Giáo án lớp 9 môn Ngữ văn - Nguyễn Phương Thúy - Trường THCS Đông Kinh Năm học 2011-2012

Giáo án lớp 9 môn Ngữ văn  - Nguyễn Phương Thúy - Trường THCS Đông Kinh Năm học 2011-2012

A. Mục tiêu : Qua chuyên đề, HS có thể :

- Nắm vững tiến trình phát triển của văn học trung đại Việt Nam, nội dung cơ bản

- Nắm được các nội dung chủ yếu.

- So sánh được văn học trung đại với văn học hiện đại

- HS vận dụng kiến thức, sự hiểu biết về nghệ thuật, nội dung, thể loại văn học trung đại để luyện tập : Giải quyết 1 số bài tập cảm thụ ; Viết bài tự luận chứng minh, giải thích, phân tích, cảm nghĩ, so sánh về nhân vật, tác phẩm văn học trung đại

doc 6 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1234Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Ngữ văn - Nguyễn Phương Thúy - Trường THCS Đông Kinh Năm học 2011-2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:13/9/11
Ngày giảng: 15/9/11.
Đội tuyển 9.
Buổi 1 - Chuyên đề I
Văn học trung đại Việt Nam
 * * *
A. Mục tiêu : Qua chuyên đề, HS có thể : 
- Nắm vững tiến trình phát triển của văn học trung đại Việt Nam, nội dung cơ bản
- Nắm được các nội dung chủ yếu.
- So sánh được văn học trung đại với văn học hiện đại 
- HS vận dụng kiến thức, sự hiểu biết về nghệ thuật, nội dung, thể loại văn học trung đại để luyện tập : Giải quyết 1 số bài tập cảm thụ ; Viết bài tự luận chứng minh, giải thích, phân tích, cảm nghĩ, so sánh về nhân vật, tác phẩm văn học trung đại.
B. Chuẩn bị :	
 - GV : Sưu tầm tài liệu , tranh ảnh giới thiệu về tác giả, hoàn cảnh ra
 đời tác phẩm.
	- HS : Kẻ bảng hệ thống hoá các VB văn học trung đại đã học trong 
 chương trình từ lớp 6 ’ 9. Ôn lại các VB, học thuộc thơ, tóm
 tắt truyện, ND, NT, tác giả, cảm thụ chi tiết đặc sắc.
 A/ Khái quát văn học Việt Nam từ TK X đến TK XIX
I. Các giai đoạn văn học từ TK X đến TKXIX
1. Giai đoạn từ TK X đến TK XV
 - Năm 938, Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng xây dựng đất nước trong đó có một nền văn hoá độc lập tự cường. Chế độ phong kiến phát triển hơn, phải trãi qua các cuộc chiến tranh như chống Tống, Nguyên, Minh, Thanh. Quyền lợi giai cấp thống trị và của nhân dân công bằng, thống nhất được thể hiện qua văn thơ. Mâu thuẫn trong thời kì này không phải giữa giai cấp thống trị với nhân dân mà là mâu thuẫn trong nội bộ giai cấp phong kiến.
 - Trước thế kỉ X, văn học nước ta chỉ có nền văn học dân gian. Đến tk X bắt đầu có văn học viết. Đây là một bước nhảy vọt, hoàn chỉnh diện mạo văn học nước nhà.Từ đây, văn học dân tộc ta tồn tại hai dòng văn học: VHDG ( Truyền miệng) và văn học Viết . Trong đó VH Viết từ đây đóng vai trò chủ đạo trong sự phát triển của văn học dân tộc. Cũng từ đây trong mối quan hệ, tác động qua lại giữa VHDG và VHViết đã xúat hiện nhiều tài năng văn học lớn, kết tinh tinh hoa của hai dòng văn học trong những điều kiện lịch sử nhất định.
