Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Tuần 20

Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Tuần 20

- Giúp HS nắm được những hoạt động cụ thể của NAQ sau CTTG I Tại Pháp, Liên Xô, Trung Quốc NAQ tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc và chuẩn bị tích cực về tư tưởng, tổ chức cho thành lập Cđảng vô sản ở Việt Nam. Nắm những chủ trương, hoạt động của hôi VNCMTN.

- Giáo dục cho HS lòng khâm phục, kính yêu đối với Chủ tịch HCM và các chiến sỹ CM.

- Rèn luyện kĩ năng quan sát tranh ảnh, lược đồ, tập phân tích, so sánh, đánh giá sự kiện lịch sử.

 

doc 80 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1438Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Tuần 20", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Tuần: 20
Tiết 20 Bài 16: NHỮNG HOẠT ĐỘNG CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC Ở
NƯỚC NGOÀI TRONG NHỮNG NĂM 1919-1925
I. Mục tiêu bài học:
- Giúp HS nắm được những hoạt động cụ thể của NAQ sau CTTG I Tại Pháp, Liên Xô, Trung Quốc® NAQ tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc và chuẩn bị tích cực về tư tưởng, tổ chức cho thành lập Cđảng vô sản ở Việt Nam. Nắm những chủ trương, hoạt động của hôi VNCMTN.
- Giáo dục cho HS lòng khâm phục, kính yêu đối với Chủ tịch HCM và các chiến sỹ CM.
- Rèn luyện kĩ năng quan sát tranh ảnh, lược đồ, tập phân tích, so sánh, đánh giá sự kiện lịch sử.
II. Phương tiện dạy học:
- ảnh NAQ tại đại hội Tua và tư liệu về hoạt động của Người, bản đồ hành trình cứu nước của NAQ.
III. Tiến trình dạy học:
1.Ổn định lớp : 
2. Kiểm tra bài cũ :
3. Bài mới:
Cuối TK XIX, CMVN rơi vào tình trạng khủng hoảng về lãnh đạo và bế tắc về đường lối, nhiều nhà yêu nước- chiến sỹ CM đã đi tìm đường cứu nước nhưng không thành, NAQ rất khâm phục họ nhưng không đi theo con đường mà các chiến sỹ đương thời đã đi, 5/6/1911 Người đi tìm đường cứu nước ở trời Tây. Quá trình tìm đến con đường cứu nước ntn® Bài học.
I. Nguyễn Ái Quốc ở Pháp (1917-1923)
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HỌC SINH
NỘI DUNG LƯU BẢNG:
* Gv dùng b.đồ Hành trình cứu nước của NAQ giới thiệu một số nét về hành trình đó.
- Nhận xét về hoạt động của Người.
- “L.cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa” của Lênin có ý nghĩa như thế nào đối với NAQ?
* Y/cầu HS quan sát H28 và hướng dẫn khai thác.
* Gv kết luận về ý nghĩa quá trình: Bước ngoặt trong cuộc đời hoạt động CM của Người.
- Mục đích thành lập “Hội liên hiệp...... thuộc địa”?
G cung cấp thêm thông tin về “Người... khổ”.
- Tác dụng của các tổ chức và các báo mà NAQ viết?
- Theo em, con đường cứu nước của NAQ có gì mới và khác với lớp người đi trước?
G bổ xung và giải thích thêm vì sao NAQ sang phương Tây tìm đường cứu nước. 
Quan sát b.đồ và nhận xét
Quan sát kênh hình và tìm hiểu
Thảo luận nhóm
Thảo luận
Nêu điểm khác
- 1919 NAQ gửi tới Véc xai “Bản yêu sách của nhân dân An Nam”
- 7/1920, Người đọc sơ thảo Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin (Người tìm thấy chân lý cứu nước)
- 12/ 1920 Người tham gia Đại hội lần thứ 18 của Đảng XH Pháp, tán thành ra nhập QT3 và sáng lập ĐCS Pháp.
