Giáo án môn Ngữ văn khối 9 năm 2014 - Tiết 48: Tổng kết về từ vựng

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 năm 2014 - Tiết 48: Tổng kết về từ vựng

A. Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức

- Các cách phát triển của từ vựng tiếng Việt.

- Các khái niệm từ mượn, từ Hán Việt, thuật ngữ, biệt ngữ xã hội.

2. Kĩ năng

- Nhận diện được từ mượn, từ Hán Việt, thuật ngữ, biệt ngữ xó hội.

- Hiểu và sử dụng từ vựng chính xác trong giao tiếp, đọc – hiểu và tạo lập văn bản.

3. Thái độ: Có ý thức vận dụng những kiến thức đã học vào hoạt động giao tiếp và biết cách trau dồi vốn từ.

B. Chuẩn bị:

1. GV: Tài liệu tham khảo. Bảng phụ hệ thống hóa kiến thức.

2. HS: Đọc trước bài, tìm các ví dụ có liên quan đến bài học.

 

doc 4 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 718Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 năm 2014 - Tiết 48: Tổng kết về từ vựng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:24/10/2014 
Ngày giảng: 9A: / /2014
	 9B: / /2014
Tiết 48
TỔNG KẾT VỀ TỪ VỰNG`
	Tiếp theo
A. Mục tiêu cần đạt
Kiến thức 
- Các cách phát triển của từ vựng tiếng Việt.
- Các khái niệm từ mượn, từ Hán Việt, thuật ngữ, biệt ngữ xã hội.
2. Kĩ năng
- Nhận diện được từ mượn, từ Hán Việt, thuật ngữ, biệt ngữ xó hội.
- Hiểu và sử dụng từ vựng chính xác trong giao tiếp, đọc – hiểu và tạo lập văn bản.
3. Thái độ: Có ý thức vận dụng những kiến thức đã học vào hoạt động giao tiếp và biết cách trau dồi vốn từ.
B. Chuẩn bị: 
1. GV: Tài liệu tham khảo. Bảng phụ hệ thống hóa kiến thức.
2. HS: Đọc trước bài, tìm các ví dụ có liên quan đến bài học.
C. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
- Nhận thức, giao tiếp, hợp tác.
D. Các hoạt động dạy – học
1/ Ổn định tổ chức: 	9A:.............................9B:.................................
2/ Kiểm tra bài cũ: 
Giải thích thành ngữ: Gạo châu củi quế, Đá thúng đụng nia
3. Bài mới:
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài
* Hoạt động 2: HDHS Ôn tập về sự phát triển của từ vựng 
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức về các cách phát triển từ vựng. Muốn tăng thêm sự hiểu biết về từ hs phải trau dồi vồn từ.
- Phương pháp: Khái quát, vấn đáp tái hiện.
- Thời gian: 10p
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
- GV ghi bảng phụ có ghi 2 thông tin (sgk), gọi HS lên bảng điền 3 thông tin? có mấy cách phát triển từ vựng?
- GV HD cả lớp cùng đối chiếu và một số em nhận xét, bổ sung 
– GV chốt ý.
? Hãy tìm dẫn chứng để minh hoạ sơ đồ ở BT1. 
Nếu không có sự phát triển nghĩa thì mỗi từ có bao nhiêu nghĩa? Trên thực tế có như vậy không?
- từ chỉ có đơn nghĩa, trên thực tế không như vậy.
I- Sự phát triển của từ vựng	
1- Bài tập 1: Các cách phát triển từ vựng:
Các cách phát triển từ vựng
Phát triển về nghĩa của từ ngữ
Phát triển số lượng từ ngữ
Tạo từ 
ngữ mới
Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài
2- Bài tập 2
- Phát triển về nghĩa của từ như: (dưa) chuột; chuột máy tính.
- Phát triển số lượng từ ngữ :
+ Tạo từ mới: rừng phòng hộ, thị trường tiền tệ
+ Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài: in- tơ - nét, cô - ta, AIDS..
3- Bài tập 3
Số lượng sự vật, hiện tượng, khái niệm là vô hạn do đó sẽ tạo ra số lượng từ quá lớn, quá cồng kềnh. Bởi vậy trên thực tế mới có sự phát triển nghĩa của từ tạo ra từ ngữ có nhiều nghĩa.
* Hoạt động 3: HDHS Ôn tập về Từ mượn 
- Mục tiêu: hs ôn lại k/n từ mượn, giải thích được vì sao ngôn ngừ tiếng Việt phải mượn từ.
- Phương pháp: Khái quát, vấn đáp tái hiện.
- Thời gian: 10p
? Thế nào là từ mượn?
- GV chốt ý
- Cho lớp chia thành 2 nhóm lớn, mỗi nhóm làm một bài tập rồi cử người lên trình bày.
- GV hướng dẫn cả lớp chữa bài
II- Từ mượn
1- Khái niệm về từ mượn
- Ngoài từ thuần việt là những từ do nhân dân ta tự sáng tạo ra, chúng ta còn vay mượn nhiều từ của tiếng nước ngoài để biểu thị những sự vật, hiện tượng, đặc điểmmà tiếng việt chưa có từ thích hợp để biểu thị. Đó là các từ mượn.
- Trong khi sử dụng từ ngữ chúng ta phải có sự chọn lọc, gìn giữ sự trong sáng Tiếng Việt.
- Tiếng vay mượn chủ yếu: tiếng Hán và tiếng hệ la- tinh.
2- Bài tập 2: Chọn nhận định đúng.
- Chọn (c)
3- Bài tập 3: Phân biệt các từ:
- săm, lốp, ga, phanh là từ mượn nhưng đã được Việt hoá hoàn toàn dùng như từ thuần việt.
- A-xít, ra- đi-ô, vi- ta-min.là những từ chưa được Việt hóa hoàn toàn
* Hoạt động 4: HDHS Ôn tập về Từ Hán Việt 
- Mục tiêu: hs ôn lại k/n từ Hán Việt, giải thích được nghĩa cuả các từ HV có trong TV,biết sử dụng từ HV.
- Phương pháp: Thực hành, thảo luận nhóm.
- Thời gian: 5p’
?Từ Hán việt là gì?
- Cho HS đọc BT2, nêu yêu cầu BT2 rồi hoạt động cá nhân.
Gv cho Hs lấy DV
III- Từ Hán việt
1- Khái niệm từ Hán Việt
- là từ mượn gốc Hán đã trở thành bộ phận chính thức, quan trọng trong hệ thống từ vựng Tiếng Việt
2- Bài tập 2: Chọn quan niệm đúng:
- Chọn cách hiểu (b)
VD: Độc lập, đoan trang, thục nữ,....
*Hoạt động 5: HDHS Ôn tập về Thuật ngữ và Biệt ngữ xã hội 
- Mục tiêu: hs ôn lại k/n , hiểu được cách dùng thuật ngữ và biệt ngữ.
- Phương pháp: Khái quát, vấn đáp tái hiện,thảo luận.
- Thời gian: 5p
?Thuật ngữ là gì? Cho ví dụ?
?Biệt ngữ xã hội là những từ ngữ như thế nào?
?Trong đời sống hiện nay thuật ngữ đóng vai trò như thế nào? Vì sao?
IV- Thuật ngữ và biệt ngữ xã hội
1- Thuật ngữ: là những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học công nghệ, thường được dùng trong các văn bản khoa học công nghệ.
2- Biệt ngữ xã hội: là những từ ngữ chỉ được dùng 1 tầng lớp xã hội nhất định.
3- Bài tập 2: Vai trò của thuật ngữ:
- Chúng ta đang sống trong thời đại KHCN phát triển hết sức mạnh mẽ và có ảnh hưởng to lớn đối với đời sống con người. Trình độ dân trí cũng không ngừng được nâng cao. Nhu cầu giao tiếp và nhận thức của mọi người về những vấn đề KHCN tăng lên chưa từng thấy -> Thuật ngữ đóng vai trò quan trọng.
* Hoạt động 6: Ôn tập về trau dồi vốn từ 
- Mục tiêu: hs ôn lại các hình thức trau dồi vốn từ và ý thức trau dồi vồn từ.
- Phương pháp: Khái quát, vấn đáp tái hiện,thảo luận.
- Thời gian: 5p
?Nêu các hình thức trau dồi vốn từ?
?Giải thích nghĩa của những từ ngữ trên?
- nhận xét, đánh giá, cho điểm.
- Hậu duệ: con cháu người đã chết 
- Khẩu khí: Khí phách con người toát ra từ lời nói
- Môi sinh: môi trường của sinh vật.
- Dự thảo: thảo ra để đưa thông qua (ĐT), bản thảo để đưa thông qua (DT)
? Sửa lỗi dùng từ trong các câu trên?
V- Trau dồi vốn từ
1- Các hình thức trau dồi vốn từ
- Nắm chính xác nghĩa của từ ngữ.
- Tích lũy thêm từ ngữ mới.
- Sử dụng từ ngữ vào giao tiếp một cách thích hợp.
2- Bài tập 2: Giải nghĩa từ
- Bách khoa toàn thư: sách tra cứu cung cấp đầy đủ những tri thức cơ bản về toàn bộ các ngành, các lĩnh vực xã hội được sắp xếp, trình bày theo kiểu từ điển.
- Đại sứ quán: Cơ quan đại diện chính thức và toàn diện của một nhà nước ở nước ngoài.
- Bảo hộ mậu dịch: chính sách khuyến khích, bảo vệ sản xuất trong nước, chống lại sự cạnh tranh của hàng hóa nước ngoài trên thị trường nội địa.
3- Bài tập 3: Sửa lỗi:
a) Thay từ “béo bổ” = “béo bở”
b) Thay từ “đạm bạc= “tệ bạc”
c) Thay từ “tấp nập” = “tới tấp”
4. Củng cố
Khái quát bài học, khắc sâu kiến thức về sự phát triển của từ vựng ngữ nghĩa Tiếng Việt
5. Hướng dẫn về nhà
 - Về nhà học bài, hoàn thiện bài tập vào vở
- Chuẩn bị bài: Nghị luận trong văn tự sự.
* Rút kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 48.doc