Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Bài 12: Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ

Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Bài 12: Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ

1.Kiến thức.

Cảm nhận được tình yêu thương con và ước vọng của người mẹ dân tộc Tà - Ôi trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, từ đó phần nào hiểu được lòng yêu quê hương, đất nước và khát vọng tự do của nhân dân ta trong thơì kì lịch sử này.

- Giọng điệu thơ thiết tha, ngọt ngào của Nguyễn Khoa Điềm qua những khúc ru cùng bố cục đặc sắc của bài thơ.

 

doc 4 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 3358Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Bài 12: Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: / /2006 
 Ngày dạy: / /2006 
Bài 12. Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
 ( Nguyễn Khoa Điềm )
Tiết 57: Hướng dẫn tự học
A.Mục tiêu cần đạt.
1.Kiến thức.
Cảm nhận được tình yêu thương con và ước vọng của người mẹ dân tộc Tà - Ôi trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, từ đó phần nào hiểu được lòng yêu quê hương, đất nước và khát vọng tự do của nhân dân ta trong thơì kì lịch sử này.
- Giọng điệu thơ thiết tha, ngọt ngào của Nguyễn Khoa Điềm qua những khúc ru cùng bố cục đặc sắc của bài thơ.
2.Kĩ năng.
-Rèn luyện cho học sinh biết cảm thụ một bài thơ.
3.Thái độ:
-Có ý thức rèn luyện kĩ năng cảm thụ văn học. Trân trọng tấm lòng của bà mẹ Dâm tộc Tà ôi đối với cách mạng.
II. Chuẩn bị :
-Giáo viên: Chuẩn bị bài , nghiên cứu tài liệu.
-Học sinh: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của giáo viên.
C.Tiến trình tổ chức các hoạt động.
* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ. ( 5’ )
? Đọc thuộc lòng bài thơ '' Bếp lửa '' của Bằng Việt ?Trình bày cảm nhận của em về tình bà cháu thể hiện trong bài thơ?
* Hoạt động 2:Giới thiệu bài : ( 1’ )
Nếu như ở Bài thơ về tiểu đội xe không kính ta bắt gặp hình ảnh những người chiến sĩ lái xe trên tuyền đường trường sơn tự tin, lạc quan trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ thì đến bài thơ Khúc hát ru những em bé lơn lên trên lưng mẹ nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm sẽ cho người đọc thấy được h/ả những bà mẹ Tà - Ôi hết lòng với cách mạng, với kháng chiến. Để hiểu được điều đó chúng ta cùng tìm hiểu.
* Hoạt động 3: Bài mới. ( 38’ )
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của H/s
Nội dung cần đạt
GVyêu cầu học sinh đọc chú thích SGK.
? Nêu những hiểu biết của em về tác giả bài thơ?
? Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ?
GV: Nêu yêu cầu đọc
-Giọng thiết tha ngọt ngào.
GV đọc, học sinh đọc.
? Phương thức biểu đạt của văn bản?
? Nêu bố cục bài thơ? Nội dung từng phần?
? Trung tâm cảm xúc của tác giả trong bài thơ này là gì?
? Em có cảm nhận gì về cấu trúc bài thơ?
? Cấu trúc này gần với loại hình nghệ thuật nào?
GV định hướng cách tiếp cận văn bản.
?Hình ảnh người mẹ trong bài thơ được gắn với hoàn cảnh, công việc cụ thể qua từng đoạn thơ như thế nào?
?Em có suy nghĩ gì về công việc của người mẹ?
?Tấm lòng của bà mẹ được thể hiện qua từng việc làm đó là gì?
GV khái quát chuyển ý
?Đọc những câu thơ thể hiện tình cảm và mong ước của người mẹ?
?Em có suy nghĩ gì về những ước mơ của người mẹ?
? Mơ ước của người mẹ được thể hiện gián tiếp qua h/ả nào?
?Cách thể hiện đó mang ý nghĩa gì?
?Tình cảm, ước mơ, công việc của người mẹ có mối liên hệ như thế nào?
?Sự phát triển ước mơ của bà mẹ như thế nào?
?Tình cảm của người mẹ thể hiện ở hai câu thơ Mặt trời của bắp...trên lưng như thế nào?
?Qua tình cảm, ước vọng của bà mẹ qua ba khúc hát ru người đọc cảm nhận được tình cảm gì của nhân dân ta trong kháng chiến?
GV hướng dẫn học sinh luyện tập.
-Đọc
-Độc lập
-Phát hiện
-Đọc
-Phát hiện
-Độc lập
-Nhận xét
-Cảm nhận
-Suy luận
-Phát hiện
-Nhận xét
-Suy luận
-Nghe
-Đọc
-Suy luận
-Phát hiện
-Suy luận
-Nhận xét
-Suy luận
-Nhận xét
-Suy luận
-Khái quát
I. Đọc - Tiếp xúc văn bản.
*Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
- Nguyễn Khoa Điềm: Quê Thừa Thiên Huế, trưởng thành trong kháng chiến.
- Uỷ viên bộ chính trị, trưởng ban tổ chức văn hoá.
- Tác phẩm viết năm 1971 trích '' Đất và khát vọng ''.
*.Đọc.
* Từ khó.
*Tìm hiểu cấu trúc văn bản.
- Biểu cảm - Tự sự - Miêu tả.
* Ba khúc ru: Mỗi khúc hát ru 2 khổ.
-Khúc hát của người mẹ thương con, thương bộ đội.
-Khúc hát ru của người mẹ thương con, thương dân làng.
-Khúc hát ru của người mẹ thương con, thương đất nước.
-Người mẹ Tà-ôi thương con, thương bộ đội, dân làng và đất nước.
->Tạo âm điệu dìu dặt, vấn vương.
- Âm nhạc.
II. Đọc- Hiểu văn bản.
1.Hình ảnh người mẹ Tà-ôi.
-Mẹ giã gạo góp phần nuôi bộ đội kháng chiến.
-Mẹ tỉa bắp...mẹ lao động sản xuất phục vụ kháng chiến.
-Mẹ chuyển lán...mẹ bảo vệ lự lượng để kháng chiến lâu dài với tinh thần quyết tâm cao.
-Công việc vất vả, nặng nhọc.
-> Mẹ là người biết chịu đựng gian khổ, người mẹ bền bỉ, quyết tâm trong công việc, lao động, kháng chiến .
-Người mẹ thắm thiết yêu con, yêu buôn làng, yêu quê hương, bộ đội, khát khao đất nước được độc lập tự do.
2. Tình cảm và ước mong của mẹ.
-Mẹ mong con trở thành người có sức khỏe phi thường Vung chày lún sân...
-Mơ cho hát bắp lên đều.
-Mơ được gặp Bác Hồ.
->Ước mơ giản dị những mang ý nghĩa lớn đó là mơ ước cuộc sống thanh bình , đất nước độc lập, thống nhất.
-Qua hình ảnh Con mơ cho mẹ...
->Thể hiện niềm tin tưởng của người mẹ vào đứa con.
-Mối liên hệ tự nhiên chặt chẽ, giã gạo nuôi bộ đội -> mơ con có sức khỏe làm nhiều việc lớn.
-Đang tỉa bắp nên mơ ước con mơ cho mẹ hạt bắp trắng ngần...
-Địu con giành trận cuối nên mơ đất nước thống nhất được gặp Bác Hồ...
-> Bà mẹ mơ ước ngày càng lớn rộng, hòa cùng cuộc kháng chiấn gian khổ của quê hương, đất nước.
-H/ả mặt trời ở câu thơ thứ hai là hình ảnh tượng trưng: con là mặt trời của em, con là nguồn hạnh phúc ấm áp, gần gũi, thiêng liêng của đời mẹ. Con đã góp phần sưởi ấm lòng tin yêu, ý chí của mẹ trong cuộc sống
->Qua tình cảm, ước mơ của bà mẹ nhà thơ thể hiện tình yêu quê hương, đất nước tha thiết, ý chí chiến đấu cho độc lập tự do và khát vọng thống nhất đấ nước của nhân dân ta trong thời kì kháng chiến chống Mĩ.
III. Tổng kết.
*Ghi nhớ SGK/155
IV.Luyện tập
- Yếu tố tự sự trong bài thơ giúp bạn đọc hiểu rõ thêm cuộc sống gian khổ, bền bỉ, dẻo dai 
( vừa sản xuât nuôi quân, vừa tham gia chiến đấu ) của nhân dân ta ở chiến khu Trị - Thiên thời chống Mĩ.
* Hoạt động 5: Hướng dẫn học ở nhà. ( 1’ )
- Nghệ thuật, nội dung chủ yếu của bài thơ.
- Học thuộc lòng bài thơ - Ghi nhớ.
- Chuẩn bị bài: ánh trăng.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 57 Khuc hat ru nhung em be lon tren....doc