A - Mục tiêu :
1. Kiến thức : H/s nắm được thế nào là đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm, đồng thời thấy được tác dụng của chúng trong văn bản tự sự.
2. Kĩ năng : Rèn các kĩ năng nhận diện và kết hợp các yếu tố này trong khi đọc cũng như khi viết văn tự sự.
3. Thái độ : Học sinh có ý thức khi sử dụng các yếu tố này . Từ đó các em thêm yêu thích môn học.
Soạn : 15/11/2009 Giảng : 16/11/2009 Tiết 64 Đối thoại,độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự A - Mục tiêu : 1. Kiến thức : H/s nắm được thế nào là đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm, đồng thời thấy được tác dụng của chúng trong văn bản tự sự. 2. Kĩ năng : Rèn các kĩ năng nhận diện và kết hợp các yếu tố này trong khi đọc cũng như khi viết văn tự sự. 3. Thái độ : Học sinh có ý thức khi sử dụng các yếu tố này . Từ đó các em thêm yêu thích môn học. B - Chuẩn bị : 1. Thầy : Bảng phụ ghi bài tập 1 . 2. Trò : Đọc và trả lời câu hỏi SGK. C - Các bước lên lớp : 1. ổn định tổ chức : Sĩ số : 2. Kiểm tra bài cũ : 3. Tiến trình hoạt động dạy – học : ND hoạt động của thầy - trò Nội dung Hoạt động 1 HD h/s hình thành KN mới. GV: Chỉ định 1 em đọc đoạn trích SGK. H: Trong 3 câu đầu đoạn trích, ai nói với ai ? tham gia câu chuyện có ít nhất mấy người ? - HS trả lời - GV chốt H: Dấu hiệu nào cho ta thấy đấy là 1 cuộc trò chuyện trao đổi qua lại ? - HS trả lời - GV chốt H: Câu : “Hà nắng gớm, về nào...” Ông Hai nói với ai ? - HS trả lời - GV chốt H: Đây có phải là câu đối thoại không ? Vì sao ? - HS nêu ý kiến - GV chốt H: Những câu như : “Chúng nó cũng là ... bằng ấy tuổi đầu...” là những câu ai hỏi ai ? - HS trả lời - GV kl H: Tại sao trước những câu này không có gạch đầu dòng như những câu đã nêu ở điểm (a) và (b) ? - HS trả lời - GV chốt H: Các hình thức diễn đạt trên có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện diễn biến của câu chuyện và thái độ của những người tản cư trong buổi trưa ông Hai gặp họ ? - HS trả lời - GV chốt H: Vậy chúng giúp nhà văn thể hiện thành công những diễn biến tâm lí của nhân vật ông Hai ntn ? - HS trả lời - GV chốt Hoạt động 2 H: Qua tìm hiểu bài tập, em rút ra kết luận gì ? - H/s trả lời. GV: Chỉ định h/s đọc ghi nhớ. Hoạt động 3 (18’): HD h/s luyện tập. GV: Y/c h/s đọc và nêu y/c bài tập. H: Phân tích tác dụng của hình thức đối thoại trong đoạn trích ? - H/s hoạt động cá nhân. - Gọi h/s lần lượt trả lời. - GV kl GV: Lưu ý với h/s : Cần phải chú ý 1 khía cạnh tâm lí của nhân vật ông Hai trong tình huống này : - Ông Hai là người từng trải, do đó ông tự thấy việc ông không trả lời bà Hai hình như có cái gì đó không phải trong quan hệ vợ chồng. - Ông Hai đủ tỉnh táo để hiểu rằng bà Hai chẳng có lỗi gì trong cái “sự cố” làng Chợ Dầu theo giặc, bà Hai cũng vô can, vô tội như lũ trẻ và ông cũng xót xa cho bà như xót xa những lũ trẻ (thể hiện trong đoạn văn trích ở mục I.1). Tuy nhiên, vì đang đau đớn, dằn vặt nên ông Hai cũng chốic thể trả lời cho xong chuyện để bà Hai khỏi tủi thân mà thôi ! GV: Chỉ định 1 h/s nêu y/c bài tập 2 GV: HD h/s viết bài tập 2 ở nhà. ( Vở bài tập) I/ Tìm hiểu yếu tố đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự : 1. Bài tập : 2. Nhận xét : a. - Ba câu đầu miêu tả cuộc đối thoại của những người phụ nữ tản cư. - Trong cuộc đối thoại này có ít nhất 2 người phụ nữ tham gia. - Dấu hiệu cho ta biết điều đó : + 2 lượt lời đối thoại. - Lượt 1 : (phụ nữ A) : Sao bảo làng Chợ Dầu tinh thần lắm cơ mà ? - Lượt 2 : (phụ nữ B) ấy thế mà bây giờ đổ đốn ra thế đấy ! + Trước mỗi lượt lời đều có xuống dòng, gạch đầu dòng. b. - Câu : “Hà nắng gớm, về nào” là câu nói trống không (bâng quơ) của ông Hai. - Câu nói này không hướng tới 1 người tiếp nhận cụ thể nào, cũng không có ai đáp lại, do đó nó chỉ là lời độc thoại (mình nói cho mình nghe). Câu nói ấy chỉ là cái cớ để ông Hai lảng tránh câu chuyện (không vui đối với ông) của những người phụ nữ tản cư. - Trong đoạn trích còn một câu độc thoại như thế. “”Chúng bay ... thế này” c. - “Chúng nó ... tuổi đầu”là những câu ông Hai tự hỏi mình, không phát thành tiếng mà chỉ là một mạch ngầm diễn ra trong đầu ông Hai nó thể hiện tâm trạng đau đớn, dằn vặt của ông Hai khi nghe tin làng mình theo giặc. - Vì không phát thành tiếng như các câu trong đối thoại cho nên những câu này không có gach đầu dòng đ Chúng là những câu độc thoại nội tâm. d. - Các hình thức đối thoại tạo cho câu chuyện có không khí như c/s thật, thể hiện thái độ căm giận của những người tản cư đối với những người dân làng Chợ Dầu, tạo tình huống để đi sâu vào nội tâm nhân vật. - Những hình thức đó đã giúp nhà văn khắc hoạ sâu tâm trạng dằn vặt, đau đớn khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc ( làm cho câu chuyện sinh động hơn). 3. Ghi nhớ : ( SGK ) II/ Luyện tập : 1. Bài tập 1 : Nhân vật bà Hai có 3 lượt lời : – Này, thầy nó ạ. – Thầy nó ngủ rồi à ? – Tôi thấy người ta đồn ... Nhân vật ông Hai có 2 lượt lời : – Gì ? – Biết rồi ! * Nhận xét : - Ông Hai bỏ lượt lời phải đáp bà Hai ở lần 1 thể hiện tâm trạng chán chường đến mức không muốn nói đến cái chuyện ( làng Chợ Dầu theo giặc ) đang làm ông đau lòng ấy nữa. - Lượt lời 2 và 3, ông Hai đều trả lời cộc lốc thể hiện sự miễn cưỡng, bất đắc dĩ của ông Hai khi buộc phải trả lời bà Hai. 2. Bài tập 2 : Viết 1 đoạn văn kể chuyện theo đề tài tự chọn, trong đó sử dụng cả hình thức đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm. 4. Củng cố(3): Gv : Nhấn mạnh những đơn vị kiến thức cơ bản. 5. HD h/s học bài (1) : - Xem lại bài tập, học ghi nhớ, làm bài tập 2. - Chuẩn bị tiết luyện nói : Làm đề cương các bài tập ở mục I.
Tài liệu đính kèm: