Giáo án Lớp 9 Môn Ngữ văn - Tuần 11

Giáo án Lớp 9 Môn Ngữ văn - Tuần 11

I.Mục tiêu :

 - Thấy được nguồn cảm hứng dạt dào của tác giả trong bài thơ viết về cuộc sống của người lao động trên biển cả những năm đầu xây dựng xã hội chủ nghĩa.

- Thấy được những nét nghệ thuật nổi bật về hình ảnh, bút pháp, nghệ thuật, ngôn ngữ trong một sáng tác của nhà thơ thuộc về thế hệ trưởng thành trong phong trào thơ mới.

 

doc 11 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1602Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 9 Môn Ngữ văn - Tuần 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GANV7T11 TIẾT: 51 – 55
NS: 16/10 ND:18 – 23/10
Tiết:51-52
 ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ
I.Mục tiêu :
 - Thấy được nguồn cảm hứng dạt dào của tác giả trong bài thơ viết về cuộc sống của người lao động trên biển cả những năm đầu xây dựng xã hội chủ nghĩa.
- Thấy được những nét nghệ thuật nổi bật về hình ảnh, bút pháp, nghệ thuật, ngôn ngữ trong một sáng tác của nhà thơ thuộc về thế hệ trưởng thành trong phong trào thơ mới.
II. Kiến thức chuẩn:
1. Kiến thức:
- Những hiểu biết bước đầu về tác giả Huy Cận và hoàn cảnh ra đời của bài thơ.
- Những xúc cảm của nhà thơ trước biển cả rộng lớn và cuộc sốnglao độngcủa ngư dân trên biển.
- Nghệ thuật ẩn dụ, phóng đại, cách tạo dụng những hình ảnh, tráng lệ lãng mạn.
2. Kĩ năng:
- Đọc - hiểu một tác phẩm thơ hiện đại .
- Phân tích được một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong bài thơ.
- Cảm nhận được cảm hứng về thiên nhiên và cuộc sống lao động của tác giả được đề cập đến trong tác phẩm.
III.Hướng dẫn – thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG
HOAÏT ÑOÄNG 1:Khôûi ñoäng
- Ổn định tổ chức:
-Kiểm tra bài cũ:
 -Hãy nêu tóm tắt tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Phạm Tiến Duật?
 -Đọc hai khổ thơ đầu của bài thơ về tiểu đội xe không kính?
 -Hãy tóm tắt nội dung và nghệ thuật của bài thơ?
-Giới thiệu bài:Cảm hứng về thiên nhiên và người lao động là nguồn cảm hứng chính của bài thơ.
Hoaït ñoäng 2:Đọc – Hiểu văn bản
Hướng dẫn HS tìm hiểu bài:
Gọi HS đọc phần chú thích tìm hiểu tác giả và tác phẩm
*GV đọc một đoạn thơ và gọi HS đọc tiếp.
H:Bài thơ có thể chia làm mấy đoạn. Ý chính của mỗi đoạn. ( I-Cảnh đoàn thuyền ra khơi; II- Cảnh đoàn thuyền đánh cá; III-Cảnh đoàn thuyền trở về.)
H. Hãy nêu chủ đề của bài thơ?
-GV bình chuyển sang tiết 02 ( Hỏi lại các kiến thức đã giảng ở tiết 01)
H. Nêu vài nét chính về tác giả vá tác phẩm.
- Nhận xét về bố cục, chủ đề của bài thơ?
-Hoạt động 03 Phân tích:
H:Khổ thơ đầu tiên giới thiệu cảnh ra khơi, thiên nhiên được miêu tả như thế nào?(Vũ trụ bắt đầu nghỉ ngơi)
H:Con người lao động được miêu tả có gì nỗi bật?(Con người ra khơi đánh cá – đầy khí thế, tập thể đoàn thuyền khí thế hừng hực.
H:Tại sao có thể viết”Câu hát căng buồm cùng gió khơi” (tiếng hát khoẻ khoắn, tập thể mạnh mẽ và phấn chấn)
H:Em có nhận xét gì về biển được miêu tả trong bài thơ. Nét đặc sắc nhất của biển được chú ý là gì? Tại sao tác giả lại chú ý nhiều về điều đó?(Biển đẹp, bao dung, giàu có, hầu như câu thơ nào cũng nhắc đến với nhiều dạng khác nhau)
H:Đoàn thuyền đánh cá được miêu tả như thế nào? Tác giả chú ý đến tả thực không vì sao(Đoàn thuyền đánh cá được miêu tả rất lãng mạn, có thực đấy nhưnglại lẫn vào trong ảo, và ảo nhiều hơn )
H:Những người đánh cá trong bài thơ được khắc hoạ như thế nào? Nét gì nổi bật nhất ở họ?( Chủ động ra tận dặm xa. Đàng hoàn dàn đan thế trận, họ hát bài ca gọi. Nổi bật nhất ở họ là niềm vui phơi phới
H:Em có nhận xét gì về nghệ thuật thể hiện ở khổ cuối bài thơ? Nghệ thuật ấy nhằm diễn tả điều gì?( điệp lại câu thơ khổ thơ một” câu hát gió khơi”. Đoàn thuyền và cá, mặt trời đều được nhân hóa, cùng tham gia vào cuộc chạy đua -> giành lấy thời gian, tranh thủ thời gian để lao động, để cống hiến, để xây dựng. Đoàn thuyền đánh cá nối đuôi trở về, đầy ắp cá, đầy tiếng hát. Thành quả lao động thật chói lọi, tưng bừng
-Hình ảnh các loài các cũng được miêu tả khá kĩ,,các em hãy nêu một vài hình ảnh tiêu biểu về các loài cá?
-Hướng dẫn HS thảo luận tổng kết
 +Nêu những đặc sắc về ngbhệ thuật?
 +Rút ra những nhận xét về nội dung?
H. Nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật?
- Nhận xét về cách sử dụng bút pháp lãng mạn, các biện pháp nghệ thuật trong bài thơ?
- Hoạt động 4: Ý nghỉa văn bản:
H. Nêu những nhận xét chính về nội dung và nghệ thuật của bài thơ?
Hoạt động 5: Luyện tập
Hoạt động 06:Hướng dẫn tự học:
- Học thuộc lòng, đọc diễn cảm bài thơ.
- Tìm các chi tiết khắc học hình ảnh đẹp tráng lệ, rhể hiện sự hài hòa giữa thiên nhiên và con người lao động trên biển cả.
- Thấy được bài thơ có nhiều hình ành đẹp được xây dựng với những liên tưởng, tưởng tượng sáng tạo, độc đáo; giọng điệu thơ khỏe khoắn, hồn nhiên.
- HS soạn trước vb “Bếp lữa”( dựa vào các câu gợi dẫn trong phần Đọc – hiểu vb”
-Lắng nghe
-Ghi tựa bài
-Thảo luận tìm hiểu bài:
-Chia lớp ra 04 nhóm
 +Đọc chú thích
 +Tìm hiểu tác giả và tác phẩm
-Chốtè
-
- Xác định bố cục
-
Thảo luận, nêu ý kiến
Các nhóm đọc các đoạn thơ
 +Thảo luận các vấn đề GV đưa ra
 + Các nhóm tiến đến đồng thuận
-Chốtèvề cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi
-Đọc lại các đoạn miêu tả đoàn thuyền đánh cá trên biển
 +Thảo luận về bút pháp miêu tả
 +Chốtè
-Đọc đoạn thơ miêu tả cảnh trở về của đoàn thuyền
 +Trao đổi vè các bpnt được sử dụng,tác dụng của nó
 +Chốtè
-Thảo luận về hình ảnh các loài cá.
- Thực hiện theo yêu cầu của 
Giáo Viên
-Thảo luận phần tổng kết
- Thực hiện theo yêu cầu của 
Giáo Viên
-Lắng nghe và thực hành theo yêu cầu của GV
-Khởi động
-Ghi tụa bài: “Đoàn thuyền đánh cá”
I.Tìm hiểu chung
 1/Tác giả:
 a/Tiểu sử: Huy Cận, sinh năm 1919, quê quán ở Hà Tĩnh, là nhà thơ nổi tiếng trong phong trào thơ mới.
 -Tham gia cách mạng từ trước cách mạng tháng tám.
 -Sau cách mạng tháng tám 1945, ông từng giữ nhiều trọng trách trong chính quyền cách mạng.
 -Ông được nhà nước phong tặng giải thưởng Hồ Chí Minh đợt I ( 1996)
 b/Sự nghiệp sáng tác:
 Tác phẩm tiêu biểu : lửa thiêng, trời mỗi ngày lại sáng, Đoàn thuyền đánh cá
 2/Tác phẩm
 Bài tơ Đoàn thuyền đánh cá được sáng tác trong chuyến đi thực tế của tác giả ở vùng mỏ Quảng Ninh, năm 1958. Bài thơ được rút từ tập trời mỗi ngày lại sáng.
 Mạch cảm xúc bìa thơ: theo trình tự thời gian đoàn thuyền của ngư dân ra khơi đánh cá trở về.
3 Bố cục:
I.Cảnh đoàn thuyền ra khơi; 
II- Cảnh đoàn thuyền đánh cá; 
III-Cảnh đoàn thuyền trở về.
4.Chủ đề:
Bài thơ ca ngợi ca biển cả giàu đẹp và cuộc sống lao động viu tươi của những ngư dân trên biển.
II. Phân tích:
1.Nội dung:
uHoàng hôn trên biển và đoàn thuyền đánh cá ra khơi
 Mặt trời  như hòn lửa
 Sóng cài then, đêm sập cửa
->Bút pháp miêu tả đặc sắc kết hợp so sánh, nhân hoá->Vũ trụ bắt đầu nghĩ ngơi, thư giản
 Đoàn thuyền  lại ra khơi
 Câu hát căng buồm cùng gió khơi
->Một buổi làm việc mới bắt đầu với khí thế hừng hực.
vĐoàn thuyền đánh cá trên biển trong đêm trăng
 Hát rằng  đoàn cá ơi!
->Không khí làm việc sôi nổi, hồ hởi.
  lướt giửa mây cao với biển bằng
->Cảnh vừa thực vừa ảo, hình ảnh trử tình, giàu sức liên tưởng – niềm vui phơi phới của người lao động 
 Ra đậu dặm xa dò bụng biển
 Dàn đan thế trận lưới vây giăng
->Người lao động hăm hở trong tư thế vững vàng của người làm chủ
 Cá nhụ , cá chim, cá đé 
->Liệt kê – sự giàu có của tài nguyên biển.
 Sao mờ  đón nắng hồng
->Cảnh lao động hăng say và khẩn trương
 wBình minh trên biển và đoàn thuyền đánh cá trở về
 Mặt trời đội biển nhô màu mới
 Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi
->Cảnh tượng tràn đầy sức sống của thiên nhiên với sắc màu tươi tắn và niềm cảm hứng hi vọng của người dân lao động trong cuộc sống mới.
 xHình ảnh các loài cá:
 -“Các thunhư đoàn thoi”
 -“Cá song.lấp lánh.đen hồng”
 -“Cá đuốilóe rạng đông”
 -”Mắt cámuôn dặm phơi”
2.Nghệ thuật:
- Sử dụng bút pháp lãng mạn với các biện pháp nghệ thuật đối lập, so sánh, nhân háo, phóng đại:
- Khắc họa những hình ảnh đẹp về mặt trời lúc hoàng hôn, khi bình minh, hình ảnh biển cả và bầu trời trong đêm, hình ảnh ngư dân và đoàn thuyền đánh cá.
- Miêu tả sự hài hòa giữa htiên nhiên và con người.
- Sử dụng ngôn ngữ thơ giàu hình ảnh, nhạc điệu, gợi liên tưởng.
III. Ý nghỉa văn bản:
1.Nội dung:
Bài thơ thể hiện nguồn cảm hứng lãng mạn ngợi ca biển cả lớn lao, giàu đẹp, ngợi ca nhiệt tình lao động vì sự giàu đẹp cảu đất nước của những người lao động mới.
2.Nghệ thuật:
- Sử dụng bút pháp lãng mạn với các biện pháp nghệ thuật đối lập, so sánh, nhân háo, phóng đại:
-Vần trắc xen lẫn vần bằng.
IV.Luyện tập:
Các nhóm thực hiện bài tập 01: Viết đoạn văn phân tích khổ thơ đẩu hoặc khổ thơ cuối của bài thơ,Sau khi viết xong, đại diện cá nhóm trình bày trước lớp.
V. Hướng dẫn tự học:
 -Hãy phân tích cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá?
-Cảnh đoàn thuyền đánh cá trên biển?
-Nhận xét các nét đặc sắc về ngbhệ thuật?
-Thực hành các bài tập ở nhà:
 +Bài tập 1:HS lựa chọn khổ thơ 1 hay khổ thơ cuối để viết bài cảm nhận.
TIẾT:53 
TỔNG KẾT VỀ TỪ VỰNG (TỪ TƯỢNG THANH....PHÉP TU TỪ VỰNG. )
I.Mục tiêu :
- Tiếp tục hệ thống hóa kiến thức đã học về từ vựng và một số phép tu từ vựng.
II. Kiến thức chuẩn:
1. Kiến thức:
- Các khái niệm từ tượng thanh, từ tượng hình; phép tu từ so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, hoán dụ, nói quá, nói giảm, nói tránh, điệp ngũ, chơi chữ.
- Tác dụng của việc sử dụng các từ tượng hình, từ tượng thanh và phép tu từ trong các văn bản nghệ thuật.
2. Kĩ năng:
- Nhận diện từ tượng hình, từ tượng thanh.phân tích giá trị của các từ tượng hình, từ tượng thanh trong văn bản.
- Nhận diện các phép tu từ nhân hóa, ẩn dụ, so sánh, hoán dụ, nói quá, nói giảm nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ trong một văn bản.Phân tích tác dụng của ácc phép tu từ trong văn bản cụ thể.
III.Hướng dẫn – thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG
-Hoạt động 1-Khởi động:
- Ổn định tổ chức:
- Kiểm tra bài cũ:
 - Gọi HS làm lại một số bài tập đã học ở tiết tổng kết từ vựng trước?
-Giới thiệu bài:Tiết học củng cố thêm cho chúng ta kiến thức từ vựng đã học tư lớp 6 đến lớp 9.
Hoaït ñoäng 2:Hình thaønh kieán thöùc
Hướng dẫn HS tìm hiểu bài:
GV cho HS ôn lại khái niệm từ tượng hình, từ tượng thanh
(Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật. Từ tượng thanh mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người)
H:Hãy tìm tên loài vật là từ tương thanh?(bìm bịp, tu hú, cắc kè, quốc quốc  )
*Gọi HS đọc bài tập và xác định từ tượng hình và cho biết giá trị của nó.
*Cho HS ôn lại khái niệm của các biện pháp tu từ (HS nếu khó khăn trong việc nhắc lại khái niệm GV có thể cho HS Phát hiện biện pháp tu từ được dùng trong bài tập để làm tư liệu cho HS nhận biết
Hoạt động 4: Luyện tập
*Gọi HS đọc và làm các bài tập.Xác định các biện pháp tu từ và cho biết những nét độc đáo của nghệ thuật đó ?
Hoạt động 03:Hướng dẫn tự học:
- Tập viết đoạn văn có sử dụng các từ tượng thanh, tượng hình.
