Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Tuần 6 - Tiết 6 - Bài 7: Các nước Châu Phi

Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Tuần 6 - Tiết 6 - Bài 7: Các nước Châu Phi

 I-Mục tiêu bài học :

 1.Kiến thức : Giúp hs nắm

 -Tình hình chung của các nước Châu Phi sau W22 .

 -Cuộc đấu tranh xoá bỏ chế độ phân biệt chủng tộc ở Cộng Hòa Nam Phi.

 2.Tư tưởng :

 Giáo dục hs tinh thần đoàn kết tương trợ giúp đỡ và ủng hộ nhân dân Châu Phi trong cuộc đấu tranh giành độc lập, chống đói nghèo.

 

doc 15 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1486Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Tuần 6 - Tiết 6 - Bài 7: Các nước Châu Phi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 7
Tiết 7
Ns : 
Nd:
Bài 6 :CÁC NƯỚC CHÂU PHI
..-----..
 I-Mục tiêu bài học :
 1.Kiến thức : Giúp hs nắm 
 -Tình hình chung của các nước Châu Phi sau W22 .
 -Cuộc đấu tranh xoá bỏ chế độ phân biệt chủng tộc ở Cộng Hòa Nam Phi.
 2.Tư tưởng :
 Giáo dục hs tinh thần đoàn kết tương trợ giúp đỡ và ủng hộ nhân dân Châu Phi trong cuộc đấu tranh giành độc lập, chống đói nghèo.
 3.Kĩ năng :
 Rèn luyện kĩ năng sử dụng lược đồ Châu Phi & bản đồ thế giới. Hướng dẫn hs khai thác tài liệu, tranh ảnh để các em hiểu thêm về Châu Phi.
 II-Thiết bị dạy học :
 Bản đồ thế giới, lược đồ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Châu Á, Phi, Mĩ La-tinh.
 III-Tiến trình tổ chức dạy học :
 1.Oån định lớp : ss +phân nhóm hs
 2.KTBC 
 3.Tổ chức dạy - học :
 a,Giới thiệu bài :
 Sau W22 đến nay, phong trào đấu tranh gpdt ở Châu Phi p.triển mạnh, hầu hết các nước Châu Phi đã giành độc lập. Nhưng trên con đường phát triển, các nước Châu Phi còn gặp nhiều khó khăn. Vấn đề chủ yếu của các nước này hiện nay là chống đói, nghèo, lạc hậu.
 b,Dạy học bài mới : 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY & TRÒ
LƯU BẢNG
 *Hoạt động 1 :
 GV sử dụng bản đồ thế giới ( HS xác định Châu Phi)-GV giới thiệu Châu Phi : Đại dương bao bọc –diện tích + dân số.
?Trình bày hiểu biết chủa em về Châu Phi?
 Dân số đông & nghèo.
?Trình bày phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Châu Phi ?
 +Sau W22, phong trào sôi nổi.
 +P.trào nổ ra sớm ở Bắc Phi 
( HS xác định các nước trên bản đồ Châu Phi.)
 hệ thống thuộc địa tan rã độc lập và chính quyền.
?Sau khi độc lập,Châu Phi xây dựng đất nước & phát triển kinh tế, xã hội ntn ?
 Có nhiều thành tích nhưng chưa làm thay đổi căn bản bộ mặt Châu Phi.
?Nguyên nhân ?
 Nhiều nước trong đói nghèo, thập niên 80/XX không ổn định,xung đột sắc tộc, tôn giáo.
 ( y/c HS đọc chữ nhỏ / 26 ).
 32 /57 nước Châu Phi là những nước nghèo nhất thế giới, đói kinh niên, nợ 300 tỉ USD.
 HS thảo luận : Hiện nay, các nước Châu Phi đang gặp những khó khăn gì trong công cuộc p. triển kinh tế, xã hội đất nước ?
 + Kinh tế : 2/3 dân số không đủ ăn. 
 +Tỉ lệ dân số cao nhất thế giới.
 được sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế, khắc phục đói nghèo, xung đột sắc tộc, thành lập liên minh Châu Phi (AU).
 Cuộc đấu tranh chống đói nghèo, lạc hậu, gpdt còn lâu dài.
 *Hoạt động 2:
 ( Y/c hs Xác định Cộng Hoà Nam Phi trên bản đồ).
 Giới thiệu : Dân số, diện tích, dân tộc.
?Em biết gì về Cộng Hòa Nam Phi ?
 1662 Hà Lan đến xứ Kếp, đầu XX Anh chiếm, 1910 Liên Bang Nam Phi được thành lập, 1961 rút ra khỏi Liên hiệp Anh Nam Phi được thành lập.
?Cuộc đấu tranh chống A-pac –thai diễn ra ntn ?
 Người da trắng (13,6 %), thi hành PBCT , Trong 3 thế kỉ người da đen không có quyền hành.
 *Dưới sự lãnh đạo của ANC +LHQ lên án gay gắt 1993 xoá bỏ Apacthai.
Trả tự do cho lãnh tụ Man-đê-la. (27 năm tù – là tù binh bị giam cầm lâu nhất trên thế giới).
*Mở rộng :Thứ hai là Tôn Đức Thắng -17 năm .
 Oâng trở thành tổng thống da đen đầu tiên.
 (Y/c hs quan sát hình 13 /28 )
?Ý nghĩa khi Man-đe –la làm tổng thống ?
 Xoá bỏ phân biệt chủng tộc .
 *Hiện nay, CHNP là nước phát triển nhất Châu Phi, nhiều TNTN , kinh tế vĩ mô (6/ 1996), cải thiện đời sống nhân dân.
?Ý nghĩa thắng lợi trong phân biệt chủng tộc ?
 Giai đoạn lịch sử mới, hoà đồng, phát triển.
 I-Tình hình chung :
-Phong trào nổ ra sôi nổi đầu tiên ở Bắc Phi.
+Ai Cập (1953).
+Ang-gie-ri (1954 -1962).
+1960, 17 nước Châu Phi giành độc lập.
 Hệ thống thuộc địa tan rã.
-Công cuộc khôi phục & phát triển kinh tế, xã hội đạt nhiều thành tích nhưng chưa làm thay đổi căn bản bộ mặt Châu Phi.
-Hình thành tổ chức khu vực là Tổ chức thống nhất Châu Phi, nay gọi là Liên minh Châu Phi (AU ).
II-Cộng Hoà Nam Phi.
 -Nằm ở cực Nam Châu Phi, 1961 Cộng Hoà Nam Phi ra đời.
 -Chế độ phân bịêt chủng tộc ( A-pac –thai ) tồn tại hơn 3 thế kỉ.
-Dưới sự lãnh đạo của “ Đại hội dân tộc Phi”(ANC), người da đen đấu tranh kiên trì chống chủ nghĩa Apacthai 1993 xoá bỏ chế độ phân biệt chủng tộc.
-Nam Phi có tiềm lực phát triển khá mạnh.
 4.Củng cố :
 -Theo em các nước nào giành thắng lợi trong cuộc đấu tranh vũ trang kéo dài ở Châu Phi giữa thế kỉ XX ?
 a.Ai Cập c.Ang-gie –ri e.Li -bi
 b.Tuy-ni-di d.Ma-roc f.Ang-go-la
 -Ýnghĩa lịch sử khi Man –đê-la làm tổng thống.
 5.Dặn dò :
 Hs học bài & xem trước bài 7, Chú ý:
 -Diện tích và dân số ở Mĩ La-tinh.
 -Vì sao nói cuộc tấn công pháo đài Môn-ca-da (26/7/19953) đã mở ra một giai đoạn mới trong phong trào đấu tranh của nhân dân Cu Ba?
===============================
 	+++++ 
 Bài 7 : Các nước MĨ LA – TINH
..**..
 I/ Mục tiêu bài học :
 1.Kiến thức :
Khái quát tình hình Mĩ La-tinh sau W22, đặc điểm cuộc đấu tranh gpdt của nhân dân Cu-Ba & những thành tựu mà nhân dân Cu-Ba đạt được về kinh tế, văn hoá, giáo dục hiện nay.
 2.Tư tưởng :
-Thấy được cuộc đấu tranh kiên cường của nhân dân Cu-Ba & những thành tựu mà nhân dân Cu-Ba đạt được về kinh tế, văn hoá, giáo dục.
-Thắt chặt tình đoàn kết, hữu nghị & tinh thần tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa nhân dân hai nước Việt Nam & Cu –Ba.
 3.Kĩ năng :
Rèn luyện kĩ năng sử dụng lược đồ Mĩ La-tinh, xác định vị trí các nước Mĩ La-tinh trên bản đồ thế giới.
II/ Thiết bị dạy học :
-Bản đồ thế giới, lược đồ Châu Mĩ La-tinh.
-Một số tài liệu liên quan đến Cu _Ba. 
 III/Tiến trình tổ chức dạy học :
1)Oån định lớp : ss + phân nhóm hs
2)KTBC :
-Hãy nêu tình hình chung Châu Phi .Tình hình Châu Phi ngày nay.
-Trình bày tình hình Cộng Hoà Nam Phi.
3)Tổ chức dạy -học :
 a/Giới thiệu bài :
Mĩ La-tinh là một khu vực rộng lớn, (1/7 thếgiới), 23 quốc gia từ Mê-hê-cô đến cực nam Châu Phi. Sau 1945, các nước Mĩ La-tinh không ngừng đấu tranh để củng cố độc lập, chủ quyền, p.triển kinh tế, xã hội nhằm thoát khỏi sự lệ thuộc vào đế quốc Mĩ. Trong cụôc đấu tranh đó, nổi bật lên tấm gương Cu-Ba, điển hình của phong trào cách mạng khu vực Mĩ La-tinh.
 b/Dạy học bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY & TRÒ
LƯU BẢNG
*Hoạt động 1 :
 Dùng lược đồ Châu Mĩ giới thiệu kv Mĩ La Tinh : Diện tích 20 tr km2 ( Khi nói đến Mĩ La tinh ta thường nói đến Bra –xin, Ac –hen –ti-na, .).
?Em biết gì về Mĩ La-tinh ?
 Các quốc gia với các vua bóng đá, eo biển Pa-na-ma.
 Giới thiệu như 1/ SGV
 +Là vùng đất mới , phát hiện thế kỉ XV (1492).
 +Thành phần dân cư đa dạng. 
 +Nói tiếng Tây Ban Nha.
 +Thiên Chúa giáo.
 +Thoát khỏi Tây Ban Nha lại trở thành “sân sau” của Mĩ
 +Kinh tế p.triển : Bra-xin,.
?Điểm khác giữa Á, Phi,Mĩ La tinh là gì?
 Vài nước giành độc lập đầu thế kỉ XIX :Bra-xin, Ac-hen, Pe-ru,.
(Y/C HS : Xác định các nước ấy trên bản đồ).
 “sân sau” của Mĩ.
?Sau W22 đến nay tình hình cánh mạng Mĩ Latinh phát triển như thế nào ?
 Nhiều chuyển biến mạnh mẽ.
 +Cách mạng Cu-Ba (1959).
 +Đầu 60-80 tk XX, cao trào đấu tranh bùng nổ ở Mĩ Latinh, gọi là “lục địa bùng cháy”.
 *Y/c HS giải thích “Lục địa bùng cháy”.
?Kết quả các cuộc khởi nghĩa vũ trang?
 Chính quyền độc tài nhiều nước bị lật đổ, tiến hành nhiều cải cách. Tiêu biểu Chi-lê, Ni-ca-ra-goa.
 (Y/c Hs : Xác định 2 nước trên bản đồ ).
?Trình bày cụ th ể những thay đổi của Cm Chi & Ni.
 *GV tường thuật như sgk
 *Cuối cùng, do nhiều nguyên nhân, nhất là sự can thiệp của Mĩ, cm thất bại (1973-1991).
?Công cuộc xây dựng & p.triển đất nước của các nước MLT diễn ra ntn ?
 Nhiều thắng lợi.
 +Củng cố độc lập chủ quyền.
 +Dân chủ hoá sinh hoạt chính trị.
 +Tiến hành cải cách kinh tế.
 +Thành lập các tổ chức Liên Minh khu vực về hợp tác & ptriển kinh tế (EU, AU, ASEAN).
 -Đầu 90/XX, chính trị & kinh tế các nước này gặp nhiều khó khăn & căng thẳng.
 (Y/c Hs Đọc chữ nhỏ/ trang 31).
 *Nợ 400 tỉ USD, 1989 buôn bán với thế giới 2,8 %; tốc độ tăng trưởng kinh tế : thập niên 70/5,9%, 80/1%; lạm phát cao nhất thế giới; có 2 nước gia nhập NIC : Bra-xin, Me-hi-co.
 *Tóm tắt ý chung :PHCM, KT.
 *Mở rộng : He-hi-co ảnh hưởng bão, Icuado a/h núi lửa.
 *Hoạt động 2 :
 Giới thiệu hình ảnh Cu-Ba.
? Em biết gì về đất nước Cu- Ba?
 Nằm trên vùng biển Ca-ri-bê, giống cá sấu, S =111000 km2, DS 11,3 triệu dân.
 Minh hoạ : TK XVI (1/2 sau ) Tây Ban Nha thống trị Cu-ba hơn 400 năm, 1902 TBN công nhận độc lập “ sân sau” của Mĩ.
?Trình bày CM Cu-ba sau W22 ?
 +3 /1952 tướng Ba-ti-xta làm đảo chính – độc tài ở Cu-ba.
 +Xoá hiến pháp.
*Minh hoạ :1952-1958 Ba-ti-xta giết hại 2 vạn người yêu nước.
?Phong trào đấu tranh gp dân tộc thoát khỏi Ba-ti-xta diễn ra ntn ?
 +26/7/1953 Phi-den lãnh đạo –Môn –ca-da không thắng lợi, mở đầu phong trào.
 Giới thiệu Phi-den Ca-xtơ-rô (sgk)
 +11/1956 Phi+81 đ/c Gramma (tỉnh O-ri-en-te), phần lớn hi sinh, còn lại 12 người, tiếp tục đấu tranh nhân dân giúp đỡ, phong trào lan rộng lên toàn quốc, tấn công địch.
+Cuối 1958, nghĩa quân lớn mạnh, tấn công nhiều nơi. 12/1958 NQ chiếm pháo đài án ngữ thủ đô La Habana. Batixta bỏ chạy sang nước ngoài.
 +1/1/1959 độc tài Ba bị lật đổ, Cu-ba thắng lợi.
 HS thảo luận : Lật đổ chế độ độc tài Ba-ti-xta có ý nghĩa ntn đối vớii đn Cu-ba ?
 (HS thảo luận nhóm trả lời)
?Sau khi thắng lợi, chính phủ Cm Cu-ba đã làm gì để thiết lập chế độ mới?
 +Cải cách dân chủ, ruộng đất.
 +Xây dựng chính quyền các cấp.
 +Thanh toán nạn mù chữ.
 +4/1961 diệt 1300 tên đánh thuê Mĩ Phi-den tuyên bố “Cu-ba tiến lên CNXH”.
?Thành tựu đạt được trong công cuộc xây dựng CNXH?
 +Mĩ bao vây 10/1960 nhưng vẫn đạt được nhiều thành tựu to lớn.
 +Xây dựng công nghiệp, nông nghiệp đa dạng gd& y tế phát triển.
 +1991 Liên Xô tan rã, Cu-ba khó khăn nhưng cải cách tiếp tục phát triển (đoàn kết).
 *Kinh tế p.triển hơn nhiều nước ở Châu Á& Châu Phi.
?T/ sao nói cuộc tấn công pháo đài  ... á Mĩ Sau CT ?
 -1945 – 1973
+1945-1950 ½ sản lượng CNTG (56,5%) ; nông nghiệp gấp 2 lần (Anh+ Pháp + Tây Đức +Ý + Nhật ).
+Nắm ¾ trữ lượng vàng thế giới (24,6 tỉ USD)
 Chủ nợ duy nhất thế giới.
+Quân sự mạnh, độc quyền vủ khí nguyên tử.
 -1973 –nay :Sản lượng CN giảm, vàng cạn dần, Dolla bị phá giá.
 HS thảo luận nhóm :Vì sao từ 1973 trở đi, kinh tế Mĩ suy giảm?
 +Nhật & Tây Âu vươn lên.
 +Kinh tế kg ổn định, khủng hoảng.
 +Tham vọng bá chủ.
 +Chênh lệch giàu nghèo.
 1972 Mĩ chi cho quân sự 352 tỉ USD.
 *Hoạt động 2 :
 Y/c hs quan sát hình 16/34. 
?Hình 16 có ý nghĩa gì ?
 Thành tựu KHKT
?Thành tựu chủ yếu KHKT của Mĩ sau chiến tranh?
 +Khởi đầu CMKHKT lần II (40/XX).
 +Đi đầu KHKT, CN :Sáng chế công cụ mới, năng lượng mới, vật liệu mới, CM xanh trong NN, GT-TT liên lạc, chinh phục vũ trụ, vũ khí hiện đại.
 *Mở rộng : Đang chế tạo vũ khí vũ trụ (vũ khí laser), Nga chế tạo để chống trả. “Giành quyền kiểm soát trên vũ trụ” đối đầu quân sự, hậu quả nghiêm trọng (ANTG /695/6-10-2007).
* Giảng lại hình 16 : tiến bộ vượt bậc KHKT.
*Mở rộng : Khám phá sao Hoả đầu tiên, bom nguyên tử, đưa người lên mặt trăng ( “Đây là một bước đi nhỏ bé của một người. Nhưng là một bước tiến khổng lồ của nhân loại” -1969-Neil Arm Strong).
 *Hoạt động 3 :
?Chính sách đối nội của Mĩ sau chiến tranh ntn ?
 + 2 Đảng : Dân chủ & Cộng hoà.
 +Phục vụ quyền lợi giai cấptư sản , dù mâu thuẫn.
 +Những năm đầu sau chiến tranh, ban hành một số đạo luật phản động : Cấm ĐCS hoạt động, chống đình công, đàn áp phong trào công nhân, phân biệt chủng tộc.
 *Xuất hiện nhiều tập đoàn Tơrớt : Morgan, Rock Fxler khống chế kinh tế, tài chính Mĩ, kinh doanh quân sự, sản xuất vũ khí quốc phòng ,lầu 5 góc hiếu chiến, CNTB lũng đoạn nhà nước.
?Thái độ của nhân dân Mĩ đ/v chính sách đối nội?
 Phong trào đấu tranh của nhân dân mạnh mẽ, phản đối chiến tranh Việt Nam.
?Chính sách đối ngoại của Mĩ sau CT ?
 +Đề ra “chiến lược toàn cầu” chống CNXH.
 +Lôi kéo, khống chế các nước nhận viện trợ.
 +Lập khối quân sự : NATO, SEATO, ..
 +Gây CT xâm lược.
 Từ 1991 đến nay, xác lập trật tự TG “đơn cực” do Mĩ khống chế thực tế & tham vọng.
*Mở rộng : Gây chiến với Irac, lôi kéo Anh,.thất bại,
 CT Việt Nam, Triều Tiên, Cu-ba,.. 
 I-Tình hình kinh tế nước Mĩ sau chiến tranh.
-Sau CTTG thứ II, Mĩ đã vươn lên chiếm ưu thế tuyệt đối về mọi mặt trong TGTB.
+Chiếm 56.5%sản lượng CNTG.
+Nn gấp 2 lần 5 nước :Anh + Pháp + Tây Đức + Nhật +I-ta.
+Chiếm ¾ trữ lượng vàng của TG.
+Độc quyền vũ khí hạt nhân.
-1973 trở đi, kinh tế Mĩ kg còn chiếm ưu thế do nhiều nguyên nhân.
 II-Sự phát triển về KHKT của Mĩ sau Chiến tranh.
-Mĩ khởi đầu cuộc CMKHKT lần II với việc chế tạo máy tính điện tử 2 /1946.
-Đạt nhiều thành tựu trên các lĩnh vực quan trọng, công cụ sản xuất, năng lượng mới, chinh phục vũ trụ.
 III-Chính sách đối nội & đối ngoại của Mĩ sau chiến tranh.
 *Đối nội :
 -Hai Đảng Cộng Hoà & Dân chủ thay nhau cầm quyền phục vụ quyền lợi g/ c tư sản.
 -Ban hành nhiều đạo luật.
 -Đàn áp phong trào công nhân.
 -Phân biệt chủng tộc.
 *Đối ngoại :
Mĩ đề ra “chiến lược toàn cầu” phản cách mạng nhằm làm “Bá chủ thế giới”.
 Tham vọng của Mĩ to lớn, nhưng khả năng thực tế của Mĩ hạn chế do nhiều nguyên nhân.
4/Củng cố :
-Nguyên nhân làm suy giảm địa vị Mĩ từ 1973 ?
-Nét nổi bật trong chính sách đối nội & đối ngoại của Mĩ sau W22?
5/Dặn dò :
HS học bài & xem kỉ bài 9.Nhật Bản.
-Quan sát lược đồ 17 /36, các hình 18, 19, 20 và nêu ý nghĩa.
-Những dẫn chứng chứng tỏ sự phát triển “ thần kì” của nền kinh tế Nhật Bản trong những năm70/XX.
-Sưu tầm tài liệu, tranh ảnh liên quan đến Nhật.
---- -----==========----------
Tuần 11
Tiết 11
NS : 16/10
ND :22/10
 Bài 9 :
NHẬT BẢN
.++..
I/ Mục tiêu bài học :
1)Kiến thức : Giúp HS nắm
Từ một nước bại trận, bị chiến tranh tàn phá nặng nề, NB phát triển siêu cường kinh tế, thứ hai thế giới sau Mĩ. NB đang ra sức phát triển một cường quốc chính trị nhằm tương xứng với sức mạnh kinh tế to lớn của mình.
2)Tư tưởng : Giúp HS nhận rõ
-Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự phát triển “thần kì” về kinh tế NB.
-Từ 1993 đến nay, các mối quan hệ về chính trị, kinh tế, văn hóa, giữa nước ta và NB ngày càng mở rộng và phát triển trên cơ sở của phương châm “Hợp tác lâu dài, đối tác tin cậy” giữa hai nước.
3)Kĩ năng :
Giúp HS rèn luyện phương pháp tư duy, phân tích, so sánh, liên hệ.
 II/Thiết bị dạy học :
-Bản đồ Châu Á.
-Tranh ảnh về đất nước NB.
 III/Tiến trình tổ chức dạy học :
1)Oån định lớp : ss + phân nhóm HS.
2)KTBC :
-Nêu tình hình kinh tế, KH-KT Mĩ sau chiến tranh. Vì sao Mĩ trở thành nước giàu mạnh nhất khi W22 kết thúc ?
-Chính sách đối nội, đối ngoại của Mĩ sau W thực hiện ntn ? Những nguyên nhân nào làm cho kinh tế Mĩ suy giảm từ năm 1973 ?
3)Tổ chức dạy học :
a, Giới thiệu bài :
 	Từ một nước bại trận, bị CT tàn phá nặng nề tưởng chừng như không thể gượng dậy được. Song, NB đã vươn lên phát triển mạnh mẽ, trở thành một cường kinh tế thứ hai trên thế giới.
b, Dạy học bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
LƯU BẢNG
 *Hoạt động 1 :
 Sử dụng bản đồ Châu Á, y/c học sinh :
 Xác định vị trí của NB, các hòn đảo lớn.
?Em biết gì về NB ?
 Gồm 4 hòn đảo lớn, xứ sở mặt trời mọc, phù tang, hoa anh đào,
 Bổ sung : S lớn hơn Việt Nam 377.804 km2. Dân số :125 triệu người, nhiều thiên tai, KHKT phát triển.
?Tình hình NB sau chiến tranh ?
 Bại trận, mất hết thuộc địa, thiệt hại nặng, Mĩ chiếm đóng, kinh tế khó khăn,
(Y/c HS đọc chữ nhỏ/ trang 36)
*Trước tình hình đó NB cải cách.
?Nội dung cuộc cải cách? Ý nghĩa?
 (HS trình bày như SGK)
 Mang lại sinh khí cho đất nước, nhân tố NB phát triển như ngày nay.
 *Hoạt động 2 :
?Thuận lợi cơ bản sự khôi phục và phát triển “thần kì” của Nhật (kinh tế) từ 50 – 70/XX?
 Những đơn đặt hàng của Mĩ trong chiến tranh Việt Nam, Triều Tiên (GV giải thích thêm ).
 Đứng thứ 2 thế giới tư bản.(70/XX).
?Những thành tựu kinh tế NB ?
 (Y/C HS đọc chữ nhỏ/37)
+GDP, 1950 20 tỉ USD = 1/17 Mĩ; 1989 2828 tỉ USD.
+CN : 1950 -1960, tốc độ tăng trưởng 15%/năm; 1961 -1970 là 13,5%.
+Thu nhập BQĐN thứ hai , sau Thuỵ Sĩ (23796 USD).
+NN : Tự túc 80%, đánh cá thứ hai, sau Pê –Ru.
 *Vàng, ngoại tệ hơn Mĩ ; đứng đầu thế giới :Tàu biển, ôtô, điện tử. 
?Hình 18, 19, 20/ trang 38 nói lên điều gì ?
 Sự tiến bộ KHKT, vượt lên từ khó khăn.
 1 trong 3 trung tâm kinh tế lớn của thế giới (Mĩ, Nhật, Tây Âu), - từ một nước bị chiến tranh tàn phá – siêu cường kinh tế “thần kì”.
HS thảo luận ?Nêu và phân tích nguyên nhân phát triển kinh tế NB?
-khách quan : Đơn đặt hàng của Mĩ, áp dụng những thành tựu KHKT.
-Chủ quan : (Y/C HS đọc 4 gạch đầu dòng / 38, GV giải thích thêm) 
*Sau 1 thời gian tăng trưởng, kinh tế NB cũng vấp phải những khó khăn & hạn chế.
?Những hạn chế ?
 Nghèo tài nguyên, nhập nguyên liệu và năng lượng, thiếu lương thực.
 *Nhật khắc phục và từng bước đi lên.
 *Hoạt động 3 :
?NB thực hiện chính sách đối nội ntn sau CT ?
 (HS dựa SGK)
 *GV kết luận : Từ Thiên Hoàng nắm quyền và cai trị –đến giai cấp tư sản cầm quyền ( thiên hoàng vẫn còn tồn tại).
**Mở rộng: 
+Thiên hoàng ngày nay thứ 125 (từ 660 TCN đến nay),
+Các Đảng công khai hoạt động.- tình hình kg ổn định.
?NB thực hiện chính sách đối ngoại ntn ?
 (HS dựa SGK).
 Sau CT NB lệ thuộc Mĩ : chính trị & an ninh; 8/9/1951 “Hiệp ước an ninh Nhật –Mĩ” được kí kết,
 Những thập niên qua NB đối ngoại mềm mỏng.
 *Từ đầu 90/XX đến nay đang vươn lên thành cường quốc chính trị, tương xứng với siêu cường kinh tế.
 (Mở rộng tình hình chính trị của NB ngày nay).
 Kết luận chung : từ 1945 đến nay, NB có những bước tiến “ thần kì” về kinh tế. Ngày càng có địa vị cao trên trường quốc tế.
** Liên hệ TT, GDHS : Mối quan hệ hợp tác giữa NB và VN từ 1993 đến nay, với phương châm “ Hợp tác lâu dài, đối tác tin cậy”, chung tính cần cù, siêng năng. Nhiều du HS VN sang NB, NB không còn là một nước xa lạ với chúng ta. Là HS cần phát huy cần cù siêng năng trong học tập, trong cuộc sống sau này, giúp ích cho đất nước.
 I-Tình hình NB sau chiến tranh.
-Gặp nhiều khó khăn.
 +Nhật Bản bị Mĩ chiếm đóng.
 +Mất hết thuộc địa.
 +Kinh tế bị tàn phá nặng nề.
-Sau chiến tranh Nhật tiến hành những cải cách dân chủ => mang lại sinh khí cho đất nước, nhân tố NB phát triển như ngày nay. 
 II-NB khôi phục và phát triển kinh tế sau chiến tranh.
 *Thuận lợi :
 Nhờ những đơn đặt hàng “béo bở” của Mĩ trong 2 cuộc chến tranh Việt Nam và Triều Tiên.
*Thành tựu : Đạt nhiều thành tựu to lớn.
 Trở thành 1 trong 3 trung tâm thương mại trên thế giới.
*Nguyên nhân :
-Truyền thống văn hoá, giáo dục lâu đời của người Nhật.
-Hệ thống tổ chức quản lí có hiệu quả.
-Vai trò quan trọng của Nhà nước.
-Con người NB được đào tạo chu đáo, có ý chí vươn lên, cần cù, 
*Đầu những năm 90/XX, suy thoái kéo dài.
 III-Chính sách đối nội và đối ngoại sau chiến tranh .
 *Đối nội :
-Từ xã hội chuyên chế sang XH dân chủ.
-Các Đảng phái công khai hoạt động, .
 Tình hình chính trị không ổn định.
*Đối ngoại :
 Hoàn toàn lệ thuộc Mĩ.
 *Hiện nay, NB đang vươn lên thành cường quốc chính trị để tương xứng với siêu cường kinh tế. 
4)Củng cố :
-Nguyên nhân dẫn đến sự phát triển “thần kì” của kinh tế NB trong những năm 90/XX ?
-Vì sao từ 90/XX đến nay, NB luôn vươn lên thành cường quốc chính trị để tương xưng với siêu cường kinh tế?
5)Dặn dò :
 HS học bài và xem trước bài 10,
-Mối quan hệ giữa Mĩ và Tây Âu sau W22 .
-Vì sao trong thời kì “chiến tranh lạnh”, các nước Tây Aâu gia nhập NATO?
-Nguyên nhân dẫn đến sự liên kết khu vực Tây Âu?
-Tiền thân của Liên minh Châu Âu?

Tài liệu đính kèm:

  • docSU 9 -VAI TUAN.doc