Giáo án Lớp 9 - Môn Ngữ văn - Nguyễn Thị Vân Nga

Giáo án Lớp 9 - Môn Ngữ văn - Nguyễn Thị Vân Nga

. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh :

- Hiểu được sự cần thiết của việc đọc sách và phương pháp đọc sách.

- Tích hợp với phần tiếng Việt ở bài Khởi ngũ và phần TLV qua bài Phép phân tích và tổng hợp

- Rèn luyện thêm cách viết văn nghị luận qua việc lĩnh hội bài nghị luận sâu sắc, sinh động, giàu tính thuyết phục của Chu Quang Tiềm.

 

doc 156 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1582Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 9 - Môn Ngữ văn - Nguyễn Thị Vân Nga", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:	
Ngày dạy: 
Tiết 91
BÀN VỀ ĐỌC SÁCH
 (Chu Quang Tiềm)
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh :
Hiểu được sự cần thiết của việc đọc sách và phương pháp đọc sách.
Tích hợp với phần tiếng Việt ở bài Khởi ngũ và phần TLV qua bài Phép phân tích và tổng hợp
Rèn luyện thêm cách viết văn nghị luận qua việc lĩnh hội bài nghị luận sâu sắc, sinh động, giàu tính thuyết phục của Chu Quang Tiềm. 
ii. chuÈn bÞ:
	- Thầy: Sơ đồ phát triển các luận điểm.
 - Trò : Đọc ví dụ mẫu, nghiên cứu tài liệu, hệ thống bài tập. 
iii. tiÕn tr×nh lªn líp:
1. Ổn định tổ chức: (1 phút)
	2. Bài cũ: (3 phút)
	KiĨm tra sù chuÈn bÞ cđa häc sinh.
	3. Bài mới: 
* Giới thiệu bài : (1 phút) Đọc sách đối với trí tuệ như thể dục đối với sức khoẻ. Đọc sách là một nhu cầu tối thiểu không thể thiếu của con người và đặc biệt đối với học sinh. Vậy độc sách có tầm quan trọng như thế nào, làm sao để có cách đọc mang lại lợi ích hiệu quả cao nhất. Tiết học này ta tìm hiểu lời bàn của nhà mĩ học Chu Quang Tiềm về đọc sách.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài giảng
Hoạt động 1 (15 phút)
I/Tìm hiểu chung
GV gọi HS đọc Chú thích SGK. Cho biết vài nét về tác giả, tác phẩm.
1/ Tác giả, tác phẩm
a/ Tác giả: Chu Quang Tiềm (1879 - 1986), người Trung Quốc - nhà mĩ học và lí luận phê bình văn học nổi tiếng.
b/ Tác phẩm: Được trích dịch từ tác phẩm “Danh nhân Trung Quốc bàn về niềm vui và nỗi buồn của việc đọc sách
2/ Đọc, tìm hiểu chú thích
GV hướng dẫn đọc, tìm hiểu chú thích.
- GV đọc mẫu - 3 HS đọc 
- Bố cục văn bản được chia lmà mấy phần ? Nêu luận điểm chính ?.
a/ Đọc: 
- Giọng khúc chiết, rõ ràng, thể hiện giọng điệu lập luận.
b/ Chú thích: SGK
3/ Bố cục: Chia làm 3 phần:
- Phần 1: Từ đầu đến “....phát hiện thế giới mới” – Tầm quan trọng ý nghĩa của việc đọc sách.
- Phần 2: Từ “Lịch sử ...tiêu hao lực lượng” – Nêu khó khăn, các thiên hướng dễ bị sai lạc, mắc phải trong quá trình đọc sách hiện nay.
- Phần 3: Còn lại. Phương pháp đọc sách.
Hoạt động 2 (20 phút)
II/ Đọc, hiểu văn bản
Qua lời bàn của tác giả, em thấy việc đọc sách có ý nghãi như thế nào ? Tác giả đã chỉ ra những lí lẽ nào để làm rõ ý nghĩa đó ?
- Để nâng cao học vấn thì bước đọc sách có ích lợi quan trọng ntn? Phương thức lập luận nào được t/g sử dụng ở đây ?
1. Tầm quan trọng, ý nghĩa của việc đọc sách
- Đọc sách là một con đường quan trọng của học vấn vì:
+ Sách ghi chép, cô đúc và lưư truyền mọi tri thức, mọi thành tựu và loài người tìm tòi, tích luỹ được.
+ Những sách có giá trị là cột mốc trên con đường phát triển của nhân loại.
