Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tiết 94: Phép phân tích và tổng hợp

Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tiết 94: Phép phân tích và tổng hợp

1. Kiến thức.

 - Giúp học sinh hiểu các phương pháp lập luận phân tích tổng hợp trong tập làm văn nghị luận.

 2. Kĩ năng.

 - Biết vận dụng các phương pháp lập luận phân tích tổng hợp trong tập làm văn nghị luận.

 3. Thái độ:

 - Vận dụng các thao tác phân tích và tổng hợp trong lập luận.

 

doc 4 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 18980Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tiết 94: Phép phân tích và tổng hợp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: / 06 
Ngày dạy: / /06 
Tiết 94. Phép phân tích và tổng hợp
A. Mục tiêu cần đạt:
	1. Kiến thức.
	- Giúp học sinh hiểu các phương pháp lập luận phân tích tổng hợp trong tập làm văn 	nghị luận.
	2. Kĩ năng.
	- Biết vận dụng các phương pháp lập luận phân tích tổng hợp trong tập làm văn nghị luận.
	3. Thái độ:
	- Vận dụng các thao tác phân tích và tổng hợp trong lập luận.
	- Rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận có sử dụng các phép phân tích và tổng hợp.
B. Chuẩn bị:
	- Giáo viên: Chuẩn bị phương tiện, tài liệu.
	- Học sinh: chuẩn bị bài 
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động.
	* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ. ( 2')
	 Giáo viên kiểm tra chuẩn bị bài của học sinh
	* Hoạt động 2: Giới thiệu bài. ( 1')
Để làm rõ ý nghĩa của một sự vật, hiện tượng nào đó, người ta thường dùng phép phân tích và tổng hợp. Vậy phép phân tích và tổng hợp là gì ? tiết học hôm nay thày và các em sẽ cùng tìm hiểu ...
	* Hoạt động 3: Bài mới. ( 40')
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động 
của học sinh
Nội dung cần đạt
GV: Gọi học sinh đọc văn bản '' Trang phục ''SGK/9.
? Đoạn mở đầu tác giả nêu lên dẫn chứng nào về ăn mặc?
? Thông qua các dẫn chứng trên tác giả đã rút ra nhận xét về vấn đề gì?
? Hai luận điểm chính trong văn bản này là gì?
? Để xác lập hai luận điểm trên, tác giả đã dùng phép lập luận nào?
? Để chốt lại vấn đề, tác giả đã dùng phép lập luận nào?
? Câu nào tổng hợp lại vấn đề?
? Phép lập luận này thường đứng ở vị trí nào trong văn bản?
? Phép phân tích tổng hợp có vai trò gì trong văn bản ''Trang phục ''?
? Để làm rõ ý nghĩa của sự vật hiện tượng, người ta thường dùng phép lập luận nào?
 ? Thế nào là phép phân tích tổng hợp?
GV: Gọi học sinh đọc bài tập 1. 
? Nêu yêu cầu?
? Tác giả đã phân tích như thế nào để làm sáng tỏ luận điểm: Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách...học vấn?
? Tác giả phân tích những lí do phải chọn sách để đọc như thế nào?
? Phân tích tầm quan trọng của việc đọc sách?
? Phân tích có vai trò như thế nào trong lập luận?
-Đọc
-Dẫn chứng
-Nhận xét
-Nhận xét
-Nhận xét
- Phát hiện
- Trả lời
-Khái quát
-Khái quát
-Nhận xét
- Nghe
-Nhận xét
-Khái quát
-Độc lập
-Phân tích
I. Tìm hiểu phép lập luận phân tích và tổng hợp.
1. Bài tập: 
Văn bản: Trang phục.
- Không ai ăn mặc chỉnh tề...mọi người.
* Đoạn mở đầu:
- Cụ thể đó là sự đồng bộ hài hoà giữa quần áo với giầy, tất...trong trang phục của con người.
* Vấn đề: ăn mặc chỉnh tề.
* Đoạn 2 ( luận điểm ).
- Trang phục phải phù hợp với hoàn cảnh ->tuân thủ những''
qui tắc ngầm'' mang tính văn hoá xã hội.
* Đoạn 3 ( luận điểm 2 ).
- Trang phục phải phù hợp với đạo đức giản dị, hài hoà với môi trường
* Phép lập luận phân tích.
- Luận điểm 1: ''ăn cho mình, mặc cho người ''.
+ Anh thanh niên...phẳng tắp.
+ đi đám cưới...chân tay lấm bùn.
+ đi dự đám tang...nói cười oang.
* Phân tích đẫn chứng cụ thể chỉ ra một qui tắc ngầm ''chi phối cách ăn mặc của con người, đó là văn hoá xã hội ''
- Luận điểm 2: ''Y học xứng kì đức ''.
+ dù đẹp đến đâu...mà thôi.
+ xưa nay ,cái đẹp...môi trường.
* Phân tích dẫn chứng->nhận xét: ăn mặc phải phù hợp vứi hoàn cảnh chung và riêng.
=>Phép lập luận tổng hợp bằng một kết luận ở cuối văn bản.
- Thế mới biết, trang phục văn hoá, hợp đạo đức, hợp môi trường mới là trang phục đẹp.
- Vị trí: Cuối văn bản.
- Phép lập luận phân tích giúp ta hiểu sâu sắc các khía cạnh khác nhau của trang phục đối với từng người, trong từng hoàn cảnh cụ thể.
- Phép lập luận tổng hợp giúp cho ta hiểu ý nghĩa văn hoá và đạo đức của cách ăn mặc; Nghĩa là không ăn mặc một cách tuỳ tiện, cẩu thả như một số người lầm tưởng rằng đó là sở thích và '' quyền '' bất khả xâm phạm của mình.
2.Ghi nhớ: SGK/10.
II.Luyện tập.
1.Bài tập 1: 
Phân tích luận điểm:
Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách...của học vấn.
- Thứ nhất: Học vấn là thành quả tích luỹ của nhân loại được lưu giữ và truyền lại cho đời sau.
- Thứ hai: Bất kì ai muốn phát triển học thuật cũng phải bắt đầu từ '' kho tàng quí báu '' được lưu giữ trong sách; Nếu không mọi sự bắt đầu sẽ là con số không, thậm chí là lạc hậu, giật lùi.
- Thứ 3: Đọc sách là '' hưởng thụ '' thành quả về tri thức và kinh nghiệm hàng nghìn năm của nhân loại; Đó là tiền đề cho sự phát triển học thuật của mỗi người.
2.Bài tập 2.
Phân tích lí do phải chọn sách.
- Do sách nhièu, chất lượng khác nhau nên phải chọ sách tốt mà đọc mới có ích.
- Do sức người có hạn, không chọn sách mà đọc thì lãng phí sức mình.
- Sách có loại chuyên môn, có loại thường thức, chúng liên quan vớinhau, nhà chuyên môn cũng cần đọc sách thường thức.
3.Bài tập 3.
Tầm quan trọng của đọc sách.
- Không đọc thì không có điểm xuất phát cao.
- Đọc là con đường ngắn nhất để tiếp cận tri thức.
- Không chọn lọc sách thì đời người ngắn ngủi không đọc xuể, đọc không có hiệu quả.
- Đọc ít mà kĩ còn hơn đọc nhiều mà qua loa, không lợi ích gì.
4.Bài tập 4.
Vai trò của phân tích trong lập luận.
- Phương pháp phân tích rất cần trong lập luận, vì có qua sự phân tích lợi , hại, đúng, sai thì các kết luận rút ra mới có sức thuyết phục.
	* Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh học ở nhà.( 2')
	- Nắm lại nội dung ghi nhớ - Học ghi nhớ.
	- Chuẩn bị: Luyện tập phân tích và tổng hợp.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 94 - TLV.doc