I/ Mục tiêu: Giúp học sinh:
1.Kiến thức:
-Chủ đề ,dàn bài ,đoạn văn ,lời kể và ngôi kể trong văn bản tự sự .
-Yêu cầu của việc kể một câu chuyện của bản thân.
2. Kĩ năng:
- Biết lập dàn ý và trình bày rõ ràng ,mạch lạc một câu chuyện của bản thân trước lớp.
*GDKNS:Giao tiếp ,ứng xử:trình bày suy nghĩ ,ý tưởng để kể các câu chuyện phù hợp với mục đích giao tiếp
Tuần 10 Ngày soạn: 20/10/2012 Tiết 37 Ngày dạy: 23/10/2012 Tập làm văn: LUYỆN NÓI KỂ CHUYỆN I/ Mục tiêu: Giúp học sinh: 1.Kiến thức: -Chủ đề ,dàn bài ,đoạn văn ,lời kể và ngôi kể trong văn bản tự sự . -Yêu cầu của việc kể một câu chuyện của bản thân. 2. Kĩ năng: - Biết lập dàn ý và trình bày rõ ràng ,mạch lạc một câu chuyện của bản thân trước lớp. *GDKNS:Giao tiếp ,ứng xử:trình bày suy nghĩ ,ý tưởng để kể các câu chuyện phù hợp với mục đích giao tiếp *GDMT:Liên hệ sự thay đổi môi trường. 3. Thái độ: HS có ý thức tự giác, mạnh dạn trong tập thể. II. Chuẩn bị : 1. Giáo viên: Nghiên cứu kĩ bài ở sách chuẩn kiến thức ,Sgk và Sgv, soạn bài. 2. Học sinh: Chuẩn bị bài nói theo đề bài sách giáo khoa. III. Tiến trình tổ chức các hoạt động: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS 3. Bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung ÚHoạt động 1:Khởi động.Phương pháp thuyết trình. ÚHoạt động 2: Phương pháp vấn đáp,tái hiện ,nêu và giải quyết vấn đề. -Hỏi:Nhắc lại kiến thức đã học về thể loại tự sự: chủ đề,dàn bài,đoạn văn,lời kể và ngôi kể trong văn bản tự sự. ÚHoạt động 3: Phương pháp vấn đáp,đàm thoại *GDKNS:Giao tiếp ,ứng xử:trình bày suy nghĩ ,ý tưởng để kể các câu chuyện phù hợp với mục đích giao tiếp *GDMT:Liên hệ sự thay đổi môi trường trong câu chuyện kể của mình -Hỏi:Lập dàn bài cho đề bài :kể về một chuyến về quê. -Học sinh thảo luận theo 6 nhóm (3 phút) -Học sinh thống nhất trong nhóm -HS lập dàn bài sơ lược ghi vào bảng phụ -Đaị diện một nhómlên trình bày -Lớp nhận xét, bổ sung. - GV cho HS tập kể theo tổ (15 phút) ÚHoạt động 3: Kĩ thuật trình bày. - GV gọi đại diện các nhóm lên trình bày trước cả lớp. - HS thảo luận, nhận xét bổ sung ý kiến -> GV nhận xét, sửa chữa. I.Củng cố lại kiến thức: II. Lập dàn bài:. Đề bài: Kể về một chuyến về quê. a) Mở bài: Lí do về thăm quê, về quê với ai. 2. Thân bài: + Lòng xôn xao khi được về quê. + Quang cảnh chung của quê hương. + Gặp họ hàng, ruột thịt. + Thăm phần mộ tổ tiên, gặp bạn bè cùng lứa. + Dưới mái nhà người thân. II/ Luyện nói trên lớp: * Yêu cầu: -Phát âm rõ ràng, dễ nghe,cử chỉ thích hợp khi kể miệng. -Chú ý kể diễn cảm ,không nói như độc thuộc lòng. -Lắng nghe và nhận xét phần trình bày của bạn về những ưu nhược điểm và những điểm cần khắc phục trong phần trình bày. - Dùng đúng chính tả, ngữ pháp. - Diễn đạt mạch lạc. 4.Củng cố:: - Giáo viên nhắc lại toàn bộ nội dung chính của bài luyện nói. 5. Dặn dò: -Dựa vào các bài tham khảo để điều chỉnh lời nói của mình. -Đọc và chuẩn bị bài: Viết bài làm văn số 2 IV.Rút kinh nghiệm: ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Tuần 10 Ngày soạn :24/10/2010 Tiết 39 + 40: Tập làm văn Ngày dạy 27/10/2012 VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2 -LỚP 6 -------- VĂN KỂ CHUYỆN---------- Làm tại lớp.Thời gian:90 phút I. Mục tiêu : Giúp học sinh: 1.Kiến thức: - Biết cách làm văn tự sự qua thực hành viết. 2.Kĩ năng: - Biết vận dụng các kĩ năng; kiến thức về văn tự sự vào bài làm. 3.Thái độ: - Giáo dục HS tính cẩn thận trung thực trong kiểm tra. II.Chuẩn bị: - GV: Ra đề kiểm tra + đáp án nộp CMT duyệt trước 03 ngày. - HS: Xem lại kiến thức về văn kể chuyện III / Tiến trình tổ chức các hoạt động: 1. Ổn định: 2. Kiểm tra: A. Đề: Kể về một người bạn tốt trong lớp (hoặc nơi em ở) mà em yêu mến. B. Đáp án 1. Mở bài: (1.5đ) - Giới thiệu về người bạn tốt mà mình yêu mến. + Tên, mối quan hệ giữa em và bạn. + Lý do em yêu mến bạn. 2. Thân bài (7đ) - Kể những phẩm chất, việc làm tốt đẹp của bạn ( có thể kể xuôi hoặc kể ngược): + Bạn chăm chỉ, chuyên cần trong học tập: học ở thầy, ở bạn. + Tận tình giúp đỡ bạn, không ngại khó, ngại khổ. + Tham gia nhiệt tình các hoạt động Đội: đội viên gương mẫu. + Tự giác giúp đỡ công việc nhà cho bố mẹ. + Tính tình hiền lành, lễ phép, vâng lời thầy cô giáo, được bạn bè tin yêu. 3. Kết bài: (1.5đ) - Nêu cảm nghĩ của em về bạn: + Yêu mến, học tập bạn. + Tình cảm càng ngày càng gắn bó hơn. C.Biểu điểm : -Điểm 9 -10: Làm bài hoàn chỉnh về mặt hình thức (3phần rõ ràng),nội dung đầy đủ các ý Trong quá trình viết bài có sự sáng tạo độc đáo ,diễn đạt mạch lạc ,trôi chảy ,không có lỗi chính tả . -Điểm 7-8: Làm hoàn chỉnh về mặt hình thức ,diễn đạt trôi chảy ,có sự sáng tạo nhưng chưa đặc sắc ,không mắc lỗi chính tả . -Điểm 5-6: Hình thức trình bày được ,nội dung đủ ý nhưng cách diễn đạt chưa trôi chảy,chưa có sự sáng tạo trong bài viết ,mắc dưới 10 lỗi chính tả . -Điểm 3-4: Bài làm bố cục chưa trọn vẹn .Nội dung sơ sài ,diễn đạt lủng củng ,sai nhiều lỗi chính tả . - Điểm 1-2: Bài làm quá sơ sài ,chỉ viết được một đoạn văn rời rạc ,không đảm bảo về nội dung ,hình thức. -Điểm 0: Bỏ giấy trắng hoặc lạc đề hoàn toàn . 4. Củng cố: - Thu bài và nhận xét giờ làm bài. - 5. Dặn dò: - Về nhà xem lại nội dung và yêu cầu của đề ra. - Soạn bài “ Luyện tập xây dựng bài tự sự :Kể chuyện đời thường IV.Rút kinh nghiệm: ......................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Duyệt CMT Giáo viên ra đề+đáp án Đồng Thị Ngọc Tuần 10 Ngày soạn: 20/10/2012 Tiết 38 Ngày dạy:23/10/2012 Văn bản THẦY BÓI XEM VOI (Truyện ngụ ngôn) I/ Mục tiêu: Giúp học sinh: 1.Kiến thức: -Đặc điểm của nhân vật ,sự kiện ,cốt truyện trong một tác phẩm ngụ ngôn -Ý nghĩa giáo huấn sâu sắc của truyện ngụ ngôn. 2. Kĩ năng: +Kĩ năng bài học: -Đọc -hiểu văn bản truyện ngụ ngôn. -Biết liên hệ các sự việc trong truyện với những tình huống, hoàn cảnh thực tế phù hợp. -Kể lại được truyện một cách diễn cảm +Giáo dục kĩ năng sống: -Giao tiếp:phản hồi ,lắng nghe tích cực trình bày suy nghĩ ,ý tưởng cảm nhận của bản thân về tình tiết trong truyện ngụ ngôn. 3.Thái độ: -HS có thể đánh giá, nhìn nhận sự việc, con người một cách toàn diện. II/ Chuẩn bị: 1.Giáo viên: Nghiên cứu kĩ bài ở sách chuẩn kiến thức ,Sgk và Sgv, soạn bài. 2.Học sinh : Đọc, kể và soạn bài. III/ Tiến trình lên lớp: 1.Ổn địnhlớp: 2. Kiểm tra bài cũ: - Câu hỏi: Kể truyện Ếch ngồi đáy giếng và nêu bài học qua câu chuyện. - Đáp án: - HS kể đảm bảo nội dung của truyện. - Bài học: + Không chủ quan, kiêu ngạo. + Mở rộng sự hiểu biết bằng nhiều hình thức. 3. Bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung ÚHoạt động 1:Khởi động.Phương pháp thuyết trình. ÚHoạt động 2: Phương pháp vấn đáp tái hiện ,nêu và giải quyết vấn đề. - GV hướng dẫn cách đọc. - HS đọc truyện (2 em) -> HS nhận xét cách đọc. -Gv lưu ý một số chú thích (- Phàn nàn: thái độ không vui vì không hài lòng, biểu thị bằng lời nói. - Quản voi: người trông nom, điều khiển voi, còn gọi là quản tượng.) - HS kể lại truyện. ÚHoạt động 3: Phương pháp vấn đáp,Phương pháp thuyết trình,kĩ thuật trình bày. GV GDKNS:Bằng cách cho học sinh giao tiếp:phản hồi ,lắng nghe tích cực trình bày suy nghĩ ,ý tưởng cảm nhận của bản thân về tình tiết trong truyện ngụ ngôn. -Điều đáng chú ý nhất về năm ông thầy bói khi xem voi là gì? -Hỏi::Các thầy bói xem voi bằng cách nào? -Hỏi::Theo em quan sát như vậy có phù hợp không? -Hỏi::Các thầy bói đã phán về voi như thế nào? -HS trả lời ,lớp nhận xét, bổ sung. -GV nhận xét chốt ý. -Hỏi::Dùng hình thức gì khi tả về voi? -HS trả lời ,lớp nhận xét, bổ sung. -GV nhận xét chốt ý. -Hỏi:Thái độ của mỗi thầy bói khi tả voi như thế nào?Thái độ đó dã nói lên điều gì? -HS trả lời ,lớp nhận xét, bổ sung. -GV nhận xét chốt ý. -Hỏi::Các thầy bói đã nhìn nhận về voi như thế nào? -HS trả lời ,lớp nhận xét, bổ sung. -GV nhận xét ,thuyết trình,chốt ý. -Hỏi::Kết quả của việc xem voi và phán về voi: -Hỏi::Vì sao các thầy không ai chịu ai? -Hỏi::Qua truyện “Thầy bói xem voi”em rút ra bài học gì cho bản thân.? ý nghĩa của bài học?