- Đọc sách là con đường tích luỹ, nâng cao vốn tri thức.
- Cách lập luận: hệ thống luận điểm, quan hệ giữa các luận điểm gắn bó chặt chẽ, giàu chất thuyết phục nhờ tác giả sử dụng lối lập luận phân tích.
4. Cđng cè: (3 phĩt)
	- GV Chốt lại nội dung được trình bày ở phần 1: Tầm quan trọng, ý nghĩa của việc đọc sách.
	5. DỈn dß: (2 phĩt)
- Học bài cũ.
- Về nhà chuẩn bị phần 2 tiếp theo.
n:	
Ngày dạy: 
Tiết 92
BÀN VỀ ĐỌC SÁCH 
	 (Tiếp theo) (Chu Quang Tiềm)
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh :
Hiểu được sự cần thiết của việc đọc sách và phương pháp đọc sách.
Tích hợp với phần tiếng Việt ở bài Khởi ngũ và phần TLV qua bài Phép phân tích và tổng hợp
Rèn luyện thêm cách viết văn nghị luận qua việc lĩnh hội bài nghị luận sâu sắc, sinh động, giàu tính thuyết phục của Chu Quang Tiềm. 
II. CHUẨN BỊ: 
	- Thầy: Sơ đồ phát triển các luận điểm.
 - Trò : Đọc ví dụ mẫu,nghiên cứu tài liệu, hệ thống bài tập. 
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
	1. Ổn định tổ chức: (1 phút)
	2. Bài cũ: (5 phút)
	- Tầm 	quan trọng, ý nghĩa của việc đọc sách?
	3. Bài mới: 
	* Giới thiệu bài : (1 phút) Đọc sách đối với trí tuệ như thể dục đối với sức khoẻ. Đọc sách là một nhu cầu tối thiểu không thể thiếu của con người và đặc biệt đối với học sinh...Vậy độc sách có tầm quan trọng như thế nào, làm sao để có cách đọc mang lại lợi ích hiệu quả cao nhất. Tiết học này ta tìm hiểu lời bàn của nhà mĩ học Chu Quang tiềm về đọc sách.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài giảng 
Hoạt động 2 (28 phút)
II/ Đọc - hiểu văn bản
- GV gọi HS đọc đoạn văn.
- Đọc sách dễ hay khó ? Tại sao phải chọn sách ?
- Tác giả hướng dẫn cách đọc sách ntn ? Em rút ra được những cách đọc tốt nhất nào ? 
HS thảo luận, trả lời.
2. Phương pháp chọn sách
- Sách nhiều tràn ngập thư viện, có sách phổ thông, có sách chuyên môn => không chuyên sâu.
- Sách nhiều khó lựa chọn, lãng phí thời gian và công sức vì đọc những cuốn sách “vô thưởng vô phạt”
=> Lựa chọn sách: không tham đọc nhiều, chọn cho tinh, đọc cho kĩ những cuốn sách thực sự có giá trị, có ích lợi cho mình.
- Cần đọc kĩ các cuốn sách, tài liệu cơ bản thuộc lĩnh vực CM, chuyên sâu của mình.
- Đọc thêm các loại sách thường thức, loịa sách gần gũi, kề cận với chuyên môn của mình.
- Vừa đọc vừa suy ngẫm, không đọc lướt.
- Không đọc tràn lan theo kiểu hứng thú và đọc có kế hoạch, có hệ thống.
- Đọc sách vừa rèn luyện tính cách, một cuộc chuẩn bị âm thầm, gian khổ.
- Đọc sách vùa là việc học tập tri thức, chuyện học làm người.
Hãy nêu các nhân xét nói rõ nguyên nhân cơ bản tạo nên tính thuyết phục, sức hấp dẫn cao của văn bản ?
3. Tính thuyết phục, sức hấp dẫn của văn bản
- Lí lẽ thấu tình đạt lí.
- Ngôn ngữ uyên bác.
- Bố cục chặt chẽ, hợp lí, ý kiến dẫn tự nhiên.
- Giàu hình ảnh.
Hoạt động 3 (5phút)
III. Ghi nhơ:ù (Sgk)
Gọi Hs đọc mục ghi nhớ (Sgk)
4. Củng cố: (3 phút) 
	- GV chốt lại phần ghi nhớ ở SGK.
 	 - Phát biểu điều em cảm thấy thấm thía nhất khi đọc bài “Bàn về đọc sách”
 5. Dặn dò: (2 phút)
	- Học bài cũ
	- Về nhà chuẩn bị bài “Tiếng nói của văn nghệ”
Ngày soạn:	
Ngày dạy: 
Tiết 93
KHỞI NGỮ 
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp học sinh :
Nhận biết khởi ngữ, phân biệt khởi ngữ với chủ ngữ của câu. Nhận biết công dụng của khởi ngữ là nêu đề tài của câu chứa nó. Biết đặt câu có khởi ngữ.
Tích hợp với phần Văn qua bài Bàn về đọc sách và phần TLV qua bài Phép phân tích và tổng hợp.
Rèn luyện thêm cách viết câu văn có khởi ngữ.
II. CHUẨN BỊ: 
	- Thầy: Giáo án, máy chiếu, tư liệu
 - Trò: SGK, đọc ví dụ mẫu, nghiên cứu tài liệu, hệ thống bài tập. 
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:	
	1. Ổn định tổ chức: (1 phút)
	2. Bài cũ: : (3 phút)
	Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.
 	3. Bài mới: 
	* Giới thiệu bài : (1 phút) Trong câu có một bộ phận, một yếu tố nào đó có quan hệ trực tiếp với bộ phận đứng đầu câu (nêu đề tài của câu). Vậy phần nêu lên đề tài của câu là gì?Làm thế nào để xác định nó ? Tiết học này ta tìm hiểu về vấn đề đó.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài giảng 
Hoạt động 1 (20 phút)
I/ Đặc điểm và vai trò khởi ngữ trong câu
GV dùng máy chiếu chiếu hắt ví dụ (SGK), gọi HS đọc.
- Xác định chủ ngữ btrong các câu chứa từ ngữ in đậm ?
- Hãy phân biệt các từ ngữ in đậm với CN ?
- Trước từ ngữ in đậm có thể thêm những qht nào ?
- Gv gọi HS đọc lại phần Ghi nhớ (SGK)
1. Ví dụ: (SGK)
- Ở (a): chủ ngữ trong câu là từ “anh” thứ hai.
- Ở (b): chủ ngữ là từ “tôi”.
- Ở (c): chủ ngữ là từ “chúng ta”
* Về vị trí: các từ ngữ in đậm đứng trước chủ ngữ.
* Về quan hệ với vị ngữ: Từ ngữ in đậm không có quan hệ C-V với phần vị ngữ.
- Có thể thêm những quan hệ từ “về, đối với”.
2. Ghi nhớ:
- Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước CN để nêu lên đề tài được nói đến trong câu.
- Trước khởi ngữ có thể thêm QHT “về, đối với”.
Hoạt động 2 (15 phút)
II/ Luyện tập
GV dùng bảng phụ ghi các BT ở SGK. Gọi HS lên bảng làm.
HS thảo luận, góp ý.
Định hướng:
Bài tập 1: 
Khởi ngữ: điều này
Khởi ngữ: Đối với chúng mình
Khởi ngữ: Một mình
Khởi ngữ: Làm khí tượng
Khởi ngữ: Đối với chúng cháu
HS tập viết lại các câu bằng cách chuyển các phần in đậm thành khởi ngữ ?
Bài tập 2:
a) Anh ấy làm bài cẩn thận lắm
=> Làm bài, anh ấy cẩn thận lắm
b) Tôi hiểu rồi nhưng tôi chưa giải được.
=> Hiểu thì tôi hiểu rồi, nhưng giải thì tôi chưa giải được.
4. Củng cố: (3 phút)
	 - GV chốt lại phần ghi nhớ ở SGK, gọi HS đọc phần Ghi nhớ 	
 5. Dặn dò: (2 phút)
	- Học bài cũ
	- Đặt 3 câu có khởi ngữ
	- Chuẩn bị bài: Phép phân tích và tổng hợp
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 94
PHÉP PHÂN TÍCH VÀ TỔNG HỢP
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp học sinh :
 - Chỉ được đặc điểm của phép phân tích và tổng hợp. Hiểu và biết vận dụng các thao tác phân tích và tổng hợp trong làm văn nghị luận.
Tích hợp với phần Văn ở bài Bàn về đọc sách, ở bài TV Khởi ngữ.
Rèn luyện kĩ năng phân tích, tổng hợp
II. CHUẨN BỊ: 
	 - Thầy: Giáo án, máy chiếu, tư liệu, bảng phụ
 - Trò: SGK,Bài soạn, đọc ví dụ, nghiên cứu tài liệu, hệ thống bài tập. 
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
 1. Ổn định tổ chức: (1 phút)
 2. Bài cũ: (3 phút) Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.
 	3. Bài mới: 
* Giới thiệu bài : (1 phút) Trong văn nghị luận người ta thường kết hợp các phương pháp lập luận để làm sáng tỏ một vấn đề, một khuynh hướng. Phương pháp phân tích và phương pháp lập luận là 2 phương pháp quan trọng giúp người viết phân tích và khái quát sự vật hiện tượng một cách có hiệu quả. Tiết học này chúng ta tìm hiểu 2 phương pháp đó.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài giảng 
Hoạt động 1 (20 phút)
I/ Phép lập luận phân tích và tổng hợp
Gv gọi 2 HS đọc văn bản.
1. Văn bản: Trang phục
- Bài văn nêu lên hiện tượng gì ? Mỗi hiện tượng nêu lên một nguyên tắc nào trong ăn mặc ? T/g dùng phép lập luận nào để cho thấy những nguyên tắc ngầm cầ ... ia đình dồi dào sức khỏe, thành đạt và nhiều niềm vui.
c. Bức điện thứ 3: qua truyền hình mình biết được bạn và gia đình chịu nhiều tổn thất do cơn bão vừa rồi. Mình xin gửi đến bạn và gia đình niềm thông cảm mong bạn và gia đình nhanh chóng vượt qua những khó khăn trong cuộc sống.
Bài tập 2: Trong các tình huống sau đây:
Tình huống a, b, d, e: Thư điện chúc mừng
Tình huống c: Thư điện chia buồn
Bài tập 3: Hoàn chỉnh một bức điện mừng theo mẫu sẵn:
B1: Họ tên người gửi, người nhận
B2: nội dung 
5/ E. Củng cố – dặn dò :
 - Củng cố:Thư điện chúc mừng thăm hỏi có vai trò như thế nào trong đời sống ?
 - Dặn dò:Về nhà thực hiện các bài tập, nhuần nhuyễn cách viết để nhuần nhuyễn hơn trong cách viết thư điện.
 *)Rút kinh nghiệm..............................................................................................
 .....................................................................................................................
Ngày soạn:.//2007	Ngày dạy:9A//2007	9B:././2007.	
Tiết 173:
 TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :Giúp học sinh:
 - Nắm vững hơn những tác giả tác phẩm văn học sáng tác từ sau 1945 đến nay.
 - Rèn kĩ năng nhận biết,tóm tắt và đánh giá tác giả tác phẩm..
 - Giáo dục ý thức học tập nghiêm túc ,tự giác trung thực khi kiểm tra .. 
BONêu vấn đề , Luyện tập tổng hợp,
II. CHUẨN BỊ: - Thầy : chấm bài, hệ thống những ưu, nhược điểm. 
 - Trò: Đối chiếu bài viết của mình để có hướng bổ sung, khắc phục
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1/ I/ Ổn định nề nếp: - Lớp 9A:......................................................................
 - Lớp 9B:.......................................................................
 II/ Kiểm tra bài cũ: không.
 III/ Bài mới: 
1/ Giới thiệu bài: Trả bài là cơ hội giúp các em nhận biết được kết quả thuhoạch được . Từ đó có những bổ sung định hướng cho bản thân .
Hoạt động của thầy và trò:
Hoạt động1: Giáo viên đưa ra những đánh giá về ưu nhược điểm. Học sinh ghi chép để rút kinh nghiệm .
Hoạt động 2 : GV giúp học sinh khắc phục những lỗi thông thường.
Hoạt động 3 : Hướng dẫn học sinh luyện tập
Nội dung kiến thức:
 1. Những đánh giá nhận xét chung :
*) Ưu điểm:
- Nhìn chung các em đã nắm được những kiến thức cơ bản của văn học hiện đại .
- Các em đã có những cảm nhận tốt về giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật của tác phẩm.
- Hiểu và đánh giá đúng về tác giả .
-Định hướng tốt cho bản thân sau khi học,tiếp cận tác giả .
*) Nhược điểm:
- Nhiều bài viết tỏ ra chưa sâu về kiến thức và cảm nhận.
- Một số bài viết chưa đi vào trọng tâm yêu cầu đề ra.
- Một số bài viết chữ nghĩa cẩu thả,trình bày lôi thôi, diễn đạt lủng củng,cân đối dung lương chưa hợp lý .
2. Chữa lỗi :
 a.Khắc phục những lỗi thông thường : Như phát âm, diễn đạt, dùng từ, viết câu.Viết đoạn,viết hoa... Cách lập luận trong văn bản nghị luận.
b. Chữa lỗi bố cục:
Học sinh quan sát bố cục,dàn ý ở bảng phụ (104,105)
3. Luyện tập: Viết những đoạn để bổ sung cho bài viết của mình dựa trên việc chữa lỗi. Trình bày bài viết.
Nghe đọc một bài đạt điểm cao của lớp.
6 .Hô điểm : 9A:Giỏi :
 Khá :
 TB
 Yếu:
 9B:Giỏi :
 Khá :
 TB
 Yếu:
5/ E. Củng cố – dặn dò :
 4. Củng cố: Kiến thức văn học đã giúp em nhận ra những điều gì ? Tác phẩm văn học nào em tâm đắc nhất ?
5. Dặn dò: Xem lại kiến thức tiếng việt để trả bài hôm sau .
 *)Rút kinh nghiệm..............................................................................................
 .....................................................................................................................
Ngày soạn:.//2007	Ngày dạy:9A//2007	9B:././2007.	
Tiết 174	 
TRẢ BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
A. Mục tiêu: Giúp học sinh:
 - Nắm vững hơn những kiến thức tiếng việt từ đầu năm học đến nay.
 - Rèn kĩ năng nhận biết kiến thức tiếng việt.
 - Giáo dục ý thức học tập nghiêm túc ,tự giác trung thực khi kiểm tra .. 
BONêu vấn đề. Luyện tập tổng hợp.
II. CHUẨN BỊ: - Thầy : Chấm bài, hệ thống những ưu, nhược điểm. 
 - Trò : Đối chiếu bài viết của mình để có hướng bổ sung, khắc phục
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1/ I/ Ổn định nề nếp: - Lớp 9A:......................................................................
 - Lớp 9B:.......................................................................
 II/ Kiểm tra bài cũ: không.
 III/ Bài mới: 
1/ Giới thiệu bài: Trả bài là cơ hội giúp các em nhận biết được kết quả thu hoạch hoạch được . Từ đó có những bổ sung định hướng cho bản thân .
TG
18/
12/
8/
Hoạt động của thầy và trò:
Hoạt động1: Giáo viên đưa ra những đánh giá về ưu nhược điểm. Học sinh ghi chép để rút kinh nghiệm .
Hoạt động 2: Giáo viên giúp các em chữa một số nhược điểm.
Hoạt động 3: Các em đổi bài cho nhâu để học tập rút kinh nghiệm
Nội dung kiến thức:
 1. Những đánh giá nhận xét chung :
*) Ưu điểm:
- Nhìn chung các em đã nắm được những kiến thức cơ bản của văn học hiện đại .
- Các em đã có những cảm nhận tốt về giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật của tác phẩm.
- Hiểu và đánh giá đúng về tác giả .
- Định hướng tốt cho bản thân sau khi học,tiếp cận tác giả .
 *) Nhược điểm:
- Nhiều bài viết tỏ ra chưa sâu về kiến thức và cảm nhận.
- Một số bài viết chưa đi vào trọng tâm yêu cầu đề ra.
- Một số bài viết chữ nghĩa cẩu thả,trình bày lôi thôi, diễn đạt lủng củng,cân đối dung lương chưa hợp lý .
2. Chữa lỗi :
 Cách định hướng kiến thức tiếng việt.
 Cách khai thác kiến thức tiếng việt qua đoạn thơ biểu cảm . 
 3 .Hô điểm : 9A:Giỏi:
 Khá :
 TB
 Yếu:
 9B:Giỏi :
 Khá :
 TB
 Yếu:
5/ E. Củng cố – dặn dò :
 - Củng cố: Kiến thức tiếng việt giúp em những gì ?
5. Dặn dò: Chuẩn bị tốt cho tiết học cuối cùng ,trả bài tổng hợp cuối năm .
 *)Rút kinh nghiệm..............................................................................................
 .....................................................................................................................
Ngày soạn:.//2007	Ngày dạy:9A//2007	9B:././2007.	
Tiết 175:
TRẢ BÀI KIỂM TRA TỔNG HỢP 
A. Mục tiêu: Giúp học sinh:
 - Nắm vững hơn cách làm bài văn nghị luận, nhận ra được những chỗ yếu của mình khi viết loại bài này.
 - Rèn kĩ năng tìm hiểu đề, lập dàn ý và viết.
 - Giáo dục ý thức học tập nghiêm túc, biết khắc phục những nhược điểm. 
BONêu vấn đề. Luyện tập tổng hợp,
II. CHUẨN BỊ: - Thầy : Chấm bài, hệ thống những ưu, nhược điểm. 
 - Trò: Đối chiếu bài viết của mình để có hướng bổ sung, khắc phục
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1/ I/ Ổn định nề nếp: - Lớp 9A:......................................................................
 - Lớp 9B:.......................................................................
 II/ Kiểm tra bài cũ: Không.
 III/ Bài mới: 
1/ Giới thiệu bài: Trả bài là cơ hội giúp các em nhận biết được kết quả thu hoạch hoạch được. Từ đó có những bổ sung định hướng cho bản thân. Bài viết này có ý nghĩa quan trọng , thông qua tiết này giúp các em nhận ra những lỗi diễn đạt, lỗi chính tả, bố cục và kĩ năng vận dụng các yếu tố biểu cảm nghị luận, để bàn luận một vấn đề.
TG
15/
Hoạt động của thầy và trò:
Hoạt động 1: Giáo viên đưa ra những đánh giá về ưu nhược điểm. Học sinh ghi chép để rút kinh nghiệm .
Nội dung kiến thức:
 1. Những đánh giá nhận xét chung : 
*) Ưu điểm:
- Một số em đã nắm được những kiến thức cơ bản của văn học hiện đại .
- Các em đã có những cảm nhận tốt về giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật của tác phẩm.
- Hiểu và đánh giá đúng về tác giả .
- Định hướng tốt cho bản thân sau khi học,tiếp cận tác giả .
 *) Nhược điểm:
- Nhiều bài viết tỏ ra chưa sâu về kiến thức và cảm nhận.
- Một số bài viết chưa đi vào trọng tâm yêu cầu đề ra.
- Một số bài viết chữ nghĩa cẩu thả,trình bày lôi thôi, diễn đạt lủng củng, cân đối dung lương chưa hợp lý .
23/ Hoạt động 2:
Đề ra:
Phần I: Trắc Nghiệm (3điểm):
Phần A: Mã đề 901: 1A, 2A, 3C, 4D, 5B, 6A, 7D, 8B;
Mã đề 902: 1A, 2D, 3D, 4D, 5A, 6B, 7B, 8A;
Mã đề 903: 1D, 2B, 3B, 4B, 5C, 6C, 7C, 8D;
Mã đề904: 1C, 2D, 3C, 4B, 5D, 6D, 7A, 8B;
Phần B: Kết nối thông tin: a =>3; b=>2; c=>4; d=>1
Phần II: Tự Luận (8 điểm):
 	Câu 1: Học sinh viết được đoạn văn cần thể hiện được các nội dung sau:
	 Những nét chung trong phẩm chất, tính cách của ba cô gái thanh niên xung phong trên cao điểm trường sơn:
	+ Dũng cảm, không sợ khó khăn nguy hiểm, có tinh thần trách nhiệm cao 
	+ Bình tĩnh khôn khéo trong công việc, mơ mộng, yêu đời 
	- Sử dụng các phương tiện liên kết câu trong đoạn văn: phép thế, phép lặp, phép nối 
Câu 2: 
	a. Mở bài: giới thiệu về tác giả, tác phẩm, ý nghĩa khái quát của bài thơ, đoạn thơ. (0,5 điểm)
	b. Thân bài: Học sinh giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận làm rõ cái hay, cái đẹp về hình thức nghệ thuật, chiều sâu tư tưởng của hai khổ thơ. (4 điểm)
	- Là lời tâm huyết chân thành của tác giả muốn dâng hiến cho đời, cho Đất nước và cho Nhân Dân những tài năng tâm huyết của mình: Sự cống hiến âm thầm lặng lẽ, không mệt mỏi suốt cả cuộc đời. (2 điểm)
	- Những tình cảm đó được diễn tả bằng các điệp từ, điệp từ “ta làm” các hình ảnh đẹp như: chim hót, nhành hoa, hòa ca, nốt trầm xao xuyến ... (2 điểm)
	c. Kết bài: Hai khổ thơ thể hiện lí tưởng sống cao đẹp, đáng trân trọng và ngợi ca (0,25 điểm)
 5/ E. Củng cố – dặn dò :
 - Củng cố: Kiến thức bộ môn ngữ văn giúp em những gì ?
5. Dặn dò: Về hè ôn tập chương trình ngữ văn 9 .
 *)Rút kinh nghiệm..............................................................................................
 .....................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docbai giang Ngu Van 9 hoc ky 2.doc