2. Kiểm tra bài cũ:
- Em hãy trình bày những nét chủ yếu của tình hình Đông Nam Á từ sau 1945 đến nay?
- Trình bày về hoàn cảnh ra đời và mục tiêu hoạt động của tổ chức ASEAN?
3. Bài mới: Từ sau chiến tranh TG thứ 2, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Châu Phi phát triển mạnh, hầu hết các nước Châu Phi đã dành được độc lập. Nhưng trên con đường phát triển, các nước Châu Phi còn gặp nhiều khó khăn, vấn đề chủ yếu của các nước này hiện là chống đói, nghèo, lạc hậu. Hôm nay chúng ta học bài các nước Châu Phi.
Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 7: Bài 6 Các nước Châu Phi A. Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: HS nắm được: - Tình hình chung của các nước Châu Phi từ sau chiến tranh TG thứ 2 đến nay. - Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc. - Sự phát triển kinh tế - xã hội của các nước này. - Cuộc đấu tranh kiên trì để xóa bỏ chủ nghĩa phân biệt chủng tộc ở cộng hòa Nam Phi. 2. Tư tưởng: - Giáo dục cho HS tinh thần đoàn kết, giúp đỡ và ủng hộ nhân dân Châu Phi, trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và chống đói nghèo, bệnh tật. 3. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng sử dụng bản đồ, khai thác tư liệu và tranh ảnh, tổng hợp, so sánh, phân tích các sự kiện. B. Chuẩn bị: - Bản đồ Châu Phi, bản đồ Thế giới. - Tài liệu tranh ảnh về Châu Phi. C. Tiến trình Lên lớp: 1. ổn định tổ chức lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: - Em hãy trình bày những nét chủ yếu của tình hình Đông Nam á từ sau 1945 đến nay? - Trình bày về hoàn cảnh ra đời và mục tiêu hoạt động của tổ chức ASEAN? 3. Bài mới: Từ sau chiến tranh TG thứ 2, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Châu Phi phát triển mạnh, hầu hết các nước Châu Phi đã dành được độc lập. Nhưng trên con đường phát triển, các nước Châu Phi còn gặp nhiều khó khăn, vấn đề chủ yếu của các nước này hiện là chống đói, nghèo, lạc hậu. Hôm nay chúng ta học bài các nước Châu Phi. Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nắm vài nét về tìm hiểu tình hình chung. - Yêu cầu HS đọc thông tin sgk. - GV giới thiệu bản đồ tự nhiên Châu Phi. ? Em hãy trình bày về phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của các nước Châu Phi? (Học sinh yếu) - GV dùng lược đồ để trình bày qua trình diễn ra các phong trào đấu tranh. ? “Binh biến” nghĩa là như thế nào? ? Qua sự kiện trên em có nhận xét gì về phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, dành độc lập ở các nước Châu Phi, sau chiến tranh TG thứ 2? ? Phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân và dành độc lập dân tộc của các nước Châu Phi mang lại kết quả như thế nào? GV: Như vậy sau chiến tranh TG thứ 2 cơn bão táp CM giải phóng dan tộc đã bùng nổ ở Châu Phi đã trở thành “lục địa trỗi dậy” trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc. ? Sau đấu tranh giải phóng dân tộc các nước Châu Phi đã làm gì? Kết quả ra sao? (Học sinh yếu) ? Nguyên nhân vì sao tình hình các nước Châu Phi lại như vậy? - Đọc phần tư liệu để thấy sự khó khăn của các nước Châu Phi ? Đứng trước hoàn cảnh của các nước Châu Phi chúng ta cần có thái độ và hành động như thế nào? Hoạt động 2: Hướng dẫn HS nắm vài nét về đất nước Cộng hòa Nam Phi. - Chỉ trên lược đồ vị trí của Cộng hòa Nam Phi và nêu những đặc điểm địa lí của nước này? GV: Bổ sung tư liệu về sự ra đời của Cộng hòa Nam Phi. - HS đọc phần tư liệu về chính sách phân biệt chủng tộc (Apacthai). ? Nhận xét về chính sách phân biệt chủng tộc Apacthai? (Học sinh yếu) GV: Bọn cầm quyền da trắng ban hành tới gần 70 đạo luật về phân biệt chủng tộc “luật cách li chủng tộc”, “luật về giấy CM”, “luật trị an công nông”, “luật về quyền sở hữu ruộng đất và XN”.. ? Trước những chính sách vô cùng tàn bạo của chế độ phân biệt chủng tộc Apacthai người dân da đen đã có hành động như thế nào? GV: Không những người da đen đòi thủ tiêu chế độ phân biệt chủng tộc mà cả cộng đồng quốc tế, kể cả Liên hợp quốc đã lên án gay gắt chế độ Apacthai ủng hộ cuộc đấu tranh của người da đen. ? Trước cuộc đấu tranh của người da đen chính quyền người da trắng Nam Phi đã làm gì? (Học sinh yếu) - Quan sát ảnh lãnh tụ ANC. GV: Sau cuộc bầu cử dân chủ đa chủng tộc đầu tiên ở Nam Phi (4/1994) Nenxơn Manđêla đã trở thành tổng thống người da đen đầu tiên trong lịch sử nước này. Đó là 1 thắng lợi có ý nghĩa lịch sử. ? Tại sao sự kiện này lại được coi là 1 thắng lợi có ý nghĩa lịch sử? ? Song song với việc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc, Cộng hòa Nam Phi còn chú trọng phát triển kinh tế, xã hội em hãy cho biết Cộng hòa Nam Phi đã đưa ra những biện pháp gì trong việc phát triển kinh tế - xã hội? ? Qua cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc dành chính quyền của người dân Nam Phi và việc phát triển kinh tế của nước này em có nhận xét gì về người dân và chính quyền mới của nước này? Hoạt động 3: ? Mục tiêu của chiến lược kinh tế vĩ mô được chính quyền mới ở Nam Phi ban hành tháng 6/1966? Đọc thông tin sgk. Lắng nghe, quan sát. Trả lời. - Cuộc phản kháng lại mệnh lệnh cấp trên... Trả lời, nhận xét. Trả lời. Lắng nghe - Sự tàn phá của chiến tranh sản xuất đình đốn, dịch bẹnh chết chóc, nhà nước chi phí lớn mua sắm vũ khí và nhu cầu quân sự... - Đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ, ủng hộ nhân dân Châu Phi. - S = 1,2 triệu km2; dân số 43,4 triệu người (1999); 75,2% da đen; 13,6% da trắng; 8,6% da màu. Nhận xét, bổ sung. Lắng nghe Người da đen đã bền bỉ tiến hành cuộc đấu tranh đòi thủ tiêu chế độ phân biệt chủng tộc. - Tuyên bố từ bỏ chính quyền Apacthai. - Tuyên bố trả tự do cho lãnh tụ ANC (Nenxơn Manđêla) sau 27 năm bị cầm tù. Trả lời Trả lời - Người dân: Tinh thần đấu tranh bền bỉ, đoàn kết, yêu nước. - Chính quyền mới: Chăm lo đến đời sống kinh tế - xã hội của đất nước. - Cuộc đấu tranh ở Nam Phi cũng nói lên ý nghĩa “mới trỗi dậy” mạnh mẽ của toàn lục địa hướng tới tương lai. Trả lời, nhận xét. I. Tình hình chung: 1. Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc Châu Phi: - Phong trào phát triển sôi nổi, nổ ra nhanh nhất ở Bắc Phi. - 18/6/1953 Cộng hòa Ai Cập ra đời. - Angiêri đấu tranh dành độc lập (1954 - 1962). - Năm 1960, 17 nước Châu Phi dành độc lập. - Hệ thống thuộc địa của các nước đế quôc lần lượt tan rã. * Kết quả: Các dân tộc Châu Phi giành lại độc lập chủ quyền. 2. Công cuộc xây dựng đất nước: - Phát triển kinh tế, xã hội thu được nhiều thành tựu. * Khó khăn: - Những cuộc xung đột. - Đói nghèo, nợ nần và dịch bệnh. II. Cộng hòa Nam Phi: 1, Đấu tranh giành độc lập: - Đấu tranh đòi thủ tiêu chế độ phân biệt chủng tộc Apacthai của người da đen dưới sự lãnh đạo của tổ chức “Đại hội dân tộc Phi” (ANC). - Xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc tồn tại sau hơn 3 thế kỉ. - Người da đen có quyền tự do. * ý nghĩa: Chế độ phân biệt chủng tộc bị xóa bỏ ngay tại sào huyệt cuối cùng của nó sau hơn 3 thế kỉ tồn tại. 2, Phát triển kinh tế - xã hội: - Đưa ra chiến lược kinh tế vĩ mô (6/1996). - Xóa bỏ chế độ Apacthai về kinh tế. III. Luyện tập: BT trắc nghiệm: A. Phát triển sản xuất. B. Giải quyết việc làm, cải thiện mức sống cho người da đen. C. Xóa bỏ “chế độ Apacthai về kinh tế” vẫn còn tồn tại đối với người da đen. D. Quốc hữu hóa các nhà máy thuộc quyền sở hữu của người da trắng. D. Cũng cố, dặn dò, hướng dẫn về nhà. - Nắm nội dung của bài: + Tình hình chung của các nước Châu Phi từ sau chiến tranh TG thứ 2 đến nay + Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc. + Cuộc đấu tranh kiên trì để xóa bỏ chủ nghĩa phân biệt chủng tộc ở cộng hòa Nam Phi. - Chuẩn bị bài mới: Các nước Mĩ La - tinh @ & ? Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 8: Bài 7 Các nước Mĩ la-tin A.MụC TIÊU BàI HọC: 1. Kiến thức: - Giúp học sinh nắm được khái quát tình hình Mĩ la tinh sau chiến tranh thế giới thứ hai, đặc biệt cuộc đấu tranh giải phóng của nhân dân Cu Ba và những thành tích mà nhân dân Cu Ba đạt được về kinh tế, văn hóa, giáo dục hiện nay. 2.Tư tưởng: - Thấy được cuộc đấu tranh kiên cường của nhân dân Cu Ba và những thành tựu mà nhân dân Cu Ba đạt được về kinh tế, văn hóa, giáo dục. Từ đó thêm yêu mến va quý trọng nhân dân Cu Ba. - Thắt chặt tình đoàn kết, hữu nghị và tinh thần tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa nhân dân hai nước Việt Nam và Cu Ba. 3. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng sử dụng lược đồ Mĩ la tinh, xác định vị trí các nước Mĩ la tinh trên bản đồ thế giới. B. Chuẩn bị: - GV: Bản đồ PTGPDT trên thế giới sau chiến tranh thế giới thứ hai - HS: sưu tầm tranh ảnh về Cu Ba, Phi đen Caxtơ rô. C. Tiến trình dạy và học: 1. ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: - Nêu tình hình chung của Châu Phi sau chiến tranh thế giới thứ hai? - Vì sao Nen xơn Man đê la được trao giải thưởng Hòa Bình năm 1993? 3. Dạy và học bài mới: Mĩ la tinh là một khu vực rộng lớn, trên 20 triệu km2 (1/7 diện tích thế giới) gồm 23 nước cộng hòa, tài nguyên thiên nhiên phong phú. Từ sau 1945, các nước Mĩ la tinh không ngừng đấu tranh để củng cố độc lập chủ quyền, phát triển kinh tế, xã hội nhằm thoát khỏi sự lệ thuộc vào Mĩ. Trong cuộc đấu tranh đó nổi bật lên đất nước Cu ba, một điển hình của phong trào cách mạng khu vực Mĩ la tinh. Hôm nay chúng ta tìm hiểu các nước Mĩ la tinh và so sánh với các nước Châu á, Châu Phi để có nhận xét. Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nắm vài nét về những nét chung Châu Mĩ La - tinh. - Yêu cầu HS đọc thông tin sgk. - GV xác định trên bản đồ vị trí giới hạn khu vực Mĩ la tinh. ? Dựa vào màu sắc trên bản đồ nêu đặc điểm chính trị Mĩ la tinh? - GV giải thích từ “sân sau” của đế quốc Mĩ - HS xác định ba nước Cu Ba, Chi lê, Ni-ca-ra-goa. (Học sinh yếu) ? Em hãy cho biết tình hình các nước Mĩ la tinh trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế hiện nay? (Lạm phát cao nhất thế giới: 100%(1983), 56,1% (1980), hiện nay Braxin, Mê hicô là 2 nước NIS) - Nhìn chung, trình độ phát triển của các nước ở Mĩ La tinh cao hơn nhiều nước châu á và châu Phi. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS nắm vài nét về Cu - Ba hòn đảo anh hùng. - Yêu cầu HS đọc thông tin sgk. - G/v sử dụng bản đồ SGK. Gv giới thiệu đất nước Cu Ba. ? Trình bày nhũng nét chính về đất nước Cu Ba sau chiến tranh thế giới thứ Hai? G/v tường tuật thêm những nét cơ bản về cuộc đấu tranh của nhân dân Cu Ba và đặc biệt là Phi đen Ca-xtơ-rô. ? Sau khi cách mạng giành được thắng lợi nhân dân Cu Ba đã làm gì? ? Trình bày những kết quả mà nhân dân Cu Ba đã đạt được? (Học sinh yếu) ? Hãy trình bày những hiểu biết của em về mối quan hệ đoàn kết hữu nghị của nhân dân Việt Nam và nhân dân Cu Ba? - G/v chốt bảng. HS đọc thông tin sgk. Quan sát. HS trả lời, Hs xác định vị trí các nước. HS trả lời. HS đọc sgk “Trong công cuộctrong nước” Lắng nghe. Đọc thông ti SGK. Quan sát và lắng nghe. Trả lời, nhận xét. Lắng nghe. Lập ra chính phủ lâm thời do Phi-đen Ca-xtơ-rô đứng đầu thực hiện nhưng nhiệm vụ quan trọng. Trình bày, nhận xét, bổ sung. HS thảo luận, trả lời, nhận xét. I. Những nét chung - Chính trị: Nhiều nước giành độc lập từ đầu thế kỉ XIX và lệ thuộc vào Mĩ. - Sau chiến tranh thế giới thứ hai, một cao trào đấu tranh đã bùng nổ. - Kết quả: Chính quyền độc tài nhiều nước bị lật đổ, chính quyền dân chủ nhân dân được thành lập, đặc biệt là Cu Ba, Chi lê, Ni ca ra goa. - Công cuộc xây dựng và phát triển đất nước: Đạt nhiều thành tựu quan trọng trong củng cố độc lập chủ quyền, dân chủ hóa sinh hoạt chính trị, cải cách kinh tế và lập tổ chức liên minh khu vực. Tuy nhiên từ đầu những năm 90/XX, tình hình kinh tế, chính trị gặp nhiều khó khăn, căng thẳng. II. Cu Ba hòn đảo anh hùng. * Sau chiến tranh: - 3/1952 tướng Ba-ti-xta làm đảo chính thiết lập chế độ độc tài quân sự ở Cu Ba. - 26/7/1953, Phi đen Caxtơrô lãnh đạo cuộc tấn công pháo đài Môncađa. +1/1/1959, chế độ độc tài Batixta bị lật đổ, cách mạng thắng lợi. * Sau khi giành được độc lập: + Lập ra chính phủ lâm thời do Phi-đen Ca-xtơ-rô đứng đầu. + Tiến hành cuộc cải cách dân chủ triệt để: Cải cách ruộng đất, quốc hữu hóa các xí nghiệp của TB nước ngoài, Xây dựng chính quyền cách mạng các cấp và thanh toán nạn mù chữ, phát triển giáo dục. + Tiến hành cách mạng dân chủ nhân dân, tiến lên xây dựng CNXH (4/1961) * Kết quả: + Đạt nhiều thành tựu to lớn: xây dựng công nghiệp cơ cấu hợp lý, nông nghiệp đa dạng, văn hóa, giáo dục, y tế phát triển. D. Cũng cố, hướng dẫn về nhà. - Nắm nội dung của bài: + Những nét nổi bật về khu vục Mĩ La - tinh. + Cách mạng Cu Ba và những thành tựu sau khi giành được độc lập. - Chuẩn bị bài mới: Nước Mĩ @ & ?
Tài liệu đính kèm: