Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tiết 93: Khởi ngữ

Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tiết 93: Khởi ngữ

1.Kiến thức.

Giúp học sinh:

- Nhận biết khởi ngữ, phân biệt khởi ngữ với chủ ngữ của câu.

- Nhận biết vai trò của khởi ngữ là nêu đề tài của câu chứa nó ( Câu hỏi thăm dò: Cái gì là đối tượng được nói đến trong câu này ).

2.Kĩ năng.

Biết đặt câu có khới ngữ.

 

doc 3 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 18995Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tiết 93: Khởi ngữ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : / /2007 
Ngày dạy: / /2007 
Tiết 93. Khởi ngữ
A. Mục tiêu cần đạt.
1.Kiến thức.
Giúp học sinh:
- Nhận biết khởi ngữ, phân biệt khởi ngữ với chủ ngữ của câu.
- Nhận biết vai trò của khởi ngữ là nêu đề tài của câu chứa nó ( Câu hỏi thăm dò: Cái gì là đối tượng được nói đến trong câu này ).
2.Kĩ năng.
Biết đặt câu có khới ngữ.
3.Thái độ.
Học sinh có thái độ sử dụng các thành phần của câu.
B. Chuẩn bị.
- Giáo viên: Chuẩn bị phương tiện, tài liệu.
- Học sinh: Chuẩn bị nội dung kiến thức về khởi ngữ.
C.Tiến trình tổ chức các hoạt động.
* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ. ( 2’)
Giáo viên kiểm tra chuẩn bị bài của học sinh.
* Hoạt động 2: Giới thiệu bài. ( 1’)
Trong tiếng Việt các em đã được học về câu và các thành phần trong câu cúng rất phong phú và đa dạng. Ngoài những thành phần phụ ra câu còn có những bộ phận khác liên quan đến câu và một trong số những bộ phận đó là khởi ngữ chúng ta cùng tìm hiểu trong giờ học.
* Hoạt động 3: Bài mới. ( 40’)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động 
của học sinh
Nội dung cần đạt
GV: Gọi học sinh đọc và nêu yêu cầu của bài tập.
? Xác định chủ ngữ trong các câu có từ in đậm?
? Phân biệt từ in đậm với chủ ngữ về vị trí?
? Những từ in đậm có quan hệ như thế nào với vị ngữ?
? Các từ in đậm có tác dụng gì trong câu?
? Trước các từ in đậm nói trên có ( hoặc có thể thêm ) những quan hệ từ nào?
? Những từ in đậm được gọi là khởi ngữ? Vậy thế nào là khởi ngữ?
? Trước khởi ngữ có thêm các quan hệ từ nào?
GV: Gọi học sinh đọc ghi nhớ.
? Khởi ngữ có gì khác với chủ ngữ?
? Đặt một câu có khởi ngữ? Gạch chân dưới khởi ngữ?
? Lấy ví dụ về câu thơ có sử dụng khởi ngữ?
GV: Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập1.
? Tìm khởi ngữ trong các đoạn trích?
GV: Gọi học sinh đọc bài tập 2/8. Nêu yêu cầu bài tập.
? Chuyển phần in đậm thành khởi ngữ?
-Nghe
-Độc lập
-Phân biệt
-Nhận xét
-Nhận xét
-Vận dụng
-Khái quát
-Nhận xét
-Đọc
-So sánh
-Làm độc lập
-Đọc lập
-Đọc
-Độc lập
- Đọc
-Chuyển
I.Đặc điểm và công dụng của khởi ngữ trong câu. 
1.Bài tập.
- Câu a: Chủ ngữ là anh thứ hai.
- Câu b: Tôi.
- Câu c: Chúng ta.
- Đứng trước chủ ngữ.
- Không có quan hệ chủ - vị 
với vị ngữ.
- Nêu đề tài.
- Quan hệ từ: Về, đối với.
- Là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu đề tài được nói đến trong câu.
2.Ghi nhớ: SGK.
- Vị trí: Đứng trước chủ ngữ.
- Không có quan hệ chủ- vị với vị ngữ.
- Nêu đề tài được nói đến trong câu.
- Có thể thêm quan hệ từ: Về, với trước khởi ngữ.
Ví dụ: Ba bông hồng này, em vừa hái ở ngoài vườn về sáng sớm hôm nay.
Ví dụ:
Mộ anh trên đồi cao
Cành hoa này, em nói
Vòng hoa này, chị đơm
Cây bông hồng, em ươm
Em trồng vào trước cửa...
 ( Mồ anh hoa nở - Thanh Hải)
II. Luyện tập.
1. Bài tập 1.
a. điều này.
b. đối với chúng mình.
c. Một mình.
d. làm khí tượng.
e.đối với cháu.
2. Bài tập 2
a. Làm bài, anh ấy cẩn thận lắm
b. hiểu thì tôi hiểu rồi, nhưng giải thì tôi chưa giải được.
* Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh học ở nhà. ( 2’)
- Về nhà học ghi nhớ.
- Tiếp tục đặt câu có khởi ngữ.
- Chuẩn bị: Phép phân tích và phép tổng hợp.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 93 - TV.doc