Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tiết 86: Trả bài kiểm tra Tiếng Việt

Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tiết 86: Trả bài kiểm tra Tiếng Việt

1. Kiến thức.

 Qua bài kiểm tra giúp học sinh:

- Đánh giá sự nhận thức của học sinh thông qua việc học tập tiếp thu những kiến thức Tiếng Việt.

- Từ đó học sinh nhận xét và rút ra những ưu nhược điểm để có ý thức điều chỉnh bổ sung.

 

doc 5 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1834Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tiết 86: Trả bài kiểm tra Tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: / /2006 
Ngày dạy: / /2006 
 Tiết 86
Trả bài kiểm tra Tiếng Việt
A. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức.
 Qua bài kiểm tra giúp học sinh:
- Đánh giá sự nhận thức của học sinh thông qua việc học tập tiếp thu những kiến thức Tiếng Việt.
- Từ đó học sinh nhận xét và rút ra những ưu nhược điểm để có ý thức điều chỉnh bổ sung.
2. Kĩ năng.
- Rèn kĩ năng sửa chữa bài viết của bản thân, nhận xét bài làm của bạn.
3. Thái độ.
- Có ý thức tự sửa chữa những lỗi sai sót trong bài làm của bản thân.
B. Chuẩn bị.
- Giáo viên: soạn giáo án - chấm bài.
- Học sinh: Đối chiếu bài kiểm tra phần trắc nghiệm - tự luận.
C. Tổ chức các hoạt động.
* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ( 2’)
Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
* Hoạt động 2: Khởi động. ( 1’)
Tiết trước các em đã tiến hành kiểm tra bài một tiết môn Tiêng Việt . Để giúp các em thấy được 
bài làm của mình có những ưu điểm và còn hạn chế phần nào tiết học hôm nay thầy cùng các em 
tiến hành trả bài
Hoạt động 3: Trả bài( 38’)
Hoạt động của
giáo viên
Hoạt động
của hS
Nội dung cần đạt
GV đọc lại đề bài
GV phát đáp án - biểu điểm theo từng nhóm
GV trả bài cho học sinh đối chiếu với đáp án và tự nhận xét bài làm của mình.
GV Gọi học sinh nhận xét
GV cho học sinh đối chiếu bài làm của mình với đáp án.
GV nhận xét ưu điểm
 GV nhận xét nhược điểm
GV cho học sinh thảo luận và chữa lỗi
- Nghe
- Theo dõi
- Đối chiếu
- Nhận xét
- Đối chiếu
- Nghe
- Nghe
- Thảo luận
1. Đề bài.
A. Phần trắc nghiệm: ( 2,5 điểm )
Câu 1:A Hãy nối cụm từ ở cột A với cụm từ ở cột B để có đáp án đúng.
Cột A
Cột B
1. Phương châm cách thức
a.Cần nói cho có nội dung: nội dung của lời nói phải đáp ứng đúng yêu cầu như của cuộc giao tiếp.
2.Phương châm lịch sự
b.Đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực
3. Phương châm về lượng
c.Cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề
4.Phương châm về chất
d.Cần chú ý nói ngắn gọn, rành mạch; tránh nói mơ hồ
5.Phương châm quan hệ
e.Cần nói tế nhị và tôn trọng người khác
Câu 2: Muốn trau dồi vốn từ chúng ta cần.
A. Rèn luyện để nắm được đầy đủ và chính xác nghĩa của từ và cách dùng từ.
B. Rèn luyện để biết thêm những từ chưa biết, làm tăng vốn từ.
C. Tra cứu từ điển, học tập vốn từ trong đời sống.
D. Cả 3 ý kiến trên đều đúng.
Câu3: Điền từ vào chỗ trống
a................tức là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc vật;...........................
được đặt trong dấu ngoặc kép.
b.................tức là thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc vật, có điều chỉnh cho thích hợp;.......................không được đặt trong dấu ngoặc kép.
