Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiếng Việt: Trau dồi vốn từ

Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiếng Việt: Trau dồi vốn từ

Tiếng Việt: TRAU DỒI VỐN TỪ

A. Mục tiêu: Giúp HS:

 - Hiểu đ¬ược tầm quan trọng của việc trau dồi vốn từ. Muốn trau dồi vốn từ tr¬ước hết phải rèn luyện để biết đ¬ược đầy đủ và chính xác nghĩa và cách dùng của từ. Ngoài ra muốn trau dồi vốn từ còn phải biết cách làm tăng vốn từ.

 - Rèn luyện kĩ năng dùng từ đúng.

 - Giáo dục HS tính cẩn thận khi dùng từ.

B.Chuẩn bị:

 - GV: Nghiên cứu kĩ sgk +sgv, bảng phụ.

 - HS: Đọc kĩ các ví dụ và trả lời các câu hỏi sgk

C. Tiến trình tổ chức các hoạt động :

 HĐ 1: Khởi động

 a. Kiểm tra bài cũ :

 - Thuật ngữ là gì? Nêu đặc điểm của thuật ngữ ? Cho ví dụ để minh hoạ?

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 600Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiếng Việt: Trau dồi vốn từ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần7	Ngày soạn: 26/9/08
Tiết 33	Ngày dạy: 1/10/08
Tiếng Việt: TRAU DỒI VỐN TỪ
A. Mục tiêu: Giúp HS:
 	- Hiểu được tầm quan trọng của việc trau dồi vốn từ. Muốn trau dồi vốn từ trước hết phải rèn luyện để biết được đầy đủ và chính xác nghĩa và cách dùng của từ. Ngoài ra muốn trau dồi vốn từ còn phải biết cách làm tăng vốn từ.
 	- Rèn luyện kĩ năng dùng từ đúng.
	- Giáo dục HS tính cẩn thận khi dùng từ.
B.Chuẩn bị:
 	- GV: Nghiên cứu kĩ sgk +sgv, bảng phụ.
	- HS: Đọc kĩ các ví dụ và trả lời các câu hỏi sgk
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động :
 	HĐ 1: Khởi động
	 a. Kiểm tra bài cũ :
 	- Thuật ngữ là gì? Nêu đặc điểm của thuật ngữ ? Cho ví dụ để minh hoạ?
 	b. Bài mới
Hoạt động
Nội dung
HĐ 2 : Hình thành kiến thức mới.	
- HS đọc ví dụ ở sgk
- H: Em hiểu ý kiến trên như thế nào?(Nội dung gồm mấy ý? Khuyên chúng ta làm gì?)
-GV treo bảng phụ về lỗi dùng từ sai .
- H: Xác định lỗi dùng từ trong các câu trên và sửa lại cho đúng.
- HS trao đổi nhóm, đại diện nhóm xác định lỗi diễn đạt sai của 3 câu trên và sửa lại. 
- Lớp nhận xét, bổ sung. GV nhận xét chung.
- H: Như vậy muốn vận dụng tốt vốn từ của mình thì trước hết phải làm gì?
- HS đọc ghi nhớ sgk.
- GV chuyển ý.
- HS đọc ví dụ sgk.
- H: Em hiểu gì về ý kiến của Tô Hoài?
- H: Nguyễn Du đã trau dồi vốn từ của mình bằng cách nào ? Tìm dẫn chứng minh họa?
-H: Muốn trau dồi vốn từ ngoài hiểu chính xác nghĩa của từ để dùng cho đúng còn trau dồi bằng cách nào nữa?
- Hs đọc ghi nhớ sgk
HĐ 3:
- GV treo bảng phụ → yêu cầu HS lên bảng xác định.
- HS dưới lớp làm vào vở, nhận xét.
- HS đọc yêu cầu của bài tập 2
- HS thảo luận nhóm, đại diện trình bày. Lớp nhận xét, bổ xung.
- GV nhận xét chung.

- HS đọc yêu cầu bài tập 3.
- HS suy nghĩ độc lập và trả lời.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét chung.
I. Rèn luyện để nắm vững nghĩa của từ và cách dùng từ
1. Ví dụ:
* Ví dụ 1
- Tiếng Việt giàu và đẹp có khả năng đáp ứng mọi nhu cầu giao tiếp của ngời Việt.
- Mỗi cá nhân phải không ngừng trau rồi vốn từ. 
* Ví dụ 2 
a) Từ thừa: Đẹp.(thắng cảnh → cảnh đẹp)
b) Từ sai: Dự đoán (dự đoán → đoán trước tình hình sự việc nào đó có thể xảy ra trong tương lai ). Thay từ : Phổng đoán, ước đoán, ước tính.
c) Từ sai: Đẩy mạnh ( đẩy mạnh là “ thúc đẩy cho phát triển nhanh lên’’). Từ thay mở rộng hay thu hẹp.
2. Kết luận:
- Ghi nhớ sgk
II. Rèn luyện để làm tăng vốn từ .
1. Ví dụ:
- Cơ sở sáng tạo ngôn ngữ của Nguyễn Du là: Học ở lời ăn, tiếng nói của nhân dân.
+ “Cỏ áy bóng tà”→Từ “áy” là từ xuất phát của nhân dân Thái Bình.
+ “Bén duyên tơ ” -> học từ “Tơ bén” tiếng nói thông dụng của người hái dâu nuôi tằm.
=> Trau dồi vốn từ bằng cách học hỏi để biết thêm những từ mà mình chưa biết.
2. Kết luận
- Ghi nhớ :sgk
III. Luyện tập
	Bài tập 1: Chọn cách giải thích đúng
	-Hậu quả→Kết quả xấu
	-Đoạt→Chiếm được phần thắng
	-Tinh tú→Sao trên trời (nói khái quát)
	Bài tập 2: Xác định nghĩa của yếu tố Hán Việt
	a.Tuyệt
	-Dứt,không còn gì:tuyệt chủng(bị mất hẳn nòi giống), tuyệt giao(cắt đứt giao thiệp), tuyệt tự(không có người nối dõi), tuyệt thực(nhịn đói không chịu ăn để phản đối - một hình thức đấu tranh)
	b.Đồng(Hs tự làm)
	Bài tập 3: Sửa lỗi dùng từ
	a.Dùng sai từ “im lặng”→ thay bằng từ “yên tĩnh,vắng lặng ...”
	b.Dùng sai từ “thành lập”→ thay bằng từ “thiết lập ...”
	c.Dùng sai từ “cảm xúc”→ thay bằng từ “xúc động, cảm phục”
	d.Dùng sai từ “dự đoán” → thay bằng từ “phỏng đoán, ước đoán, ước tính”
 HĐ 4 : Củng cố - dặn dò:
 * HS làm BTTN trên bảng phụ.
 1. Muốn sử dụng tốt vốn từ của mình trước hết chúng ta phải làm gì?
 a. Phải nắm được đầy đủ và chính xác nghĩa của từ và cách dùng từ.
 b. Phải biết sử dụng thành thạo các câu chia theo mục đích nói.
 c. Phải nắm được các từ có chung nét nghĩa.
 d. Phải nắm chắc các kiểu cấu tạo ngữ pháp của câu.
 2. Nối từ ở cột A với nội dung ở cột B sao cho thích hợp.
A
B
1. Đồng âm
a. là những lời hát dân gian truyền miệng của trẻ em, thường kèm theo một trò choi nhất định.
2. Đồng bào
b. là những người cùng học một thầy.
3. Đồng dao
c. là những từ có cách phát âm giống nhau nhưng nghĩa khác nhau.
4. Đồng môn
d. là một thể truyện dành cho trẻ em, trong đó loài vật và các vật vô tri được nhân cách hóa để tạo nên một thế giới thần kì thích hợp với trí tưởng tượng của trẻ em.
e. là những người cùng một giống nòi, một đất nước, một tổ quốc.
 - Về nhà học bài, làm các bài tập còn lại. Chuẩn bị viết bài tập làm văn hai tiết.
 * Đáp án: Câu 1 – a ; Câu 2: 1 – c; 2 – e; 3 – a; 4 – b; 
D. Rút kinh nghiệm: ...
.
.
.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 33.doc