- Tập viết đoạn văn có sử dụng một trong số các biện pháp tu từ so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, hoán dụ, nói quá, nói giảm nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ.
- Chuẩn bị cho tiết “ tổng kết từ vbựng ( tt )
-Lắng nghe
-Ghi tựa bài
-Thảo luận tìm hiểu bài:
 +Ôn lại khái niệm về từ tượng hình và từ tượng thanh
 +Thực hành bài tập
 +Chốtè
-Ôn lại khái niệm về các biện pháp tu từ
-Thực hành bài tập
-Tiến đến sự đồng thuậnè
-Các nhóm làm bài tập thực hành
Lắng nghe và htữc hành theo yêu cầu của GV.
-Khởi động:
I. Hình thaønh kieán thöùc
1.TỪ TƯỢNG THANH VÀ TỪ TƯỢNG HÌNH
 a/Từ tượng thanh: mô phỏng âm thanh:
 bìm bịp, tu hú, tắc kè, ầm ầm, đùng đùng 
 b/Từ tượng hình:gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái sự vật.
 Lốm đốm, lê thê, loáng thoáng, lồ lộ
->mô tả hình ảnh đám mây(sự vật) cụ thể và sống động.
2.MỘT SỐ PHÉP TU TỪ TỪ VỰNG
 uÔn lại các khái niệm:
 ãSo sánh:Đối chiếu sự vật này với sự vật khác có nét tương đồng.
 ãẨn dụ:Gọi tên sự vật này với sự vật khác có nét tương đồng.
 ãNhân hóa:Gọi hoặc tả con vật,cây cối bằng những từ ngữ dùng để gọi hoặc tả con người.
 ãHoán dụ:Gọi tên sự vật này bằng tên sự vật khác có quan hệ gần gũi.
 ãNói quá:Phóng đại qui mô,tính chất của sự vật
 ãNói giảm ,nói tránh:Diễn đạt tế nhị,tránh gây cảm giác ghê sợ.
 ãĐiệp ngữ:Lập lại từ hoặc câu để gây cảm xúc mạnh.
 ãChơi chữ:Lợidụng đặc sắc về âm về nghĩ của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm.
II. Luyện tập :
 vBài tập thực hành
 1/  Hoa dù rã cánh lá còn xanh cây
 +Hoa:chỉ Thuý Kiều
 +Lá :chỉ gia đình, cha mẹ Kiều
->biện pháp chuyển đổi tên gọi dựa vào sự giống nhau về đặc điểm nào đó => ẩn dụ
2/ trong như tiếng hạc
 đục như tiếng suối 
->Đối chiếu vật này với vật khác có nét tương đồng
=>so sánh.
 3/Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh
 Một hai nghiêng nước nghiêng thành
 Sắc đành đỏi một tài đành hoạ hai
->Phóng đại mức độ quy mô tính chất của sự vật hiện tượng =>Nói quá 4/Trong gang tấc lại gấp mười quan san
->Nói quá
 5/ Có tài mà cậy chi tài
 Chũ tài liền với chữ tai một vần
->Chơi chữ
 wPhép tu từ và tác dụng
 1/Điệp ngữ: còn ->Khẳng định việc còn uống rượu
 từ đa nghĩa: say sưa ->say vì rượu, hay vì cô bán rượu.
 2/Gươm mài đá, đá núi cũng mòn 
->Nói quá: nói về sự lớn mạnh của nghĩa quân
 3/Tiếng suối trong như tiếng hát xa
->So sánh:miêu tả sắc nét và sinh động âm thanh của tiếng suối và cảnh rừng dưới đêm trăng
 4/ Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ
->Nhân hoá:thiên nhiên trong bài thơ trở nên sống động hơn, có hồn hơn và gắn bó với con người hơn
 5/Mặt trời của bắp
 Mặt trời của mẹ
->Ẩn dụ:thể hiện sự gắn bó của đứa con đối với mẹ 
 III.Hướng dẫn tự học:
+Xem lại bài đã học
+Nhận xét tiết luyện tập
TIẾT:54
 TẬP LÀM THƠ TÁM CHỮ 
I.Mục tiêu :
 - Nhận diện thể thơ tám chữ qua các đoạn văn bản và bước đầu biết cách làm thơ tám chữ.
II. Kiến thức chuẩn:
1. Kiến thức:
Đặc điểm của thể thơ tám chữ
2. Kĩ năng:
- Nhận biết thơ tám chữ
- Tạo đối, vần, nhịp trong khi làm thơ tám chữ.
III.Hướng dẫn – thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG
-Hoạt động 1-Khởi động
- Ổn định tổ chức:
- Kiểm tra bài cũ:Kiểm tra lại sự chuẩn bị ở nhà của HS
- Giới thiệu bài:Tiết học khuyến khích các em tập sáng tác.
Hoaït ñoäng 2:Hình thaønh kieán thöùc
Hướng dẫn HS tìm hiểu bài:
Gọi HS đọc bài tập và trả lời các câu hỏi.(cho HS tìm hiểu đoạn thơ (a), (b))
H:Hãy cho biết số chữ trong mỗi dòng thơ trong các đoạn thơ?
(Tám chữ)
H:Hãy tìm những chữ có chức năng gieo vần ở mỗi đoạn. Vận dụng kiến thức về vần chân, vần lưng, vần liền, vần gián cách đã học để nhận xét về cách giao vần của từng đoạn. (tan- ngàn; mới – gội; bừng – rừng; gắt – mật =>gieo vần chân liên tiếp)
-(c) ngát – hát; non – son; đứng – dựng; tiên – nhiên =>gieo vần chân, gián cách.)
H:Em hãy nhận xét về cách ngắt nhịp của các đoạn thơ trên?
Hoạt động 3: Luyện tập
*Gọi HS lần lược thực hiện các bài tập theo yêu cầu SGK.
 -Điền các từ cho sẵn vào chỗ trống sao cho thích hợp.
*Bài 3: Phát hiện chỗ sai và chữa lại cho phù hợp.
*HS làm bài tập 2; 3 : Tự tìm từ điền vào chỗ trống sao cho hợp lí về cách gieo vần ở thể thơ tám chữ.
 -HS có thể đưa ra nhiều phương án khác nhau miễn phù hợp về cách gieo vần và ý nghĩa chung của bài thơ.
 -HS nhận xét sự hợp lí của các từ mà bạn đã tìm.
(BT 2 : Bước chân quen như sống lại con đường.
Hoạt động 04:Hướng dẫn tự học:
- Sưu tầm một số bài thơ tám chữ
- Tập làm bài thơ tám chữ không giới hạn số câu về trường lớp, bạn bè,
- Yêu cầu học sinh tự đánh giá lại bài làm kiểm tra Văn, giờ tới trả bài.
-Lắng nghe
-Ghi tựa bài
-Thảo luận tìm hiểu bài:
 +Nhận diện thể thơ tám chữ
 +Chốtè
-Củng cố lại bằng ghni nhớ SGK
-Thảo luận nhận diện thể thơ tám chữ
-Lần lượt thực hiện các bài tập theo yêu cầu của SGK
-Thống nhất,chốtè
- Thực hiện theo yêu cầu của 
Giáo Viên
Tiến thêm bước nữa HS tự thực hành làm thơ tám chữ
Lắng nghe và thực hành theo yêu cầu của GV
-Khởi động
I.Hình thành kiến thức
1.NHẬN DIỆN THỂ THƠ TÁM CHỮ
 a.Mỗi dòng thơ có tám chữ.
 b.cách gieo vần
 -Đoạn thơ (a)
 tan – ngàn; mới – gội; bừng – rừng; gắt – mật.
->Gieo vần chân, liên tiếp
 -Đoạn thơ ( c)
ngát – hát; non – son; đứng – dựng; tiên – nhiên
->Gieo vần chân gián cách.
 c.Cách ngắt nhịp:
 + 2 / 3 /3
 +3 / 2 / 3
 +3 / 3 /2
 +4 / 2 /2.
=> Rút ra khái niệm: Câu thơ có tám tiếng.Mỗi bài tùy theo thể loại có thể có bốn câu, tám câu hoặc có nhiều khổ.
 Ngắt nhịp linh hoạt 4/4 hoặc 3/3/2, 
2.LUYỆN TẬP NHẬN DIỆN THỂ THƠ TÁM CHỮ 
 a/Điền từ thích hợp vào chỗ trống.
  dây đàn ca hát
  vị nhạt của ngày qua
  hương bát ngát
  với muôn hoa.
 b/Điền từ thích hợp vào chỗ trống cho đúng vần.
 Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất;
  Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn
  Nên bân khuâng tôi tiếc cả đất trời;
 c/Phát hiện chỗ sai và chữa lại cho đúng
 Những chàng trai mười lăm tuổi rộn rã,
->Những chàng trai mười lăm tuổi vào trường
3.THỰC HÀNH LÀM THƠ TÁM CHỮ 
a/Trời trong biếc không qua mây gợn trắng
 Gió nồm nam lộng thổi cánh diều xa
 Hoa lựu nở đầy một vườn đỏ nắng
 Lũ bướm vàng lơ đãng lướt bay qua
 b/Mỗi độ thu về lòng xao xuyến lạ
 Nhớ nôn nao tiếng trống buổi tựu trường
 Con đường nhỏ tiếng nói cườirộn rã
 Nhịp bước đi trắng xóa cả phố phường
 c.Mỗi nhóm cử đại diện đọc và bình bài thơ của nhóm mình trước tập thể.
III. Hướng dẫn tự học:
-Tự làm một bài thơ ngắn theo thể thơ tám chữ
-Chuẩn bị:Luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận
-Nhận xét chung tiết học
TIẾT:55
	TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN
I.Mục tiêu :
-Qua tiết trả bài kiểm tra văn giúp HS nắm vững hơn kiến thức cơ bản về truyện trung đại Việt Nam.
II. Kiến thức chuẩn:
1. Kiến thức:
- Hiểu những sai sót về kiến thứcqua tiết kiểm tra văn.
2. Kĩ năng:
-Tự nhận xét được ưu, khuyết điểm chính qua bài làm của mình và biết tự tích lũy kiến thức, kĩ năng, phương pháp làm bài. 
III.Hướng dẫn – thực hiện
- Ổn định tổ chức:
.- Kiểm tra bài cũ:Thực hành các bài thơ tám chữ đã chuẩn bị ở nhà.
-Giới thiệu bài:Tiết trả bài giúp cho cho chúng ta hiểu rõ hơn trình độ,năng lực của mình
Hoạt động 1:Tiến hành chũa bài
-Hướng dẫn HS chữa bài ở các nhóm
 +Nhắc lại đề kiểm tra
 +Thảo luận để đi đến đáp án (tiết 48)
 +Rút ra ưu nhược điểm :
 @Ưu :Nắm được lượng kiến thức cơ bản ở các văn bản thời trung đại.
 *Biết phân tích,đối chiếu về cách xây dựng nhân vật,phương thức biểu đạttrong từng đoạn trích của một tác giả hay ở những đoạn trích của nhiều tác giả trong cùng giai đoạn.
 *Cơ bản nhớ được thân thế sự nghiệp của tác giả,thể loại của văn bản,nhớ được các bài thơ,hiểu được các hình tượng nhân vật kết cấu tác phẩm ở văn bản văn xuôi.
 @Khuyết:Đa số còn lẫn lộn về thời điểm sáng tác ở các văn bản
 *Chưa làm nổi bật được các phong cách của từng tác giả hay nhóm tác giả trong thời kì.
 *Có bài còn trình bày cẩu thả,văn viết tối nghĩa,dẫn chứng thiếu thuyết phục,sai nhiều lỗi chính tả.
