Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tiết 1.2: Phong cách Hồ Chí Minh

Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tiết 1.2: Phong cách Hồ Chí Minh

1.- Mục đích yêu cầu:

1.1 Kiến thức Giúp học sinh:Thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị.

1.2 Kĩ năng :Rèn kĩ năng đọc và cảm thụ một văn bản nhật dụng

1.3 Thái độ :Từ lòng kính yếu, tự hào về Bác, học sinh có ý thức tu dưỡng, học tập, rèn luyện theo gương Bác.

2- Chuẩn bị:

 

doc 454 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 10252Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tiết 1.2: Phong cách Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngữ văn 9
Ngày soạn:15-8-2008
Ngày dạy:18-8-2008	Tiết 1.2
phong cách hồ chí minh
1.- Mục đích yêu cầu:
1.1 Kiến thức Giúp học sinh:Thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị.
1.2 Kĩ năng :Rèn kĩ năng đọc và cảm thụ một văn bản nhật dụng
1.3 Thái độ :Từ lòng kính yếu, tự hào về Bác, học sinh có ý thức tu dưỡng, học tập, rèn luyện theo gương Bác.
2- Chuẩn bị:
Gv: Sách giáo khoa, tài liệu tham khảo.
Hs: Soạn theo câu hỏi phần đọc hiểu.
3-Phương pháp : Đọc,giảng,phân tích,bình.
4-Tiến trình bài giảng
4.1ổn định tổ chức
4.2Kiểm tra: Sách vở của học sinh
4.3Bài mới
Giới thiệu bài: Hồ Chí Minh không những là nhà yêu nước, nhà cách mạng vĩ đại mà còn là danh nhân văn hoá thế giới. Vẻ đẹp văn hoá chính là nét nổi bật trong phong cách Hồ Chí Minh.
	Hoạt động của thầy và trò	Nội dung bài giảng
Bằng sự tìm hiểu ở nhà em hãy nêu xuất xứ của văn
Văn bản trích từ “Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái giản dị trong Hồ Chí Minh và văn hoá Việt Nam của Lê Anh Trà do Viện Văn hoá xuất bản tại Hà Nội-1990.
Gv yêu cầu đọc: To rõ ràng, thể hiện sự trang trọng 
Giáo viên đọc từ đầu đến “rất hiện đại.”
Gọi học sinh đọc phần còn lại.
GV ? Căn cứ chú thích từ khó SGK em hãy giải thích? học sinh giải thích. 
 GV ?Văn bản này có thể chia làm mấy phần, em hãy chỉ rõ?
Phần 1: Từ đầu đến “rất hiện đại”
Phần 2: Còn lại
GV ? Em nêu nội dung từng phần? 
Gọi học sinh đọc phần 1 xác định lại nội dung. 
GV ? Qua học lịch sử em hãy nêu tóm tắt hoạt động tìm đường cứu nước của Bác Hồ tại nước ngoài- Xuất dương 1911 đến tận năm 1941 Bác trở về nước .
GV ? Em hiểu gì về cuộc sống của Bác trong quãng thời gian đó ?
H -Đó là quãng thời gian đầy truân chuyên, Bác phải làm nhiều nghề để kiếm sống và hoạt động
GV: Giảng thêm: Chính quãng thời gian gian khổ ấy đã tạo điều kiện gì cho Bác?
H - Tiếp xúc với văn hoá nhiều nước, nhiều vùng trên thế - Bác có vốn tri thức văn hoá giới cả ở Phương Đông và Phương Tây. 
GV ? Chính vì được tiếp xúc với nhiều nền văn hoá và làm nhiều nghề đã tạo điều kiện gì cho Bác?
H- Nói và viết thạo nhiều thứ tiếng.
GV: Để giúp tìm và làm việc tốt hơn và chính qua công việc, qua lao động mà Người có điều kiện mà học hỏi, tìm hiểu.
GV ? Sự đi nhiều, biết nhiều của người được tác giả khẳng định qua lời bìnhnhư thế nào?
“Có thể nói Hồ Chí Minh.”
Qua việc tác giả kể và bình luận giúp em hiểu về Bác như thế nào ? 
 H- Bác có vốn tri thức văn hoá nhân loại sâu rộng.
GV: Trong cuộc đời cách mạng đầy gian nan vất vả, Hồ Chí Minh đã đi qua nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều nền văn hoá. Từ trong lao động Người học hỏi và am hiểu các dân tộc và văn hoá thế giới sâu sắc như vậy.
GV ? Theo em vì sao Bác có vốn tri thức sâu rộng như vậy?
H đọc “Đi đến đâu uyên thâm.”
GV ? Bác tiếp thu văn hoá thế giới như thế nào?
GV ? Em có nhận xét gì về sự tiếp thu văn hoá thế giới của Bác? 
 H :Tiếp thu cái đẹp, cái tinh tuý thế giới mà vẫn giữ được bản sắc dân tộc. 
GV Bổ sung : Mặc dù chịu ảnh hưởng của nền văn hoá thế giới nhưng Bác vẫn giữ được cái gốc văn hoá dân tộc không gì lay chuyển nổi.
GV nêu vấn đề để chuyển tiếp sang ý 2 Chính ảnh hưởng văn hoá thế giới mà vẫn giữ được cái gốc văn hóa dân tộc đã tạo nên điều gì ở Bác? 
H Theo dõi phần II 
GV: Như vậy trên nền tảng văn hoá dân tộc màvẫn tiếp thu những hình ảnh quốc tế. Người luôn hội nhập với thế giới mà vẫn giữ được bản sắc dân tộc.	 GV ? Là vị lãnh tụ những Hồ Chí Minh có nếp sinh hoạt và làm việc như thế nào? Gợi	
+ Nơi ở
+ Nơi làm việc
+ Trang phục
+ Ăn uống
+ Tài sản
Lối sinh hoạt và nếp sống rất gắn với cảnh làng quê
GV ? Tác giả kể ra hàng loạt dẫn chứng về lối sống của HCM, tác giả còn có những lời bình gì?
HS: Qua như một câu chuyện và tiết chế như vậy.
GV ? Từ lối sống của Bác gợi ta nhớ đến cách sống của những vị hiền triết nào trong lịch sử?
H : Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm sống ở quê nhà với những thú quê thuần đức: Thu ăn măng trúc, đông..
GV: Các nhà hiền triết xưa có cuộc sống gắn với thú quê đạm bạc mà thanh cao.
GV :? Qua đây giúp em cảm nhận được gì về lối sống của Bác ? 
H: Lối sống giản dị mà vô cùng thanh cao. .. 
GV: Chính lối sống giản dị này đã giúp Bác dễ gần gũi tiếp xúc với mọi người. Không chỉ riêng Bác mà các nhà hiền triết xưa như: Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng vậy, thanh bạch, đạm bạc mà làm cho người đời sau phải nể phục.
Thảo luận: Có ý kiến về lối sống của Bác như sau:
Đây là lối sống khắc khổ của những con người tự vui trong cảnh nghèo khó.
Đây là một cách sống tự thần thánh hoá, tự làm cho khác đời, hơn người.
Đây là một cách sống có văn hoá đã trở thành một quan niệm thẩm mỹ, cái đẹp là sự giản dị tự nhiên.
Em đồng ý với ý kiến nào?
HS: Em đồng ý với ý kiến thứ ba: Sự giản dị là một nét đẹp của con người Việt Nam làm cho tự nhiên không phải cầu kỳ phô trương.
GV: Qua bài học này ta thấy Bác có kiến thức văn hoá nhân loại sâu rộng, là vị lãnh tụ có lối sống giản dị. Chính điểm này đã làm nên phong cách riêng của Bác mà ít vị lãnh tụ nào có được.
GV ? Vì sao có thể nói lối sống của Bác là sự kết hợp giữa giản dị và thanh cao?
GV: Chính tác giả đã khẳng định: “ Nếp sống....thể xác” 
GV ? Để làm nổi bật phong cách của Bác, tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào?
HS: Kết hợp kể và bình luận đan xen nhau một cách tự nhiên.
GV? Em nhận xét gì về việc tác giả đưa ra những dẫn chứng và các biện pháp nghệ thuật?
HS:- Dẫn chứng tiêu biểu có chọn lọc, có đan xen thơ Ngyễn Bỉnh Khiêm để thấy được sự gần gũi của Bác với các bậc hiền triết.
 -Đối lập: Vĩ nhân mà hết sức giản dị, gần gũi am hiểu mọi nền văn hoá nhân loại mà hết sức dân tộc, hết sức Việt Nam.
 GV ? Từ những thành công về nghệ thuật giúp làm nổi nội dung gì? 
HS: Vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống văn hoá dân tộc và tinh hoá văn hóa nhân loại, giữa thanh cao và giản dị.
GV ? Tìm những đoạn văn, đoạn thơ nói về phong cách của Bác Hồ? 
HS: đọc những đọn văn độan thơ nói về phong cách của HCM. 
I- Xuất xứ của văn bản
II- Đọc - tìm hiểu chú thích 
1.Đọc
2.Tìm hiểu chú thích:(SGK)
3.Bố cục
Phần 1: Từ đầu đến “rất hiện đại”
Phần 2: Còn lại
 III - Đọc tìm hiểu chi tiết văn bản. 
1. Sự tiếp thu tinh hoá văn nhân loại của HồChí Minh.
- Bác có vốn tri thức văn hoá
nhân loại sâu rộng.
- Người tiếp thu một cách có
chọn lọc tinh hoá văn hoá nhân loại.
Tạo nên một nhân cách rất Việt Nam, rất Phương Đông nhưng rất mới và hiện đại.
2. Lối sống giản dị mà thanh
cao của Hồ Chí Minh 
* Bác có lối sống giản dị mà vô cùng thanh cao và sang trọng
IV- Tổng kết 
1. Nghệ thuật
Kết hợp kể và bình luận đan xen nhau một cách tự nhiên.
Đối lập: Vĩ nhân mà hết sức giản dị, gần gũi am hiểu mọi nền văn hoá nhân loại mà hết sức dân tộc, hết sức Việt Nam.
2.Nội dung 
Vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống văn hoá dân tộc và tinh hoá văn hóa nhân loại, giữa thanh cao và giản dị.
V-Luyện tập:
* Bài tập 1
Bác Hồ đó chiếc áo nâu giản dị
 Màu quê hương bền bỉ đậm đà.
Ăn khoẻ, ngủ ngon, làm việc khoẻ,
Trần mà như thế kém gì tiên.
Người thường bỏ lại đĩa thịt gà mà ăn hết mấy quả cà xứ Nghệ,Tránh nói to mà đi rất nhẹ trong vườn. 
4.4 Củng cố:Gvkhái quát toàn bài .
4.5 Hướng dẫn về nhà:
- Tìm đọc thêm những mẩu chuyện về lối sống giản dị mà cao đẹp của Bác Hồ
Soạn bài “Đấu tranh cho một thế giới vì hoà bình”.
5- Rút kinh nghiệm
	.....................................................................................
Ngày soạn:18-8-2008
Ngày dạy :21-8-2008	Tiết : 3
Phương châm hội thoại
1- Mục tiêu cần đạt:
1.1.Kiến thức :Giúp học sinh củng cố kiến thức đã học về hội thoại ở lớp 8. Nắm được các phương châm hội thoại ở lớp 9 là phương châm về lượng và phương châm về chất.
1.2.Kĩ năng :Tích hợp với phần Văn qua bài “Phong cách Hồ Chí Minh” và tập làm văn “Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh”.
1.3.Thái độ : Biết vận dụng các phương châm này trong giao tiếp.
2- Chuẩn bị 
GV: Nghiên cứu soạn bài.
HS: Đọc bài, tìm hiểu trước bài.
3-Phương pháp : Quy nạp ,phân tích.
4- Tiến trình bài giảng.
4.1.ổn định tổ chức :
4.2.Kiểm trabài cũ:
ở lớp 8 ta đã được học về hội thoại? Em hãy cho biết hội thoại là gì?
Hội thoại là nói chuyện với nhau.
Người tham gia hội thoại chủ yếu bằng ngôn ngữ.
GV: - Nói đến hội thoại là nói đến giao tiếp. Nói đến giao tiếp là ít nhất có người nói, có người nghe hoặc người viết, người đọc.
Nói đến giao tiếp là nói đến ứng xử, nói năng.
Trong giao tiếp có những quy định tuy không được nói ra thành lời nhưng những người tham gia giao tiếp cần phải tuân thủ. Nếu không thì dù câu nói không mắc lỗi gì về ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp giao tiếp cũng sẽ không thành công. Những quy định đó được thể hiện qua các phương châm hội thoại. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu.
Có nhiều phương châm hội thoại, giờ này chúng ta sẽ tìm hiểu hai phương châm.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài giảng
H? Đọc đoạn đối thoại ở SGK? 
GV: Đây là đoạn đối thoại giữa hai nhân vật An và Ba. 
GV ? Bạn An hỏi điều gì và bạn Ba trả lời ra sao?
H :An hỏi Ba: có biết bơi không?
Ba trả lời có biết bơi và bơi giỏi
An hỏi Ba học bơi ở đâu?
Ba trả lời bạn ấy học bơi dưới nước.
GV ? Như vậy trong cuộc đối thoại này cả An và Ba đều nói về nội dung gì?
Cả hai đều nói về việc biết bơi và tập bơi của bạn Ba.
GV :? Em có nhận xét gì về câu trả lời thứ hai của Ba?
H :Câu trả lời chưa đáp ứng yêu cầu của An.
GV ? Đúng ra Ba phải trả lời như thế nào?
H : Tập bơi ở sông, ở ao hay ở hồ.
GV: Điều mà An cần biết là địa điểm tập bơicủa Ba còn Ba trả lời bơi “ ở dưới nước” thì không cần trả lời ai chẳng biết là bơi thì phải di chuyển ở dưới nước. 
GV ? Như vậy khi nói cần có yêu cầu gì về nội dung?
H : Câu nói phải đúng với yêu cầu giao tiếp.
GV: Chúng ta tìm hiểu truyện cười “ Lợn cưới áo mới” 
H Kể lại truyện “Lợn cưới áo mới”
GV ? Lẽ ra anh lợn cưới và anh áo mới cần phải hỏi và trả lời như thế nào?
H :Lợn cưới: Bác có thấy con lợn nào chạy qua đây không?
áo mới: (Nãy giờ) tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả.
GV ? Theo em truyện gây cười ở chỗ nào? (vì sao truyện gây cười?).
Vì: các nhân vật đều nói những điều không cần nói nói thừa như vậy cốt để khoe mẽ rằng tôi có lợn để cưới vợ, tôi có áo mới.
GV ? Qua câu chuyện này em hiểu cần tuân thủ yêu cầu gì khi giao tiếp?
H : Không nên nói nhiều hơn những gì cần nói.
GV ? Qua tìm hiểu 2 ví dụ trên em thấy khi giao tiếp ta cần quan tâm đến điểm gì về nội dung? 
GV: Đáp ứng được những yêu cầu này về nội dung là ta đã đảm bảo yêu cầu về lượng.
H: Đọc “Quả bí khổng lồ” 
GV ? Truyện kể cuộc đối thoại giữa ai với ai?
H : Hai người bạn, có một người hay nói khoác
GV? Truyện có điểm gi đáng cười? Truyện phê phán ai?
GV: Sự thật thì không có quả  ...  Muốn mọi người p’ xác định rõ mối quan hệ khăng khít, hài hoà giữa cái “tôi” và cái “chúng ta”
? Đánh giá NT đặc sắc của vở kịch?
- XD tình huống kịch với những xung đột, mâu thuẫn căng thẳng được đặt trong quá trình phân tích hợp lí
- Diễn tả được hành động kịch cụ thể, sinh động.
Hoạt động 4
Nội dung bài giảng
I. Giới thiệu tg’, tp’:
1, Tác giả(1948- 1988), là nhà thơ, nhà viết kịch( xếp vào hàng đầu của sân khấu kịch VN)
2, Tác phẩm:
- Gồm 9 cảnh
- Là cảnh 3 của tp’
3, Đọc, tìm hiểu chú thích:
4, Thể loại: Kịch nói
II. Phân tích tác phẩm
1, Nhân vật HoàngViệt:
--> Là người cương quyết, thông minh, có tinh thần trách nhiệm cao, năng động, dám nghĩ, dám làm, trung thực, thẳng thắn, kiên quyết đấu tranh với niềm tin vào chân lí.
2, Nhân vật Nguyễn Chính
- Là người bao thủ, gian ngoan, nhiều mánh khoé, bám vào cơ chế, nguyên tắc lạc hậu để chống lại cái mới, tiêu biểu cho loại người máy móc, đáng phê phán.
III. Tổng kết
Ghi nhớ- SGK
IV. Luyện tập
 Đọc phân vai
4.4. Củng cố:
? Cảm nhận của em về nhân vật Hoàng Việt?
4.5. Hướng dẫn về nhà:
- Làm bài tập phần luyện tập
- Chuẩn bị: Tổng kết văn học
5. Rút kinh nghiệm
Soạn:3.5.09
Giảng:7.5.09	Tiết:170
Tổng kết tập làm văn (Tiếp)
1-Mục tiêu cần đạt
1.1. Kiến thức:- Giúp hs ôn để nắm vững các kiểu VB đã học từ lớp 6 đến lớp 9, phân biệt các kiểu VB và nhận biết sự cần thiết phải phối hợp chúng trong thực tế làm bài.
- Phân biệt kiểu Vb và thể loại VH.
- Biết đọc các kiểu VB- theo đặc trưngkiểu VB, nâng cao năng lực tích hợp đọc và viết các kiểu Vb thông dụng. 
1.2. Kĩ năng: Luyện kĩ năng nhận diện kiểu VB và tập viết 1 đoạn VB cho phù hợp với kiểu VB tự chọn.
1.3. Thái độ: Giáo dục ý thức nghiêm túc, sáng tạo, linh hoạt.
2-Chuẩn bị 
- SGV + SGK ngữ văn 9, bảng phụ
3-Phương pháp
- Qui nạp, tích hợp dọc-ngang.
4-Tiến trình giờ dạy
 4.1. ổn định tổ chức 
 4.2. Kiểm tra: Kiểm tra sự chuẩn bị của hs
 4.3. Bài mới: 
? Tự sự và miêu tả khác nhau ntn?
? TM khác TS và MT ntn?
- Khác về bản chất và mục đích biểu hiện.
? Điểm nổi bật, khác biệt của VBBC với các loại VB khác? 
? So sánh 2 kiểu VB NL và điều hành?
? Các loại VB này có thể thay thế được cho nhau không? Vì sao?
- Không thể thay thế cho nhau vì mỗi loại VB có đặc điểm, mục đích riêng(Vận dụng, sử dụng nó đúng với mục đíchgiao tiếp mới đạt hiệu quả)
- Các phương thức trên có thể phối hợp với nhau trong 1 VB cụ thể( VD: Thuế máu)
? Theo em kiểu VB và hình thức thể hiện thể loại tp’ có gì giống và khác nhau?
? Em hiểu ntn là kiểu VB?
? Em đã học những kiểu VB nào? 
- 6 kiểu( Bảng thống kê)
- Chỉ 1 phương thức biểu đạt cụ thể, gồm loại và thể:
+ Loại thơ: trữ tình
+ Thể thơ: lục bát, song thất lục bát---> Thể < loại
? So sánh kiểu VB và thể loại VH từ ND trên? VD?
- Kiểu VB khác thể loại VH nhưng kiểu VB là cơ sở 
? So sánh VBTS và loại VHTSự?
-Loại VHTS là văn TS nghệ thuật, không đồng nhất VBTS với loại văn TS nghệ thuật
? Tính NT trong tp’ Vh được thể hiện ở những điểm nào?
? Nêu đặc điểm của thể loại VH trữ tình?
- Không trực tiếp biểu hiện hành động mà là bộc lộ cảm xúc(thơ trữ tình, tuỳ bút)
? VBNL? VBNL có cần các yếu tố TM, TS, MT, BC không? Cần ở mức độ nào?
- Có, nhưng chỉ là yếu phụ trợ.
? Phần văn và TLV trong chương trình học có quan hệ với nhau ntn?VD?
- CCác tp vh được học đều tiêu biểu cho những loại thể VH.
- Các tpvh đều được dùng để phân tích mẫu(với TLV và TV)
? Nêu mối quan hệ giữa TV-TLV-Văn?
- Tích hợp dọc ngang theo trục đồng tâm, đồng qui
? Em đã học những VBTM nào?Muốn làm tốt bài văn TM, cần chuẩn bị những gì?Nêu các phương pháp TM?
-HS nêu các tp’ TM
- Tích luỹ tri thức, nắm được các phương pháp TM(6PP)
? Ngôn ngữ của VB TM có đặc điểm gì?
- Chặt chẽ, chính xác, cô đọng, sinh động( Không chú trọng dùng ngôn ngữ giàu hình ảnh, giàu sức gợi)
? Mục đích biểu đạt của VBTS? Các yếu tố tạo thành VBTS?Các loại nhân vật trong VBTS?
- Các yếu tố: nhân vật và sự việc
- Nhân vật chính, phụ, chính diện, phản diện, tư tưởng
? Vì sao TS thường kết hợp với các yếu tố MT, NL, BC?
 – Truyện được kể hấp dẫn, sinh động, sâu sắc.
? Ngôn ngữ trong VBTS? 
- Trong sáng, giàu sức gợi
? Tính biểu đạt của VBNL?
- Thuyết phục, làm cho phải tin.
? VBNL do các yếu tố nào tạo thành?
- Luận điểm, luận cứ, lập luận.
? Yêu cầu đối với luận điểm, luận cứ và lập luận?
- LĐ’: chính xác, rõ ràng, phù hợp với yêu cầu giải quyết v.đề, đủ làm sáng tỏ v.đề cần NL. Các LĐ’ phải liên kết, sắp xếp theo trình tự hợp lí.
- Luận cứ: Sắp xếp phù hợp với LĐ’.
- L.luận:chặt chẽ(kết hợp giữa các LĐ, L.cứ)
? Nêu dàn bài chung của từng dạng bài NL?
- Ghi nhớ: trang 24,54,68,83
II. So sánh và các kiểu VB:
1, TS và MTả:
2, Thuyết minh-TS-MT:
3, VBBC với các loại VB khác:
4, VB NL và VB điều hành:
III. Kiểu VB và hình thức thể hiện-thể loại VH:
1, Kiểu VB:TS, TM, MT, BC, NL, điều hành
2, Loại thể VH:TS, trữ tình, kịch, kí ngôn luận
3, So sánh kiểu VBTS và loại VHTS:
4, Kiểu VBBC và thể loại VH trữ tình:
5, Tác phẩm nghị luận
IV. Phần TLV trong chương trình Ngữ văn THCS:
1, Phần văn và TLV:
2, Phần TV-TLV-Văn:
V. Các kiểu văn bản trọng tâm:
1, Văn bản thuyết minh
2, VBTS:
3, VBNL:
- Các yếu tố: LĐ’, L,cứ, L.luận
- Dàn bài NL:
Ghi nhớ( 24,54,68,83)
4.4. Củng cố:
4.5. Hướng dẫn về nhà:
- Củng cố, ôn tập, rèn kĩ năng viết các kiểu bài TLV
- Chuẩn bị: Tôi và chúng ta
(Tìm hiểu Lưu Quang Vũ, đọc và trả lời câu hỏi tìm hiểu)
5. Rút kinh nghiệm
Soạn:6.5.09
Giảng:9.5.09	Tiết:171-172
Thư điện
1.Mục tiêu cần đạt:
1.1Kiến thức:HS nắm được các tình huống cần sử dụng thư (điện) chúc mừng thăm hỏi; nắm được cách viết một bức thư (điện).
1.2 Kĩ năng: Viết được một bức thư (điện) đạt yêu cầu.
1.3 Thái độ : nhận biết và soạn thảo một bức thư(điện) chúc mừng thăm hỏi người thân, bạn bè.
2.Chuẩn bị: 
-GV nghiên cứu sgk,sgv,soạn bài.
-HS đọc trước ở nhà,
3. Phương pháp: Đàm thoại, vấn đáp;
4. Tiến trình bài giảng:
4.1 ổn định:
4.2 Kiẻm tra bài cũ:
4.4 Bài mới:
Hoạt độngcủa thầy và trò
Nội dung bài giảng
GV:Giải thích ngắn gọn về thể loại văn bản này
_Học sinh đọc các tình huống sgk
?Trường hợp nào cần gửi thư điện?
? Có mấy loại thư điện chính?Là những loại nào: Mục đích của các loại ấy có khác nhau không? Tại sao?
-Hcọ sinh trao đổi thảo luận trả lời câu hỏi
GV ghi nhận rút ra nhận xét;
GV hướng dẫn hs nắm được quy trình viết thư điện
?Từ nhận xét trên em rút ra bài học gì cho bài học hôm nay?
Học sinh rút ra ghi nhớ
HS đọc ghi nhớ sgk-204
GV hướng dẫn hs làm tường bài tập.
HS làm giáo viên hd và yêu cầu hs đọc gv cho cả lớp nhận xét sửa cho đúng
Lí thuyết:
I Những trường hợp cần viết thư (điện)
1.Ngữ liệu
2.Phân tích ngữ liệu
3. Nhận xét
- Trường hợp gửi thư (điện)
+Có nhu cầu trao đổi thông tin và bày tỏ tình cảm với nhau,
+Có những khó, trở ngại nào đó khiến người viết không thể đến tận nơI để trực tiếp với người nhận.
-Thư (điện) chính gồm
+Thăm hỏi và chia vui	
+Thăm hỏi và chia buồn
Khác nhau về mục đích
+Thăm hỏi và chia vui: Biểu dương, khích lệ những thành tích sự thành đạt của người thân.
+Thăm hỏi chia buồn: Động viên an ủi để người nhận cố gắng vươn lên vượt qua những rủi ro hoặc những khó khăn trong cuộc sống.
II/ Cách viết thư (điện) chúc mừng thăm hỏi
 1.Ngữ liệu
 2.Phân tích ngữ liệu
 3.Nhận xét
 +Bước 1: Ghi rõ họ tên, địa chỉ người nhận vào chỗ trống trong mẫu; họ tên địa chỉ người nhận
 +Bước 2: Ghi nội dung
 +Bước 3: Ghi họ tên địa chỉ người gửi
III/ Ghi nhớ (sgk tr-204)
B/ Luyện tập:
1.Học sinh hoàn thiện ba bức điện trong sgk(mục II) theo mẫu sgk
2.a,b,d,e: viết thư(điện) chúc mừng
C: viết thư(điện) thăm hỏi,
3. Hoàn chỉnh bức điện mừng theo mẫu của bức điện (xem bài tập 1)với tình huống tự đề xuất,
4.4 Củng cố:
4.5 Hướng dẫn về nhà: xem lại các bài tập đã chữa
5. Rút kinh nghiệm:
Soạn:11.5.09
Giảng:14.5.09	Tiết 173-174
Trả bài kiểm tra tiếng Việt và văn
1.Mục tiêu cần đạt 
-Giúp học sinh có khả năng ghi nhớ và tổng hợp kiến thức, khả năng chuyển hoá và vận dụng kiến thức đã học để giải quyết một vấn đề cụ thể trong đề bài
-Tích hợp toàn diện trong bài tự luận và các bài trả lời trắc nghiệm.
- Rèn kĩ năng tự nhận xét, đánh giá, sửa chữa, và hoàn thiện bà viết theo yêu cầu của gv.
2. Chuẩn bị : 
-GV chấm bài trả bài trước 3 ngày;
-Hs nhận bài tự xửa chữa theo gv phê 
3. Phương pháp : chấm chữa
4. Tiến trình bài giảng:
4.1ổn định :
4.2Kiểm tra:
4.3 Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài giảng
I/Bài kiểm travăn:
1.Giáo viên nhận xét đánh giá
-Nhìn chung các em nắm bắt được yêu cầu của đề xác định đề tốt, làm tốt các câu trắc nghiệm, câu tự luận có nhiều bài xuất sắc
-Bên cạch đó còn có một số em còn lầm lẫn tên tác giả, tác phẩm, bài tự luận chưa nắm được yêu cầu chung.
-Kết quả:
+Tổng số 34
-Giỏi:8em
-Khá:15em
-TB: 8em
-Yếu:3em
2.Giáo viên phát đáp án cho học sinh đối chiếu tự chấm điểm
3.Cho học sinh đọc một số bài
+Giỏi: Loan
+ Khá: Huệ
+Yừu: Giáp
II/ Trả bài tiếngViệt:
Nhận xét ưu nhược điểm:
-Ưu: Các em ôn tập và chuẩn bị bài tốt, vì vậy bài kiểm tra các em đạt kết quả cao
-Nhược : một số em còn nhầm lẫn khá nhiều các thành phần phụ của câu giữa phụ chú và trạng ngữ.
2.Giáo viên phát đáp án cho học sinh đối chiếu bài làm của mình tự chấm điểm
3.Học sinh đọc một số bài 
+Giỏi: Loan 
+Khá: Hà
+Yếu : Phương
Kết quả:
+Giỏi:8
+Khá:14
+TB:10
+Yếu 2
4.4 Củng cố:
4.5 Hướng dẫn về nhà: ôn tập
5. Rút kinh nghiệm:
Soạn:13.5.09
Giảng :16.5.09 	Tiết: 175
Trả bài kiểm tra tổng hợp cuối năm
1.Mục tiêu cần đạt:
-Nhận thức được kế quả tổng hợp sau cả quá trình học tập ngữ năn kì II lớp 9 nói riêng, chương trình ngữ văn THCS nói chung về các mặt: khả năng ghi nhớ và tổnh hợp kiến thức, khả năng chuyển hoá và vận dụng kiến thức đã học để giảI quyết một vấn đề cụ thể trong đề bài,
-Tích hợp toàn diện ( ngang dọc) văn học- cuộc sống trong bài viết tự luận của hs
-Rèn luyện kĩ năng tự nhận xét, đánh giá, sửa chữa và hoàn chỉnh bài viết.
2. Chuẩn bị :
-Gv chấm bài 
-Học sinh.
3. Phương pháp:
4. Tiến trình bài giảng
4.1 ổn định:
4.2 Kiểm tra :
4.3 Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài giảng
(Có đề bài,biểu điểm, kèm theo)
I/ Chép lại đề:
II/ Hướng dẫn học sinh đánh giá bài làm của mình theo biểu điểm:
III/ Nhận xét đánh giá bài làm của học sinh:
Ưu :
-Hiểu đề, nội dung đủ diễn đạt mạch lạc, bố cục ró ràng, đủ 3 phần mở bà thân bài kết bài (đối với bài viết nghị luận)
-Trình bày sạch sẽ
 2.Nhược :Một số bài các em đọc chưa kĩ đề cho nên hầu như các em không liệt kê thành phần phụ chú và các phép liên kết câu, nên phần bài tập viết đoạn văn ngăn không đạt điểm tối đa.
IV/ Chữa bài 
Học sinh tự chữa
Giáo viên hưỡng dẫn học sinh lập dàn ý
V/ Đọc và bình một số bài văn của học sinh
+Giỏi: Loan
+Khá :Huệ
+Yếu: Giáp
4.4Củng cố 
4.5Hướng dẫn về nhà:
5. Rút kinh nghiệm;

Tài liệu đính kèm:

  • docNGU VAN9.doc