-1921, Người sáng lập “Hội liên hiệp các dân tộc thuộc địa”, ra báo “Người cùng khổ”, viết cuốn “Bản án chế độ TD Pháp”...
® tác dụng: Truyền bá những tư tưởng CM về nước, thức tỉnh nhân dân đấu tranh.
II. Nguyễn ái Quốc ở Liên Xô (1923-1924)
* Y/cầu HS đọc SGK và tóm tắt những hoạt động của NAQ ở Liên Xô?
- Thảo luận của Người tại Đại hội gồm những nội dung cơ bản nào?
- ý nghĩa những hoạt động ở Liên Xô?
Đọc SGK
Nêu nội dung chính và trả lời
- 6/1923 Người rời Pháp sang Liên Xô dự Hội nghị QT nd và được bầu vào BCH.
- Người tìm hiểu, nghiêncứu, học tập, viết bài cho báo “Sự thật”, Tạp chí “Thư tín QT”
-1924 Người dự ĐH lần V QTCS và phát biểu tham luận
® Bước chuẩn bị về tư tưởng chính trị cho sự ra đời của ĐCSVN giai đoạn sau
III. Nguyễn ái Quốc ở Trung Quốc (1924-1925)
* Gv nêu hoàn cảnh ra đời của Hội VNCMTN.
* Giới thiệu về Hội VNCMTN và CS Đoàn
* Gv minh hoạ về các lớp huấn luyện. Lúc đầu: 90% là TTS trí thức, 10% cn.
® 1928 pt “VS hoá”® đưa hội viên vào đồn điền, xn, hầm mỏ... truyền bá CN Mac-Lênin và tôi luyện ý thức, lập trường.
- Tác dụng của các tài liệu, sách báo bí mật đối với pt CMVN bấy giờ?
- NAQ giữ vai trò như thế nào đối với Hội VNCMTN?
Nghe Gv trình bày
Nghe Gv giảng
Thảo luận nhóm
- Cuối 1924 NAQ về Quảng Châu (TQ)
- 6/1925 thành lập Hội VNCMTN có hạt nhân là CS Đoàn
* Công tác huấn luyện:
- Người trực tiếp mở các lớp huấn luyện chính trị đào tạo cán bộ® đưa về nước hoạt động.
* Công tác tuyên truyền:
- Báo “thanh niên” (xuất bản 6/1925), tác phẩm “Đường Cách mệnh” 1927 vạch ra phươnghướng cơ bản của CMGPDT theo CM T10 Nga thúc đẩy quá trình đấu tranh ® Bí mật chuyển về nước
- đầu 1929, Hội VNCMTN đã có cơ sở khắp cả nước, nhiều tổ chức quần chúng, xã hội: Công- Nông hội
® Giai đoạn chuẩn bị quan trọng về tư tưởng chính trị và tổ chức cho sự ra đời của đảng
 Sơ kết bài:
Những hoạt động của NAQ trong thời gian ở Pháp, Liên Xô, Trung Quốc là bước chuẩn bị quan trọng về tư tưởng, chính trị, tổ chức cho sự ra đời của chính đảng CS ở VN giai đoạn sau.
4. Củng cố: 
-Em hãy nêu những hoạt động chủ yếu của lãnh tụ NAQ ở Pháp, Liên Xô và Trung Quốc ?
-Tại sao nói NAQ đã trực tiếp chuẩn bị tư tưởng chính trị và tổ chức cho sự ra đời của ĐCSVN.
5. Hướng dẫn HS học bài: BT 2 (64)
IV. PHẦN RÚT KINH NGHIỆM:
Ngày soạn:
 Tuần: 20: Tiết 21 Bài 17: CÁCH MẠNG VIỆT NAM
TRƯỚC KHI ĐẢNG CỘNG SẢN RA ĐỜI (tiết 1)
I. Mục tiêu bài học:
- Giúp HS hiểu hoàn cảnh lịch sử ra đời của các tổ chức cách mạng, chủ trương- hoạt động của 2 tổ chức thành lập ở trong nước so với Hội VNCMTN. Sự phát triển của PTDTDC ở nước ta, đặc biệt là phong trào Công- Nông® Ra đời 3 tổ chức cốngản® bước páht triển mới của PTCMVN.
- Giáo dục cho HS lòng kính yêu, khâm phục các bậc tiền bối.
- Rèn luyện kĩ năng sử dụng b.đồ, trình bày diến biến KN, sử dụng tranh ảnh, so sánh chủ trương, hoạt động của các tổ chức CM, đánh giá nguyên nhân thất bại KN Yên Bái, ý nghĩa lịch sử của sự ra đời 3 tổ chức CS.
II. Phương tiện dạy học:
- Lược đồ: KN Yên Bái 1930
- ảnh số nhà 5D Hàm Long, chân dung các nhân vật lịch sử- tư liệu về Nguyễn Thái Học...
III. Tiến trình dạy học:
1.Ổn định lớp : `
2. Kiểm tra bài cũ :
: Tại sao nói: NAQ là người trực tiếp chuẩn bị cho sự ra đời của ĐCSVN?
3. Bài mới:
Năm 1925 đánh dấu một bước phát triển mới của CMVN, 3 tổ chức CM lần lượt ra đời: Hội VNCMTN, Tân Việt CM Đảng (nguồn gốc Hội phục Việt 11/1925) và VN QD Đảng. Chủ trương hoạt động của 3 tổ chức này ntn.
I. Bước phát triển mới của phong trào CMVN (1926-1927)
1. Phong trào công nhân:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HỌC SINH
NỘI DUNG LƯU BẢNG:
* Y/cầu HS đọc SGK
- Trình bày ptđt của cn những năm 1926-1927? Điểm mới so với giai đoạn trước?
*G minh hoạ: 1926-1927 có 27 cuộc đấu tranh của công nhân nhằm 2 mục đích: Tăng lương (20-40%) và đòi ngày làm 8h như công nhân Pháp.
- Phong trào yêu nước giai đoạn này ntn?
ð Gv kết luận: PTCM trong nước pt mạnh® điều kiện thuận lợi cho các tổ chức CM ra đời ở Việt Nam.
Đọc SGK và trình bày pt, nêu điểm mới
Trả lời dựa vào SGK
- pt mang tính thống nhất trong toàn quốc: đt của cn dệt Nam Định, cn đóng tàu Ba Son, cn đồn điền Phú Riềng (Bình Phước)...
- Các cuộc đt đều mang t/c chính trị, liên kết nhiều ngành, nhiều địa phương.
- Trình độ giác ngộ của cn được nâng cao® Một lực lượng chính trị độc lập
2. Phong trào yêu nước:
pt của nd, TTS... pt sôi nổi® làn sóng chính trị khắp cả nước.
II. Tân Việt cách mạng Đảng (7-1928)
G giới thiệu nguồn gốc, thành phần của Tân Việt- Lập trường ban đầu (chưa rõ)
 + CNCS quá cao
 + CN Tam Dân của TT Sơn quá thấp
- S2 về thành phần của Tân Việt với Hội VNCMTN
*G trình bày về hướng hợp nhất 2 tổ chức Tân Việt và Thanh niên
- Nhận xét về Tân Việt so với Thanh niên?
(Tân Việt nhiều hạn chế® cũng là 1 t/c cách mạng mới)
Nghe Gv trình bày
S2 về 2 t/c Tân Việt- Thanh Niên
Nhận xét và so sánh
1- Sự thành lập:
- Nguồn gốc: Từ Hội Phục Việt, sau nhiều lần đổi tên® 7/1928 lấy tên Tân Việt CM Đảng.
- Thành phần: Trí thức trẻ và thanh niên yêu nước (t/c yêu nước- lập trường giai cấp chưa rõ ràng)
2- Sự phân hoá:
- Do sự pt mạnh của Hội VNCMTN® ảnh hưởng lớn và thu hút mạnh mẽ Tân Việt® Tân Việt phân hoá.
+ Khuynh hướng TS (cải lương)
+ Khuynh hướng VS (Chiếm đa số)
® Nhiều Đảng viên Tân Việt gia nhập Hội VNCMTN.
. Sơ kết bài
4. Củng cố :
- Em hãy trình bày về phong trào cách mạng VN 1926 – 1927?
- Sự ra đời và phân hóa của Tân Việt Cách mạng Đảng?
5.Hướng dẫn học bài: Chuẩn bị phần III, IV
IV. PHẦN RÚT KINH NGHIỆM:
Ngày soạn:
Tuần 21: Tiết 22 CÁCH MẠNG VIỆT NAM
TRƯỚC KHI ĐẢNG CỘNG SẢN RA ĐỜI (Tiết 2)
I. Mục tiêu bài học:
II.Phương tiện dạy học: Như tiết 20
III. Tiến trình dạy học:
1.Ổn định lớp : 
2. Kiểm tra bài cũ :
Phong trào cách mạng Việt Nam 1926-1927 có điểm gì mới?
3. Bài mới:
III. Việt Nam Quốc dân Đảng (1927) và cuộc khởi nghĩa Yên Bái (1930)
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HỌC SINH
NỘI DUNG LƯU BẢNG:
*Gv trình bày hc ra đời, nền tảng tư tưởng chính trị, tôn chỉ mục đích, t/c, hđ của VNQDĐ.
- So sánh xu hướng CM, thành phần của Việt Nam QDĐ với Thanh niên và Tân Việt?
Gv: Nêu phương châm của VNQDĐ “không thành công thì cũng thành nhân”: Chết- làm gương cho người sau phấn đấu® q.đ “Liều một phen”.
- Em có nhận xét gì về thời điểm KN Yên Bái?
® Gv trình bày trên lược đồ.
*G minh hoạ lời nhận định của tổng bí thư ĐCSVN Lê Duẩn về KN Yên Bái.
® Yêu cầu HS thảo luận về nguyên nhân thấy bại và ý nghĩa lịch sử.
Nghe Gv trình bày
So sánh 3 t/c
Nghe Gv phân tích
Nhận xét
Nghe Gv giảng và nêu nguyên nhân thất bại
a. Sự thành lập:
- Nguồn gốc: Từ nhóm Nam Đồng thư xã ® 25/12/1927 VNQDĐ ra đời.
- Lãnh đạo: Nguyễn Thái Học, Nguyễn Khắc Nhu...
- Xu hướng CM: DCTS
- Thành phần: TTS trí thức, TS lớp dưới, thân hào địa chủ, phú nông, binh lính
b. Hoạt động:
- Thiên về ám sát cá nhân: ám sát Ba Danh (9-2-1929) ® t/c bị “trốc gốc” nhưng vẫn qđ khởi nghĩa (Yên Bái)
c. KN Yên Bái (1930)
- Bùng nổ đêm 9-2-1930, nghĩa quân không làm chủ được tỉnh lộ, chỉ chiếm được trại lính, giết và làm bị thương một số lính Pháp.
® TD Pháp thẳng tay đàn áp® 10-2-1930 thất bại.
- Nguyễn Thái Học và 12 đ/c bị xử tử.
* Nguyên nhân thất bại và ý nghĩa lịch sử (SGK: 66-67)
IV. Ba tổ chức CS Đảng nối tiếp nhau ra đời trong năm 1929.
*Y/c HS đọc SGK ý 1: Từ cuối... tự do
- Em có nx gì về ptdt- dc ở nước ta giai đoạn 1928-1929?
- Y/c đặt ra cho CM nước ta lúc này là gì?
* Y/c HS quan sát H30 (68) và hướng dẫn khai thác.
* Gv trình bày ĐH lần 1 của VNCMTN (5-1929) và y/c của đoàn Bắc kì.
- Em có suy nghĩ gì về y/c của đoàn đại biểu Bắc Kì.
* Gv trình bày về sự ra đời của 3 t/c CS?
* Gv KL: 3 t/c cs ra đời® Bước nhảy vọt của CMVN® xu thế ra đời của t/c CS là tất yếu.
Đọc SGK và trả lời
Quan sát kên hình và khai thác nội dung
Thảo luận nhóm
1. Hoàn cảnh:
- 1928-1929: pt CM trong nước pt mạnh.
- Y/c cấp thiết: thành lập 1 ĐCS để lãnh đạo CM.
- 3-1929 Chi bộ CS đầu tiên ra đời tại 5D Hàm Long- Hà Nội.
-5-1929 tại ĐHI của t/c TN, đoàn đại biểu thanh niên Bắc Kì tuyên bố li khai ĐH.
2. Sự thành lập 3 t/c CS ở VN:
- 6-1929 Đông Dương CS Đảng thành lập (B.kì)
- 8-1929 An Nam CS Đảng ra đời (Hương Cảng)
- 9-1929 Đông Dương CS Liên Đoàn thành lập tại Hà Tĩnh
. Sơ kết bài:
Sự pt mạnh mẽ của ptcn và pt yêu nước trong giai đoạn 1927-1929 thể hiện, chứng tỏ tinh thần giác ngộ của các tầng lớp ND đã nâng cao rõ rệt, đặc biẹt là giai cấp công nhân. Vì vậy tất yếu dẫn đến sự ra đời của 3 t/c cs.
4. Củng cố: - Nguyên nhân thất bại của khởi nghĩa Yên Bái?
5. Hướng dẫn HS ... t được trong 15 năm có tác dụng gì ?
? Bên cạnh những thành tựu và tiến bộ đó nhân dân ta còn gặp những khó khăn, tồn tại gì ?
? Trước tình hình đó nhân dân ta phải làm gì ?
I- Đường lối đổi mới của Đảng:
- Đất nước gặp không ít những khó khăn, yếu kém. Tình trạng khủng hoảng về kinh tế - xã hội.
- Tác động của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật.
- Khủng hoảng ở Liên Xô và châu Âu.
- Quan hệ quốc tế có nhiều thay đổi.
Þ Đảng chủ trương đổi mới.
- Đường lối đổi mới được đề ra từ Đại hội VI được bổ sung và điều chỉnh ở Đại hội VII, VIII, IX.
- Nội dung:
+ Đổi mới không có nghĩa là thay đổi mục tiêu CNXH mà là làm cho mục tiêu ấy thực hiện có hiệu quả.
+ Đổi mới phải toàn diện, đồng bộ nhưng trọng tâm là đổi mới kinh tế.
II- Việt Nam trong 15 năm thực hiện đường lối đổi mới (1986-2000):
	1- Kế hoạch 5 năm (1986-1990):
* Thành tựu;
- Năm 1990 đáp ứng nhu cầu lương thực trong nước, có dự trữ và xuất khẩu.
- Hàng hóa dồi dào.
- Kinh tế đối ngoại phát triển nhanh, hàng xuất khẩu tăng 3 lần
2 - Kế hoạch 5 năm (1991-1995):
- Tình trạng đình đốn trong sản xuất, rối ren trong lưu thông được khắc phục.
- Kinh tế tăng trưởng nhanh, nạn lạm phát bị đẩy lùi.
- Kinh tế đối ngoại phát triển vốn đầu tư của nước ngoài tăng nhanh.
- Hoạt động khoa học và công nghệ gắn bó hơn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
3- Kế hoạch 5 năm (1996-2000):
- Mục tiêu: 
+ Tăng trưởng nhanh về kinh tế.
+ Giải quyết những vấn đề bức xúc về xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh.
+ Cải thiện đời sống nhân dân nâng cao tích lũy.
- Kết quả:
+ Nền kinh tế vẫn giữ được nhịp độ tăng trưởng khá.
+ Khoa học và công nghệ có bước chuyển biến tích cực.
+ Giáo dục và đào tạo có bước phát triển mới.
+ Tình hình chính trị, xã hội cơ bản ổn định quốc phòng an ninh được tăng cường, quan hệ đối ngoại không ngừng được mở rộng.
* Khó khăn - Tồn tại:
- Nền kinh tế phát triển chưa vững chắc.
- Một số vấn đề văn hóa - xã hội còn bức xúc và gay gắt.
- Tình trạng tham nhũng, suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức ở một bộ phận cán bộ, Đảng viên là rất nghiêm trọng.
4 Củng cố: 
- Vì sao chúng ta phải tiến hành đổi mới (Hs thảo luận GV hướng dẫn).
- Quan điểm chủ yếu trong đường lối đổi mới của Đảng ta là gì?
- Thành tựu và ý nghĩa của quá trình đổi mới (1986 – 2000).
- Hạn chế và yếu kém trong quá trình đổi mới (1986 – 2000).
5 Dặn dò: Học theo Sách giáo khoa.
IV.Rút kinh nghiệm..
..
 Ngày soạn: 	
Tuần:35
Tiết 50: 	Bài 51: tổng kết lịch sử việt nam 
từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến năm 2000
IMục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
Giúp học sinh nắm được:
	- Quá trình phát triển của lịch sử dân tộc từ năm 1919 đến nay (2000), các giai đoạn chính và những đặc điểm lớn của mỗi giai đoạn (1919-1930), (1930-1945), (1945-1954), (1954-1975), (1975-1986), (1986-2000).
	- Nguyên nhân cơ bản quyết định quá trình phát triển của lịch sử dân tộc, bài học kinh nghiệm lớn rút ra được từ quá trình đó.
2. Kỉ năng:
	- Rèn kỹ năng phân tích, hệ thống và lựa chọn các sự kiến điển hình, đặc điểm lớn của từng giai đoạn.
3. Thái độ:
Thấy được thành quả thắng lợi của nước tha thêm yêu cNXH
II- Chuẩn bị: 
- Giáo viên: Nghiên cứu soạn bài + Tranh ảnh từ 1919 đến nay.
	- Học sinh: Ôn các kiến thức theo hướng dẫn.
III- Tiến trình: 
1.ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ:
3.Bài mới:
 Hoạt động của GV & HS
Nội dung lưu bảng
? Em hãy nêu những nội dung cơ bản nhất và đặc điểm lịch sử Việt Nam giai đoạn 1919-1930 ?
? Em hãy nêu nội dung chủ yếu nhất và đặc điểm của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn 1930-1945 ?
? Em hãy trình bày nội dung chủ yếu và đặc điểm của phong trào cách mạng Việt Nam thời kỳ 1945-1954 ?
? Em hãy trình bày nội dung chủ yếu và đặc điểm cách mạng của giai đoạn 1954-1975 ?
? Em hãy trình bày nội dung chính và đặc điểm cách mạng Việt Nam giai đoạn 1975 đến nay ?
Giáo viên: Giới thiệu Hình 91, Hình 92 - Sách giáo khoa. 
? Em hãy nêu những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thắng lợi của cách mạng Việt Nam (1919 đến nay) ?
? Trải qua quá trình hơn 70 năm lãnh đạo cách mạng, Đảng ta đã rút ra được những bài học kinh nghiệm gì ?
I- Các giai đoạn chính và đặc điểm của tiến trình lịch sử:
	1- Giai đoạn từ 1919-1930:
- Pháp khai thác lần 2 đã đưa xã hội nước ta từ phong kiến lạc hậu chuyển thành xã hội thuộc địa.
- Ngày 3/2/1930 Đảng cộng sản Việt Nam ra đời từ đó cách mạng Việt Nam chấm dứt tình trạng khủng khoảng về đường lối lãnh đạo cách mạng.
2- Giai đoạn 1930-1945:
- Ngay từ khi mới ra đời Đảng đã lãnh đạo Cao trào cách mạng 1930-1931, sau đó bị dìm trong máu lửa. Đó là cuộc tổng diến tập lần thứ nhất.
- Từ năm 1932-1933 cách mạng được khôi phục và bùng lên với khí thế mới.
- Từ năm 1936-1939 Đảng đã tôi luyện được đội quân chính trị hàng triệu người - Đó là cuộc diễn tập lần thứ 2.
- Ngày 9/3/1945 Nhật đảo chính Pháp, Đảng phát động Cao trào kháng Nhật cứu nước.
- Ngày 14/8/1945 Nhật đầu hàng đồng minh, Đảng phát động quần chúng đứng lên tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.
3- Giai đoạn 1945-1954:
- Cách mạng tháng 8 thành công chính quyền non trẻ phải đương đầu với muôn vàn khó khăn.
- Ngày 19/12/1946 Đảng phát động toàn dân đứng lên kháng chiến và đã lập nên chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954).
- Hiệp định Giơ - Ne - Vơ được ký kết, hòa bình trở lại ở miền Bắc.
4- Giai đoạn 1954-1975:
- Sau kháng chiến chống Pháp thắng lợi, nước ta tạm thời chia cắt làm 2 miền.
- Đảng lãnh đạo nhân dân 2 miền thực hiện 2 nhiệm vụ khác nhau.
- Sau hơn 20 năm chiến đấu, dân tộc ta đã lập nên đại thắng mùa xuân 1975 kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mĩ, mở ra kỷ nguyên mới.
5- Giai đoạn 1975 đến nay:
- Sau đại thắng mùa xuân 1975 cả nước đi lên CNXH.
- Tháng 12/1976 Đại hội Đảng lần thứ IV đã tổng kết 21 năm xây dựng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà ở miền Nam, nêu rõ con đường cả nước đi lên CNXH.
- Đổi tên Đảng thành Đảng cộng sản Việt Nam.
- Tháng 12/1986 Đại hội Đảng lần thứ VI đề ra đường lối đổi mới.
- Tuy vậy chúng ta vẫn còn gặp những khó khăn và thử thách Þ Thành công.
II- Nguyên nhân thắng lợi, những bài học kinh nghiệm, phương hướng đi lên:
	1- Nguyên nhân thắng lợi:
- Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã phát huy truyền thống yêu nước, kiên trì với con đường XHCN đã chọn, chúng ta đã đánh thắng nhiều kẻ thù hùng mạnh.
- Đường lối đổi mới do Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng khởi xướng đổi mới, đáp ứng được nhu cầu cấp bách của dân tộc, được toàn dân ủng hộ.
2- Bài học kinh nghiệm:
- Nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc .
- Củng cố và tăng cường khối đoàn kết ....
- Sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam.
- Tăng cường mối đoàn kết khăng khít giữa Đảng và quần chúng đặc biệt là quan hệ giữa Đảng với Nhà nước và các cơ quan dân cử.
4.Củng cố: 
- Em hãy nêu nội dung và đặc điểm của các giai đoạn lịch sử (1919 – nay).
- Nêu nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thành công của cách mạng Việt Nam (1919 – nay).
- Nêu những bài học kinh nghiệm lãnh đạo của Đảng ta từ 1919 – nay.
5.Dặn dò: Học sinh học + Đọc, ôn tập để chuẩn bị kiểm tra.
IV.Rút kinh nghiệm:
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 	
Ngày dạy:
Tuần:35	
Tiết 51: KIỂM TRA HỌC KÌ II
Tuần:36	
Ngày soạn: 	
Ngày dạy:
Tuần:37	
Tiết 54,55: LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG
KIÊN GIANG TIẾN HÀNH HAI CHIẾN LƯỢC CÁCH MẠNG: CÁCH MẠNG DÂN TỘC DÂN CHỦ NHÂN DÂN VÀ CÁCH MẠNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA (1954-1975)
 I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Hoàn cảnh mới của KG sau hiệp định Giơ-ne-vơ
 Công với cả nước ND Kiên Giang đồng thời thực hiện 2 nhiệm vụ cách mạng ở 2 miền Nam- Bắc.
Công cuộc khôi phục lại phong trào sau hiệp định và Đồng khỡi thắng lợi.
2.Tư tưởng: 
Hiểu được hoàn cảnh và nổi đau bị chia cắt hai miền.
Nổ lực quật cường của nhân dân trong việc thực hiện 2 nhiệm vụ cách mạng.
3. Kĩ năng:
Biết so sánh, phân tích đánh giá hoàn cảnh và việc thực hiện nhiệm vụ của từng miền Nam – Bắc.
II. PHƯƠNG PHÁP.
Phân tích, đánh giá, so sánh.
. CHUẨN BỊ:
Giáo án, tài liệu LSĐP, tư liệu bổ sung.
HS ôn lại kiến thức đã học ở lớp 8. Soạn và học bài mới.
III. LÊN LỚP:
1.Ổn định.
2. Bài cũ.
3.Bài mới:
 Giới thiệu.
 Nội dung:
Hoạt động thầy và trò
Nội dung
Mĩ có âm mưu gì trong chiến lược "VN hóa chiến tranh" ở KG ?
Em hãy nêu những thắng lợi của ta trong chiến đấu chống " VNHCT" của Mĩ?
Hoạt động 2
Em hãy cho biết tình hình KG sau hiệp định Pari?
Nhiệm vụ của vùng tạm chiếm và vùng giải phóng?
Hoạt động 3
Quân dân KG đã tiến hành những việc lam gì sau chiến tranh phá hoại lần thứ nhất và lần thứ hai của Mĩ ?
II. Giai đoạn từ cuối năm 1968 đến 19-3-1973
1. Kiên Giang chống chiến lược " Việt Nam hóa chiến tranh" của Mĩ. Tiết công nổi dậy giải phóng quê hương năm 1972.
- Trước âm mưu thủ đoạn mói của địch, quân dân kg kiên quyết đấu tranh.
- Thành tích.
 Sgk
- ý nghĩa.
-Góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh ngoại giao ở Pa-ri
2. KG đấu tranh đòi thi hành hiệp định Pari, xây dựng và củng cố vùng giải phóng, tiến lên giải phóng hoàn toàn tỉnh QT 19-3-1972.
- 27-1-1973 Hiệp định Pari được kí kết . QT chia làm hai vùng: 
- Quần chúng ND KG đấu tranh đòi thi hành hiệp định Pari, phát triển lực lượng cách mạng tấn công địch..
- ở vùng giải phóng: tiến hành xây dựng lực lượng cách mạng, xây dựng chính trị quân sự
 - 19-3- 1975ta bất ngờ tiến công giải phóng phần còn lại của tỉnh, góp phần giải phóng 3. Quân dân KG góp phần đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai của Mĩ, làm tròn nghĩa vụ hậu phương trực tiếp cho tiền tuyết lớn.
- Sau cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất, ND KG bắt tay vào việc khắc phục hậu quả chiến tranh, tăng gia sx, làm tốt nghĩa vụ hậu phương cho tiền tuyến
Mĩ tiến hành chiến tranh phá hoại lần thứ 2, quân dân KG tiếp tục chiến đấu, phục vụ chiến đấu và sản xuất.
- Hiệp định Pari, ND KG bắt tay vào khôi phục và phát triển sản xuất tiến lên giải phóng hoàn toàn MN.
4.Củng cố. 
Nhắc lại nội dung chính của bài.
5.Dặn dò.
- Tìm hiểu các di tích lịch sử tiêu biểu ở KG
IV. Rút kinh nghiệm:
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an su 9 HKII.doc