Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tiết 147 - 148: Tổng kết ngữ pháp

Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tiết 147 - 148: Tổng kết ngữ pháp

1. Kiến thức

- Giúp học sinh hệ thống hóa kiến thức dã học từ lớp 6 đến lớp 9 về: từ loại, cụm từ, thành phần câu,các kiểu câu. Nắm được bản chất của từng đơn vị kiến thức và nhận biết được chúng trong các câu cụ thể.

2. Kĩ năng:

Rèn kĩ năng nhận diện các đơn vị kiến thức về ngữ pháp và có ý thức vận dụng nó vào tạo lập văn bản.

 

doc 4 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 9429Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tiết 147 - 148: Tổng kết ngữ pháp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: / /07 
Ngày dạy: / /07 
Tiết 147-148. Tổng kết ngữ pháp
A. Mục tiêu cần đạt.
1. Kiến thức
- Giúp học sinh hệ thống hóa kiến thức dã học từ lớp 6 đến lớp 9 về: từ loại, cụm từ, thành phần câu,các kiểu câu. Nắm được bản chất của từng đơn vị kiến thức và nhận biết được chúng trong các câu cụ thể.
2. Kĩ năng:
Rèn kĩ năng nhận diện các đơn vị kiến thức về ngữ pháp và có ý thức vận dụng nó vào tạo lập văn bản.
3. Thái độ.
-Có ý thức vận dụng các kiểu câu, thành phần trong nói ( viết)
B. Chuẩn bị
- Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu - Soạn bài - Chuẩn bị bảng phụ.
- Học sinh: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của giáo viên, ôn tập các nội dung hướng dẫn.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học.
* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ ( Không)
Giáo viên kết hợp kiểm tra bài cũ trong giờ học.
* Hoạt động 2: Giới thiệu bài ( 1’)
Để giúp các em có cái nhìn hệ thống về kiến thức từ loại, cụm từ, thành phần câu,các kiểu câu. Nắm được bản chất của từng đơn vị kiến thức và nhận biết được chúng trong các câu cụ thể. Chúng ta cùng tổng kết phần ngữ pháp.
* Hoạt động 3: Bài mới : ( 82’)
Hoạt động của
 giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cần đạt
GV yêu cầu học sinh nhắc lại kiến thức về DT,ĐT, TT ( khái niệm)
GV nêu yêu cầu bài tập.
?Xác định từ loại của các từ in đậm trong các câu văn ?
? Hãy thêm các từ thích hợp vào các cột từ ?
? Các từ có khả năng kết hợp với các nhóm từ trong a,b,c ở phía trước thường là loại từ nào?
? Từ kết quả bài tập 1 và 2 hãy cho biết DT, ĐT, TT có thể đứng sau những từ nào? 
? Điền các từ có thể kết hợp với DT,ĐT,TT vào những cột để trống?
- Các từ in đậm trong các đoạn trích thuộc từ loại nào và ở đây chúng được dùng như từ thuộc từ loại nào?
GV nêu yêu cầu bài tập 1.
? Hãy xếp các từ in đậm trong các câu vào cột thích hợp trong bảng?
? Tìm những từ chuyên dùng ở cuối câu để tạo câu nghi vấn. Cho biết các từ ấy thuộc loại từ nào ?
? Tìm phần trung tâm của các cụm danh từ in đậm. Chỉ ra những dấu hiệu cho biết đó là cụm danh từ?
? Tìm phần trung tâm của các cụm từ in đậm. Chỉ ra những dấu hiệu cho biết đó là cụm động từ?
? Tìm phần trung tâm của các cụm từ in đậm. Chỉ ra những yếu tố phụ đi kèm với nó?
GV khái quát các bài tập
-Nghe
-Độc lập
-Lí giải
-Độc lập
-Giải thích
-Độc lập
- Lựa chọn
- Độc lập
- Độc lập
-Độc lập
-Phân biệt
A. Từ loại.
I. Danh từ, động từ, tính từ.
-Danh từ: lần, lăng, làng.
-Động từ: đọc, nghĩ ngợi, phục dịch, đập.
-Tính từ: hay, đột ngột, phải, sung sướng.
1.Hãy thêm các từ thích hợp vào các cột từ.
- Rất, hơi, quá / hay -> TT
- hãy, đã, vừa / đọc -> ĐT
- những, các, một / lần -> DT
- hãy, đã, vừa / nghĩ ngợi -> ĐT
- những, các, một / cái ( lăng) -> DT
- hãy, đã, vừa / phục dịch -> ĐT
- những, các, một / làng-> DT
- hãy, đã, vừa / đập -> ĐT
- rất, hơi, quá / đột ngột -> TT
- những, các, một / ông ( giáo) -> DT
- rất, hơi, quá / phải -> TT
- rất, quá, hơi / sung sướng. -> TT
2. Danh từ có thể đứng sau những, các, một.
-Động từ có thể đứng sau: hãy, đã, vừa.
-Tính từ có thể đứng sau rất hơi, quá.
3. Điền các từ có thể kết hợp với DT,ĐT,TT vào những cột để trống.
ý nghĩa khái quát của từ loại
Khả năng kết hợp
Kết hợp về phía trước
Từ loại
Kết hợp về phía sau
-Chỉ sự vật( người, vật, hiện tượng, khái niệm)
những, các, một., mỗi, mọi
DT
này, kia, ấy, đó, nọ
- Chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật
hãy, đã, vừa, đừng, chớ, mới
ĐT
Rồi
-Chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái
rất hơi, quá, đã, vừa, mới
TT
lắm, quá
4.Các từ in đậm trong các đoạn trích thuộc từ loại nào và ở đây chúng được dùng như từ thuộc từ loại nào?
-Tròn - TT được dùng như động từ.
- lí tưởng - DT được dùng như TT
- băn khoăn - TT được dùng như DT.
II. Các từ loại khác.
1. Bảng tổng kết về các từ loại khác
(Ngoài 3 từ lọai chính)
- Số từ: ba , năm
- Đại từ: tôi, bao nhiê, bao giờ, bấy giờ.
- Lượng từ: những
- Chỉ từ: ấy, đâu
-Phó từ: đã, mới, đã, đang
- Quan hệ từ: ở, của, nhưng, như
- Trợ từ: chỉ, cả, ngay, chỉ
-Tình thái từ: hả
-Thán từ: trời ơi.
2.Tìm những từ chuyên dùng ở cuối câu để tạo câu nghi vấn. Cho biết các từ ấy thuộc loại từ nào.
- à, ư, hử, hả, hở... chúng thuộc tình thái từ.
B. Cụm từ.
1.Tìm phần trung tâm của các cụm danh từ in đậm. Chỉ ra những dấu hiệu cho biết đó là cụm danh từ.
- tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó.
- một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại.
- những ngày khởi nghĩa dồn dập ở làng.
- Tiếng cười nói xôn xao của đám người mới tản cư lên ấy.
-> Các từ in đậm là phần trung tâm của các cụm danh từ im đậm trong các câu văn.
* Dấu hiệu nhận biết.
a. Những lượng từ đứng trước những, một, một.
b. những đứng trước.
c. có thể thêm những vào trước.
2. Tìm phần trung tâm của các cụm từ in đậm. Chỉ ra những dấu hiệu cho biết đó là cụm động từ.
a. đã đến gần anh
- sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh. -> có đã, sẽ, sẽ ở phiá trước.
b. vừa lên cải chính...-> có từ vừa ở phía trước.
3. Tìm phần trung tâm của các cụm từ in đậm. Chỉ ra những yếu tố phụ đi kèm với nó.
a. rất Việt Nam
- rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, ...rất mới, rất hiện đại -> có rất ở phía trước.
-ở đây các từ Việt Nam, Phương Đông được dùng làm tính từ.
b.sẽ không êm ả -> có thể thêm từ rất ở phía trước.
c. phức tạp hơn, cũng phong phú và sâu sắc hơn -> có thể thêm rất ở phía trước.
* Hoạt động 4: Hướng dẫn học bài ở nhà: ( 6’)
- GV hệ thống hoá các nội dung tổng kết. Hoàn thành các bài tập.
- Chuẩn bị: Luyện tập viết biên bản.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 147-148 - TV.doc