Câu 4: Tìm các từ ngữ xưng hô chỉ quan hệ thân tộc, chỉ nghề nghiệp dùng để xưng hô.
a. Từ ngữ chỉ thân tộc dùng để xưng hô..............
b. Từ ngữ chỉ nghề nghiệp để xưng hô................
Câu 5: Kể tên một số thuật ngữ trong phân môn Tiếng Việt?
Câu 6: Giải thích nghĩa của các thành ngữ có liên quan đến phương châm hội thoại?
a. Ăn đơm nói đặt...............................................
b. Khua môi múa mép........................................
c. Ăn không nói có..............................................
d. Nói dơi nói chuột............................................
Câu7: Vận dụng kiến thức đã học về một số biện pháp tu từ từ vựng để phân tích nét nghệ thuật độc đáo trong những câu thơ sau?
a. ...Mặt trời xuống biển như hòn lửa, 
 Sóng đã cài then đêm sập cửa.
 ...Thuyền ta lái gió với buồm trăng,
 Lướt giữa mây cao với biển bằng.
 ( Đoàn thuyền đánh cá, Huy Cận )
b. Từ hồi về thành phố
 quen ánh điện cửa gương
 vầng trăng đi qua ngõ
 như người dưng qua đường.
 ( ánh trăng, Nguyễn Duy )
2. Đáp án - Biểu điểm.
Câu 1 ( 1,5 điểm )
1
2
3
4
5
d
e
a
b
c
Câu 2 ( 0,5 điểm ) D
Câu 3 (1 điểm) ( mỗi câu điền đúng 0,25 điểm )
a. dẫn trực tiếp b. dẫn gián tiếp
Câu 4: 1 điểm ( mỗi ý 0,5 điểm )
a. Các từ chỉ thân tộc dùng để xưng hô: ông, bà, con, cháu, anh, chị...
b. Các từ chỉ nghề nghiệp, chức vụ: thầy giáo, cô giáo, kĩ sư, bác sĩ, chủ tịch...
Câu 5: ( 1 điểm )
Kể tên một số thuật ngữ trong phân môn Tiếng Việt: Từ đơn, từ phức, câu, ẩn dụ, hoán dụ, nhân hóa...
Câu 6: ( 2 điểm ) giải thích nghĩa của các thành ngữ.
a. Ăn đơm nói đặt: vu khống, đặt điều, bịa đặt để hại người.
b. Khua môi múa mép: ba hoa, khoác loác, phô trương.
c. Ăn không nói có: vu khống, bịa đặt, điêu toa.
d. Nói dơi nói chuột: nói lăng nhăng, linh tinh.
Câu 7: ý a 2 điểm, ý b 1 điểm.
a.Hai câu thơ đầu tác giả sử dụng nghệ thuật so sánh Mặt trời xuống biển như hòn lửa.
- Sóng cài then, đêm sập cửa ->nghệ thuật nhân hóa.
Các biện pháp nghệ thuật trên cho thấy cảnh trời biển bao la như một ngôi nhà lớn, đây là sự liên tưởng thú vị của nhà thơ.
- Hai câu sau: hình ảnh liên tưởng kì độc đáo kì vĩ thể hiện sự liên tưởng lãng mạncủa nhà thơ thuyền có bánh lại là gió, cánh buồm là trăng.
b. Khổ thơ tác giả sử dụng nghệ thuật nhân hóa vầng trăng như con người đi qua ngõ...
4. Nhận xét bài làm của học sinh.
* Ưu điểm.
- Có ý thức làm bài.
- Nhìn chung các bài kiểm tra đã có sự chuẩn bị chu đáo.
- Nắm được nội dung yêu cầu về kiến thức và kĩ năng của phần đã học tương đối chắc chắn.
- Bài viết trình bày sạch sẽ.
- Một số bài làm đạt kết quả khá tiêu biểu: Bùi Ngọc, Hòa, Thơ.
* Nhược điểm.
- Phần trắc nghiệm một số em xác định còn sai.
- Một số bài nắm kiến thức không chắc chắn, nên làm bài nhầm lẫn như: 
+ Giải thích nghĩa của các thành ngữ lại nêu các phương châm hội thoại.
+ Không nắm chắc các biện pháp tu từ từ vựng nên đã phân tích sai.
- Một số em học bài chưa kĩ nên điền từ vào chỗ trống chưa đúng.
- Một số bài trình bày cẩu thả, chữ viết xấu, sai nhiều lỗi chính tả.
5. Sửa lỗi
* Lỗi chính tả
* Hoạt động 4: Hướng dẫn học ở nhà ( 1’)
Làm lại bài tập: Cảm nhận của em về hình ảnh người lính trong hai bài thơ Đồng chí ( Chính Hữu ) 
và Bài thơ về tiểu đội xe không kính ( Phạm Tiến Duật ).

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 86 - Tra bai kiem tra Tieng Viet.doc