Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tuần 16 - Tiết 76, 77, 78: Cố hương

Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tuần 16 - Tiết 76, 77, 78: Cố hương

Giúp học sinh:

 - Thấy được tinh thần phê phán sâu sắc xã hội cũ và niềm tin trong sáng vào sự xuất hiện tất yếu của cuộc sống mới, xã hội mới.

 - Thấy được màu sắc trữ tình đậm đà của tác phẩm “Cố hương”, việc sử dụng thành công các biện pháp nghệ thuật so sánh và đối chiếu, việc kết hợp nhuần nhuyễn nhiều phương thức biểu đạt trong tác phẩm.

 

doc 4 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1871Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tuần 16 - Tiết 76, 77, 78: Cố hương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 16
Tiết 76, 77, 78: Cố Hương
Tiết 79, 80: Ôn tập tập làm văn
Tiết 76, 77, 78
CỐ HƯƠNG
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 
	Giúp học sinh:
	- Thấy được tinh thần phê phán sâu sắc xã hội cũ và niềm tin trong sáng vào sự xuất hiện tất yếu của cuộc sống mới, xã hội mới.
	- Thấy được màu sắc trữ tình đậm đà của tác phẩm “Cố hương”, việc sử dụng thành công các biện pháp nghệ thuật so sánh và đối chiếu, việc kết hợp nhuần nhuyễn nhiều phương thức biểu đạt trong tác phẩm. 
II. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 
	1 / Ổn định: 
	2 / Kiểm tra bài cũ: 
	- Tóm tắt truyện “Chiếc lược ngà”
	- Tình cảm của bé Thu dành cho ông Sáu như thế nào? 
	- Tình thương con sâu nặng của ông Sáu bộc lộ ra sao? 
	3 / Giới thiệu bài: 
	4 / Tiến trình hoạt động dạy và học: 
Họat động của thầy và trò
Ghi bảng
* Hoạt động 1: Đọc và phân tích bố cục của truyện.
- Giáo viên cho học sinh đọc từng phần.
- Nhận xét đọc.
- Giới thiệu tác giả như sách giáo khoa.
- Tìm hiểu chú thích.
* Phân tích bố cục của truyện.
Bố cục chia ra gồm 3 phần lớn:
- Từ đầu... làm ăn sinh sống Þ Tôi, trên đường về quê. 
- Tinh mơ sáng... sạch trơn như quét Þ Tôi, những ngày ở quê. 
- Thuyền chúng tôi... đến hết Þ Tôi, trên đường xa quê. 
?- Nhận xét xem phần đầu và phần cuối truyện tác giả sử dụng không gian như thế nào? Thời gian ra sao? 
- Về: không gian: Đi trên con thuyền, dưới bầu trời u ám, về cố hương. 
- Về: thời gian: Trong đêm khuya. 
- Đi: không gian: Trên con thuyền có thêm mẹ và cháu. 
- Đi:Thời gian: Buổi hoàng hôn. 
Þ Đầu cuối tương ứng. 
?- Cốt truyện diễn ra theo trình tự nào? 
- Theo trình tự thời gian. 
* Trong phần 2 có thể chia ra nhiều đoạn nhỏ. 
- Cuộc gặp gỡ với thím Hai Dương 
- Cuộc gặp gỡ với Nhuận Thổ. 
?- Nhận xét cách kể trong đoạn này. 
- Hiện tại + hồi ức Þ Sự lựa chọn của tác giả. 
- Khi người mẹ nhắc đến Nhuận Thổ thì chưa cho nhân vật này xuất hiện ngay. Mục đích làm tăng sự mong đợi, sự khao khát mãnh liệt. 
* Hoạt động 2: Tìm phương thức biểu đạt của truyện. 
?- Cho biết phương thức biểu đạt chủ yếu của truyện? 
- Tự sự. 
?- Ngoài phương thức biểu đạt tự sự trong truyện còn sử dụng những phương thức nào? 
- Biểu cảm, miêu tả, lập luận. 
?- Tác dụng của các phương thức này. Tìm vài câu sử dụng các phương thức ấy. 
- Phương thức biểu cảm: Đóng vai trò quan trọng vì truyện có nhiều yếu tố hồi ký, biểu cảm giúp tác giả biểu lộ cảm xúc, tình cảm của mình. 
- Phương thức miêu tả: Giúp chúng ta hình dung sự việc một cách cụ thể nhất là sự thay đổi ở làng quê, ở người bạn cũ. 
- Phương pháp lập luận: Tác dụng phê phán xã hội phong kiến, đặt ra vấn đề con đường đi của nông dân, của toàn xã hội. 
?- Tóm tắt câu chuyện Cố hương (4 câu). 
* Hoạt động 3: Tìm hiểu nhân vật chính và nhân vật trung tâm. 
?- Trong truyện có mấy nhân vật chính? 
- 2 nhân vật.
?- Nhân vật nào là nhân vật trung tâm? Vì sao? 
- Nhân vật trung tâm là tôi, vì nhân vật này là đầu mối của toàn bộ câu chuyện, có quan hệ với toàn bộ hệ thống nhân vật.
?- Trên đường về quê tác giả đã thấy những cảnh vật gì? Có cảm giác gì? 
?- Nhận xét về cảnh làng quê của tác giả?
- Nghèo hơn, thê lương hơn, tàn tạ.
- Cảm giác buồn vì mục đích về quê để vĩnh biệt ngôi nhà, từ giã làng cũ nên lòng đã không vui.
?- Những ngày ở quê, tác giả đã nhớ lại những kỷ niệm gì? Gặp ai?
- Kỷ niệm về thời thơ ấu, trong ký ức tôi, một cảnh tượng thần tiên kỳ dị, nhớ về Nhuận Thổ, một người bạn thời tuổi thơ, ngang tuổi, tài giỏi, biết nhiều truyện lạ lùng lắm, kể không xiết.
- Nhớ về chị Hai Dương gọi là nàng Tây Thi đậu phụ, chị tỏ vẻ bất bình, xin xỏ, tức giận.
?- Thái độ của Nhuận Thổ đối với tác giả khi gặp nhau?
(Đọc trang 203)
- Dáng điệu cung kính, chào rất rành mạch: “Bẩm ông”.
?- Từ thái độ của Nhuận Thổ, tác giả đã có cảm giác gì?
- Bức tường ngăn cách.
?- Tác giả ra đi trong không gian, thời gian nào?
- Về quê, ra đi đều trên con thuyền, lúc về vào lúc ban đêm, ra đi vào lúc hoàng hôn. Tác giả chọn thời điểm ban đêm cho phù hợp tâm trạng nhân vật.
?- Lúc ra đi, tác giả mang tâm trạng ra sao?
- Ảo não.
?- Dù buồn vì phải dời quê, vì cuộc sống ghèo khổ nhưng trong thâm tâm tác giả lại mong ước điều gì trong tương lai?
?- Niềm mong ước ấy thể hiện được nhận thức của tác giả như thế nào trong cuộc sống?
- Có những suy nghĩ tích cực.
- Mong cuộc sống phải thay đổi.
?- Từ những suy nghĩ trên, tác giả đưa ra một lập luận “Cũng giống như những con đường trên mặt đất; kỳ thực trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi”. Nêu ý nghĩa của hình ảnh con đường?
- Muốn đạt tới một thành quả của bất kỳ một công việc nào, nhất thiết phải trải qua lao động và tranh đấu bền bỉ.
- Tác giả mong muốn xóa bỏ những bất công, ước vọng thế hệ trẻ phải sống yên vui, hạnh phúc, sống một cuộc sống tươi đẹp, một cuộc đời mới.
- Đặt ra vấn đề con đường đi của nông dân của xã hội, để mọi người suy ngẫm.
?- Nhân vật Nhuận Thổ lúc bé ra sao? 
?- Còn hiện tại, khi Nhuận Thổ gặp lại tác giả, lúc này Nhuận Thổ thay đổi như thế nào?
?- Nghệ thuật gì đã được sử dụng khi kể về Nhuận Thổ? (hồi ức, đối chiếu)
?- Qua những việc đối chiếu ấy, tác giả phản ánh được điều gì?
- Tình cảnh sa sút của xã hội Trung Quốc.
- Thực trạng đáng buồn của nông dân.
?- Từ những cảm nhận của tác giả về người bạn cũ. về cuộc đời thê lương để khao khát cuộc sống tốt đẹp hơn cho mọi người.
* Hoạt động 5: Đọc 3 đoạn văn.
* Đọc 3 đoạn văn trang 208 câu 5.
?- Cho biết phương thức sử dụng và ý nghĩa?
- Đoạn a: Phương thức tự sự (có kết hợp biểu cảm). Làm nổi bật quan hệ gắn bó giữa hai người bạn thời thơ ấu.
- Đoạn b: Phương thức miêu tả kết hợp biện pháp hồi ức, đối chiếu, làm nổi bật ngoại hình của Nhuận Thổ, qua đó thấy được tình cảnh sống điêu đứng của Nhuận Thổ và nông dân miền biển.
- Đoạn c: Dùng phương thức lập luận, mong muốn thay đổi.
* Nêu nội dung của văn bản.
- Cho HS đọc phần ghi nhớ.
I. Đọc và hiểu chú thích.
- Chú thích.
- Tác Giả: Lỗ Tấn (SGK).
- Bố cục: 3 phần.
 + Từ đầu... sinh sống Þ Tôi trên đường về quê. 
 + Tinh mơ... như quét Þ Tôi ở quê. 
 + Đoạn còn lại Þ Tôi trên đường xa quê.
- Phương thức biểu đạt: Tự sự, biểu cảm, miêu tả, lập luận.
- Tóm tắt: Nhân vật tôi về quê lần cuối cùng. Tôi cảm nhận được sự thay đổi, sự nghèo khó của làng quê, của Nhuận Thổ. Tôi rời quê ra đi với niềm mong ước cuộc sống sau này sẽ tốt đẹp hơn.
II. Tìm hiểu văn bản:
 1. Nhân vật tôi.
 a. Trên đường về quê:
- Về thăm làng cũ thấy thôn xóm tiêu điều, hoang vắng, im lìm.
- Lòng tôi se lại.
- Về vĩnh biệt ngôi nhà yêu dấu, từ giã làng cũ...
Þ Cảnh tàn tạ của quê hương và cảm giác buồn man mác.
 b. Những ngày ở quê:
- Trong ký ức... cảnh tượng thần tiên, kỳ dị.
- Cùng Nhuận Thổ bẫy chim... biết nhiều chuyện.
- Chị Hai Dương.
- Điếng người đi.
- Có một bức tường dày ngăn cách.
 c. Lúc rời quê ra đi:
- Thuyền chúng tôi thẳng tiến.
- Ngôi nhà cũ xa dần, phong cảnh làng cũ cũng mờ dần.
- Ảo não.
- Tôi mong ước chúng nó sẽ không giống chúng tôi.
- Chúng nó cần phải sống một cuộc đời mới.
“Cũng giống như những con đường... đi mãi thì thành đường thôi”
Þ đặt ra vấn đề con đường đi của con người, xã hội.
 2. Nhân vật “Nhuận Thổ”.
 a. Nhuận Thổ lúc còn thơ (trước đây).
- Khuôn mặt tròn trĩnh, nước da bánh mật, đầu đội mũ lông chiên, cổ đeo vòng bạc.
- Biết nhiều chuyện lạ lùng lắm.
 b. Nhuận thổ lúc đứng tuổi (hiện nay).
- Cao gấp 2 trước, vàng xạm, nếp răn sâu hóm, mũ lông chiên rách bươm, áo bông mỏng dính.
- Người co ro cúm rúm, nói không ra tiếng.
Þ Nghệ thuật hồi ức, đối chiếu tình cảm sa sút, cuộc sống đói nghèo của nông dân.
 3. Nghệ thuật:
- Phương thức tự sự.
- Phương thức miêu tả.
- Phương thức lập luận.
	5/ Luyện tập
	- Bài tập 1, 2 trang 209.
	6/ Dặn dò:
	- Soạn: “Những đứa trẻ”.
	- Ôn tập chuẩn bị thi HK1.

Tài liệu đính kèm:

  • doc16-76_CoHuong.doc