Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Tuần 1 - Tiết 13 - Bài 11: Trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai

Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Tuần 1 - Tiết 13 - Bài 11: Trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai

. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.

1. Kiến thức.

- HS nắm được sự hình thành “trật tự TG” sau chiến tranh thế giới thứ hai và những hệ quả của nó như sự ra đời của tổ chức LHQ, tình trạng “chiến tranh lạnh” đối đầu giữa hai phe.

- Tình hình TG sau chiến tranh lạnh: những hiện tượng mới và các xu thế phát triển hiện nay của TG.

 

doc 6 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1707Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Tuần 1 - Tiết 13 - Bài 11: Trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn 22 /11/2010
Tuần: 15
Tiết : 13 
CHƯƠNG IV
QUAN HỆ QUỐC TẾ TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY
BÀI 11
 TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.
1. Kiến thức.
- HS nắm được sự hình thành “trật tự TG” sau chiến tranh thế giới thứ hai và những hệ quả của nó như sự ra đời của tổ chức LHQ, tình trạng “chiến tranh lạnh” đối đầu giữa hai phe.
- Tình hình TG sau chiến tranh lạnh: những hiện tượng mới và các xu thế phát triển hiện nay của TG.
2. Tư tưởng.
Qua kiến thức lịch sử, HS thấy được một cách khái quát toàn cảnh của TG trong nửa sau TKXX với những diễn biến phức tạp và đấu tranh gay gắt vì những mục tiêu hoà bình TG, độc lập dân tộc và hợp tác phát triển.
3. Kĩ năng
HS có thói quen quan sát và sử dụng bản đồ TG, rèn luyện phương pháp tư duy, khái quát và phân tích.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC:
 - Các tài liệu có liên quan, bản đồ chính trị TG sau chiến tranh TG thứ hai
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp.
2. Hỏi bài cũ.
- Em hãy nêu tình chung các nước Tây Âu?
- Nêu nguyên nhân và quá trình liên kết của các nước Tây Âu?
3. Bài mới:
Giới thiệu bài mới
Sau chiến tranh TG thứ hai, một trật tự TG mới được hình thành, đó là “trật tự hai cực Ianta”, Liên Xô và Mĩ là hai siêu cường đại diện cho 2 phe XHCN và TBCN đứng đầu mỗi cực. Sự phân chia 2 phe đối lập nhau đã trở thành đặc trưng lớn nhất chi phối tình hình chính trị TG sau chiến tranh TG thứ hai, tình hình TG từ 1945 đến nay diễn biến hết sức phức tạp. Hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG GHI BẢNG
H? Tại sao có hội nghị Ian ta.
* Chiến tranh TG thứ hai bước vào giai đoạn cuối, những vấn đề nổi lên cần giải quyết.
- Việc nhanh chóng kết thúc chiến tranh ở Châu Âu và Châu á TBD.
- Việc tổ chức lại trật tự TG sau chiến tranh
- Việc phân chia “Khu vực ảnh hưởng” và khu vực đóng quân theo chế độ quân quản của các nước tham gia chống phát xít
GV yêu cầu HS quan sat vào kênh hình 22 SGK và giới thiệu ba vị nguyên thủ quốc gia đại diện cho 3 nước.
H? Qua bức kênh hình đó em có thể hình dung như thế nào về không khí của hội nghị?
HS quan sát vào kênh hình trả lời
GV nhận xét – kết luận
Qua kênh hình ta có thể hình dung về không khí của hội nghị diễn biến hết sức phức tạp và căng thẳng. Vì thực chất của hội nghị là cuộc đấu tranh để phân chia thành quả chiến tranh có liên quan đến hoà bình an ninh và TTTG sau này.
GV yêu cầu học sinh chú ý chữ in nghiêng.
Thảo luận:
Hội nghị đã thông qua những nội dung nào.
H? Hội nghị đã đưa đến kết quả gì?
GV:
Tại hội nghị Iatan (2/1945) những người đứng đầu 3 nước Mỹ, LX, Anh nhất trí thành lập tổ chức quốc tế mới ->Liên Hợp Quốc
Từ ngày 25-26/6/1945 tại Xan Phran xi cô nước Nĩ đã diễn ra 1 cuộc họp và thành lập LHQ
H? Nhiệm vụ chính của LHQ lúc đó đề ra là gì?
Quan sát vào kênh hình 23 và mô tả kênh hình này.
GV từ đó giải thích về “Đại hội đồng LHQ”
Đại hội đồng là 1 trong 3 cơ quan chính của tổ chức LHQ (đại hội đồng, hội đồng bảo an, ban thư ký...)
GV cung cấp vai trò của LHQ từ khi ra đời cho đến nay
H? Em hãy nêu những việc làm của LHQ giúp nhân dân VN mà em biết?
- 9/1977 VN tham gia vào tổ chức LHQ
HS dựa vào những hiểu biết của mình trả lời
GVMR: Trong 20 năm qua LHQ đã giúp đỡ VN hàng trăm triệu đô la và cử nhiều chuyên gia giúp Vn xây dựng đất nước
- Chương trình phát triển LHQ (UNDP) viện trợ khoảng 270 triệu USD
- Quỹ nhi đồng LHQ (UNICEF) giúp khoảng 300 triệu USD.
- Tổ chức lương thực FAO 76,7 triệu USD...
H? Mĩ và Liên Xô có thái độ gì với nhau sau chiến tranh.
H? Em hiểu thế nào là chiến tranh lạnh.
H? Chiến tranh lạnh được biểu hiện như thế nào.
H? Chiến tranh lạnh gây nên hậu quả gì?
H? Cuộc chiến tranh lạnh kết thúc vào thời gian nào.
GV: Với sự thảo thuận giữa Gooc Ba Chốp với Bu Sơ thì chiến tranh lạnh kết thúc.
H? Xu hướng phát triển của thế giới sau chiến tranh lạnh là gì?
H? Xu thế chung hiện nay là gì?
I. Sự hình thành trật tự thế giới mới.
1. Hoàn cảnh.
- Chiến tranh thế giới thứ 2 sáp kết thúc.
- 2/1945 ba cường quốc, LX, Mĩ, Anh đã tổ chức hội nghị cao cấp ở Iantan (LX)
b. Nội dung.
- Phân chia khu vực ảnh hưởng của các cường quốc.
+ Châu Âu.
+ Châu Á
c. Kết quả.
Hình thành trật tự 2 cực (IANTA)
II. Sự thành lập liên hợp quốc
+ 25->26/6/1945 LHQ được thành lập
+ Nhiệm vụ:
- Duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
- Phát triển mỗi quan hệ hữu nghị giữa các nước.
- Hợp tác kinh tế quốc tế...
+ Vai trò: 
duy trì hoà bình an ninh TG, đấu tranh xoá bỏ CNTD và CN phân biệt chủng tộc, giúp đỡ các nước phát triển KT, VH...
III. “Chiến tranh lạnh”
+ Mĩ và Liên Xô đối đầu nhau -> Chiến tranh lạnh.
+ Biểu hiện.
- Chạy đua vũ trang.
- Thành lập các khối quan sự.
- Tiến hành chiến tranh đàn áp phong trào giải phóng dân tộc.
- Bao vây cấm vận về kinh tes, cô lập về chính trị.
+ Hậu quả.
- Thế giới luôn ở tình trang căng thẳng
- Chi phí cho 1 khối lượng tiền khổng lồ.
IV. Thế giới sau “chiến tranh lạnh”
+ 12-1989 chiến tranh lạnh kết thúc.
+ Xu hướng.
- Hòa hoãn và hòa dịu trong QHQT
- Hình thành trật tự thế giới đa cực.
- Lấy kinh tế làm chiến lược trọng tâm
- Xuất hiện nhiều cuộc xung đột quân sự.
=> Hòa bình - Ổn định – Hợp tác phát triển kinh tế.
4. Củng cố: 
Tại sao xu thế Hòa bình - Ổn định – Hợp tác phát triển kinh tế vừa là thời cơ vừa la thách thức đối với các dân tộc.
GV yêu cầu HS đánh vào ô trống thời cơ và thách thức.
„ Có điều kiện hội nhập vào nền kinh tế thế giới và khu vực, có điều kiện rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển, áp dụng những thành tựu khoa hcoj kỷ thuật vào sản xuất.
„ Nếu không chớp lấy thời cơ thì sẽ tụt hậu, hội nhập sẽ hòa tan.
GV nhận xét – kết luận
Thời cơ:
- Với xu thế này các nước điều kiện hội nhập với nền KT TG
VD: Việc VN đang xúc tiến gia nhập LHQ
+ Điều kiện tiếp nhận và tranh thủ sự ủng hộ giúp đỡ của nớc ngoài
Thách thức:
- Nâng cao và phát triển mạnh mẽ về KHKT
- Đối với những nước đang phát triển trong đó có VN cần phải làm thế nào đa đất nước hội nhập với nền KTTG.
 +. GV củng cố bằng bài tập (phiếu học tập)
Duy trì TG hai cực đứng đầu là 2 cường quốc Mỹ và Nhật Bản
Hãy nối các ô để hoàn thành sơ đồ thể hiện xu thế phát triển của TG sau chiến tranh lạnh:
Xu thế hoà hoãn và hoà dục trong quan hệ quốc tế
TÌNH HÌNH TG SAU “CHIẾN TRANH LẠNH
Các nước đều tăng cường ngân sách quân sự, tích cực chạy đua vũ trang
Tiến tới xác lập một trật tự TG đa cực, nhiều trung tâm, nhiều chiều
Hầu hết các nước đều điều chỉnh chiến lược phát triển lấy KT làm trọng điểm
Những cuộc xung đột QS hoặc nội chiến vẫn diễn ra ở nhiều khu vực
5. Dặn dò
Học kỹ bài cũ
Học bài: Cuộc CM KH, KT từ năm 1945 đến nay

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 15. Tiet 13 -LICH SU 9.doc