Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Bài 14: Lặng lẽ Sa Pa

Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Bài 14: Lặng lẽ Sa Pa

Giúp học sinh:

1. Kiến thức:

- Cảm nhận được vẻ dẹp của các nhân vật trong truyện, chủ yéu là nhân vật anh thanh niên trong công việc thầm lặng, trong cách sống, và những suy nghĩ tình cảm trong quan hệ với mọi người.

- Phát hiện đúng và hiểu được chủ đề của truyện từ đó hiểu được niềm hạnh phúc của con người trông lao động.

 

doc 6 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 51442Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Bài 14: Lặng lẽ Sa Pa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: / /2006 
Ngày dạy: / /2006 
Bài 14 Lặng lẽ Sa Pa
	 ( Nguyễn Thành Long )
Tiết 66 - 67: Đọc - Hiểu Văn bản
A.Mục tiêu cần đạt. 
Giúp học sinh:
Kiến thức:
- Cảm nhận được vẻ dẹp của các nhân vật trong truyện, chủ yéu là nhân vật anh thanh niên trong công việc thầm lặng, trong cách sống, và những suy nghĩ tình cảm trong quan hệ với mọi người.
- Phát hiện đúng và hiểu được chủ đề của truyện từ đó hiểu được niềm hạnh phúc của con người trông lao động.
Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng cảm thụ và phân tích các yếu tố của tác phẩm truyện.
Thái độ:
- Trân trọng những niềm hạnh phúc của mọi người, từ đó có lối sống tình cảm trong quan hệ với mọi người.
B.Chuẩn bị :
* Giáo viên: Soạn giáo án.
* Học sinh: Chuẩn bị bài theo yêu cầu.
C.Tiến trình tổ chức các hoạt động :
* Hoạt động 1. Kiểm tra bài cũ. ( 10')
? Nhân vật ông Hai trong truyện '' Làng '' gợi cho em những suy nghĩ gì về người nông dân Việt Nam trong kháng chiến?
* Đáp án: ( Mỗi ý đúng được 2 điểm )
Trong truyện ngắn Làng, ông Hai là người làng Dầu đi tản cư. Ông luôn tự hào về ngôi làng của ông.
Ông vui khi kể về ngôi làng của ông, và cũng buồn và căm giận khi nghe tin làng ông theo Việt gian.
Bằng nghệ thuật xây dựng thành công tình huống truyện, kết hợp nghệ thuật miêu tả tâm lí và ngôn ngữ nhân vật.
 Qua nhân vật ông Hai tác giả đã cho ta thấy được tình yêu làng và lòng yêu nước, tinh thần kháng chiến của người nông dân phải rời làng đi tản cư. 
Họ đi tản cư nhưng trong tâm trí họ hình ảnh làng, quê hương luôn luôn gắn bó và tồn tại. Họ kiên cường, bất khuất sống vì làng xóm, vì quê hương yêu dấu.
* Hoạt động 2: Giới thiệu bài: ( 1 ')
Từ cuộc gặp gỡ với những con người lặng lẽ bình thường đang làm việc miệt mài cho mảnh đất Sa Pa, nơi nghỉ mát kì thú, nhưng cũng là nơi làm việc của những con người thầm lặng với những phầm chất trong sáng cao đẹp, qua một chuyến đi ngỉ tại Sa Pa Nguyễn Thành Long đã viết lên truyện ngắn đặc sắc dạt dào chất thơ.Để hiểu được nét đặc sắc đó chúng ta cùng tìm hiểu văn bản.
* Hoạt động 3:Bài mới : . ( 66')
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cần đạt
GV: Gọi học sinh đọc chú thích SGK/188.
? Nêu hiểu biết của em về tác giả?
? Tác phẩm được viết trong hoàn cảnh nào? 
GV: Ngoài ra còn một số tác phẩm chính: 
- Bát cơm Cụ Hồ ( Bút kí năm 1952 ).
- Chuyện nhà, chuyện xưởng 
( năm 1962 ).
- Những tiếng vỗ cánh ( năm 1967 ).
- Giữa trong xanh ( Truyện ngắn năm 1970 ).
- Nửa đêm về sáng ( năm 1978 ).
- Li Sơn mùa tỏi ( 1980 ).
- Sáng mai nào, xế chiều nào 
( 1984 ).
GV: Hướng dẫn học sinh đọc
-->Đọc mẫu-->Gọi học sinh đọc-->Nhận xét.
- Đọc thể hiện chất thơ, chất hoạ của truyện, đọc chậm.
GV: Gọi học sinh đọc chú thích 1 - 2 - 3 - 4 - 5.
 ? Văn bản '' Lặng lẽ Sa Pa '' thuộc kiểu văn bản nào?
