Giáo án Lớp 9 Môn Ngữ văn - Tuần 15

Giáo án Lớp 9 Môn Ngữ văn - Tuần 15

I.Mục tiêu :

- Cảm nhận được giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện Chiếc lược ngà.

II. Kiến thức chuẩn:

1. Kiến thức:

- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một đoạn truyện chiếc iược ngà.

- Tình cảm cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh.

- Sự sáng tạo trong nghệ thuật xây dựng tình huống truyện, miêu tả tâm lí nhân vật.

 

doc 8 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1572Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 9 Môn Ngữ văn - Tuần 15", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GANV9T15 TIẾT :71- 14
NS : 08/11 ND :15 - 20
TIẾT :71 - 72
CHIẾC LƯỢC NGÀ
I.Mục tiêu :
- Cảm nhận được giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện Chiếc lược ngà.
II. Kiến thức chuẩn:
1. Kiến thức:
- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một đoạn truyện chiếc iược ngà.
- Tình cảm cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh.
- Sự sáng tạo trong nghệ thuật xây dựng tình huống truyện, miêu tả tâm lí nhân vật.
2. Kĩ năng:
- Đọc – hiểu văn bản truyện hiện đại sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
- Vận dụng kiến htức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để cảm nhận một văn bản truyện hiện đại.
III.Hướng dẫn – thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG 
Hoạt động 1-Khởi động
- Ổn định tổ chức:
- Kiểm tra bài cũ:
 -Hãy tóm tắt đôi nét về tiểu sử của nhà văn Nguyễn Thành Long?
 -Hãy cho biết nội dung chính của văn bản Lặng lẽ Sapa?
-Giới thiệu bài:”Chiếc Lược Ngà”,một truyện ngắn khá hay của nhà văn Nguyễn Quang Sáng nói vế một hoàn cảnh éo le của cha con ông Sáu trong thời chiến tranh.
Hoaït ñoäng 2:Đọc – hiểu văn bản.
Hướng dẫn HS tìm hiểu bài:
GV gọi Hs đọc phần tiều dẫn để tìm hiểu về tác giả và một số từ khó:
H.Nêu nhũng hiểu biết của em về tác giả và tác phẩm?
H. Nêu bố cục của văn bản?
-GV gọi HS đọc văn bản và lần lượt trả lời các câu hỏi tìm hiểu văn bản
H:Văn bản được chia làm mấy đoạn? Ý chính của mỗi đoạn.
 H. Cho biết đại ý của văn bản?
-Hoạt động 03 Phân tích:
- Đọc lại phần 01 cảu văn bản:
.Phân tích nỗi niềm của người cha sau bao thời gian xa cách:
H:Sau nhiều năm xa cách với nổi nhớ thương, ông Sáu không kìm được vui mừng khi phút đầu nhìn thấy con. Nhưng ngược lại thái độ của bé Thu thế nào? Chi tiết nào cho ta thấy điều đó?
 H:Tình cảm của ông Sáu đối với con như thế nào trong thời gian công tác? Những tình cảm ấy được thể hiện qua những hành động, việc làm nào?
:Lí do nào khiến bé Thu không nhận anh Sáu là cha ?
H:Từ đó em nhận xét gì về bé Thu cũng như tình cảm của em dành cho cha? H:Khi biết anh Sáu là cha, Thu có thái độ và hành động gì?
H:Qua đó em hiểu tâm trạng của bé Thu lúc bấy giờ ra sao? 
H:Từ đó em nhận xét gì về tính cách của nhân vật Thu? ( Tình cảm sâu sắc, mạnh mẽ)
H. Em có nhận xét gì về các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản:
H:Trong truyện có mấy tình huống? Diễn ra như thế nào?
H:Người kể ở đây là ai? Có tác dụng gì trong việc chuyển tải nội dung của truyện?
-Hoạt động 4: Ý nghỉa văn bản:
Hoạt động 4: Luyện tập
+Các nhóm thực hành bài tấp1 tại lớp
+Tổ chức báo cáo và nêu ý kiến phản biện (nếu có)
+Bài tập 2 thực hành ở nhà.
Hoạt động 06:Hướng dẫn tự học:
- Đọc, nhớ những chi tiết nghệ thuật đặc sắc trong đoạn trích.