(Giáo dục kĩ năng sống: kĩ thuật trình bày) - HS trả lời,lớp nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét ,bổ sung ,chốt ý. (Không nên bảo thủ,cần có sự khiêm tốn học hỏi. Muốn hiểu đúng về sự vật, phải xem xét một cách toàn diện, phù hợp.) ÚHoạt động 4: Phương pháp vấn đáp,khái quát -Hỏi:Nêu cảm nhận của bản thân về nghệ thuật,ý nghĩa của truyện của truyện “Thầy bói xem voi” -Học sinh thảo luận theo cặp1 (phút) -Đại diện các cặp trả lời ,lớp nhận xét, bổ sung. -GV nhận xét ,bổ sung ,chốt ý. -HS đọc ghi nhớ Sgk. -Hỏi::Em thấy thành ngữ nào gần gũi với truyện “Thầy bói xem voi”? I.Đọc - hiểu văn bản: 1.Đọc: 2. Chú thích: 3. Kể: II. Phân tích: 1. Cách xem voi của thầy bói : - Xem voi theo cách của người mù - Sờ vào một bộ phạn nào đó của voi:người sờ voì ,người sờ tai,người sờ chân,người sờ đuôi ->Mỗi thầy chỉ sờ một bộ phận.->Phán đoán đúng một bộ phận nhưng không đúng về bản chất và toàn thể. 2. Các thầy bói phán về voi: Voi: + sun sun như con đỉa + chần chẫn như cái đòn càn + bè bè như cái quạt thóc + sừng sững như cái cột đình + tua tủa như cái chổi sể cùn. -> Dùng hình thức ví von và từ láy - “Tưởng hoá ra”, “Không phải”, “đâu có”, “ai bảo”, “không đúng”-> -> Thái độ chủ quan :khẳng định ý kiến của mình ,phủ định ý kiến của người khác. -> Tô đậm sai lầm của các thầy bói. => Nhìn nhận về voi không toàn diện. 3. K ết quả của việc xem voi và phán về voi: -Mỗi thầy rất tự tin với kết quả quan sát,không ai chịu ai. -Hành động sai lầm: Đánh nhau toác đầu, chảy máu. 4. Bài học: - Muốn hiểu đúng về sự vật, phải xem xét một cách toàn diện. - Phải có cách xem xét sự vật phù hợp. III/ Tổng kết: -Nghệ thuật: +Cách nói ngụ ngôn,cách giáo huấn tự nhiên ,sâu sắc: +Dựng đối thoại ,tạo nên tiếng cười hài hước kín đáo. +Lặp lại các sự việc . +Nghệ thuật phóng đại. - Ý nghĩa văn bản :Truyện “Thầy bói xem voi” khuyên con người khi tìm hiểu về một sự vật ,sự việc nào đó phải xem xét chúng một cách toàn diện. *Ghi nhớ Sgk - Thành ngữ: “Thầy bói xem voi”. 4. Củng cố: -Giáo viên củng cố lại bài học. 5.Dặn dò: -Đọc kĩ truyện ,tập kể diễn cảm câu chuyện theo đúng trình tự các sự việc . -Nêu một ví dụ của em hoặc của bạn đã nhận định, đánh giá sự vật hay con người một cách sai lầm theo kiểu Thầy bói xem voi và hậu quả của việc đánh giá sai lầm này. - Chuẩn bị bài: đọc thêm :Chân ,Tay ,Tai ,Mắt ,Miệng IV. Rút kinh nghiệm: ............................................................................................. ............................................. ............................................................................................................................................ ............................................................................................. ............................................. ............................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm: