Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tiết: 31: Kiều ở lầu Ngưng Bích

Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tiết: 31: Kiều ở lầu Ngưng Bích

MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

 Giúp hs :

 - Qua tâm trạng cô đơn, đau buồn, thương nhớ của Kiều, cảm nhận được vẻ đẹp tấm lòng thủy chung, nhân hậu của nàng.

 - Thấy được nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật của Nguyễn Du: diễn biến tâm trạng được thể hiện qua ngôn ngữ độc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình.

 

doc 5 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 10408Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tiết: 31: Kiều ở lầu Ngưng Bích", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 7
Tiết 31: Kiều ở lầu Ngưng Bích
Tiết 32: 	 Mã Giám Sinh mua Kiều
Tiết 33: 	 Miêu tả trong văn tự sự
Tiết 34: Viết bài tập làm văn số 2
Tiết: 31
KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH
I/- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
	Giúp hs :
	- Qua tâm trạng cô đơn, đau buồn, thương nhớ của Kiều, cảm nhận được vẻ đẹp tấm lòng thủy chung, nhân hậu của nàng.
	- Thấy được nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật của Nguyễn Du: diễn biến tâm trạng được thể hiện qua ngôn ngữ độc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình.
II/- TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
	1)- Ổn định lớp:
	2)- Kiểm tra bài cũ: 
	Cảnh ngày xuân.
	- Khung cảnh mùa xuân trong 4 câu thơ đầu đoạn trích?
	- So sánh cảnh vật, không khí mùa xuân trong 6 câu thơ cuối với 4 câu thơ đầu đoạn trích?
	3)- Giới thiệu bài:
	Hai đoạn trích các em vừa học “Chị em Thúy Kiều” và “Cảnh ngày xuân” đều nằm ở phần mở đầu của tác phẩm Truyện Kiều. Đó là những ngày tháng êm đềm, hạnh phúc ngắn ngủi của Kiều khi được sống với gia đình. Đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” hôm nay nằm ở phần thứ hai trong cốt truyện, mở đầu cho quãng đời trầm luân lưu lạc suốt 15 năm của Kiều.
	4)- Tiến trình hoạt động dạy – học:
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
* Hoạt động 1: Đọc và tìm hiểu chú thích
| GV hướng dẫn đọc. Đọc mẫu – Hs đọc tiếp.
 Em hãy cho biết vị trí của đoạn trích trong tác phẩm “Truyện Kiều “.
- Hs dựa vào chú thích SGK để giới thiệu.
|Hướng dẫn hs tìm hiểu các chú thích – Lưu ý các điển tích, điển cố.
 Nhận xét về kết cấu đoạn thơ ?
- 6 Câu đầu : Hoàn cảnh cô đơn tội nghiệp của Kiều 
- 8 Câu tiếp : Nỗi thương nhớ Kim Trọng và cha mẹ
- 8 Câu cuối: Tâm trạng buồn lo của Kiều được cảm nhận qua cảnh
* Hoạt động 2 : Phân tích 6 câu đầu
- Cho hs đọc lại 6 câu thơ đầu.
 Khung cảnh thiên nhiên trước lầu Ngưng Bích được phác họa với những hình ảnh nào?
 Non xa, trăng gần, bốn bề bát ngát, cát vàng, bụi hồng
 Với những hình ảnh đó, cảm nhận của em về cảnh trí thiên nhiên nơi đây như thế nào?
 Ngoạn mục, khoáng đãng, màu sắc hài hòa: Một vùng trời bể bát ngát in hình ngọn núi xa mờ nhạt và một mảnh trăng gần dịu mát, cồn cát vàng nhấp nhô sóng lượn, bụi hồng trải trên ngàn dặm xa
 Nhưng cảnh ở đây được nhìn qua con mắt của ai? Không gian mở ra có đặc điểm gì?
 Khung cảnh thiên nhiên được nhìn qua con mắt của Kiều – trong cảnh bị giam lỏng. Nàng trơ trọi giữa không gian, thời gian mênh mông, hoang vắng. Câu thơ 6 chữ, chữ nào cũng gợi lên sự rợn ngợp của không gian: “Bốn bề bát ngát xa trông”.
 Cảnh “non xa”, “trăng gần” như gợi lên từng hình ảnh lầu Ngưng Bích cao ngất nghểu, trơ trọi giữa mênh mông trời nước. Từ lầu Ngưng Bích nhìn ra chỉ thấy những dãy núi mờ xa, những cồn cát bụi bay mù mịt. Cái lầu trơ trọi ấy giam một thân phận trơ trọi, không một bóng người.
 Hình ảnh “mây trắng đèn khuya” gợi lên tính chất gì của thời gian?
 “Mây trắng đèn khuya” gợi thời gian tuần hoàn khép kín. Sớm – khuya, ngày – đêm, Kiều “thui thủi quê người một thân”, chỉ còn biết làm bạn với mây đèn.
 Qua khung cảnh thiên nhiên, ta có thể thấy Thúy Kiều đang ở trong hoàn cảnh, tâm trạng như thế nào?
 Không gian cũng như thời gian giam hãm con người. Thúy Kiều bị giam giữa không gian và thời gian – nhỏ nhoi, cô độc. Trong cảnh ngộ có lẽ như vậy tránh sao được tâm trạng chán nản buồn tủi.
 Từ ngữ nào góp phần diễn tả hoàn cảnh và tâm trạng ấy?
 Từ “bẽ bàng” đúng với tâm trạng của Kiều: buồn tủi, chán nản đối với cuộc đời và đối với bản thân mình. Do đó cảnh đẹp nhưng con người chẳng còn lòng dạ nào thưởng ngoạn nữa, cảnh và tình chẳng hòa hợp được với nhau nên “nửa tình, nửa cảnh như chia tấm lòng”.
à Nàng rơi vào hoàn cảnh cô đơn tuyệt đối.
* Hoạt động 3: Phân tích 8 câu tiếp
 Trong cảnh ngộ của Kiều, nàng đã nhớ đến ai? Nhớ ai trước, ai sau?
 Nhớ Kim Trọng và nhớ cha mẹ. Nhớ Kim Trọng trước và nhớ cha mẹ sau.
 Nỗi nhớ của Thúy Kiều đối với Kim Trọng là nỗi nhớ như thế nào? Phân tích nghệ thuật dùng từ ngữ, hình ảnh của tác giả để diễn tả nỗi nhớ Kim Trọng của Kiều ?
 Kiều nhớ đến Kim Trọng với một tâm trạng khắc khoải day dứt, đau đớn, xót xa “tưởng”. Nàng tưởng tượng cảnh Kim Trọng cũng đang hướng về mình, đêm ngày đau đớn chờ tin mà uổng công vô ích. Nàng nghĩ đến Kim Trọng với một mối tình đinh ninh sâu sắc “tấm son gột rửa bao giờ cho phai” dù thân mình đang “bên trời góc bể bơ vơ”.
 Ngoài nỗi nhớ Kim Trọng, Kiều còn nhớ đến cha mẹ. Nỗi nhớ đó được thể hiện bằng những từ ngữ, hình ảnh nào?
 Nghĩ tới song thân, Kiều thương và xót. Nàng thương cha mẹ khi sáng khi chiều tựa cửa ngóng tin con, trông mong sự đỡ đần. Nàng xót xa lúc cha mẹ tuổi già sức yếu mà nàng không được chăm nom và hiện thời ai người chăm sóc? Thành ngữ “quạt nồng ấm lạnh”, điển cố “Sân Lai”, “gốc tử” đều nói lên tâm trạng nhớ thương, tấm lòng hiếu thảo của Kiều. Nàng tưởng tượng cảnh nơi quê nhà đã đổi thay mà sự đổi thay lớn nhất là “gốc tử đã vừa người ôm”. Lần nào nhớ về cha mẹ, Kim Trọng cũng “nhớ ơn chín chữ cao sâu” và luôn ân hận mình đã phụ công sinh thành nuôi dạy của cha mẹ.
 Em có nhận xét gì về tấm lòng Thúy Kiều qua nỗi nhớ thương của nàng?
Trong cảnh ngộ ở lầu Ngưng Bích, Kiều là người đáng thương nhất. Nhưng nàng đã quên cảnh ngộ bản thân để nghĩ về Kim Trọng, nghĩ về cha mẹ. Kiều là người tình thủy chung, người con hiếu thảo, người có tấm lòng vị tha đáng trọng.
 Tại sao ở đây, trong hoàn cảnh này Nguyễn Du lại để cho Thúy Kiều nhớ đến Kim Trọng trước. Theo em, nhớ như vậy có hợp lý không? Vì sao? ( Câu hỏi thảo luận).
 Khi ở lầu Ngưng Bích, Kiều nhớ Kim Trọng trước, cha mẹ sau là hoàn toàn phù hợp với logic tâm trạng. Kiều đã bị Mã Giám Sinh làm nhục và đang bị ép tiếp khách làng chơi nên nỗi đau lớn nhất của Kiều là “tấm son gột rửa bao giờ cho phai”. Vì vậy, người nàng thương nhớ đầu tiên là Kim Trọng.
 Hơn nữa, trước lầu Ngưng Bích, ngồi dưới “tấm trăng gần”, vầng trăng gợi nhớ giây phút kỷ niệm lúc hai người uống chén rượu thề dưới trăng “dưới nguyệt chén đồng” vì vậy, trong khung cảnh này để Thúy Kiều nhớ Kim Trọng trước là hợp lý.
 Qua đó thể hiện sự tinh tế của ngòi bút Nguyễn Du. Nguyễn Du đúng là nghệ sĩ tâm hồn.
* Hoạt động 4 : Phân tích 8 câu cuối
 Trong đoạn thơ này, Nguyễn Du đã tả cảnh qua những hình ảnh nào? Cảnh là thực hay hư?
 Cửa biển chiều tà, một cánh buồm thấp thoáng ẩn hiện.
 Hoa lìa cành, lại còn trôi theo dòng nước
 Nội cỏ dầu dầu chỉ có một màu xanh xanh
 Gió cuốn – ầm ầm tiếng sóng
 Chọn những hình ảnh có thực nhưng Nguyễn Du đã miêu tả bằng những đường nét tinh tế. Khung cảnh thiên nhiên làm nền cho hoạt động nội tâm của nhân vật.
 Tâm trạng của Kiều được diễn tả như thế nào qua mỗi cảnh vật? 
 Diễn tả tâm trạng Kiều, Nguyễn Du đã chọn cách biểu hiện “tình trong cảnh ấy, cành trong tình này” – nghệ thuật tả cảnh ngụ tình. Mỗi biểu hiện của cảnh phù hợp với từng trạng thái tình cảm:
| Nhớ cha mẹ, nhớ quê hương thì “buồn trông cửa bể chiều hôm, thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?”
| Buồn nhớ người yêu, xót xa cho duyên phận thì “Buồn trông ngọn nước mới sa, hoa trôi man mác biết là về đâu?”
| Buồn cho cảnh ngộ chính mình: “Buồn trông nội cỏ dầu dầu Buồn trông gió cuốn mặt duềnh, ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”
 Cảnh lầu Ngưng Bích được nhìn qua tâm trạng Kiều: Cảnh từ xa đến gần, màu sắc từ nhạt đến đậm, âm thanh từ tĩnh đến động, nỗi buồn từ man mác, mông lung đến lo âu, kinh sợ. Ngọn gió cuốn mặt duềnh và tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi là cảnh tượng hãi hùng như báo trước dông bão của số phận sẽ nổi lên xô đẩy, vùi dập cuộc đời Kiều à ngay sau lúc này, Kiều mắc lừa Sởø Khanh để rồi dấn thân vào cuộc đời “thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần”.
 Điệp ngữ được dùng trong 8 câu cuối? Điệp ngữ ấy góp phần diễn tả tâm trạng như thế nào?
 Hai chữ “buồn trông” mở đầu câu thơ tạo âm hưởng trầm buồn, tô đậm nỗi buồn da diết khôn nguôi của Kiều. Điệp ngữ “buồn trông” đã trở thành điệp khúc của bài thơ và cũng là điệp khúc của tâm trạng. 
* Hoạt động 5 : GV hướng dẫn hs chốt lại những nét chính và nội dung và nghệ thuật đoạn thơ. 
- Cho HS đọc ghi nhớ.
I/- Vị trí đoạn trích:
( Học SGK)
II/- Tìm hiểu văn bản:
1)- Hoàn cảnh cô đơn, tội nghiệp của Kiều: ( 6 câu)
Bẽ bàng mây sớm đèn khuya
Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng
à Cô đơn tuyệt đối
2)- Tâm trạng thương nhớ của Kiều: ( 8 câu)
a) Nhớ Kim Trọng :
Tưởng người dưới nguyệt chén đồng
b) Nhớ cha mẹ:
Xót người tựa cửa hôm mai
à Một người tình thủy chung. Một người con hiếu thảo.
3)- Tâm trạng buồn lo của Kiều: ( 8 câu)
Buồn trông cửa bể chiều hôm, ..
Hoa trôi man mác biết là về đâu ? ..
Buồn trông gió cuốn mặt mình
Aàm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi
à Tả cảnh ngụ tình
Điệp ngữ – điệp khúc của tâm trạng.
III/- Tổng kết:
( Học SGK trang 90)
	5)- Hướng dẫn HS chuẩn bị bài ở nhà:
 	 - Học thuộc đoạn trích và phần ghi nhớ.
 	 - Làm bài Luyện tập 1, 2 ( trang 90 – SGK).
 	 - Chuẩn bị câu hỏi hướng dẫn tự học đoạn “Mã Giám Sinh mua Kiều”.

Tài liệu đính kèm:

  • doc07-31_KieuOLauNgungBich.doc