Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tiết 20: Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự

Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tiết 20: Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự

1.Kiến thức.

-Ôn lại mục đích, cách thức tóm tắt văn bản tự sự.

2.Kĩ năng.

-Rèn luyện kĩ năng tóm tắt văn bản tự sự theo các yêu cầu khác nhau càng ngắn gọn hơn, nhưng vẫn đảm bảo các ý chính, nhân vật chính.

3.Thái độ:

-Học sinh luôn có ý thữ rèn luyện kĩ năng này

doc 4 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 6943Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tiết 20: Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: / / 06 
Ngày giảng: / / 06 
 Tiết 20: Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự
A. Mục tiêu cần đạt.
1.Kiến thức.	
-Ôn lại mục đích, cách thức tóm tắt văn bản tự sự.
2.Kĩ năng.
-Rèn luyện kĩ năng tóm tắt văn bản tự sự theo các yêu cầu khác nhau càng ngắn gọn hơn, nhưng vẫn đảm bảo các ý chính, nhân vật chính.
3.Thái độ:
-Học sinh luôn có ý thữ rèn luyện kĩ năng này.
B.Chuẩn bị 
-Giáo viên: Chuẩn bị nội dung lên lớp, bảng phụ.
-Học sinh : Đọc kĩ câu chuyện Người con gai Nam Xương -Tập tóm tắt, ôn lại lí thuyết tóm tắt VB tự sự đã học ở lớp 8.
C.Tiến trình tổ chức các hoạt động.
* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ ( 5’ )
? Nêu những yêu cầu để tóm tắt văn bản tự sự ? ( Kiến thức ở lớp 8)
* Hoạt động 2: Giới thiệu bài. ( 1’ )
 	ở chương trình Ngữ văn lớp 8 chúng ta đã nắm được phương pháp tóm tắt một văn bản tự sự. Để giúp các em có kĩ năng tóm tắt một cách thuần thục hơn việc tóm tắt văn bản tự sự phục vụ cho việc Đọc - Hiểu một số tác phẩm văn xuôi trung đại trong chương trình Ngữ văn lớp 9.
* Hoạt động 3: Bài mới (38‘ )
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động
của H/s
Nội dung cần đạt
GV yêu cầu h/s đọc các tình huống sgk.
GV: cả ba tình huống đều người ta đều sử dụng tóm tắt văn bản.
?Vậy tóm tắt văn bản có vai trò gì ? Vì sao?
GV khái quát ý cơ bản.
?Từ các tình huống trên em hãy tìm thêm một số tình huống khác trong cuộc sống cần sử dụng kĩ năng tóm tắt?
GV khái quát chuyển ý.
GV yêu cầu h/s đọc bài tập sgk/58.
?So với cốt chuyện Chuyện người con gái nam Xương em thấy các sự việc chính đã được nêu đầy đủ chưa?
?Còn thiếu sự việc nào? Tính chất của sự việc đó ?
?Vì sao sự việc đó lại quan trọng?
GV: Sự việc này cho ta thấy Trương Sinh hiểu được vợ bị oan ngay khi Vũ Nương mới mất chứ không phải đến khi nghe Phan Lang kể như trong chi tiết cuối của bài tập.
?Toàn bộ các sự việc trên đã đầy đủ chưa có cần phải thay đổi sự việc nào không?
GV hướng dẫn h/s tóm tắt câu chuyện khoảng 20 dòng.
GV gọi h/s trình bày nhận xét.
GV khái quát lại bằng phần tóm tắt trong SGV/60
GV nêu yêu cầu bài tập 3.
?Nếu phải tóm tắt ngắn gọn hơn em sẽ tóm tắt như thế nào?
GV khái quát lại bằng đoạn văn SGV/60
?Như vậy tóm tắt ngắn gọn hơn cần đảm bảo yêu cầu gì?
? Em hiểu tóm tắt văn bản tự sự là cách làm như thế nào?
?Khi tóm tắt VB tự sự cần đảm bảo yêu cầu gì?
GV khái quát ghi nhớ
GV nêu yêu cầu đọc bài tập 1. 
? Để tóm tắt VB đầy đủ em cần hệ thống các sự việc nào?
GV yêu cầu h/s tóm tắt và trình bày, GV khái quát.
GV:Xác định yêu cầu của bài tập 2.
?Tóm tắt miệng 1 câu chuyện sảy ra trong cuộc sống mà em được chứng kiến?
GV khái quát các bài tập.
-Đọc tình huống 
HS phát biểu
-Thảo luận nhóm 
-Nghe ghi
-Tìm tình huống
-Nghe
-Đọc bài tập
-Nhận xét
-Phát hiện, bổ sung
-Lí giải
-Nghe
-Nhận xét, lí giải
-Làm độc lập
-Nghe
HS đọc y/cầu BT 3
-Làm độc lập
-Khái quát
-Nhận xét
-Đọc ghi nhớ
-Đọc
-Hệ thống sự việc
-Làm độc lập
HS tóm tắt
I.Sự cần thiết của việc tóm tắt văn bản tự sự.
 1.Bài tập .
-Tóm tắt văn bản là cần thiết nhất là trong Đọc- Hiểu văn bản.
Vì: 
+Tóm tắt văn bản giúp người đọc người nghe nắm được nội dung chính của một câu chuyện. 
+Do tước bỏ bỏ đi những chi tiết, nhân vật và các yếu tố phụ không quan trọng, nên VB tóm tắt làm nổi bật được các sự việc và nhân vật chính.
+Văn bản tóm tắt thường ngắn gọn, dễ nhớ.
-Kể tóm tắt 1 văn bản mà em đã được học, đọc cho bạn nghe, hoặc kể 1 bộ phim hay cho bạn, người thân nghe.
-Chú bộ đội kể lại một trận đánh.
II.Thực hành tóm tắt văn bản tự sự.
1.Bài 1.
 Đối chiếu các sự việc với cốt chuyện Chuyện người con gái nam Xương.
-Các sự việc nêu chưa đầy đủ.
-Bổ sung: Trương Sinh nghe con kể về người cha là cái bóng.Sự việc quan trọng.
-Giúp Trương Sinh hiểu ra nỗi oan của vợ. Điểm gỡ nút của câu chuyện.
-Sự việc đầy đủ cần thay đổi sự việc cuối cùng Trương Sinh nghe Phan Lang kể bèn lập đàn tràng...
2.Bài tập 2.
Tóm tắt câu chuyện khoảng 20 dòng.
" Xưa có chàng Trương Sinh vừa cưới... lúc đó mới hiểu là vợ mình bị oan.
Phan Lang là người cùng làng...Vũ Nương trở về...
3.Bài tập 3.
Tóm tắt ngắn gọn hơn.
" Xưa có chàng Trương Sinh vừa cưới vợ xong đã phải đi lính. Giặc tan Trương Sinh trở về nghe lời con nghi là vợ mình không chung thuỷ...Trương Sinh lập dàn giải oan..."
- Đảm bảo đủ ý, cân đối giữa các phần, trung thành với ý trong văn bản.
-Tóm tắt văn bản tự sự là cách làm giúp người đọc và người nghe nắm được nội dung chính của văn bản đó.
-Văn bản phải nêu một cách ngắn gọn nhưng đầy đủ các nhân vật và sự việc chính, phù hợp với văn bản được tóm tắt.
4. Ghi nhớ: SGK/ 59
IV .Luyện tập.
1.Bài tập 1.
Tóm tắt văn bản Lão Hạc -Nam Cao
-Lão Hạc có 1 cậu con trai, một mảnh vườn và 1 con chó.
-Con trai lão vì nghèo không đủ tiền cưới vợ nên đã bỏ đi đồn điền cao su.
-Lão làm thuê giành dụm tiền gửi ông giáo và cả mảnh vườn cho con.
-Sau trận ốm ông lão không kiếm được việc làm thiếu ăn lão bán cho, lão kiếm gì ăn nấy, xin bả cho tự tử...
2.Bài tập 2.
-Chọn tình huống phù hợp.
-Sắp xếp các tình huống.
+Đảm bảo sự việc chính, có liên kết các sự việc, các sự việc có tính lô gíc.
-Viết tóm tắt.
* Hoạt động 4: Hướng dẫn học ở nhà ( 1’ )
-Về nhà: Hoàn thành các bài tập SBT, SGK.
-Tập tóm tắt VB Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh.
-Chuẩn bị soạn bài Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 20 - TLV.doc