- Nắm được những kiến thức bài học, tìm các chi tiết minh chứng cho những nội dung này.
- Tìm hiểu những giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản Cố hương.
-Lắng nghe
-Ghi tựa bài
-Thảo luận tìm hiểu bài:
 +Tìm hiểu tác giả và tác phẩm
 +Giải thích một số từ khó
-Chốtè
-Các nhóm đọc văn bản:
 +Trao đổi các vấn đề GV đăt ra
 +Đồng thuận các vấ đề sau:
- Thực hiện theo yêu cầu của 
Giáo Viên
&Phân tích thái độ của bé Thu:
(không nhìn ra anh Sáu là cha và dửng dưng không tỏ vẻ vui mừng)
- Thảo luận, nhận xét
+Tình cảm của ông Sáu đối với con:
(Ân hận vì đánh con,làm cây lược bằng ngà tặng con)
&Lí do bé Thu không nhận ông Sáu là cha:( vì ba không giống trong hình vì ba có cái sẹo ..)
 &Nhận xét về bé Thu:
( Tâm lí tự nhiên, đứa bé có cá tính  Trong sự cứng đầu ẩn chứa sự kiêu hãnh trẻ thơ về tình yêu dành cho người cha)
 &Tâm trạng bé Thu vào lúc nầy:
(sự nghi ngờ đã được giải toả, Thu cảm thấy ân hận hối tiếc. Tình cảm bấy lâu bị dồn nén nay bùng Ra mạnh mẽ, hối hã cuống quít xen lẫn sự hối tiếc)
Thực hiện theo yêu cầu của 
Giáo Viên
Thảo luận tổng kết văn bản.
 +Dựa vào phần phân tích tổng kết nội dung.
+Nhận xét về nghệ thuật:
(Các tình huống diễn ra đầy kịch tính,xây dựng cốt chuyện chặt chẽ).
-Các nhóm thực hành bài tập 1 ở lớp
 +Bài tập 2 thực hành ở nhà.
Lắng nghe và thực hành theo yêu cầu của GV
-Khởi động
I.Tìm hiểu chung
 1/Tác giả :
 Nguyễn Quang Sáng sinh năm 1932, quê tỉnh An Giang. Ông tham gia cách mạng từ thời kì kháng chiến chống Pháp, ở chiến trường Nam bộ. Năm 1954, ông tập kết ra miền Bắc, bắt đầu viết văn và sáng tác văn học
 -Những năm chống Mĩ ông trở về miền Nam chiến đấu và sáng tác văn học.
 -Ông sáng tác nhiều thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết  hầu như chỉ viết về cuộc sống và con người Nam bộ trong hai cuộc kháng chiến cũng như sau hoà bình.
 2/Tác phẩm :
 Chiếc lược ngà được viết năm 1966 và được đưa vào tập truyện cùng tên.
 3/ Bố cục:Văn bản có thể chia ra
hai phần.: Trước khi nhận ra cha , sau khi nhận ra cha.
 4.Đãi ý:Tình cảm sâu nặng của cha con ông Sáu trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh.
II. Phân tích:
1.Nội dung:
a.Nỗi niềm của người cha:
- Lần đầu tiên gặp con: thuyền còn chưa câp bến, ông Sáu đã nhảy thót lên bờ, vừa gọi, vừa chìa tay đón con.
- Những ngày đoàn tụ: ông Sáu quan tâm, chờ đợi con gái gọi mình là cha.
- Những ngày xa con:ông sáu thực hiện lời hứa với con, làm cây lược ngà.Giờ phút cuối trước lúc hi sinh, người chiến sĩ ấy chỉ yên lòng khi biết cây lược sẽ được chuyển đến tận tay con gái.
b. Niềm khao khát tình cha con của người con:
 + Từ chối sự quan tâm chăm sóc của ông Sáu vì nghĩ rằng ông không phải là cha mình.
+Khi hiểu ra, tình cảm tự nhiên của bé Thu được thể hiện qua tiếng gọi cha đầu tiên và qua hành động.
2.Nghệ thuật:
- Tạo tình huống truyện éo le.
- Có cốt truyện mang yếu tố bất ngờ.
- Lựa chọn người kể chuyện là bạn ông Sáu, chứng kiến toàn bộ câu chuyện, thấu hiểu cảnh ngộ và tâm trạng của nhân vật trong truyện.
1.Nội dung:
Là câu chuyện cảm động về tình cha con sâu nặng.Chiếc lược ngà cho ta biết thêm về những mất mát to lớn của chiến tranh mà nhân dân ta đã trãi qua trong cuộc kháng chiến chống Mĩ.
2.Nghệ thuật:
- Xây dựng cốt truyện chặt chẽ, nhiều yếu tố bất ngờ hợp lí
-Miêu tả sâu sắc tâm lí nhân vật 
-Ngôi kể hợp lí.
IV. Luyện tập
+Bài tập 1:Thái độ và hành động trái ngược của bé Thu thực ra lại xuất phát từ sự nhất quán trong suy nghĩ và tính cách của em.
 +Bài tập 2:Nếu chọn vai kể là bé Thu thì nên dùng lối hồi tưởng.
V.Hướng dẫn tự học:
Cho biết diễn biến tâm trạng của bé Thu khi gặp anh Sáu? 
-Điều đó cho ta thấy gì về tình cảm của bé Thu đối với cha?
- Nhận xét về những nét đặc sắc nghệ thuật trong văn bản ?
-Học thuộc bài 
TIẾT :73 
ÔN TẬP TIẾNG VIỆT
( CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI...CÁCH DẪN GIÁN TIẾP)
I.Mục tiêu :
 Củng cố một số nội dung phần Tiếng Việt đã học ở học kì I.
II. Kiến thức chuẩn:
1.Kiến thức:
- Các phương châm hội thoại .
- Xưng hô trong hội thoại.
- Lời dẫn trực tiếp , lời dẫn gián tiếp.
2. Kĩ năng:
- Khái quát một số kiến thức Tiếng Việt đã học về phương châm hội thoại, xưng hô trong hội thoại, lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp.
III.Hướng dẫn – thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG 
-Hoạt động 1-Khởi động
- Ổn định tổ chức:
- Kiểm tra bài cũ:
 GV kiểm tra bài tập ở nhà của HS về chương trình địa phương đã học
-Giới thiệu bài:bài học nầy giúp ta hệ thống hóa kiến thức tiếng Việt đã học
Hoạt động 2:Hình thành kiến thức
Hướng dẫn HS tìm hiểu bài:
-Ôn lại các nội dung phương châm hội thoại đã học: (Làm việc trong 4 nhóm)
-
Hướng dẫn HS nêu một ví dụ mà trong đó một hay nhiều pcht không được tuân thủ? 
-
Ôn lại các từ ngữ xưng hô: Hỏi HS
-Nêu và phân tích phương châm xưng hô cơ bản trong tiếng Việt?
-Ngoài các đại từ xưng hô,trong tiếng Việt còn có thể sử dụng các loại danh từ nào để xưng hô?
-Hãy cho biết thế nào là cách dẫn trực tiếp,thế nào là cách dẫn gián tiếp?
-Chuyển cách nói trực tiếp trong đoạn trích SGK thành cách nói gián tiếp?
-Phân tích sự thay đổi về từ ngữ trong lời dẫn gián tiếp so với lời đối thoại?
Hoạt động 06:Hướng dẫn tự học:
- Chuẩn bị cho phần kiểm tra tiếng Việt
-Lắng nghe
-Ghi tựa bài
-Thảo luận tìm hiểu bài:
 +Ôn lại các pcht
 +Từng nhóm nêu ý kiến
-Chốtè
-04 nhóm kể 04 tình huống giao tiếp
-GV chọn một tình huống giao tiếp điển hình để hướng dẫn HS thấy sự vi phạm pcht
-Các nhóm ôn lại tình huống cơ bản về xưng hô trong hội thoại.
-Phân tích tiếp việc chọn các danh từ chỉ quan hệ thân thuộc,chỉ chức vụ,nghề nghiệptrolng xưng hô.
-Ôn lại về sự phân biệt giữa cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp?
-Thực hành bài tập trong SGK
- Thực hiện theo yêu cầu của 
Giáo Viên
Lắng nghe và thực hành theo yêu cầu của GV
-Khởi động
I. Hình thành kiến thức
 1Nội dung các phương châm hội thoại:
 Phương châm về lượng:không thiếu , không thừa.
- Phương châm về chất:không được nói những điều mà mình không tin...
 -Phương châm quan hệ:tránh nói lạc đề.
 -Phương châm cách thức:nói ngắn gọn, rành mạch, tránh cách nói mơ hồ.
-Phương châm lịch sự:cần tế nhị và tôn trọng người khác.
 2.Kể một tình huống giao tiếp:
Trong giớ Vật lí,thầygiáo hỏi một HS cứ mãi nhìn ra cửa sổ:
 -Em cho biết sóng là gì?
 -Học sinh :Thưa thầy “sóng”là bài thơ của Xuân Quỳnh.
Tình huống trên đã vi phạm phương châm quan hệ (HS tìm thêm các tình huống vi phạm khác)
 II.Từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt và cách dùng chúng:
 -Người nói cần căn cứ vào tình huống của đặc điểm giao tiếp để xưng hô cho thích hợp
 Ví dụ: 
+Đối với người trên:bác-cháu
+Đối với bạn bè:bạn-tớ.
-Xưng thì khiêm, hô thì tôn: Khi xưng hô thì người nói tự xưng mình một cách khiêm nhường và gọi người đối thoại một cách tôn kính
-Trong tiếng Việt,để xưng hô,có thể dùng không chỉ các đại từ xưng hô,mà còn có thể dùng các danh từ chỉ quan hệ thân thuộc,danh từ chỉ chúc vụ,nghề nghiệp,tên riêng
III.Sự phân biệt giữa cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp:
 1.Ôn lại khái niệm:
 -Cách dẫn trực tiếp: Nhắc lại nguyên vẹn lời của người khác 
 - Cách dẫn gián tiếp:Nhắc lại ý người khác
 2.Chuyển sang lời dẫn gián tiếp:
 Vua Quang Trung hỏi Nguyễn Thiếp là quân Thanh sang đánh,nếu nhà vua đem quân ra chống cự thì khả năng thắng hay thua như thế nào.
 Nguyễn Thiếp trả lời rằng giờ trong nước trống không,lòng người tan rã,quân Thanh ở xa tới,không biết tình hình quân ta yếu hay mạnh,không hiểu rõ thế nên đánh nên giữ ra sao,vua Quang Trung ra Bắc không quá mười ngày quân Thanh sẽ bị dẹp tan.
-Những thay đổi từ ngữ đáng chú ý:
 +Trong lời đối thoại:Tôi,chúa công
 +Trong lời dẫn gián tiếp:Nhà vua,vua Quang Trung
 +Từ chỉ địa điểm:Đây-tỉnh lược
 +Từ chỉ thời gian:Bây giớ,bấy giờ: 
IV. Hướng dẫn tự học:
+Xem lại kĩ các phần ôn tập trên
+Xem lại các phần kiến thức về TV và văn học,giờ sau kiểm tra.
Cố gắng tự thực hành thêm một số bài tập khác.
TIẾT:74
KIỂM TRA PHẦN TIẾNG VIỆT
I.Mục tiêu :
 -Đánh giá lại các kiến thức cớ bản đã học ở lóp 9 và cả trong bậc học THCS
 -GV kịp thời điều chỉnh phương pháp giảng dạy.
II. Kiến thức chuẩn:
1.Kiến thức:
 -Đánh giá lại các kiến thức cớ bản đã học ở lóp 9 và cả trong bậc học THCS
2. Kĩ năng:
-GV kịp thời điều chỉnh phương pháp giảng dạy.
- Ổn định tổ chức:
- Kiểm tra bài cũ:
 -Kiểm tra sự chuẩ bị của HS
-Giới thiệu bài:Tiết kiểm tra đánh giá mức độ nhận thức về tiếng Việt
 -Hướng dẫn – thực hiện:
-Hoạt động 1-Khởi động
-Ghi tựa bài:Kiểm ra tiếng Việt
-Hoạt động2 :Tiến hành tiết kiểm tra
 +Phát đề cho HS
 +Quản lý,theo dõi HS thực hành tốt bài kiểm tra.thu bài của HS
-GV dặn dò HS chuẩn bị cho tiết kiểm tra văn học vào ngày thứ sáu
Hoạt động 03:Hướng dẫn tự học:
- Xem lại các nội dung đã được hướng dẫn chữa.
- Tìm hiểu phần chuẩn mực sử dụng từ?
- Chẩn bị các nội dung, yêu câù của bài học trên , tuần sau chúng ta sẽ trau đổi.
Trường THCS Thạnh Phú Kiểm tra Tiếng Việt Điểm
Lớp:72 Thời gian:45phút 
Họ và tên:.
-Câu 1: (2 đ)
 1.Hãy tìm ở cột bên phải các yêu cầu của mỗi phương châm hội thoại được liệt kê ở cột bên trái.(1 đ)
1.Phương châm về lượng.
2.Phương châm về chất.
3.phương châm lịch sự.
a) Biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe.
b) Lời nói chẳng mất tiền mua
 lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
2.Phần in đậm trong hai câu thơ sau là lời dẫn trực tiếp (1đ) :
 Họ tên rằng : “ Mã Giám Sinh “,
 Hỏi quê rằng : “ Huyện Lâm Thanh cũng gần “.
A.Đúng B. Sai
 -Câu 2:(1đ )
 3.Từ ngữ nào sau đây không phải là từ vay mượn từ tiếng nước ngoài ? ( 0.5đ )
 A.Xà phòng B.Hiểm nguy C.Lô gich D. xôn xao
 4. Trong các cặp từ sau đây, cặp từ nào không phải là cặp từ trái nghĩa ? ( 0.5đ 
A. Yêu-ghét C.Giàu - nghèo
B.Nông- sâu D.Chó-mèo 
Câu 3:(2 đ )
5/ Hãy giải thích đúng các từ đã nêu ở cột bên trái vào cột bên phải? (1.5 điểm)
1.Chung thủy
2.Chung tình
3.Hậu quả
6. Hoàn thành khái niệm sau: (0.5đ)
Rèn luyện...
là việc thường xuyên phải làm để trau dồi vốn từ.
Câu 4: ( 5 đ )
7.Nêu các khái niệm của các biện pháp tu từ: so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, nhân hóa, nói quá.Mỗi khái niệm cho một ví dụ minh họa? (5d )
Duyệt của tổ trưởng
Ngày 13/11/2010
Lê Lĩnh Nam

Tài liệu đính kèm:

  • docGANV9TUAN15CHUAN.doc