Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Bài 9: Lục Vân Tiên gặp nạn

Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Bài 9: Lục Vân Tiên gặp nạn

A.Mục tiêu cần đạt.

1.Kiến thức

- Qua phân tích sự đối lập giữa cái thiện, cái ác trong đoạn thơ, nhận biết được thái độ, tình cảm và lòng tin mà tác giả gửi gắm vào những người lao động bình thường.

-Tìm hiểu và đánh giá nghệ thuật sắp xếp tình tiết và nghệ thuật ngôn ngữ trong đoạn trích.

2.Kĩ năng:

-Rèn kĩ năng phân tích nhân vật

doc 5 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 10405Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Bài 9: Lục Vân Tiên gặp nạn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: / /2006 
Ngày dạy: / /2006 
Bài 9 Lục Vân Tiên gặp nạn
( Trích truyện Lục Vân Tiên - Nguyễn Đình Chiểu )
Tiết 41: Đọc - Hiểu văn bản.
A.Mục tiêu cần đạt.
1.Kiến thức
- Qua phân tích sự đối lập giữa cái thiện, cái ác trong đoạn thơ, nhận biết được thái độ, tình cảm và lòng tin mà tác giả gửi gắm vào những người lao động bình thường.
-Tìm hiểu và đánh giá nghệ thuật sắp xếp tình tiết và nghệ thuật ngôn ngữ trong đoạn trích.
2.Kĩ năng:
-Rèn kĩ năng phân tích nhân vật.
3.Thái độ.
-Giúp học sinh có nhận thức trước những việc làm thiện ác.
B.Chuẩn bị:
*Giáo viên: Tham khảo tài liệu, chuẩn bị nội dung lên lớp.
*Học sinh: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của giáo viên.
C.Tiến trình tổ chức các hoạt động.
* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ. (5’ )
? Đọc thuộc lòng đoạn trích Lục Vân Tiên đánh cướp cứu Kiều Nguyệt Nga Nêu cảm nhận của em về h/ả Lục Vân Tiên?
* Hoạt động 2: Giới thiệu bài (1’ )
Trên đường về quê chịu tang mẹ vì thương mẹ khóc nhiều Vân Tiên đã bị mù cả hai mắt, đường sá xa xôi, chàng và tiểu đồng bơ vơ nơi đất khách quê người. Trịnh Hâm trên đường đi thi trở về gặp lại hai người. Vì tâm địa xấu không những hắn không giúp bạn bè khi gặp hoạn nạn mà còn lập mưu hãm hại Vân Tiên. Trịnh Hâm đã hãm hại Vân Tiên như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu đoạn trích.
* Hoạt động 3:Bài mới (38’ )
Hoạt động của 
giáo viên
Hoạt động
 của H/S
Nội dung cần đạt
GV yêu cầu học sinh đọc chú thích dấu * SGK/120
? Đoạn trích nằm ở phần nào của tác phẩm?
GV: Nêu yêu cầu đọc, giáo viên đọc.
-Đọc thể hiện được giọng kể chuyện, tái hiện được lời nói của nhân vật.
Gọi yêu cầu học sinh đọc, giáo viên nhận xét
GV giải thích một số từ khó, mới với học sinh miền núi nghinh ngang, vời, vầy lửa, trái mùi, kinh luân.
?Nêu chủ đề của đoạn trích?
?Đoạn trích có kết cấu như thế nào?
?Kết cấu này thường gặp ở loại truyện dân gian nào?Có ý nghĩa gì?
? Đoạn trích chia làm mấy phần? Nội dung của từng phần?
GV định hướng cách Đọc-Hiểu văn bản.
GV:Yêu cầu học sinh đọc 8 câu đầu.
GV giới thiệu đoạn thơ đầu: Khi Vân Tiên và Tử Trực đến trường thi gặp Trịnh Hâm và Bùi Kiệm họ đã kết bạn với nhau...tình cảnh của thầy trò Vân Tiên lúc này đang rất bi đát...hắn mới ra tay.
