độ phân biệt chủng tộc (Apacthai) à tàn bạo đối với người da đen và da màu
- Dưới sự lãnh đạo của “Đại hội dân tộc phi” (ANC) à nhân dân kiên trì chống Chủ Nghĩa Apacthai à 1993 giành thắng lợi.
- 4/1994: Nen-xơn Man-đê-la được bầu tổng thống. 
- Chính quyền mới đưa ra chiến lược kinh tế vĩ mô à cải thiện đời sống của người da đen.
4.Củng cố: 
Làm bài tập điền các sự kiện thích hợp trên bảng phụ.
 5. Hướng dẫn học tập ở nhà:
- Làm bài tập vào vở.
- Chuẩn bị tìm hiểu để thuyết trình về khu vực Mĩ La-Tinh.
* Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docsu 9 tuan 17.doc