 - Văn học thời kì đầu này được viết bằng chữ Hán. Vấn đề đặt ra là tại sao văn học được viết bằng chữ Hán ( một thứ chữ từ nước ngoài) mà vẫn được coi là văn học của dân tộc VN? 
 Bởi vì hai lí do sau :
 + Thứ nhất là : chữ Hán khi vào nước ta, đã được ông cha ta đọc theo âm Việt, gọi là âm Hán Việt ( người Việt dễ hiểu hơn)
 + Thứ hai : Những t/p ấy do người Việt viết, để phản ánh tâm tư tình cảm của ngưòi việt. Để mô tả thiên nhiên, khí hậu, núi non, sông biển, bầu trời, đời sống con người Việt.( Tức nó thể hiện đời sống Việt, văn hoá Việt.
 VD : các t/p các em sẽ học : Hịch tướng sĩ ; Bình ngô đại cáo ; Bạch đằng hải khẩu ( Nguyễn Trãi), Truyền kì mạn lục, thượng kinh kí sự ( Lê Hữu Trác)...
 - Mở đầu có bài thơ Quốc tộ( Vận nước) của nhà sư Đỗ Pháp Thuận, Nam quốc sơn hà của LTK , Chiếu dời đô của LCU Thể hiện ý chí tự cường, chống giặc ngoại xâm
- Thời Trần - Hồ : Văn học viết phát triển cả thơ và văn xuôi- văn viết bằng chử Hán là chủ yếu. Đến thế kỉ 13 trong xu thế phục hưng dân tộc mãnh mẽ đã có sự xất hiện và phát triển của chữ Nôm. Văn học thể hiện thế xung trận 3 quân, trách nhiệm làm trai của người quân tử. Hịch tướng sĩ đó là hình tượng, tấm lòng của người dũng tướng qua những câu văn hào hùng, thể hiện tinh thần yêu nước của văn học thời Trần. Tụng giá hoàn kinh sư của Trần Quang Khải thể hiện thái độ vững vàng, an nhiên của dân tộc ta ngay cả trong những ngày tháng chiến đấu ác liệt. Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão Thể hiện hình tượng con người cầm ngang ngọn giáo để bảo vệ Tổ quốc được đo bằng kích thức của đất trời. Đó là tầm vóc hoành tráng, tư thế vững chắc. Phú sông Bặch Đằng Của Trương Hán Siêu nêu cao truyền thống anh hùng và tất thắng của dân tộc với hào khí tưng bừngvà niềm sảng khoái vô hạn
 - Thời Lê Sơ( TK 15) : có cuộc kháng chiến chống quân Minh do Lê Lợi lãnh đạo Và với sự thắng lợi của nó đã mở đường tiến cho lịch sử dân tộc. Văn học phát triển có thể phú ra đời. Văn học thời kì này viết bằng chữ Nôm là chủ yếu. Nguyễn Trãi với Quốc âm thi tập là một bước cách tân trong văn học cổ. Thể hiện tư tưởng thân dân, luôn trăn trở trước tình cảnh của đất nước. Tập thơ là mạch tâm hồn của Nguyễn Trãi giành cho phong cảnh thiên nhiên,gia đình, quê hương. Đó là màu xanh của cỏ, tiếng rì rầm của suối, tiếng thông reo, tiếng cuốc gọi hè tình cảm gia đình quê hương. Nguyễn Trãi đã để lại 1 một áng văn chương bất hủ đó là Bình Ngô đại cáo thể hiện tư tưởng nhân nghĩa, lòng yêu nước, ý chí quật cương chống giặc ngoại xâm. đây được xem là bản tuyên ngôn độc lập, văn kiên vô giá. Nguyễn Trãi được đánh giá là Ngôi sao khuê trên bầu trời văn học dân tộc. 
 2. Giai đoạn từ thế kỉ 16 đến nữa đầu TK 18 
 - Nạn xâm không còn nữa, ktế phát triển, giai cấp thống trị bắt đầu bộc lộ bản chất xấu xa của chúngvà lúc này mâu thuẩn giữa nhân dân và bọn phong kiểntở nên sâu sắcvà gay gắt.
 - Đây là giai đoạn chế độ PK vẫn còn khả năng phát triển. Nhưng những mâu thuẫn nội tại của chế đọ PK : g/cấp PK >< g/cấp PK ngày càng gay gắt đẫn đến 1 số cuộc khởi nghĩa nông dân và những cuộc chiến tranh PK triền miên suốt các thế kỉ XVI, XVII.
 - Hậu quả: đời sống nhân dân ngày càng lầm than cơ cực, đất nước tạm thời bị chia cắt.
- VH chữ Nôm phát triển cả ND và hình thức. VH chữ Nôm có tính dân tộc cao hơn văn học chữ Hán vì hai lí do chính: 
 + Thứ 1: Chữ Nôm là thứ chữ ghi âm tiếng Việt, do người việt sáng tạo, đã là thứ chữ ghi âm tiếng mẹ đẻ ( Như chữ quốc ngữ của ta hiện nay) thì mọi người Việt có thể hiểu trực tiếp ngay văn bản.
 + Thứ 2: Văn học Nôm vì là văn học tiếng Việt, tiếng mẹ đẻ, nên có khả năng phản ánh đất nước, con người, c/s Việt một cách cụ thể, chân thực, sâu xa sinh động, tinh tế hơn VD: các t/p sẽ học: Truyện Kiều – N. Du, Bánh trôi nước ; Qua Đèo Ngang... 
’VD : Nguyễn Bỉnh Khiêm, - Nguyễn Dữ “Truyền kì mạn lục”...
- Phê phán những tệ nạn của chế độ PK...
3. Giai đoạn từ nửa cuối thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX.
* Về lịch sử : 
- Đây là giai đoạn bão táp,sôi động chế độ PK khủng hoảng trầm trọng.
- phong trào nông dân khởi nghĩa bùng nổ ở khắp nơi. Cuộc khởi nghĩa Tây Sơn do anh em Nguyễn Huệ cầm đầu, đã lật đổ các tập đoàn PK, đánh thắng quân xâm lược trong Nam, ngoài Bắc, thống nhất đất nước.
* Về văn học : 
- VH phát triển rầm rộ ở cả 2 loại tác phẩm chữ Hán và chữ Nôm.Văn học chữ Hán có thành tựu nhiều là ở thể truyện kí: Thượng kinh kí sự, Hoàng Lê nhất thống chí.
- Văn học chữ Nôm có những kiệt tác chưa từng thấy, biểu hiện ở 2 thể loại lớn:
+ Truyện Nôm lục bát với truyện Kiều, Hoa tiên.
+ Khúc ngâm song thất lục bát với Chinh phụ ngâm và Cung oán ngâm khúc.
- Các tác giả tiêu biểu: Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Đoàn Thị Điểm, Nguyễn Gia Thiều, Cao Bá Quát, Nguyễn Công Trứ ...
- Nổi bật trong văn học thời này là trào lưu văn học nhân đạo chủ nghĩa với 2 nội dung lớn:
+ Phê phán những thế lực PK chà đạp con người, phơi trần thực chất xấu xa, tàn bạo của giai cấp PK.
+ Đề cao quyền sống của con người, bảo vệ hạnh phúc lứa đôi, gia đình, đặc biệt đề cao quyền sống của người phụ nữ.
4. Giai đoạn từ nửa cuối thế kỉ XIX.
* Về lịch sử:
-Từ giữa TK, đến hết TK XIX thực dân Pháp xâm lược nước ta.
- Cuộc chiến đấu của nhân dân ta chống TD Pháp
Là cuộc chiến đấu gian khổ, anh dũng, nhiều hi sinh, bao đau xót ..., chính là bối cảnh cho sự phát triển của văn học thời kì này.
* Về văn học :
- Văn học chữ Hán và chữ Nôm đều phát triển.
+ Văn học chữ Nôm : tiêu biểu có những tác giả: Nguyễn đình hiểu, Phan Văn Trị, Tú Xương ...
+ Thể loại: phong phú như : vè, hịch, văn tế ...
VD : “ văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc ”
- Nguyễn Đình Chiểu là tác giả lớn nhất thời kì này, cũng là tác giả tiêu biểu của văn học yêu nước chống Pháp, với cống hiến có tính thời đại: sáng tạo hình tượng người anh hùng nông dân trong chiến tranh vệ quốc ; thể hiện lòng yêu nước tha thiết . VD : bài “ xúc cảnh ”, “ Chạy giặc ” ...
- Đóng góp chung vào ND chủ đạo ấy còn có Nguyễn Khuyến và Tú Xương. Cả 2 nhà thơ đều có thơ văn tố cáo, đả kích những cái lố lăng, hủ bại ở buổi giao thời, ở bước đầu của xã hội TD nửa PK.
II. Cảm hứng chủ đạo
1. Cảm hướng yêu nước
 ý thức tự cường yêu nòi giống, yêu lịch sử, yêu cảnh trí của non sông đất nướcvà yêu tiếng nói của cha ông để xây dựng Tổ quốc phồn vinh
 Trong hoàn cảnh có ngoại xâm : căm thù giặc sẵn sàng xả thân vì Tổ quốc và thể hiện trách nhiệm và thái độ của mình trước cảnh nước mất nhà tan.
2. Cảm hướng nhân đạo
 Tinh thần yêu nước luôn đi liền với tình yêu thương con người. Tình cảm ấy phát triển thành tư tưởng nhân đạo và đó cũng là nét truyền thông sâu đậm của văn học Việt Nam.
 Tư tưởng nhân đạo trong thời kì đấu tranh chống kẻ thù xâm lược thì tinh thần nhân đạo hoà với chủ nghĩa yêu nước, vì yêu nước cũng là cứu dân, giải phóng dân tộc điều trước tiên là làm để giải phóng con người.
 Tư tưởng nhân đạo trong văn học đã phát triển mạnh mẽ ở giai đoạn chế độ PK bộc lộ sự khủng hoảng trầm trọng( TK18-19) văn học lúc này quan tâm đến số phận con người, quyền sống, quyền làm người, bênh vực cho những người bị vùi dập đặc biệt là những người tài hoa mà bạc mệnh. đề cao phẩm giá con người, lên án thế lực tàn bạo.
III/ Bài tập.
 Hãy chọn ra trong bốn giai đoạn của tiến trình lịch sử văn học viết, mỗi giai đoạn một tác giả lớn nhất, và mỗi giai đoạn một t/p Nôm lớn nhất. Hãy ghi nhớ tên các t/g và t/p ấy.
 Gợi ý :
 Giai đoạn
Tác giả lớn nhất
Tác phẩm Nôm lớn nhất
Thế kỉ X- XV
Nguyễn Trãi ( 1380 – 1442)
Quốc âm thi tập ( tập thơ quốc âm tức tập thơ tiếng Việt) – Nguyễn Trãi.
Thế kỉ XVI – nửa đầu thế kỉ XVIII
Nguyễn Dữ ; Nguyễn Bỉnh Khiêm
Thiên nam ngữ lục – NBK ( tức là bản ghi chép sự thực lịch sử về nước Nam)
Nửa cuối thế kỉ XVIII- nửa đầu TK XIX
Nguyễn Du ( 1765 – 1820)
Truyện Kiều- Nguyễn Du
Nửa cuối TK XIX
Nguyễn Đình Chiểu ( 1822 – 1888)
 Văn tế nghĩa sĩ cần giuộc ; Truyện nôm Lục Vân Tiên
* Bài tập về nhà: Nắm nội dung kiến thức về văn học trung đại
 Nắm lại các bài thơ đã được trong giai đoạn văn học trung đại
 ======================================

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an on doi tuyen.doc