? Nhận xét về cốt truyện?
? Lời kể xuất phát từ điểm nhìn của ai? ( ông hoạ sĩ, anh thanh niên, bác lái xe hay từ người nào khác ). Vì sao em xác định như thế?
? Truyện được kể với sự đan xen của những phương thức biểu đạt nào?
? Truyện được trần thuật theo điểm nhìn và ý nghĩ của nhân vật nào?
? Em có nhận xét gì về tình huống truyện? ( Đơn giản hay phức tạp ) so sánh với tình huống truyện trong văn bản Làng?
? Vai trò của tình huống này trong việc giới thiệu nhân vật chính?
? Truyện có mấy nhân vật? Ai là nhân vật chính?
? Nếu lựa chọn nhân vật yêu thích để đọc em chọn nhân vật nào?
? Nhân vật anh thanh niên có xuất hiện ngay từ đầu văn bản không?
GV: Gọi học sinh đọc '' Một anh thanh niên...hộ anh ''.
? Hoàn cảnh của sống của anh thanh niên được miêu tả như thế nào?
? Những chi tiết trên cho ta hiểu gì về hoàn cảnh sống của anh thanh niên?
? Anh thanh niên làm nghề gì ? Công việc chính của anh? 
? Công việc ấy đòi hỏi phải như thế nào?
? Anh đã nói về những gian khổ trong công việc của người làm công tác khí tượng thuỷ văn như thế nào?
? Cái gì đã giúp anh vượt qua được hoàn cảnh ấy?
? Anh đã có những suy nghĩ như thế nào về công việc đối với cuộc sống con người?
? Mình sinh ra là gì? Mình đẻ ở đâu? Mình vì ai mà làm việc. Em hiểu như thế nào về câu nói này?
? Em có đồng cảm với những suy nghĩ đó của anh thanh niên không? Vì sao?
? Nếu cho rằng chính công việc ấy đã làm nổi rõ tinh thần yêu nghề, ý thức trách nhiệm của nhân vật được không?
? Từ ý thức làm việc của nhân vật em liên hệ đến nhân vật nào trong truyện ngắn của Hồ Phương?
GV: Gọi học sinh đọc: '' Những lời giới thiệu...bốn năm nay ''.
? Nội dung của đoạn vừa đọc?
? Qua cuộc trò chuyện với bác lái xe cho ta hiểu thêm gì về anh ta?
GV: Bằng một số chi tiết và chỉ cho xuất hiện trong khoảnh khắc của chuyện tác giả đã khắc hoạ chân dung nhân vật với những nét đẹp về tinh thần tình cảm cách sống và những suy nghĩ về cuộc sống về ý nghĩa của công việc.
HS đọc từ"phải-> còn tránh'' trang 185.
? Nhân vật hoạ sĩ đã bộc lộ quan điểm về con người và nghệ thuật ở những chi tiết nào?
? Vì sao ông cảm thấy nhọc quá khi nghĩ lại và suy nghĩ về những điều anh thanh niên nói? 
? Hình tượng anh thanh niên được đề cao như thế nào trong suy nghĩ của ông?
? Qua đây ta thấy nhân vật hoạ sĩ hiện lên với những đặc điểm gì?
? Cuộc gặp gỡ bất ngờ với anh thanh niên đã giúp cô gái trẻ những gì?
? Vai trò của bác lái xe 
? Các nhân vật khác có chung điểm gì? vai trò của họ trong công cuộc bảo vệ đất nước?
? Nhận xét tên các nhân vật trong truyện? Vì sao tác giả lại gọi họ như vậy.
? Thái độ của tác giả?
? Nếu coi đây là một số tấm gương lao động quên mình có được không? Vì sao?
? Học xong tác phẩm em hiểu gì về nhan đề của chuyện?
? Trong chuyện có kết hợp với những trữ tình, tự sự. Hãy chỉ ra những chi tiết tạo nên chất trữ tình đó?Tác dụng của chất trữ tình toát lên từ những phong cảnh thiên nhiên đẹp và thơ mộng đặc sắc hơn đoạn mở đầu và đoạn kết:
' Rời cây cầu...ba góc đó'' và...lúc bấy giờ...''lúc mạ bạc".
? Phát biểu chủ đề của chuyện?
-Trình bày
-Phát hiện
-Nghe
-Đọc
-Giải thích
-Phát hiện
-Nhận xét
-Phát hiện
-So sánh
-Nhận xét
-Phát hiện
-Suy nghĩ
-Nhận xét
-Đọc
-Miêu tả
-Khái quát
-Phát hiện
-Nhận xét
-Phát hiện
-Lí giải
-ý kiến riêng
-Lí giải
-Giải thích
-Khái quát
-Liên hệ
-Đọc
-Phát hiện
-Suy luận
-Nghe
-Đọc
-Phát hiện
-Khái quát
-Phát hiện
-Khái quát
-Nhận xét
-Nhận xét
-Lí giải
-Lí giải
Bộc lộ
-Phát hiện
I. Đọc - Tiếp xúc văn bản
1.Tác giả, tác phẩm.
- Nguyễn Thành Long nhà văn chuyên viết truyện ngắn và kí.
- Trưởng thành viết văn từ kháng chiến chống Pháp.
*Tác phẩm.
- Năm 1790 trong chuyến đi chơi Lào Cai của tác giả.
2.Đọc.
3.Từ khó.
4.Tìm hiểu cấu trúc văn bản.
- Cốt truyện đơn giản: Câu chuyện sinh hoạt và lao động bình thường.
- Tác giả ( giấu mình ).
Vì kể theo ngôi thứ 3.
- Tự sự + biểu cảm + miêu tả + 
lập luận.
- Ông hoạ sĩ.
- Tạo thuận lợi cho nhân vật chính xuất hiện.
- Truyện có 4 nhân vật.
- Anh thanh niên là nhân vật chính.
II. Đọc- Hiểu văn bản 
1.Nhân vật anh thanh niên.
- Không xuất hiện ngay từ đầu mà chỉ hiện ra trong cuộc gặp gỡ chốc lát giữa các nhân vật kia với anh thanh niên khi xe của họ dừng lại nghỉ. Mặc dù xuất hiện trong chốc lát nhưng cũng đủ để các nhân vật ghi nhận một ấn tượng tốt đẹp về anh '' Trong cái lặng im của Sa Pa...đất nước/186.
* Hoàn cảnh sống.
- Một anh thanh niên 27 tuổi sống trên đỉnh núi cao Yên Sơn cao 2006 m - thèm người.
* Cô đơn vắng vẻ.
* Việc làm: Nghề nghiệp: Khí tượng.
- '' Đo gió, đo mưa, phục vụ chiến đấu ''.
- Tỉ mỉ, chính xác, có tinh thần trách nhiệm cao.
- Rét, nửa đêm...ngủ lại được.
- ý thức trách nhiệm và lòng yêu nghề thấy được công việc thầm lặng ấy.
- '' Khi ta làm việc...cháu buồn đến chết mất ''
- Làm việc về sự sống của cộng đồng và bản thân.
- Có-->những suy nghĩ nghiêm túc của con người yêu công việc, yêu cuộc sống.
=>Nhiệt tình, say mê trong công việc, cuộc sống giản dị, khiêm tốn, yêu lao động.
- Anh Nhẫn '' Cỏ non - Hồ Phương ''
- Cuộc trò chuyện với bác lái xe.
* Phẩm chất chu đáo, quan tâm tới người khác, tình cảm chân thành hồ hởi thích giao tiếp.
2. Nhân vật ông hoạ sĩ và các nhân vật phụ khác.
a. Nhân vật hoạ sĩ.
- Nhân vật hoạ sĩ cảm thấy"xúc động và bối rối' khi nghe ông kẻ chuyện bằng sự từng trải nghề nghiệp và niền khao khát của người nghệ sĩ đi tìm đối tượng nhhệ thuật. Ông cảm nhận được anh chính lá là đối tượng anh cần và là nguồn khơi dậy sáng tác.
- Ông cảm thấy nhọc vì những điều anh nói thổi bùng những ngọn lửa đam mê công việc như thời trai trẻ và ý tưởng, đưa anh vào sáng tác cần nhọc công rất nhiều.
- Mẫu người lao động trí thức lý tưởng và niềm tự hào cổ vũ của người thế hệ Việt Nam sống và cống hiến.
* Yêu đời, say mê v[is sáng tạo trăn trở với nghệ thuật.
b.Các nhân vật khác.
+ Cô gái có khát vọng có ước mơ.
+ Bác lái xe: Nhân vật mô giới vui tính.
* Một số nhân vật khác.
- Lao động miệt mài, say mê vì Tổ Quốc.
- Các nhân vật đều không có tên, kể cả nhân vật chính họ là bác lái xe, bộ đội, ký sư,hoạ sĩ,thanh niên.
Tác giả muốn nói những người vô danh lặng lẽ say mê cống hiến.
- Trân trọng.
-Sa Pa lặng lẽ mảnh đất những con người lặng lẽ cống hiến cho Tổ Quốc.
- Cảnh thiên nhiên nhiên thơ mộng, qua cái nhìn của người hoạ sĩ ở phần đầu ở cuối chuyện.
- Toát lên từ nội dung của chuyện làm cho chủ đề của truyện được sâu sắc.
* Chủ đề: Truyện ca ngợi những con người lao động nhơ anh thanh niên, và cái thế giới những con người như anh:"Mong cái...đất nước".
III. Tổng kết.
* Ghi nhớ SGK trang 189
IV: Luyện tập.
Viết đoạn văn ấn tượng về một trong 3 nhân vật: anh thanh niên, ông hóanĩ, cô kĩ sư
* Hoạt động 4: Hướng dẫn học ở nhà ( 1 ')
	? Phát biểu cảm nghĩ của em về nhân vật anh thanh niên, ông hoạ sĩ?
	? Nội dung nghệ thuật của truyện.
	? Nêu chủ đề của truyện.
	- Về ôn lý thuyết tập làm văn giờ sau viết bài.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 66-67 - VH.doc