Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Tuần 15 - Tiết 15: Tổng kết lịch sử thế giới từ sau năm 1945 đến nay

Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Tuần 15 - Tiết 15: Tổng kết lịch sử thế giới từ sau năm 1945 đến nay

- Giúp HS củng cố những kiến thức đã học về lịch sử thế giới hiện đại (phần từ 1945 đến nay).

- HS cần nắm được : tình hình thế giới từ 1945 đến nay có những diễn biến phức tạp, nhưng đặc điểm chủ yếu nhất là thế giới chia làm 2 phe: XHCN và TBCN do 2 siêu cường Mĩ và Liên Xô đứng đầu.

- Hai siêu cường luôn "đối đầu" nhau trong tình trạng "chiến tranh lạnh " căng thẳng và quyết liệt.

- Xu thế của thế giới hiện nay là chuyển từ " đối đầu" sang "đối thoại" để loài người đạt được mục tiêu : Hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

 

doc 4 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1192Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Tuần 15 - Tiết 15: Tổng kết lịch sử thế giới từ sau năm 1945 đến nay", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 15, Tiết: 15
Ngày soạn: 10/11/2010	
Ngày dạy: 18/11/2010	
TỔNG KẾT LỊCH SỬ THẾ GIỚI TỪ SAU NĂM 1945 ĐẾN NAY
A.MỤC TIÊU BÀI HỌC.
1.Kiến thức.
- Giúp HS củng cố những kiến thức đã học về lịch sử thế giới hiện đại (phần từ 1945 đến nay).
- HS cần nắm được : tình hình thế giới từ 1945 đến nay có những diễn biến phức tạp, nhưng đặc điểm chủ yếu nhất là thế giới chia làm 2 phe: XHCN và TBCN do 2 siêu cường Mĩ và Liên Xô đứng đầu.
- Hai siêu cường luôn "đối đầu" nhau trong tình trạng "chiến tranh lạnh " căng thẳng và quyết liệt.
- Xu thế của thế giới hiện nay là chuyển từ " đối đầu" sang "đối thoại" để loài người đạt được mục tiêu : Hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
2.Tư tưởng.
3.Kĩ năng.
Rèn luyện kĩ năng tổng hợp, phân tích, nhận định, đáng giá, so sánh để học sinh thấy rõ:
- Mối liên hệ giữa các chương và các bài.
- Bước đầu làm quen với việc phân tích các sự kiện lịch sử theo logic: bối cảnh, diễn biến, kết quả, ý nghĩa.
B.THIẾT BỊ VÀ TÀI LIỆU.
Bản đồ tranh ảnh và một số tranh ảnh, tài liệu phục vụ cho bài giảng.
C.TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC.
1.Oån định.
2.Kiểm tra bài cũ.
- Em hãy nêu những thành tựu to lớn của cách mạng khoa học- kĩ thuật lần thứ hai của loài người?
- Cuộc cách mạng khoa học-kĩ thuật lần thứ hai có vị trí, ý nghĩa to lớn như thế nào đối với loài người?
3.Giới thiệu bài mới.
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
NỘI DUNG
Các câu hỏi:
?
 Em hãy cho biết sự ra đời, phát triển và những sai lầm dẫn đến sự sụp đổ của Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu?
?
 Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự sụp đổ của Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu là gì?
?
 Em hãy cho biết phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Châu á, châu Phi, và Mĩ La Tinh (từ 1945 đến nay)?
?
 Sau CT TG lần thứ hai, các nước Mĩ, Nhật, Tây Âu phát triển như thế nào?
?
 Quan hệ quốc tế (từ 1945 đến nay) như thế nào?
?
 Em hãy cho biết những thành tựu điển hình của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật lần thứ hai và ý nghĩa lịch sử của nó?
Kết luận:
- Sự ra đời của các nước XHCN.
-Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trên thế giới phát triển.
- Sự phát triển nhanh chóng của các nước : Mĩ, Nhật, Tây Âu.
- Quan hệ quốc tế phức tạp. - Từ 1945 đến 1989 quan hệ hai hệ thống XHCN và ĐQCN là quan hệ "đối đầu", từ 1991 đến nay chuyển từ "đối đầu" sang "đối thoại".
- Những thành tựu của khoa học - kĩ thuật lần thứ hai làm thay đổi bộ mặt thế giới và cuộc sống loài người.
?
 Quan hệ quốc tế từ 1945 đến nay như thế nào?
?
 Xu thế mới của thế giới hiện nay là gì?
H
 - Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai hệ thống các nước XHCN hình thành.
- Trong nhiều thập niên của nửa sau thế kỉ XX, hệ thống XHCN có ảnh hưởng quan trọng đến tiến trình phát triển của thế giới.
H
-CNXH sụp đổ hầu hết ở các nước Đông Âu (1989) và Liên Xô (1991) là do sai lầm trong đường lối chính sách, sự chống phá của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động.
H
- Phong trào đấu tranh đạt được thắng lợi to lớn:
+ Hệ thống thuộc địa và chủ nghĩa phân biệt chủng tộc đã bị sụp đổ.
+ Hơn 100 quốc gia giành dành độc lập.
+ Một số quốc gia đã dành được thành tựu to lớn trong công cuộc xây dựng đất nước: Trung Quốc, ấn độ, ASEAN.
H
 - Sau khi khôi phục, các nước tư bản nhanh chóng phát triển kinh tế:
+ Mĩ giàu nhất thế giới, có mưu đồ làm bá chủ thế giới.
+ Nhật, cộng hòa liên bang Đức vươn lên nhanh chóng.
+ Hiện nay thế giới có 3 trung tâm kinh tế lớn là: Mĩ, Nhật, Tây Âu.
H
 - Đó là sự xác lập trật tự thế giới hai cực Ianta do 2 siêu cường Mĩ và Liên Xô đứng đầu.
- Tình hình thế giới rất căng thẳng, "thời kì chiến tranh lạnh".
- Xu thế của thế giới hiện nay là chuyển từ "đối đầu" sang "đối thoại".
- Về cơ bản nguy cơ chiến tranh bị đẩy lùi
H
 - Đạt được nhiều thành tựu to lớn và toàn diện:
+ Khoa học cơ bản: có nhiều phát minh mới.
+ Một số ngành khoa học mới ra đời: điều khiển học, khoa học vũ trụ và khoa học chinh phục vũ trụ.
+ Nhiều công cụ mới, nguyên liệu mới và nhiên liệu mới ra đời.
+ Thực hiện "Cách mạng xanh" để giải quyết vấn đề lương thực, thực phẩm.
+ Giao thông vận tải và giao thông liên lạc phát triển vượt bậc.
- ý nghĩa:
+ Đó là mốc đánh dấu sự tiến bộ của nhân loại.
+ Thay đổi công cụ và công nghệ, nguyên liệu, năng lượng, thông tin vận tải.
+ Loài người bước sang nền văn minh thứ ba "Văn minh hậu công nghiệp" hay còn gọi là "văn minh trí tuệ".
H
 - Từ 1945 đến 1991, thế giới chịu sự chi phối của trật tự hai cực Ianta.
- Từ 1991 đến nay, trật tự thế giới mới đang hình thành thế giới đa cực.
H
 - Xu thế của thế giới hiện nay là chuyển từ "đối đầu" sang "đối thoại", là hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển.
- Hầu hết các nước đều điều chỉnh chiến lược phát triển, lấy phát triển kinh tế làm trọng điểm để phát triển.
- Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai hệ thống các nước XHCN hình thành.
- CNXH sụp đổ hầu hết ở các nước Đông Âu (1989) và Liên Xô (1991) là do sai lầm trong đường lối chính sách, sự chống phá của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động.
+ Hệ thống thuộc địa và chủ nghĩa phân biệt chủng tộc đã bị sụp đổ.
+ Hơn 100 quốc gia giành dành độc lập.
+ Một số quốc gia đã đạt được thành tựu to lớn trong công cuộc xây dựng đất nước: Trung Quốc, ấn độ, ASEAN.
+ Mĩ giàu nhất thế giới, có mưu đồ làm bá chủ thế giới.
+ Nhật, cộng hòa liên bang Đức vươn lên nhanh chóng.
+ Hiện nay thế giới có 3 trung tâm kinh tế lớn là: Mĩ, Nhật, Tây Âu.
- Đó là sự xác lập trật tự thế giới hai cực Ianta do 2 siêu cường Mĩ và Liên Xô đứng đầu.
- Xu thế của thế giới hiện nay là chuyển từ "đối đầu" sang "đối thoại".
- Về cơ bản nguy cơ chiến tranh bị đẩy lùi
+ Khoa học cơ bản: có nhiều phát minh mới.
+ Một số ngành khoa học mới ra đời: điều khiển học, khoa học vũ trụ và khoa học chinh phục vũ trụ.
+ Thực hiện "Cách mạng xanh" để giải quyết vấn đề lương thực, thực phẩm.
+ Giao thông vận tải và giao thông liên lạc phát triển vượt bậc.
- ý nghĩa:
+ Loài người bước sang nền văn minh thứ ba "Văn minh hậu công nghiệp" hay còn gọi là "văn minh trí tuệ".
- Từ 1945 đến 1991, thế giới chịu sự chi phối của trật tự hai cực Ianta.
- Từ 1991 đến nay, trật tự thế giới mới đang hình thành thế giới đa cực.
- Xu thế của thế giới hiện nay là chuyển từ "đối đầu" sang "đối thoại", là hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển.
4.Củng cố.
- Em hãy nêu: nội dung chủ yếu của lịch sử thế giới hiện đại (từ 1945 đến nay)?
- Xu thế chung của thế giới hiện nay là gì?
5. Dặn dị.
Tại sao nói: "hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các dân tộc?
IV Hướng dẫn về nhà: 
TT DUYỆT
PHÙNG THÀNH ĐƯỢC
Học bài.
- Đọc bài 14.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an su 9 t15.doc