?Vân Tiên đang trong cơn hoạn nạn Trịnh Hâm đã có hành động gì với Vân Tiên?
? Trịnh Hâm quyết tâm hãm hại Vân Tiên là vì sao?
? Trịnh Hâm đã lên kế hoạch và hành động như thế nào?
?Em có suy nghĩ gì về kế hoạch và hành động đó?
?Hãy lí giải sự bất nhân, bất nghĩa, độc ác, gian xảo của Trịnh Hâm?
?Qua nhân vật Trinh Hâm tác giả muốn bày tỏ với người đọc vấn đề gì của xã hội đương thời?
?Miêu tả hành động gây tội ác của Trịnh Hâm tác giả đã sử dụng tình tiết, ngôn ngữ như thế nào?
?Nhận xét của em về nhân vật Trịnh Hâm? Thái độ của bản thân?
GV:Trịnh Hâm là tiêu biểu cho cái ác, cái xấu trong xã hội....
GV yêu cầu học sinh đọc phần 2.
?Vân Tiên đã được cứu giúp như thế nào? Tìm những chi tiết miêu tả?
?GV đọc câu thơ Hối con vấy lửa một giờ, Ông hơ bụng dạ, mụ hơ mặt mày nhận xét gì về ngôn ngữ của câu thơ? Câu thơ đã miêu tả việc làm gì của gia đình Ngư Ông
?Hành động cứu người của gia đình ông chài có gì đặc biệt?
?So sánh hành động của gia đình Ngư Ông và hành động của Trịnh Hâm?
?Sau khi cứu Vân Tiên Ngư Ông đã đề nghị điều gì?
?Cảm nhận gì về tấm lòng của Ngư Ông và gia đình?
GV đọc đoạn thơ Nước trong rửa ruột sạch trơn đến hết.
?Cuộc sống của Ngư Ông được miêu tả như thế nào?
GV: Lời nói của Ngư Ông về cuộc sống của mình chính là tiếng lòng của tác giả với những khát vọng về một cuộc sống tót đẹp, vê fmột lối sống đáng mơ ước đối với con người.
?Trước lời đền ơn của Vân Tiên Ngư Ông có thái độ gì? Thái độ đó có điểm gì giống với nhân vật nào đã được học?
?Qua tìm hiểu em thấy Ngư Ông có những phẩm chất nào đáng quí?
?So sánh với nhân vật Trịnh Hâm em thấy điều gì?
?Xây dựng nhân vật Ngư Ông nhà thơ muốn gửi gắm điều gì?
GV Nguyễn Đình Chiểu đã bộc lộ một quan điểm nhân dân rất tiến bộ, từng trải cuộc đời tác giả hiểu rất rõ cái xấu, cái ác thwongf lẩn khuất sau những mũ cao, áo dài của bọn người có địa vị cao sáng, nhưng vẫn còn có cái tốt đẹp, đáng kính trọng, đáng khao khát đang tồn tại ở những con người lao động giầu lòng nhân hậu
?Nhận xét cách sử dụng từ ngữ trong bài thơ?
?Trình bày cảm nhận của em về giá trị nội dung của đoạn trích?
GV hướng dẫn h/ s luyện tập
-Đọc
-Phát hiện
-Đọc
-Nghe
-Trình bày
-Phát hiện
-Nhận xét
-Trình bày
-Nghe
-Đọc
-Phát hiện
-Nhận xét
-Phát hiện
-Nhận xét
-Thảo luận
-Phát hiện
-Nhận xét
-Cảm nhận
-Đọc
-Phát hiện
-Nghe, nhận xét
-Nhận xét
-So sánh
-Phát hiện
-Cảm nhận
-Nghe
-Miêu tả
-Nghe
-Phát hiện so sánh
-Khái quát
-So sánh
-Suy luận
-Nghe
-Khái quát
-Cảm nhận
-Học thuộc lòng
I.Đọc và tiếp xúc văn bản
*Vị trí đoạn trích.
- Đoạn trích nằm ở phần 2 của tác phẩm, phần nói về việc Vân Tiên gặp nạn.
*Đọc.
*Từ khó.
- Chủ đề: Đoạn trích đề cập đến vấn đề đối lập giữa cái thiện và ác giữa nhân nhân vật cao cả và nhân vật có những toan tính thấp hèn.
*Cấu trúc văn bản: 
-Kết cấu: người tốt gặp nạn, bị kẻ ác hãm hại nhưng lại được thần linh giúp đỡ.
+Thường gặp ở chuyện cổ tích.
+Thể hiện triết lí nhân sinh lâu đời của nhân dân ở hiền gặp lãnh ước mơ của người bị áp bức trong xã hội.
* Bố cục: 2 phần.
- Phần 1: 8 câu đầu Hành động tội ác của Trịnh Hâm.
- Phần còn lại: Hình ảnh Ngư Ông.
II: Đọc- Hiểu văn bản
 1. Tám câu đầu: Hành động và tâm địa của Trịnh Hâm:
Vân Tiên bị ngã xô ngay xuống vời
Trịnh Hâm giả tiếng kêu trời
-Tính đố kị ganh ghét tài năng, lo cho con đường tiến thân tương lai của mình.
- Phân tán thầy trò Vân Tiên , chọn thời điểm vào ban đêm.
-> Hành động bất nhân bất nghĩa,độc ác, gian xảo kế hoạch được tính toán sẵn, hại người bạn trong cảnh bơ vơ, hoạn nạn.
-Bất nhân: vì hắn đang tâm hại một người tội nghiệp đang trong cơn hoạn nạn, không nơi nương tựa, không già chống đỡ bảo vệ.
-Bất nghĩa: Vân Tiên vốn là bạn đồng môn từng uống rượu đàm đạo thơ văn, và hắn hứa hẹn đưa Vân Tiên về nhà.
-Độc ác: Vì ghen ghét đố kị lo bạn giỏi hơn mình nhưng khi nỗi lo lắng đó không còn cơ sở nữa (Vân Tiên đã bị mù, bỏ thi) mà vẫn hãm hại, chứng tỏ sự độc ác đã ăn vào máu thịt.
-Gian xảo: đẩy Vân Tiên xuống nước rồi giả tiếng kêu trời.
-Cái ác đã lan tràn xã hội, đặc biệt cái ác ẩn sâu trong những con người có học.
-Tình tiết được sắp xếp hợp lí, diễn biến hành động nhanh gọn, lời thơ mộc mạc giản dị.
-Trịnh Hâm là kẻ bất nhân, bất nghĩa, độc ác, gian xảo.
-Căm ghét và khinh bỉ với những người như thế.
2.Hình ảnh Ngư Ông.
-Vân Tiên được cá sấu, gia đình Ngư Ông cứu giúp.
-Từ ngữ mộc mạc, giản dị, tự nhiên.
-Miêu tả cảnh cứu người của gia đình Ngư Ông.
-Hành động khẩn trương, mau lẹ, tận tình cứu chữa không hề tính toán, không nề hà.
-Hành động đối lập với những mưu toan thấp hèn nhằm hãm hại người của Trịnh Hâm.
-Đề nghị Vân Tiên ở lại cùng gia đình.
-Tấm lòng bao dung, nhân ái hào hiệp của Ngư Ông, Ngư Ông sẵn lòng cưu mang Vân Tiên trong cảnh khốn khổ.
-Cuộc sống tự do trong sạch, lạc quan ung dung chan hòa với thiên nhiên, một cuộc sống làm ăn lương thiện ngoài vòng danh lợi.
-Ông chài không chờ đợi sự trả ơn, giống h/ả Lục Vân Tiên đánh cướp cứu Kiều Nguyệt Nga.
-Ngư ông là người có tính thương người có tấm lòng nghĩa hiệp, nhân hậu, làm việc nghĩa không cần đền ơn, không tính toán.
-Hai nhân vật hoàn toàn đối lập 
( đối lập giữa cái thiện và cái ác)
-Tác giả muốn gửi niềm tin vào nhân nghĩa của người lao động
III. Tổng kết.
1.Nghệ thuật
-Ngôn ngữ bình dị, dân giã, dễ hiểu.
-Xây dựng hình ảnh đối lập.
2.Nội dung:
- Cách nhìn nhận cuộc đời của tác giả: căm ghét cái xấu, cái ác trong xã hội bày tỏ thái độ niềm tin vào tấm lòng lương thiện của người lao động.
IV.Luyện tập
-Đọc thuộc lòng đoạn trích
* Hoạt động 4: Hướng dẫn học ở nhà. (1’ )
-Học thuộc lòng đoạn trích.
-Việt đoạn văn cảm nhận, hoàn thành bài tập, 
-Chuẩn bị bài: Chương trình địa phương

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 41 - VH.doc