 +Hướng khắc phục:
 *Đối chiếu với đáp án của giáo viên,xem lại các kiến thức mà bài viết còn thiếu hoặc trình bày sai,tiếp thu những ý kiến đóng góp của bạnèđịnh ra giải pháp thích hợp nhất để chữabài đạt kết quả tốt nhất.
Hoạt động 2:Hướng dẫn tự học:
-Nhận xét tiết chữabài:
 +Tuyên dương HS làm tốt bài kiểm tra.
 + Nhắc nhở các em còn yếu phải tích cực sửa đổi lại phương pháp học,thông hiểu bài.
-Dặn dò soạn bài sau: “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”( tự học có hướng dẫn)
G:03 Tỉ lệ: 8,1%
K:14 Tỉ lệ:37,8%
TB:18 Tỉ lệ:48,6%
YẾU:02 Tỉ lệ:5,5% 
Hướng dẫn chấm
Câu 1:a.
 b.
Câu 2
CÂU3
1.Truyền kì mạn lục Thế kỉ XVI
2.Vũ trung tùy bút Đầu thế kỉ XIX
3.Hoàng Lê nhất thống chí Cuối Thế kỉ XVIII, đầu TK XIX
4.Truyện Kiều (Đoạn trường tân thanh) Thế kỉ XIX
Giải thích đúng các tác phẩm trên ( mỗi tác phẩm là 0.5 điểm)
Tùy theo nội dung kiến thức, phương pháp diễn đạt của HS để cho điểm, cần khuyến khích ý tưởng sáng tạo, cách thức lập luận chặt chẽ, trong sáng.
Số phận: Đau khổ, bất hạnh, oan khuất, tài hoa, bạc mệnh, hồng nhan đa truân
- Nàng Vũ Thị Thiết:
+ Xinh đẹp, chung thuỷ, hiếu thảo, hết lòng vì chồng vì con
+ Không được sum họp vợ chồng hạnh phúc
+ Một mình nuôi mẹ già, dạy con trẻ
+ Bị chồng nghi oan, phải tìm đến cái chết, vĩnh viễn không thể đoàn tụ
 với gia đình
- Nàng Kiều:
+ Tài sắc vẹn toàn
+ Bi kịch tình yêu, mối tình tan vỡ
+ Phải bán mình chuộc cha
+ Phải vào lầu xanh 2 lần, 2 lần tự tử, 2 lần làm con ở.
- Liên hệ nêu cảm nhận về vai trò, vị trí của người phụ nữ trong xã hội của ta hôm nay.
Viết văn bản gồm ba phần, phân tích nghệ thuật miêu tả nhân vật của Nguyễn Du qua các đoạn trích trong Truyện Kiều.
Mở bài (nêu vấn đề nghệ thuật miêu tả nhân vật);
Thân bài (Các ý chính cần có, (1) Nguyễn Du sử dụng bút pháp miêu tả ước lệ của văn thơ cổ kết hợp với các chi tiết tả thực nên nhân vật có gương mặt riêng, khá sinh động, (2)chú ý đến hoàn cảnh xuất hiện các nhân vật, miêu tả ngoại hình kết hợp với hành vi, ngôn ngữ để bộc lộ tính cách nhân vật (3) đặc biệt thành công trong việc phân tích, miêu tả tâm lí nhân vật (4) cách miêu tả tâm lí nhân vật của Nguyễn Du mang tính biến hóa, linh hoạt và đa dạng nên đã tạo ra được hàng loạt các nhân vật sống động, trở thành các điển hình của cuộc sống.
Kết bài: Đánh giá khái quát, khẳng định giá trị.
0.25
0.25
0.25
0.25
1
1
1
1
0.5
4
0.5
Duyệt của tổ trưởng
16/10/2010
Leâ Lónh nam

Tài liệu đính kèm:

  • docGANV9TUAN11CHUAN.doc