Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Tuần 11 - Tiết 11 - Bài 9: Nhật Bản

Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Tuần 11 - Tiết 11 - Bài 9: Nhật Bản

I/ Mục tiêu bài học:

1/ Về kiến thức: Học sinh nắm được:

Nhật Bản là nước bại trận, bị tàn phá nặng nề  vươn lên siêu cường kinh tế. Nhật đang phấn đấu trở thành cường quốc chính trị.

2/ Về tư tưởng:

- Nguyên nhân dẫn đến sự phát triển “thần kì”  Ý chí vươn lên, lao động hết mình, tôn trọngquyết định.

- 1993nay quan hệ Việt-Nhật mở rộng phương châm “Hợp tác lâu dài, đối tác tin cậy”

 

doc 3 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1310Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Tuần 11 - Tiết 11 - Bài 9: Nhật Bản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11: Ngày soạn: 16/10/2010
Tiết 11: Ngày dạy: 19/10/2010
Bài 9: Nhật Bản.
I/ Mục tiêu bài học:
1/ Về kiến thức: Học sinh nắm được:
Nhật Bản là nước bại trận, bị tàn phá nặng nề à vươn lên siêu cường kinh tế. Nhật đang phấn đấu trở thành cường quốc chính trị.
2/ Về tư tưởng: 
- Nguyên nhân dẫn đến sự phát triển “thần kì” à Ý chí vươn lên, lao động hết mình, tôn trọngàquyết định.
- 1993ànay quan hệ Việt-Nhật mở rộng àphương châm “Hợp tác lâu dài, đối tác tin cậy”
3/ Về kĩ năng: 
Rèn luyện phương pháp duy tư, phân tích, so sánh, liên hệ. 
II/ Chuẩn bị:
1/ Giáo viên:
- Bản đồ nước Nhật Bản 
- Tranh ảnh và tư liệu về Nhật Bản. 
2/ Học sinh:
	- Sách giáo khoa.
	- Vở bài soạn, vở bài học.
III/ Hoạt động dạy và học:
1/Kiểm tra bài cũ:
- Trình bày những thành tựu to lớn về kinh tế, khoa học kĩ thuật của Mĩ.
- Nêu những nét cơ bản trong chính sách đối nội và đối ngoại của Mĩ (1945ànay).
2/Giới thiệu bài: Mĩ là nước có nhiều nguồn lợi từ cuộc chiến tranh thế giới II, còn Nhật thì sao? Nhật là nước bại trận, bị tàn phá nặng nề. Đến nay Mĩ là một cường quốc về kinh tế. Bài học hôm nay giúp chúng ta hiểu được và lí giải những vấn đề trên.
3/ Bài mới:
I/ Tình hình Nhật Bản sau chiến tranh.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu tình hinh Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ II
GV: Sử dụng bản đồ àgiới thiệu về Nhật Bản, xác định vị trí một số thành phố lớn..
? Em cho biết tình hình nước Nhật sau chiến tranh?
HS: Dựa vào sgk trả lời.
GV: Chuẩn xác.
? Đứng trước tình hình đó Nhật Bản đã làm gì?
HS: Dựa vào sgk trả lời.
GV: minh họa thêm có số liệu trên bảng phụ.
? Những cải cách dân chủ ở Nhật có ý nghĩa như thế nào?

* Nhật Bản: bại trận
	ØQuân Mĩ chiếm đóng
	ØMất thuộc địa
	ØKinh tế bị tàn phá
	ØThất nghiệp (13 triệu người)
	ØThiếu lương thực thực phẩm, lạm phát nặng.
* Nội dung cải cách dân chủ:
 Ø ban hành hiến pháp mới (1946) 
 ØCải cách ruộng đất (1946-1949)
	ØXóa bỏ chế độ quân phiệt.
	ØGiải giáp các lực lượng vũ trang
	ØGiải thể các công ti độc quyền.
	ØThanh lọc chính phủ.
	ØBan hành các quyền tự do dân chủ
* Tác dụng của cải cách dân chủ:
	ØNhân dân phấn khởi
	ØLà nhân tố quan trọng giúp Nhật Bản phát triển.
II/ Nhật Bản khôi phục và phát triển kinh tế sau chiến tranh
Hoạt động 2: Tìm hiểu quá trình Nhật Bản khôi phục và phát triển kinh tế sau chiến tranh.
HS hoạt động nhóm: Lập bảng thống kê những diễn biến chính về tình hình Nhật Bản từ 1945 đến nay.
GV: Hướng dẫn HS lập bảng thống kê.
HS: Các nhóm trình bày bằng bảng thống kê đã được chuẩn bị. 
GV: phân tích chuẩn xác kiến thức.
? Tại sao Nhật Bản nghèo nguyên vật liệu mà nền kinh tế phát triển nhất trong khu vực châu Á à”Siêu cường kinh tế”?
GV: Hướng dẫn học sinh quan sát hình 18,19,20 sgk/38.
HS: Quan sát và nhận xét.
? Bên cạnh đó Nhật cũng gặp phải khó khăn và hạn chế gì?
- 1945-1950: khôi phục kinh tế, phát triển chậm.
- 1950-1970: kinh tế Nhật phát triển “thần kì”, vươn lên đứng thứ 2 sau Mĩ (Thành tựu: SGK).
- Những năm 70: Nhật Bản trở thành trung tâm kinh tế tài chính của thế giới.
- Nguyên nhân (SGK)
àHạn chế: nghèo nguyên nhiên liệu, bị cạnh tranh của Mĩ và Tây Âu
- Những năm 90 của thế kỉ XX: kinh tế Nhật suy thoái kéo dài.
III/ Chính sách đối nội và đối ngoại của Nhật Bản sau chiến tranh
Hoạt động 3: Tìm hiểu chính sách đối nội và đối ngoại của Nhật bản sau chiến tranh.
HS thảo luận nhóm 3’: Tìm xem những điểm tiến bộ của Nhật Bản trong chính sách đối nội và đối ngoại?
HS: Các nhóm trình bày kết quả.
GV: Nhận xét và chuẩn xác.
? Quan hệ Nhật-Việt trước đậy và từ năm 1985 trở lại đây?
GV: Liên hệ thêm về quan hệ giữa VN và Nhật Bản.
1/ Đối nội:
- Chuyển từ xã hội chuyên chế à xã hội dân chủ.
- Đảng phái à công khai hoạt động
- Đảng cầm quyền: Đảng dân chủ tự do.
- 1993ànay tình hình chính trị mất ổn định.
2/ Đối ngoại:
- Lệ thuộc Mĩ qua “hiệp ước an ninh Mĩ-Nhật”
- Thực hiện chính sách đối ngoại mềm mỏng, chủ yếu về kinh tế.
- Nhật đang phấn đấu vươn lên cường quốc về chính trị.
4. Củng cố: 
	ØNguyên nhân dẫn đến sự phát triển “thần kì” của kinh tế Nhật. Theo em nguyên nhân nào là quyết định cho sự vươn lên của Nhật Bản.
	ØNhững nét chủ yếu trong chính sách đối nội và đối ngoại của Nhật Bản (bảng phụ).
5. Hướng dẫn học tập ở nhà:
	ØNhóm 4,5,6 tìm hiểu về tình hình chung của các nước Tây Âu.
	ØTìm hiểu về sự liên kết của cộng đồng Tây Âu.
* Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 11.doc