. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
- Nắm được cốt truyện và những điều cơ bản về tác giả và tác phẩm.
- Qua đoạn trích, hiểu được khát vọng cứu người, giúp đời của tác giả và phẩm chất của hai nhân vật chính Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga.
- Tìm hiểu đặc trưng phương thức khắc họa tính cách nhân vật của truyện.
Tuần 9 Tiết 41, 42: Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga Tiết 43: Chương trình địa phương phần Văn Tiết 44, 45: Tổng kết từ vựng Tiết: 41, 42 LỤC VÂN TIÊN CỨU KIỀU NGUYỆT NGA (Trích truyện Lục Vân Tiên – Nguyễn Đình Chiểu) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: - Nắm được cốt truyện và những điều cơ bản về tác giả và tác phẩm. - Qua đoạn trích, hiểu được khát vọng cứu người, giúp đời của tác giả và phẩm chất của hai nhân vật chính Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga. - Tìm hiểu đặc trưng phương thức khắc họa tính cách nhân vật của truyện. II. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: - Tính cách nhân vật của Thúy Kiều và Hoạn Thư qua đoạn trích “Thúy Kiều báo ân, báo oán” - Ý nghĩa cảnh báo ân báo oán. 3. Giới thiệu bài mới: 4. Tiến trình bài dạy: Hoạt động của thầy và trò Ghi bảng * Hoạt động 1: Đọc, tóm tắt văn bản, tìm hiểu chú thích. a/ Đọc mẫu. b/ Hướng dẫn tìm hiểu chú thích, ?- Giới thiệu về tác giả Nguyễn Đình Chiểu. - GV mở rộng thêm phần tác giả theo sách GV. ?- Truyện Lục Vân Tiên đươc ra đời trong hoàn cảnh nào. - Khoảng đầu những năm 50 của thế kỉ XIX. ?- Sức sống của tác phẩm. - Sức sống mạnh mẽ và lâu bền trong lòng nhân dân, đặc biệt là nhân dân Nam Bộ, được dịch ra tiếng Pháp. Là những hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian rất quen thuộc đối với nhân dân Nam Bộ. ?- Thể loại. - Truyện thơ Nôm, viết theo thể thơ lục bát, gồm 2082 câu. ?- Tóm tắt truyện Lục Vân Tiên. * GV cho học sinh tóm tắt theo SGK. ?- Có ý kiến cho rằng: “Truyện Lục Vân Tiên là một thiên tự truyện”. So sánh nhân vật Lục Vân Tiên và cuộc đời của Nguyễn Đình Chiểu, em hãy làm sáng tỏ ý kiến này. - Giống nhau: việc bỏ thi về chịu tang, đau mắt và bị mù, bội hôn, về sau lại gặp cuộc hôn nhân tốt đẹp. - Khác nhau: Vân Tiên được tiên cho thuốc, mắt lại sáng, tiếp tục đi thi, đỗ Trạng Nguyên và cầm quân đánh giặc thắng lợi. Còn Nguyễn Đình Chiểu thì mãi mãi mù lòa sống trong bóng tối. ?- Ý nghĩa của sự khác biệt đó. - Ước mơ và khát vọng của Nguyễn Đình Chiểu là được sáng mắt và nhà thơ đã thể hiện khát vọng đó qua nhân vật LVT. * Hoạt động 2: Tìm hiểu văn bản: Dẫn dắt theo hệ thống câu hỏi: ?- Lời nói, cử chỉ, hành động của nhân vật Lục Vân Tiên khi gặp bọn cướp đường? - HS phát hiện chi tiết. GV chốt: Vân Tiên một mình tay không chống trả bọn cướp đường, hành động cứu người một cách tự nhiên không do dự tính toán thiệt hơn, làm việc nghĩa như một sự thôi thúc rất tự nhiên. ?- Cảm nhận ban đầu của em về nhân vật Lục Vân Tiên? - Tính cách anh hùng, tài năng, có tấm lòng vị tha. LVT trong trận đánh được miêu tả thật đẹp, cũng theo phong cách thời xưa nghĩa là so sánh với những mẫu hình lí tưởng như dũng tướng Triệu Tử Long. Hành động của con người vị nghĩa vong thân. ?- Cách cư xử với Kiều Nguyệt Nga sau khi đánh cướp. - Bộc lộ tư cách con người chính trực, hào hiệp, trọng nghĩa khinh tài, từ tâm nhân hậu, làm ơn không cần bất cứ một sự đền ơn nào. Đối với Vân Tiên làm việc nghĩa như một bổn phận, một lẽ tự nhiên. Cách cư xử mang tinh thần nghĩa hiệp của các bậc anh hùng hảo hán. ?- Qua hành động đánh cướp và cách cư xử với Kiều Nguyệt Nga, em nhận xét tính cách của Lục Vân Tiên như thế nào. - Là một nhân vật lí tưởng: tính cách anh hùng, tài năng và tấm lòng vị nghĩa. ?- Hình ảnh Lục Vân Tiên trong đoạn trích gợi cho em nhớ đến hình ảnh của nhân vật nào trong truyện cổ mà em đã học? - Thạch Sanh, mô típ quen thuộc của truyện Nôm, niềm mong ước của nhân dân có người tài đức giúp nước giúp đời. ?- Nhân dân ta nói chung và Nguyễn Đình Chiểu nói riêng xây dựng những nhân vật này theo mẫu người nào? - Hình ảnh người anh hùng theo lí tưởng thẩm mĩ của XHPK. ?- Từ đó muốn gửi gắm khát vọng gì? - Khát vọng của nhân dân hướng tới lẽ công bằng và những điều tốt đẹp trong cuộc đời. Kết thúc truyện có hậu, ước mơ cái thiện chiến thắng cái ác. ?- Lời nói và cử chỉ của KNN? Lời lẽ của một cô gái khuê các, thùy mị nết na, có học thức, nói năng dịu dàng mực thước dịu dàng, cách trình bày vấn đề rõ ràng khúc chiết vừa đáp ứng những điều thăm hỏi ân cần của LVT, vừa thể hiện niềm cảm kích xúc động của bản thân. ?- Qua đó KNN đã bộc lộ những nét phẩm chất gì. - Ân tình, ơn ai một chút chẳng quên, hiếu thảo vâng lời cha. ?- Nhân vật được miêu tả chủ yếu theo phương thức nào. - Miêu tả hành động, cử chỉ, lời nói của nhân vật từ đó bộc lộ tính cách nhân vật. Nhân vật thường được đặt trong những tình huống, những xung đột của đời sống rồi bằng những cử chỉ, lời nói, hành động của mình nhân vật sẽ tự bộc lộ tính cách. ?- Nhận xét về ngôn ngữ của tác giả trong đoạn trích. - Ngôn ngữ mộc mạc bình dị, gần với lời nói thông thường và mang màu sắc địa phương Nam Bộ. Đôi chỗ có phần thiếu trau chuốt nhưng lại phù hợp với ngôn ngữ người kể chuyện, rất tự nhiên, dễ đi vào lòng quần chúng. Ngôn ngữ đa dạng, phù hợp với diễn biến tình tiết. + Nêu câu hỏi để học sinh thảo luận: ?- Có ý kiến cho rằng “Đây là một truyện Nôm mang nhiều tính chất dân gian”, em hãy làm rõ ý kiến này qua đoạn trích trên. - Ngôn ngữ. - Kết cấu. - Xây dựng nhân vật. * Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh đọc ghi nhớ. * Hoạt động 4: Luyện tập. ?- Phân biệt sắc thái riêng từng giọng nói của ba nhân vật LVT, KNN, PL trong đoạn trích. I. Đọc và tìm hiểu chú thích: - Tác giả Nguyễn Đình Chiểu (1822- 1888) - Truyện Lục Vân Tiên gồm 4 phần: + LVT đánh cướp cứu KNN. + LVT gặp nạn được cứu giúp. + KNN gặp nạn mà vẫn giữ lòng chung thủy. + LVT và KNN gặp lại nhau. II. Tìm hiểu văn bản: 1/ Lục Vân Tiên: ghé lại bên đàng Bẻ cây làm gậy nhắm làng xông vô tả đột hữu xông Lâu la bốn phía vỡ tan ® Hành động dũng cảm đánh cướp cứu người, tính cách anh hùng. Hỏi ai than khóc nghe nói động lòng . nghe nói liền cười Làm ơn há dễ trông người trả ơn ® Cách cư xử bộc lộ tính cách của con người chính trực, hàohiệp trọng nghĩa khinh tài và cũng rất từ tâm nhân hậu, làm việc nghĩa một cách vô tư. 2/ Kiều Nguyệt Nga: Làm con đâu dám cãi cha Trước xe quân tử Xin theo cùng thiếp đền ơn cho chàng ® Lời lẽ, cách xưng hô khiêm nhường dịu dàng, băn khoăn mong muốn được đền ơn. III. Ghi nhớ: IV. Luyện tập: Tuần 9 Tiết 43 CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG PHẦN VĂN I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: - Giúp HS bổ sung vào vốn hiểu biết về văn học địa phương bằng việc nắm được những tác giả và một số tác phẩm từ sau 1975 viết về địa phương của mình. - Bước đầu biết cách sưu tầm, tìm hiểu về tác giả, tác phẩm văn học địa phương. - Hình thành sự quan tâm và yêu mến đối với văn học địa phương. II.- TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: - Tóm tắt truyện Lục Vân Tiên. - Giới thiệu ngắn gọn về tác giả Nguyễn Đình Chiểu. - Tính cách của hai nhân vật LVT, KNN qua đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga. 3. Giới thiệu bài mới: 4. Tiến trình bài dạy: * Hoạt động 1: Kiểm tra phần chuẩn bị của học sinh. - Sưu tầm các sáng tác của các tác giả địa phương. * Hoạt động 2: Các tổ tổng hợp phần chuẩn bị của từng cá nhân trong tổ thành một bản thống kê như sau: STT Tác giả Tác phẩm 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. 9. 10. Nguyễn Trãi Chi ngai, Chí Linh, Hải Dương * Hoạt động 3: Cử đại diện của tổ trình bày trước lớp * Hoạt động 4: Cử một học sinh đọc bài viết giới thiệu hoặc cảm nghĩ về một tác phẩm địa phương mà mình yêu thích. GV nhận xét, chốt lại. 4. Luyện tập: - Đọc bài thơ sưu tầm mà em thích nhất. - Viết một đoạn văn bình bài thơ của nhà thơ Thanh Nguyên. 5. Dặn dò: Tuần 9 Tiết 44, 45 TỔNG KẾT TỪ VỰNG I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: - Giúp HS nắm vững hơn, sâu hơn và biết vận dụng những kiến thức đã học về từ vựng từ lớp 6 đến lớp 9. II. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra các bài tập nhà. - Giải thích các từ Hán Việt, phân biệt nghĩa của từ, từ đồng nghĩa (GV cho học sinh lên bảng thực hành khoảng 5 em một lần, sửa chữa và chuyển qua bài mới. 2. Giới thiệu bài mới: 3. Tiến trình bài dạy: * Hoạt động 1: Từ đơn và từ phức * Gv hướng dẫn học sinh ôn lại khái niệm từ đơn, từ phức. phân biệt các loại từ phức. - Cho học sinh lập các bảng mô hình hóa kiến thức đã học để khắc sâu kiến thức. - Học sinh tự tìm các ví dụ để điền vào các ô cho phù hợp. - Thế nào là từ đơn? - Thế nào là từ phức? - Có mấy loại từ phúc? - Làm bài tập 2, 3, 4 trang 119. * Hoạt động 2: Thành ngữ Thành ngữ Tục ngữ Khái niệm + Thành ngữ là loại tổ hợp từ cố định có tính biểu cảm cao và thường có tính hình tượng. + Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt, được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hằng ngày. Ví dụ - Học sinh ôn lại khái niệm, phân biệt giữa thành ngữ và tục ngữ. - Tự tìm các ví dụ về thành ngữ và tục ngữ, giải thích ý nghĩa. - Làm bài tập 2, 3, 4 trang 120. * Hoạt động 3: Nghĩa của từ ?- Thế nào là nghĩa của từ? Nghĩa của từ là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ.) mà từ biểu thị. ?- Có thể giải nghĩa của từ bằng những cách nào? Bằng hai cách chính như sau: + Trình bày khái niệm mà từ biểu thị. + Đưa ra những từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích. - Cho ví dụ và phân tích. - Làm bài tập 2, 3 trang 120. * Hoạt động 4: Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ Từ nhiều nghĩa Hiện tượng chuyển nghĩa của từ Khái niệm + Từ có thể có một nghĩa hay nhiều nghĩa. + Chuyển nghĩa là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ, tạo ra những từ nhiều nghĩa. Ví dụ - Thế nào là từ nhiều nghĩa? - Thế nào là hiện tượng chuyển nghĩa của từ? - Tìm ví dụ và phân tích. - Làm bài tập 2 trang 121. * Hoạt động 5: Từ đồng âm, phân biệt hiện tương từ nhiều nghĩa và hiện tượng đồng âm Từ đồng âm Hiện tượng từ nhiều nghĩa Hiện tượng đồng âm Khái niệm +Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau. Ví dụ - Thế nào là từ đồng âm? - Phân biệt hiện tượng từ nhiều nghĩa và hiện tượng đồng âm. - Cho ví dụ, so sánh, phân tích. - Làm bài tập 2 trang 121. 4. Luyện tập: - Giáo viên chốt lại và có thể cho học sinh luyện tập các dạng bài tập tổng hợp tùy đối tượng học sinh. 5. Dặn dò:
Tài liệu đính kèm: