Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tiết 56: Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ

Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tiết 56: Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ

. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

 Giúp học sinh cảm nhận được:

 - Tình yêu thương con và ước mong của người mẹ dân tộc Tà-ôi trong kháng chiến chống Mỹ, biểu hiện cho lòng yêu quê hương, đất nước và khát vọng tự do của dân ta trong thời kỳ lịch sử này.

 - Giọng điệu thơ tha thiết ngọt ngào của Nguyễn Khoa Điềm qua những khúc ru của dân tộc Tà-ôi.

 

doc 12 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 26617Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tiết 56: Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 12
Tiết 56: Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
Tiết 57: Trả bài kiểm tra văn (truyện Trung Đại)
Tiết 58: Ánh trăng
Tiết 59: Tổng kết về từ vựng (tt)
Tiết 60: Luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố lập luận
Tiết 56: 
KHÚC HÁT RU NHỮNG EM BÉ LỚN TRÊN LƯNG MẸ
NGUYỄN KHOA ĐIỀM
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 
	Giúp học sinh cảm nhận được: 
	- Tình yêu thương con và ước mong của người mẹ dân tộc Tà-ôi trong kháng chiến chống Mỹ, biểu hiện cho lòng yêu quê hương, đất nước và khát vọng tự do của dân ta trong thời kỳ lịch sử này. 
	- Giọng điệu thơ tha thiết ngọt ngào của Nguyễn Khoa Điềm qua những khúc ru của dân tộc Tà-ôi. 
II. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 
	1. Ổn định lớp:
	2. Kiểm tra bài cũ: 
	- Đọc thuộc lòng bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”. 
	- Một số câu hỏi khác về hình ảnh “xe không kính”, phẩm chất tốt đẹp của người chiến sĩ lái xe, nghệ thuật đặc sắc của bài thơ.
	3. Giới thiệu bài mới: 
	Tạo tâm thế cho HS bằng cách khơi gợi lại không khí lịch sử trên đất nước ta, đặc biệt là chiến khu miền Tây Thừa Thiên trong kháng chiến chống Mỹ 1971 để liên hệ nguyên nhân hình thành bài thơ của Nguyễn Khoa Điềm.
	4. Tiến trình bài dạy: 
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
* Hoạt động 1: Đọc văn bản, tìm hiểu chú thích, thể loại và bố cục.
Bước 1: Đọc văn bản.
- GV đọc mẫu cả bài.
- Hướng dẫn HS đọc: đọc thong thả, giọng thiết tha, nhỏ nhẹ với cách ngắt nhịp giữa dòng thơ.
Bước 2: Tìm hiểu chú thích.
- Cho HS đọc chú thích (1) và (3) ở SGK.
- Cho HS đọc tiếp chú thích về tác giả, tác phẩm và xác định thể loại của bài thơ.
Bước 3: Tìm hiểu bố cục của bài thơ:
- Yêu cầu HS tìm phân đoạn và đặt tiêu đề cho mỗi đoạn:
 + Đoạn 1: Từ đầu... lún sâu: công việc và ước mong 1 của người mẹ Tà-ôi.
 + Đoạn 2: Em Cu-tai... Kalưi: công việc và ước mong 2 của người mẹ Tà-ôi.
 + Đoạn 3: Phần còn lại: công việc và ước mong 3 của người mẹ Tà-ôi.
- Cho HS nhận xét về nét đặc sắc của bài thơ trong cấu trúc về hình tượng, nội dung và phát triển ý tứ theo dụng ý của tác giả.
- GV nhận xét, sửa chữa rồi chuyển sang hoạt động 2.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu văn bản
Bước 1: Phân tích hình ảnh người mẹ Tà-ôi
- Cho HS tìm những câu thơ miêu tả công việc của người mẹ Tà-ôi. Phân tích nghệ thuật trong các câu “nhịp nhàng – làm gối” và nhận xét về mức độ công việc mà người mẹ Tà-ôi đã làm (đoạn 1).
- Cho HS tìm những câu thơ miêu tả công việc của người mẹ Tà-ôi. Phân tích nghệ thuật trong các câu “lưng núi thì to, lưng mẹ thì nhỏ” và nhận xét về mức độ công việc mà người mẹ Tà-ôi đã làm (đoạn 2).
- Cho HS tìm những câu thơ miêu tả công việc của người mẹ Tà-ôi. Phân tích nghệ thuật trong các câu “mẹ đang chuyển lán... mẹ địu em đi...” và nhận xét về mức độ công việc mà người mẹ Tà-ôi đã làm (đoạn 3).
- Yêu cầu HS phát hiện chi tiết nghệ thuật đặc sắc nhất biểu hiện tình thương yêu con đậm đà của người mẹ Tà-ôi (Mặt trời của bắp... mặt trời của mẹ) và nhận xét về mức độ tình thương yêu con sâu đậm ở người mẹ này.
Thảo luận: Cho HS khái quát lại hiểu biết của các em về hình ảnh người mẹ Tà-ôi qua 3 đoạn thơ.
- GV bình, chuyển qua bước 2
Bước 2: Ước mong và công việc của người mẹ Tà-ôi
- Tìm những câu thơ thể hiện ước mong của người mẹ trong từng khúc ru cuối mỗi đoạn thơ.
- Yêu cầu HS nhận xét mối quan hệ giữa ước mong và công việc ở người mẹ trong từng đoạn.
- Cho HS phát biểu về cách diễn tả ước mong của người mẹ của tác giả Nguyễn Khoa Điềm.
- Yêu cầu HS xác định ước mong của người mẹ Tà-ôi về đứa con đang địu trên lưng mình.
- GV nhận xét bổ sung, chuyển sang bước 3.
Bước 3: Những phẩm chất của người mẹ Tà-ôi.
- Cho HS tìm những sắc thái tình cảm song phương của người mẹ qua từng khúc ru cuối mỗi đoạn thơ.
- Cho HS nhận xét phẩm chất tốt đẹp ở người mẹ Tà-ôi qua những sắc thái tình cảm song phương nói trên.
- Yêu cầu HS xác định dụng ý của Nguyễn Khoa Điềm khi diễn tả hình ảnh, tấm lòng của người mẹ Tà-ôi trong kháng chiến chống Mỹ trước đây.
* Hoạt động 4: Tổng kết.
- Phát biểu của HS: Cảm nhận về phẩm chất của người mẹ Tà-ôi, của nhân dân ta trong kháng chiến chống Mỹ.
- Phát biểu của HS: Cảm nhận về nghệ thuật của bài thơ.
* Hoạt động 5: Luyện tập.
Thi đua đọc thuộc lòng từng đoạn thơ giữa các nhóm: nhóm 1, 2 thi đua đọc đoạn 1; nhóm 3, 4 thi đua đọc đoạn 2; nhóm 5, 6 thi đua đọc đoạn 3.
I. Tìm hiểu chú thích:
- Tác giả Nguyễn Khoa Điềm (chú thích SGK)
- Tác phẩm: sáng tác 1971 khi Nguyễn Khoa Điềmđang công tác ở chiến khu miền Tây Thừa Thiên.
- Thể loại: Thơ trữ tình dựa vào khúc hát ru của dân tộc Tà-ôi 
II. Tìm hiểu văn bản:
1. Hình ảnh người mẹ Tà-ôi
a. Công việc:
“Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ đội.
Nhịp nhàng nghiêng giấc ngủ em nghiêng.
Mồ hôi mẹ rơi trên má em nóng hổi.
Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối”
® (Gợi cảm), vừa địu con vừa giã gạo nuôi bộ đội.
- Mẹ đang tỉa bắp trên núi Ka-lưi:
“Lưng núi thì to, lưng mẹ thì nhỏ”
® (So sánh), vừa địu con vừa trải bắp cực khổ để nuôi làng đói
“Mẹ đang chuyển lán, mẹ đi đạp rừng
Mẹ địu em đi để giành trận cuối”
® (Điệp từ) vừa địu con vừa tham gia chiến đấu gian khổ để bảo vệ căn cứ.
b. Tình thương con:
“Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi.
Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng”
® (Ẩn dụ) tình thương con hết sức quí trọng của người mẹ Tà-ôi
2. Ước mong và công việc của người mẹ Tà-ôi:
“Con mơ cho mẹ hạt gạo trắng ngần
Mai sau con lớn vung chày lún sân”
® Qua giã gạo và mong con lớn về sau trong no đủ.
“Con mơ cho mẹ hạt bắp lên đều
Mai sau con lớn phát mười Ka-lưi”
® Qua tỉa bắp và mong con khôn lớn về sau có sức khỏe.
“Con mơ cho mẹ được thấy Bác Hồ
Mai sau con lớn làm người tự do”
® Qua tham gia chiến đấu và mong con khôn lớn trong đất nước tự do.
3. Phẩm chất của người mẹ Tà-ôi.
“Mẹ thương A-kay, mẹ thương bộ đội
Mẹ thương A-kay, mẹ thương làng đói
Mẹ thương A-kay, mẹ thương đất nước”
® Người mẹ Tà-ôi kháng chiến với phẩm chất tốt đẹp: thương con, thương quê hương đất nước và quyết tâm kháng chiến giành được tự do cho đất nước
IV. Tổng kết:
- Ghi nhớ (SGK)
V. Luyện tập:
	5. Dặn dò: 
	- Học ghi nhớ (SGK), bài học trong tập, thuộc lòng thơ.
	- Chuẩn bị bài: Ôn lại ghi nhớ các truyện Trung Đại để chuẩn bị trả bài kiểm tra 1 tiết văn.
Tuần 12
Tiết 57
TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN
(Truyện Trung Đại)
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 
	Giúp HS:
	- Thấy được những thiếu sót, sai lầm của các em trong việc hiểu biết các truyện Trung Đại về tác giả, tác phẩm, nội dung và nghệ thuật qua việc kiểm tra trắc nghiệm ở các bài: Chuyện người con gái Nam Xương, Chuyện cũ trong phủ Chúa Trịnh, Hoàng Lê nhất thống chí hồi 14, Nguyễn Du và truyện Kiều và các đoạn trích có liên quan (không có các đoạn trích Lục Vân Tiên do tiết kiểm tra văn ở tiết 39).
	- Củng cố những hiểu biết về mặt này của các truyện trung đại cho các em để việc học tập được hoàn chỉnh hơn.
II. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 
	1. Ổn định lớp:
	2. Kiểm tra bài cũ: 
	- Không kiểm tra (vì dành thời gian cho trả bài kiểm tra).
	3. Giới thiệu bài: 
	- Sau khi học các truyện trung đại từ bài “Chuyện người con gái Nam Xương” đến đoạn trích “Kiều báo ân, báo oán”, các em đã được làm bài kiểm tra trong 1 tiết về các chuyện này. Tiết hôm nay, các em sẽ được dịp nhìn lại bài kiểm tra của mình để khắc phục những sai sót, hoàn chỉnh kiến thức đã học của mình
	4. Tiến trình dạy và học: 
	- GV nhận xét ưu khuyết điểm trong việc làm bài kiểm tra của các em, nêu số lượng và tỷ lệ bài trên/dưới trung bình. Tuyên dương những em làm bài đạt điểm tối đa 10/10, động viên những em điểm dưới trung bình cố gắng hơn ở lần kiểm tra sau.
	- Dựa vào các câu hỏi kiểm tra trắc nghiệm, GV lần lượt điểm qua các câu hỏi theo thứ tự và yêu cầu một số HS giải đáp và nhận xét đúng sai theo đáp án. Cứ thế cho đến hết bài (kèm theo đề trắc nghiệm).
	- Sau khi đáp án xong tất cả các câu hỏi của bài kiểm tra trắc nghiệm, GV trả bài làm kiểm tra lại cho các em để các em biết điểm số, đọc kỹ lời phê và nhận ra những chỗ sai sót trong khi làm bài của mình
	- Cho HS nêu những thắc mắc về truyện trung đại đã học để giải đáp bổ sung làm cho các em nhận thức đầy đủ hơn.
	- Cho các em đọc thuộc lòng các đoạn trích truyện Kiều, nhất là các đoạn trích dễ thuộc (nếu còn thời gian).
	5. Dặn dò:
	- Học ôn lại bài ôn tập các truyện trung đại.
	- Chuẩn bị bài “Ánh trăng” của Nguyễn Duy.
Tuần 12
Tiết 58
ÁNH TRĂNG
Nguyễn Duy
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 
	Giúp HS cảm nhận được:
	- Hiểu được ý nghĩa của hình ảnh vầng trăng, thấm thía cảm xúc ân tình với quá khứ gian lao, tình nghĩa của Nguyễn Duy, biết rút ra bài học về cách sống cho mình.
	- Cảm nhận được sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố trữ tình và yếu tố tự sự trong bố cục; giữa tính cụ thể và khái quát trong hình ảnh của bài thơ.
II. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 
	1. Ổn định lớp.
	2. Kiểm tra bài cũ: 
	- Đọc thuộc lòng bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”.
	- Phân tích nội dung và nghệ thuật từng đoạn thơ 1, 2, 3 nói về công việc của người mẹ Tà-ôi.
	- Ở từng công việc ở đoạn thơ 1, 2, 3 người mẹ Tà-ôi ước mong gì? Phân tích cách diễn tả ước mong đó.
	- Từ hình ảnh, tấm lòng người mẹ Tà-ôi, tác giả đã biểu hiện những phẩm chất tốt đẹp gì của người dân ta trong kháng chiến chống Mỹ?
	3. Giới thiệu bài mới: 
	- Ánh trăng vốn là nguồn đề tài lai láng bất tận của các nhà thơ xưa và nay. Nhà thơ Lý Bạch có “Tĩnh dạ tư” (Cảm nghĩ trong đê ... u các em nhắc lại về cách dùng từ trong văn bản.
* Hoạt động 2: Tạo từ bằng cách đặt tên cho sự vật, hiện tượng.
- Cho HS đọc đoạn trích “Đất rừng phương Nam” của Đoàn Giỏi.
- Yêu cầu các em phát hiện tên các kênh rạch (rạch Mái Gầm, kênh Bọ Mắt, kênh Ba Khía)
- Cho HS nhận xét cách tạo từ mới để đặt tên cho các kênh rạch nêu trên.
Thảo luận: Tổ chức thi đua nhóm: tìm 5 ví dụ về cách đặt tên cho sự vật bằng cách dựa vào các đặc điểm của chúng (có dặn để các em chuẩn bị trước ở nhà) bằng cách lên bảng ghi theo thứ tự nhóm.
- GV căn cứ và các từ chỉ tên sự vật hiện tượng dựa vào đặc điểm riêng của chúng ở trên bảng để đánh giá thi đua và lưu ý sửa chữa bổ sung.
* Hoạt động 3: Cách dùng từ mượn và dùng từ đúng nghĩa, hiểu nghĩa của từ.
a. Dùng từ mượn:
- Cho HS đọc bài tập 3 về dùng từ mượn trong truyện cười “Bác sĩ – đốc tờ”.
- Yêu cầu HS nhận xét về dụng ý của tác giả trong truyện này.
b. Dùng từ đúng nghĩa:
- Cho HS đọc bài tập về câu hỏi: “Thưa thầy, trước khi tìm ra khí ô-xi, người ta thở bằng gì ạ?”
- Yêu cầu HS lý giải vì sao câu hỏi trên lại gây cười.
- Cho HS phân biệt nghĩa của 3 từ: tìm, phát hiện, phát minh bằng cách giải nghĩa của từ.
- Yêu cầu HS đặt lại câu hỏi trên với từ đúng nhất.
c. Hiểu nghĩa của từ:
- Tiếp tục cho HS đọc bài tập về cách hiểu nghĩa của người vợ trong truyện cười:
 + Câu 1 (chồng): cái tay tiền đạo này chỉ có một chân sút.
 + Câu 2 (vợ): có một chân thì chơi bóng làm gì...
- yêu cầu HS giải thích yếu tố gây cười trong truyện trên.
- Từ đó, cho HS nhắc lại về mượn từ, cách dùng từ, hiểu nghĩa của từ trong giao tiếp.
* Hoạt động 4: Biện pháp tu từ từ vựng.
- Cho HS đọc từng đoạn thơ trong bài tập 6 gồm các đoạn thơ:
 a/ Cáo bình Ngô.
 b/ Truyện Kiều.
 c/ Cảnh khuya.
 d/ Áo đỏ.
- Yêu cầu HS phát hiện và chỉ ra cái hay các biện pháp tu từ đã được sử dụng trong các đoạn thơ trên.
- Cho HS nhắc lại bài học về sử dụng biện pháp tu từ trong thơ văn.
* Hoạt động 5: từ nhiều nghĩa, hiện tượng chuyển nghĩa của từ.
- Cho HS đọc bài tập 7, đoạn thơ “đồng chí” của Chính Hữu “Áo anh rách vai.. đầu súng trăng treo”.
- Đặt câu hỏi cho HS phát hiện những từ dùng theo nghĩa gốc và những từ dùng theo nghĩa chuyển.
- Yêu cầu HS xác định trong các từ được dùng theo nghĩa chuyển thì từ nào dùng biện pháp ẩn dụ, từ nào dùng biện pháp hoán dụ và giải thích tại sao có thể nói như thế.
- Cho HS nhắc lại bài học về nghĩa gốc, nghĩa chuyển trong văn chương, trong giao tiếp.
1. Cách dùng từ trong văn bản.
- Chọn từ “gật gù”
- Lý do: “gật gù” là gật đầu xuống nhiều lần có ý khen ngợi tán thưởng sát với “khen ngon”
2. Tạo từ bằng cách đặt tên cho sự vật, hiện tượng:
- Tên kinh rạch: Mái Gầm, Bọ Mắt, Ba Khía.
® Đặt tên cho sự vật, hiện tượng dựa vào đặc điểm riêng của chúng.
- Ghi bảng 5 ví dụ đặt tên sự vật để đánh giá thi đua.
3. Cách dùng từ mượn và dùng từ đúng nghĩa, hiểu nghĩa của từ.
a. Bác sĩ và đốc tờ:
- Bác sĩ: từ mượn của tiếng Hán đã được Việt hóa (thông dụng)
- Đốc tờ: từ mượn của tiếng Pháp đã được Việt hóa (xa lạ)
® Phê phán thói dùng từ xa lạ của tiếng nước ngoài của một số người mà không dùng những từ thông dụng.
b. Lý do: dùng từ “tìm” không đúng nghĩa với văn cảnh.
- “Tìm”: kiếm cho bằng được cái gì đã có, cái đã biết nhưng để lẫn lộn ở đâu đó.
- “Phát hiện”: tìm thấy cái đã có sẵn nhưng chưa ai biết.
- “Phát minh”: tạo ra cái có ý nghĩa lớn lao được công nhận mà trước đó chưa có.
c. - “chân sút”: chỉ thuận một chân để có thể sút bóng mạnh và chính xác.
- “chân”: bộ phận dưới cùng của cơ thể dùng để đi lại.
- Lý do: hiểu nhầm nghĩa của từ “chân sút” thành “chân” nên ngộ nhận chân đá bóng giỏi thành chân để đi.
4. Biện pháp tu từ từ vựng.
a. Nói quá: “đá núi cũng mòn, nước sông phải cạn”
® Cái hay: làm nổi bật sự lớn mạnh của nghĩa quân.
b. Từ láy: “nao nao, sè sè, rầu rầu”
® Cái hay: vứa tả hình dáng của sự vật vừa thể hiện tâm trạng của con người.
c. So sánh: “như tiếng hát xa, như vẽ”
® cái hay:miêu tả sinh động âm thanh tiếng suối và miêu tả sắc nét cảnh rừng dưới đêm trăng.
d. Đối lập: “cây xanh – ánh hồng, em đi – anh đứng”
- Trường từ vựng chỉ màu sắc: áo đỏ, cây xanh, ánh hồng.
- Trường từ vựng chỉ lửa: ánh hồng, lửa cháy, tro.
- Quan hệ chặt chẽ giữa hai trường từ vựng: áo đỏ! lửa cháy (mắt)! ngây ngất (cháy thành tro)! thiên nhiên cũng biến chuyển (cây xanh cũng như ánh theo hồng)
® Cái hay: tình yêu mãnh liệt, cháy bỏng gây ấn tượng mạnh.
5. Từ nhiều nghĩa, hiện tượng chuyển nghĩa của từ.
- Nghĩa gốc: miệng, chân, tay.
- Nghĩa chuyển: vai, đầu.
- Biện pháp tu từ:
 + Hoán dụ (vai áo).
 + Ẩn dụ (đầu súng)
	5. Củng cố: 
	- Hỏi lại cách giải đáp cho các bài tập đã hướng dẫn để khác sâu kiến thức. 
	6. Dặn dò: 
	- Xem lại tất cả các bài tập đã giải ở tiết này.
	- Học ôn các bài tổng kết từ vựng tiết 1, 2, 3.
	- Chuẩn bị bài: soạn bài “Luyện tập viết đoạn tự sự có sử dụng yếu tố lập luận”.
Tuần 12
Tiết 60
LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN TỰ SỰ
CÓ SỬ DỤNG YẾU TỐ LẬP LUẬN
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 
	- Thông qua thực hành, luyện tập, giúp HS biết cách đưa các yếu tố lập luận vào bài văn tự sự một cách hợp lý. 
II. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 
	1. Ổn định lớp:
	2. Kiểm tra bài cũ: “Lập luận trong văn bản tự sự”
	- Lập luận là gì? (trình bày lý lẽ, dẫn chứng một cách có hệ thống, có logic nhằm chứng minh cho một kết luận về một vấn đề).
	- Lập luận trong văn bản tự sự thường xuất hiện ở các đoạn văn tự sự qua những hình thức nào? (đối thoại hoặc độc thoại, đối thoại với chính mình) .
	- Để lập luận trong văn bản tự sự được chặt chẽ, hợp lý người ta thường dùng các từ, các câu lập luận như thế nào? (Từ: tại sao, thật vậy...; câu: nếu... thì... càng... càng...)
	3. Giới thiệu bài mới: 
	- Ở bài học trước, qua tiết “Lập luận trong văn bản tự sự”, các em đã biết về nội dung, hình thức, cách diễn đạt của lập luận trong văn tự sự. Thì đến bài học này, các em sẽ được thực hành luyện tập nhiều hơn qua tiết: “Luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố lập luận” bằng cách viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố lập luận.
	4. Tiến trình bài dạy: 
Hoạt động của thầy và trò
Giải đáp
* Hoạt động 1: Tìm hiểu bài tập 1 (đoạn văn tham khảo: Một học sinh xấu tính).
- Cho HS tìm hiểu mở đoạn gồm những câu nào và những câu này nêu nhận xét gì của nhân vật tôi về Phran-ti?
- Yêu cầu các em cho biết về cách nêu vấn đề của hai câu đầu.
- Tiếp tục cho các em tìm hiểu về những câu phát triển đoạn gồm những câu nào và những câu đó có tác dụng gì đối với nhận xét của nhân vật tôi về Phran-ti?
- Yêu cầu HS chỉ ra yếu tố lập luận thể hiện trong đoạn văn tham khảo.
- Cho HS khái quát lại thành bài học tóm tắt:
 + Mở đoạn: giới thiệu tóm tắt về nhân vật.
 + Phát triển đoạn: dùng lập luận chứng minh gồm: dẫn chứng về nhiều mặt để chứng minh cho nhận xét của mình là có tính thuyết phục.
* Hoạt động 2: thực hành viết ngắn bài tập 2 – Phát biểu ý kiến của em để chứng minh Nam là một học sinh rất tốt trong buổi sinh hoạt lớp.
Bước 1: gợi ý viết của GV.
- Mở đoạn: Giới thiệu sự việc và nhân vật như thế nào? (buổi sinh hoạt lớp diễn ra vào lúc nào, ở đâu, gồm có những ai, ai chủ trì, bàn việc gì, không khí buổi sinh hoạt lớp)
- Phát triển đoạn: trong buổi sinh hoạt lớp, ai là người phát biểu Nam là người không tốt? Em đã phát biểu chứng minh Nam là người tốt ra sao?
- Kết đoạn: Cuối buổi sinh hoạt lớp, thái độ của các bạn ra sao? Đồng tình với em hay phản đối?
- Lưu ý: câu văn đối thoại có dùng dấu hai chấm “:”.
Bước 2: HS viết theo gợi ý 10 phút.
Bước 3: Đọc trước lớp 1, 2 bài, nhận xét của GV.
* Hoạt động 3: Tìm hiểu bài tập 3 – đoạn văn tham khảo: Bà nội.
- Cho HS tìm hiểu mở đoạn gồm những câu nào, giới thiệu nhân vật nào, về việc gì?
- Tiếp tục cho HS tìm hiểu về phát triển đoạn là từ đâu đến đâu, chia làm mấy ý, mỗi ý nói gì?
- Yêu cầu HS nhận xét yếu tố lập luận lồng ghép trong đoạn văn ở ý nào? Trình bày cụ thể ra sao?
- Cho HS khái quát lại thành bài học tóm tắt:
 + Mở đoạn: giới thiệu sự việc và nhân vật.
 + Phát triển đoạn: diễn biến sự việc diễn ra và lồng ghép yếu tố lập luận vào việc làm lời dạy thích hợp bằng nhận xét với cặp từ “nếu... thì...”
Bài tập 1: đoạn văn tham khảo: Một học sinh xấu tính.
- Mở đoạn (2 câu đầu): Phran-ti là một đứa bạn khó chịu, xấu bụng, nêu vấn đề trực tiếp.
- Phát triển đoạn (những câu còn lại): dẫn chứng tính khó chịu, xấu bụng của Phran-ti về nhiều mặt: tâm lý, tính cách, hành động, lập luận chứng minh.
Bài tập 2: Bài tập viết ngắn: Phát biểu ý kiến của em để chứng minh Nam là một học sinh rất tốt trong buổi sinh hoạt lớp. (tại lớp)
Bài tập 3: Đoạn văn tham khảo: Bà nội.
- Mở đoạn (3 câu đầu): giới thiệu về bà nội và đặc điểm chung về tuổi tác, sức khỏe.
- Phát triển đoạn (phần còn lại): nhận xét về bà nội.
 + Ý 1: Những hoạt động và tính tình của bà.
 + Ý 2: Nhận xét, thái độ của tác giả về bà.
- Cách lập luận trong đoạn (ý 2):
 + Nêu câu tục ngữ và nhận xét liên hệ về bà, về u: “bà như thế... nỡ hỏng” (cặp từ : nếu... thì...)
Bài tập 4: Bài tập viết ngắn kể việc làm hoặc lời dạy bảo của người bà làm em cảm động. (ở nhà)
	5. Dặn dò:
	- HS viết bài tập 4 tại lớp. Nếu không kịp giờ thì về nhà làm.
	- Làm bài tập 4 có đối chiếu với đoạn văn tham khảo.
	- Chuẩn bị bài: Soạn bài “Làng” (trang 157 SGK).

Tài liệu đính kèm:

  • doc12-Tuan12.doc