A- Mục tiêu bài dạy:
Qua giờ kiểm tra nhằm đánh giá học sinh về môn lịch sử ở các bài đã học. Giúp học sinh biết đánh giá, phân tích sự kiện lịch sử.
Giáo dục học sinh ý thức tự giác làm bài, biết vận dụng kiến thức đã học vào bài làm.
B- Chuẩn bị:
- Giáo viên: Nghiên cứu soạn bài.
Ngày soạn: . Ngày dạy: . Tuần 9: Tiết 9 : Kiểm tra viết: 1 tiết A- Mục tiêu bài dạy: Qua giờ kiểm tra nhằm đánh giá học sinh về môn lịch sử ở các bài đã học. Giúp học sinh biết đánh giá, phân tích sự kiện lịch sử. Giáo dục học sinh ý thức tự giác làm bài, biết vận dụng kiến thức đã học vào bài làm. B- Chuẩn bị: - Giáo viên: Nghiên cứu soạn bài. - Học sinh: Ôn tập + Bút. C- Tiến trình: - ổn định tổ chức. - Kiểm tra: Sự chuẩn bị của học sinh. - Bài mới: I- Phần trắc nghiệm: Hãy khoanh tròn vào đáp án em cho là đúng. 1- Đến nửa đầu thập kỷ 70, hai cường quốc công nghiệp đừng đầu thế giới là: a- Mỹ và Nhật Bản . b- Mĩ và Liên Xô. c- Nhật bản và Liên Xô. d- Liên Xô và các nước Tây Âu. 2- Mục đích của Mĩ khi phát động chạy đua vũ trang với Liên Xô: a- Phá hoại tiềm lực kinh tế của Liên Xô. b- Phá hoại nền công nghiệp của Liên Xô. c- Gây tình trạng căng thẳng trên thế giới. d- Cả 3 câu trên. 3- Năm 1973 thế giới tư bản có sự kiện nào quan trọng nhất xảy ra ? a- Khủng hoảng con tin ở Iran. b- Mĩ thua trận ở Việt Nam, phải ký hiệp định Pari. c- Cuộc khủng hoảng dầu mỏ. d- Mĩ đưa người lên được mặt trăng. 4- Liên Xô đã giúp chúng ta xây dựng công trình gì ? a- Nhà máy thuỷ điện Đa Nhim. b- Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình. c- Đường dây 500 KV. d- Câu A và C đúng. 5- Điểm chung cơ bản của các nước XHCN là: a- Do đảng cộng sản lãnh đạo. b- Lấy chủ nghĩa Mác Lê Nin làm tư tưởng. c- Cùng mục tiêu xây dựng CNXH. d- Cả 3 ý trên. 6- Đối với khối SEV Việt Nam là. a- Quan sát viên. b-Thành viên chính thức. c- Thành viên hưởng quy chế đặc biệt. d- Không tham gia. 7- Cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc tiêu biểu là nước nào ? a- Cộng hoà Nam Phi. b- Ai Cập. c- Rô Đê Di a. d- Mô Dăm Bích. 8- Nước nào là “Con rồng” ở Đông Nam á ? a- Hồng Công. b- Sinhgapo. c- Đài Loan. d- Hàn Quốc. 9- Mục tiêu hoạt động của ASEAN là: a- Xây dựng mối quan hệ hoà bình, hữu nghị, hợp tác giữa các nước trong khu vực. b- Xây dựng cộng đồng Đông Nam á hùng mạnh trên cơ sở tự cường khu vực. c- Thiết lập khu vực hoà bình tự do trung lập ở Đông Nam á. d- Cả 3 câu trên. 10- Mục đích đấu ranh của nhân dân Nam Phi là: a- Giành lại độc lập. b- Xoá bỏ chế độ phong kiến. c- Xoá bỏ chế độ phân biệt chủng tộc. d- Tất cả 3 câu trên. 11- Quan hệ Việt Nam - Cu Ba luôn tốt đẹp vì: a- Trước đây 2 nước đều có chung kè thù là Mĩ. b- Hai nước đều là nước XHCN. c- Cu Ba đã giúp đỡ Việt Nam tận tình trong thời chống Mĩ. d- Cả 3 câu trên. 12- Cách mạng Cu-Ba thắng lợi vào ngày tháng năm nào ? a- 30/12/1958. b- 01/11/1959. c- 01/01/1959. d- 11/1/1958. II- Phần tự luận: 1- Nêu công cuộc khôi phục kinh tế sau chiến tranh (1945-1950) ở Liên Xô ? 2- Hoàn cảnh ra đời và mục tiêu hoạt động của tổ chức ASEAN ? 3- Nêu những nét chính về Cộng hoà Nam Phi ? ý nghĩa thành lập Cộng hoà Nam Phi ? Đáp án I- Phần trắc nghiệm: (3 điểm). Mỗi ý đúng cho 0,25 điểm. II- Phần tự luận: (7 điểm). 1- Công cuộc khôi phục kinh tế sau chiến tranh (1945-1950) ở Liên Xô: (1,5 điểm). - 1946 đề ra kế hoạch khôi phục và phát triển kinh tế đất nước. - Kết quả: + Hoàn thành kế hoạch 5 năm trước 9 tháng. + Các chỉ tiêu cơ bản đều vượt mức. + 1949 chế tạo thành công bom nguyên tử. 2- Hoàn cảnh ra đời và mục tiêu hoạt động của ASEAN: (1,5 điểm). - Hoàn cảnh: Do yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội. - Mục tiêu: + Xây dựng mối quan hệ hoà bình, hữu nghị, hợp tác giữa các nước trong khu vực. + Xây dựng cộng đồng Đông Nam á hùng mạnh trên cơ sở tự cường. + Thiết lập khu vực hoà bình tự do tập trung ở Đông Nam á. 3- Nêu những nét chính về Cộng hoà Nam Phi. ý nghĩa thành lập Cộng hoà Nam Phi.: (4 điểm). 3 điểm: - Đại đa số là người da đen. - Năm 1662 là thuộc địa của Hà Lan. - Đầu thế kỷ XIX là thuộc địa của Anh. - Năm 1910 Liên bang Nam Phi thành lập. - Năm 1961 thành lập Cộng hoà Nam Phi. - Bọm cầm quyền da trắng thi hành chính sách phân biệt chủng tộc tàn bạo đ Người da đen không có quyền tự do dân chủ. - Nhân dân Nam Phi đấu tranh bèn bỉ đòi thủ tiêu chế độ phân biệt chủng tộc. - Năm 1993 chính quyền da trắng tuyên bố xoá bỏ chế độ Apácthai. - Tháng 4/1994 tiến hành bầu cử. - Tháng 5/1994 Menxơnmanđêla trúng cử Tổng thống. 1 điểm: * ý nghĩa: Chế độ phân biệt chủng tộc bị xoá bỏ ngay tại sào huyệt sau hơn 3 thế kỷ tồn tại. * Củng cố: - Giáo viên khái quát ý chính của bài kiểm tra. - Thu bài. * Dăn dò: Tiếp tục ôn tập. D- Rút kinh nghiệm: ......................................................................... .................................................................................................................... .... Ngày soạn: . Ngày dạy: . Tuần 10: Tiết 10: Bài 8: Nước Mĩ A- Mục tiêu bài học: Giúp học sinh nắm được: - Sau chiến tranh thế giới thứ hai, kinh tế Mĩ có bước phát triển nhảy vọt, trong hệ thống các nước tư bản. - Trong thời kỳ này nước Mĩ thực hiện chính sách đối nội phản động, đối ngoại bành trướng với mưu đồ bá chủ thế giới, nhưng trong hơn nửa thế kỷ qua, Mĩ đã vấp phải nhiều thất bại nặng nề. - Rèn kỹ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá các sự kiện, kỹ năng sử dụng bản đồ. B- Chuẩn bị: - Giáo viên: Nghiên cứu soạn bài + Bản đồ thế giới. - Học sinh: Học + Đọc trước sách giáo khoa. C- Tiến trình: - ổn định tổ chức. - Kiểm tra: Trình bày những nét chính về cách mạng Cu-Ba (1945 đến nay) ? - Bài mới: I- Tình hình kinh tế nước Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai: Giáo viên: Giới thiệu nước Mĩ trên bản đồ. Gọi học sinh đọc Mục 1. ? Em có nhận xét gì về nước Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ 2 ? ? Vì sao Mĩ giàu lên nhanh chóng như vậy ? ? Em hãy nêu những thành tựu kinh tế Mĩ sau chiến tranh ? Giáo viên: Mĩ chiếm 50% tàu trên biển. ? Em có nhận xét gì kinh tế Mĩ trong thế giới này ? (Trung tâm kinh tế toàn thế giới). ? Từ 1973 đến nay kinh tế Mĩ như thế nào ? ? Vì sao nền kinh tế Mĩ từ 1973 trở đi lại suy giảm ? Giáo viên: Năm 1972 chi 352 tỷ USD cho quân sự. * Sau chiến tranh thế giới thứ 2: - Mĩ giàu mạnh nhất, chiếm ưu thế tuyệt đối về mọi mặt: + Không bị chiến tranh tàn phá. + Giàu tài nguyên. + Thừa hưởng các thành quả khoa học kỹ thuật của thế giới. * Thành tựu: - Kiếm được 114 tỉ USD nhờ bán vũ khí. - Chiếm hơn 1/2 công nghiệp thế giới. - Nông nghiệp: Gấp 2 lần (Anh + Pháp + Đức + ý + Nhật Bản). - Nắm 3/4 trữ lượng vàng thế giới. - Không còn ưu thế tuyệt đối như trước: + Công nghiệp giảm + Dự trữ vàng giảm. * Nguyên nhân suy giảm: - Nhận bản và Tây Âu cạnh tranh ráo riết. - Thường xuyên khủng hoảng dẫn đến suy thoái. - Chi phí quân sự lớn. - Chênh lệch giàu nghèo quá lớn. II- Sự phát triển về khoa học - Kỹ thuật của Mĩ sau chiến tranh: ? Sau chiến tranh nền khoa học - kỹ thuật của Mĩ như thế nào ? ? Em hãy kể những thành tựu về khoa học kỹ thuật ? Giáo viên: Tháng 7/1969 đưa con người lên mặt trăng. Giáo viên: Giới thiệu hình 16 - SGK. ? Em có nhận xét gì về khoa học kỹ thuật của mĩ qua hình ảnh này ? (Biểu hiện sự tiến bộ vượt bậc khoa học kỹ thuật của Mĩ). - Là nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ 2 của toàn nhân loại. * Thành tựu: Đi đầu về khoa học kỹ thuật và công nghệ thế giới trên mọi lĩnh vực: + Sáng chế công cụ mới. + Năng lượng mới. + Vật liệu mới. + “Cách mạng xanh”. + Giao thông và thông tin liên lạc. + Chinh phục vũ trụ. - Sản xuất vũ khí hiện đại. III- Chính sách đối nội và đối ngoại của Mĩ sau chiến tranh: Giáo viên: Sau chiến tranh thế giới thứ 2. ? Về đối nội Mĩ thực hiện chính sách gì ? ? Thái độ của nhân dân Mĩ với những chính sách của Chính phủ ra sao ? ? Sau chiến tranh Mĩ đã có những chính sách đối ngoại gì ? ? Mĩ đề ra chiến lược toàn cầu nhằm mục đích gì ? ? Vì sao Mĩ lại tiến hành viện trợ ? ? Mĩ thành lập các khối quân sự nhằm mục đích gì ? ? Tuy đã thực hiện 1 số mưu đồ nhưng Mĩ cũng đã vấp phải những thất bại gì ? ? Từ 1991 trở lại đây Mĩ đã tiến hành nhiều chính sách, biện pháp để nhằm mục đích gì ? - Ban hành một loạt đạo luật phản động: + Cấm Đảng cộng sản hoạt động. + Chống phong trào đình công. + Loại bỏ những người tiến bộ ra khỏi Chính phủ. - Thực hiện hàng loạt chính sách ngăn cản phong trào cách mạng. - Thực hiện chính sách phân biệt chủng tộc. - Phong trào đấu tranh của nhân dân lên mạnh mẽ: + Chống phân biệt chủng tộc. + Phản đối cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam (Những năm 1960-1970). - Đề ra “Chiến lược toàn cầu”. - Chống các nước xã hội chủ nghĩa. - Đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộc. - Thiết lập sự thống trị trên toàn thế giới. - Tiến hành viện trợ. - Thành lập các khối quân sự. - Thất bại ở Việt Nam. - Nhân dân Mĩ đấu tranh mạnh mẽ. - Xác lập trật tự thế giới “Đơn cực”. Luyện tập: - Vì sao Mĩ lại trở thành nước tư bản giàu nhất thế giới (từ 1945- 1973) ? - Nguyên nhân nào dẫn đến sự suy giảm kinh tế Mĩ (1945-1973) ? Giáo viên: - Chia nhóm để học sinh thảo luận. - Tổng kết. * Củng cố: Em hãy nêu những nét chính về chính sách đối nội, đối ngoại của Mĩ (Từ 1945 đến nay) ? * Dặn dò: Học + Đọc bài mới. D- Rút kinh nghiệm: ....................................................................... ..................................................................................................................... Ngày soạn: . Ngày dạy: . Tuần 11: Tiết 11: Bài 9: Nhật bản A- Mục đích yêu cầu: Giúp học sinh nắm được: - Nhật bản là nước phát xít bại trận, kinh tế Nhật bị tàn phá nặng nề. - Sau chiến tranh thế giới thứ hai - Nhật Bản đã thực hiện những cải cách dân chủ và vay vốn nước ngoài để khôi phục và phát triển kinh tế. Nhật Bản đã vươn lên nhanh chóng trở thành siêu cường quốc, đứng thứ 2 thế giới. - Rèn kỹ năng sử dụng bản đồ và phân tích các sự kiện lịch sử, so sánh, liên hệ với thực tế. B- Chuẩn bị: - Giáo viên: + Nghiên cứu soạn bài. + Bản đồ chính trị thế giới. - Học sinh: Học + Đọc theo sách giáo khoa. C- Tiến trình: - ổn định tổ chức. - Kiểm tra: Trình bày những thành tựu to lớn về kinh tế và khoa học kỹ thuật của Mĩ ? Nguyên nhân sự phát triển nhảy vọt của kinh tế Mĩ ? - Bài mới: I- Tình hình Nhật Bản sau chiến tranh: Giáo viên: Giới thiệu nước Nhật ? Sau chiến tranh thế giới thứ 2 tình hình nước Nhật như thế nào ? ? Sau chiến tranh Nhật đã thực hiện những cải cách dân chủ như thế nào ? ? Những cải cách đó có ý nghĩa gì ? * Tình hình Nhật Bản: Là nước bại trận. + Bị Mĩ chiếm đóng, mất hết thuộc địa, kinh tế bị tàn phá nặng nề. + Thất nghiệp trầm trọng. + Thiếu lương thực, thực phẩm. + Lạm phát nặng nề. - 1946 ban hành Hiến pháp mới. - 1946-1949 thực hiện cải cách ruộng đất. - Xoá bỏ chủ nghĩa quân phiệt. - Trừng trị tội phạm chiến tranh. - Giải giáp các lực lượng vũ trang. - Thanh lọc Chính phủ. - Ban hành các quyền tự do dân c ... a xã hội (từ năm 1986 đến năm 2000) A- Mục tiêu bài học: Giúp học sinh nắm được: - Sự tất yếu phải đổi mới đất nước đi lên CNXH, nội dung của đường lối đổi mới. - Quá trình thực hiện đổi mới đất nước. - Những thành tựu và yếu kém trong quá trình đổi mới. - Rèn luyện kỹ năng phân tích, nhận định, đánh giá các sự kiện lịch sử. B- Chuẩn bị: - Giáo viên: + Nghiên cứu soạn bài. + Tranh ảnh theo Sách giáo khoa. - Học sinh: Học và đọc bài. C- Tiến trình: - ổn định tổ chức. - Kiểm tra: Nêu nội dung của Đại hội V (1983) và những thành tựu hạn chế của kế hoạch 5 năm (1981-1985) ? - Bài mới: I- Đướng lối đổi mới của Đảng: ? Vì sao Đảng ta phải đổi mới đường lối ? ? Quan điểm đổi mới của Đảng ta như thế nào ? ? Nội dung của đường lối đổi mới như thế nào ? ? Tại sao đổi mới kinh tế lại là trọng tâm ? - Đất nước gặp không ít những khó khăn, yếu kém. Tình trạng khủng hoảng về kinh tế - xã hội. - Tác động của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật. - Khủng hoảng ở Liên Xô và châu Âu. - Quan hệ quốc tế có nhiều thay đổi. ị Đảng chủ trương đổi mới. - Đường lối đổi mới được đề ra từ Đại hội VI được bổ sung và điều chỉnh ở Đại hội VII, VIII, IX. - Nội dung: + Đổi mới không có nghĩa là thay đổi mục tiêu CNXH mà là làm cho mục tiêu ấy thực hiện có hiệu quả. + Đổi mới phải toàn diện, đồng bộ nhưng trọng tâm là đổi mới kinh tế. II- Việt Nam trong 15 năm thực hiện đường lối đổi mới (1986-2000): 1- Kế hoạch 5 năm (1986-1990): ? Cả nước đã làm gì để thực hiện kế hoạch ? (Sức người, sức của). ? Nhân dân ta đã đạt được những thành tựu gì ? Hình 85. * Thành tựu; - Năm 1990 đáp ứng nhu cầu lương thực trong nước, có dự trữ và xuất khẩu. - Hàng hóa dồi dào. - Kinh tế đối ngoại phát triển nhanh, hàng xuất khẩu tăng 3 lần. 2 - Kế hoạch 5 năm (1991-1995): Giáo viên: Cả nước phấn đấu ... ra khỏi tình trạng khủng hoảng và đã thu được những thành tựu gì ? - Tình trạng đình đốn trong sản xuất, rối ren trong lưu thông được khắc phục. - Kinh tế tăng trưởng nhanh, nạn lạm phát bị đẩy lùi. - Kinh tế đối ngoại phát triển vốn đầu tư của nước ngoài tăng nhanh. - Hoạt động khoa học và công nghệ gắn bó hơn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. 3- Kế hoạch 5 năm (1996-2000): ? Mục tiêu của kế hoạch 5 năm lần này là gì ? ? Sau 5 năm thực hiện kế hoạch ta đã thu được những kết quả gì ? ? Những thành tựu đạt được trong 15 năm có tác dụng gì ? ? Bên cạnh những thành tựu và tiến bộ đó nhân dân ta còn gặp những khó khăn, tồn tại gì ? ? Trước tình hình đó nhân dân ta phải làm gì ? - Mục tiêu: + Tăng trưởng nhanh về kinh tế. + Giải quyết những vấn đề bức xúc về xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh. + Cải thiện đời sống nhân dân nâng cao tích lũy. - Kết quả: + Nền kinh tế vẫn giữ được nhịp độ tăng trưởng khá. + Khoa học và công nghệ có bước chuyển biến tích cực. + Giáo dục và đào tạo có bước phát triển mới. + Tình hình chính trị, xã hội cơ bản ổn định quốc phòng an ninh được tăng cường, quan hệ đối ngoại không ngừng được mở rộng. * Khó khăn - Tồn tại: - Nền kinh tế phát triển chưa vững chắc. - Một số vấn đề văn hóa - xã hội còn bức xúc và gay gắt. - Tình trạng tham nhũng, suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức ở một bộ phận cán bộ, Đảng viên là rất nghiêm trọng. * Củng cố: Giáo viên khái quát lại nội dung chính. * Dặn dò: Học theo Sách giáo khoa. D- Rút kinh nghiệm: .. . . . . Ngày soạn: . Ngày dạy: . Tuần 34: Tiết 49: tổng kết lịch sử việt nam từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến năm 2000 A- Mục tiêu bài học: Giúp học sinh nắm được: - Quá trình phát triển của lịch sử dân tộc từ năm 1919 đến nay (2000), các giai đoạn chính và những đặc điểm lớn của mỗi giai đoạn (1919-1930), (1930-1945), (1945-1954), (1954-1975), (1975-1986), (1986-2000). - Nguyên nhân cơ bản quyết định quá trình phát triển của lịch sử dân tộc, bài học kinh nghiệm lớn rút ra được từ quá trình đó. - Rèn kỹ năng phân tích, hệ thống và lựa chọn các sự kiến điển hình, đặc điểm lớn của từng giai đoạn. B- Chuẩn bị: - Giáo viên: Nghiên cứu soạn bài + Tranh ảnh từ 1919 đến nay. - Học sinh: Ôn các kiến thức theo hướng dẫn. C- Tiến trình: - ổn định tổ chức. - Bài mới: I- Các giai đoạn chính và đặc điểm của tiến trình lịch sử: 1- Giai đoạn từ 1919-1930: ? Em hãy nêu những nội dung cơ bản nhất và đặc điểm lịch sử Việt Nam giai đoạn 1919-1930 ? - Pháp khai thác lần 2 đã đưa xã hội nước ta từ phong kiến lạc hậu chuyển thành xã hội thuộc địa. - Ngày 3/2/1930 Đảng cộng sản Việt Nam ra đời từ đó cách mạng Việt Nam chấm dứt tình trạng khủng khoảng về đường lối lãnh đạo cách mạng. 2- Giai đoạn 1930-1945: ? Em hãy nêu nội dung chủ yếu nhất và đặc điểm của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn 1930-1945 ? - Ngay từ khi mới ra đời Đảng đã lãnh đạo Cao trào cách mạng 1930-1931, sau đó bị dìm trong máu lửa. Đó là cuộc tổng diến tập lần thứ nhất. - Từ năm 1932-1933 cách mạng được khôi phục và bùng lên với khí thế mới. - Từ năm 1936-1939 Đảng đã tôi luyện được đội quân chính trị hàng triệu người - Đó là cuộc diễn tập lần thứ 2. - Ngày 9/3/1945 Nhật đảo chính Pháp, Đảng phát động Cao trào kháng Nhật cứu nước. - Ngày 14/8/1945 Nhật đầu hàng đồng minh, Đảng phát động quần chúng đứng lên tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước. 3- Giai đoạn 1945-1954: ? Em hãy trình bày nội dung chủ yếu và đặc điểm của phong trào cách mạng Việt Nam thời kỳ 1945-1954 ? - Cách mạng tháng 8 thành công chính quyền non trẻ phải đương đầu với muôn vàn khó khăn. - Ngày 19/12/1946 Đảng phát động toàn dân đứng lên kháng chiến và đã lập nên chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954). - Hiệp định Giơ - Ne - Vơ được ký kết, hòa bình trở lại ở miền Bắc. 4- Giai đoạn 1954-1975: ? Em hãy trình bày nội dung chủ yếu và đặc điểm cách mạng của giai đoạn 1954-1975 ? - Sau kháng chiến chống Pháp thắng lợi, nước ta tạm thời chia cắt làm 2 miền. - Đảng lãnh đạo nhân dân 2 miền thực hiện 2 nhiệm vụ khác nhau. - Sau hơn 20 năm chiến đấu, dân tộc ta đã lập nên đại thắng mùa xuân 1975 kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mĩ, mở ra kỷ nguyên mới. 5- Giai đoạn 1975 đến nay: ? Em hãy trình bày nội dung chính và đặc điểm cách mạng Việt Nam giai đoạn 1975 đến nay ? Giáo viên: Giới thiệu Hình 91, Hình 92 - Sách giáo khoa. - Sau đại thắng mùa xuân 1975 cả nước đi lên CNXH. - Tháng 12/1976 Đại hội Đảng lần thứ IV đã tổng kết 21 năm xây dựng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà ở miền Nam, nêu rõ con đường cả nước đi lên CNXH. - Đổi tên Đảng thành Đảng cộng sản Việt Nam. - Tháng 12/1986 Đại hội Đảng lần thứ VI đề ra đường lối đổi mới. - Tuy vậy chúng ta vẫn còn gặp những khó khăn và thử thách ị Thành công. II- Nguyên nhân thắng lợi, những bài học kinh nghiệm, phương hướng đi lên: 1- Nguyên nhân thắng lợi: ? Em hãy nêu những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thắng lợi của cách mạng Việt Nam (1919 đến nay) ? - Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã phát huy truyền thống yêu nước, kiên trì với con đường XHCN đã chọn, chúng ta đã đánh thắng nhiều kẻ thù hùng mạnh. - Đường lối đổi mới do Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng khởi xướng đổi mới, đáp ứng được nhu cầu cấp bách của dân tộc, được toàn dân ủng hộ. 2- Bài học kinh nghiệm: ? Trải qua quá trình hơn 70 năm lãnh đạo cách mạng, Đảng ta đã rút ra được những bài học kinh nghiệm gì ? - Nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc . - Củng cố và tăng cường khối đoàn kết .... - Sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam - Tăng cường mối đoàn kết khăng khít giữa Đảng và quần chúng đặc biệt là quan hệ giữa Đảng với Nhà nước và các cơ quan dân cử. * Củng cố: Giáo viên khái quát lại nội dung chính của bài. * Dặn dò: Học sinh học + Đọc, ôn tập để chuẩn bị kiểm tra. D- Rút kinh nghiệm: .. . . . . Ngày soạn: . Ngày dạy: . Tuần 34: Tiết 50: kiểm tra học kỳ Ii A- Mục tiêu: Giúp học sinh: - Củng cố, đánh giá lại kiến thức đã học, từ đó giáo viên đánh giá kiến thức của học sinh. - Rèn luyện cách làm bài cho học sinh. B- Chuẩn bị: - Giáo viên: Nghiên cứu ra đề, đáp án. - Học sinh: Ôn tập. C- Tiến trình: - ổn định tổ chức. - Kiểm tra: Sự chuẩn bị của học sinh. - Bài mới: Đề bài: I- Trắc nghiệm: 3 điểm. Câu 1: Nội dung nào của Hiệp định Giơ - Ne - Vơ thể hiện thắng lợi lớn nhất của ta ? a- Các nước tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân 3 nước Đông Dương. b- Các nước đế quốc không can thiệp vào công việc nội bộ của 3 nước Đông Dương. c- Chính quyền thân Pháp được thành lập ở Nam vĩ tuyến 17. d- Câu b và c đúng. Câu 2: Nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp: a- Có sự lãnh đạo với đường lối chính trị, quân sự, ngoại giao đúng đắn của Đảng. b- ý chí đoàn kết, quyết chiến, quyết thắng của toàn dân. c- Xây dựng được hậu phương vững chắc và được sự ủng hộ đoàn kết của các nước XHCN và 3 nước Đông Dương. Câu 3: Các nước nào đã tham dự Hội nghị Giơ - Ne - Vơ về Đông Dương. a- Liên Xô, Trung Quốc, Mĩ, Anh, Pháp, Việt Nam, Lào, Căm - Pu - Chia. b- Mĩ, Anh, Pháp, Việt Nam, Lào, Căm - Pu- Chia. c- Liên Xô, Anh, Pháp, Trung Quốc, Mĩ. d- Mĩ, Anh, Pháp, Đức, Nhật. Các câu khác trong Giấy kiểm tra. II- Tự luận: 7 điểm. Câu 1: Em hãy nêu ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954-1975) ? Câu 2: Quốc hội khóa VI, kỳ họp thứ nhất đã có những quyết định gì ? Đáp án + Biểu chấm: I- Phần trắc nghiệm: Mỗi ý đúng cho 0,25 điểm. Câu 1: Chọn ý a Câu 7: Chọn ý b Câu 2: Chọn ý d Câu 8: Chọn ý a Câu 3: Chọn ý a Câu 9: Chọn ý a Câu 4: Chọn ý d Câu 10: Chọn ý c Câu 5: Chọn ý c Câu 11: Chọn ý c Câu 6: Chọn ý d Câu 12: Chọn ý d II- Phần tự luận: Câu 1: (4 điểm). Học sinh cần trả lời những ý sau: * ý nghĩa lịch sử: (Mỗi ý đúng cho 0,5 điểm). - Kết thúc 21 năm chiến đấu chống Mĩ, 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc. - Chấm dứt ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc ở nước ta. - Mở ra kỷ nguyên mới cho lịch sử dân tộc, kỷ nguyên độc lập, thống nhất đi lên chủ nghĩa xã hội. - Là nguồn cổ vũ to lớn đối với phong trào cách mạng thế giới. * Nguyên nhân thắng lợi: (Mỗi ý cho 0,5 điểm). - Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng. - Nhân dân 2 miền đoàn kết, giàu lòng yêu nước. - Hậu phương miền Bắc không ngừng lớn mạnh, khả năng đáp ứng yêu cầu của cuộc chiến đấu. - Sự đồng tình, ủng hộ, giúp đỡ của các lực lượng cách mạng. Câu 2: (3 điểm). Những quyết định của Quốc hội khóa VI: - Lấy tên nước là Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02/7/1976). - Quốc huy, quốc kỳ lá cờ đỏ sao vàng. - Quốc ca: Bài tiến quân ca. - Thủ đô: Hà Nội. - Thành phố Sài Gòn - Gia Định đổi tên là thành phố Hồ Chí Minh. - Quốc hội tổ chức thành 3 cấp chính quyền. * Củng cố: Giáo viên thu bài và nhận xét giờ kiểm tra. * Dặn dò: + Tiếp tục ôn tập. + Tìm hiểu lịch sử đại phương. D- Rút kinh nghiệm: .. . . . .
Tài liệu đính kèm: