Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tuần 17 - Tiết 84- 85: Những đứa trẻ

Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tuần 17 - Tiết 84- 85: Những đứa trẻ

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

 Giúp HS rung cảm với những tâm hồn tuổi thơ trong trắng, sống thiếu tình thương và nghệ thuật kể chuyện của Go-rơ-ki trong đoạn trích tiểu thuyết tự thuật này.

II. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

 1. Ổn định.

 2. Kiểm tra bài cũ: Bài “Cố hương”

 - Em hãy cho biết phương thức biểu đạt chủ yếu của truyện?

 + Phương thức tự sự.

 

doc 4 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 4739Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tuần 17 - Tiết 84- 85: Những đứa trẻ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 17
Tiết 84- 85
 NHỮNG ĐỨA TRẺ
	 Mac-xim Go-rơ-ki
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
	Giúp HS rung cảm với những tâm hồn tuổi thơ trong trắng, sống thiếu tình thương và nghệ thuật kể chuyện của Go-rơ-ki trong đoạn trích tiểu thuyết tự thuật này. 
II. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 
	1. Ổn định. 
	2. Kiểm tra bài cũ: Bài “Cố hương”
	- Em hãy cho biết phương thức biểu đạt chủ yếu của truyện? 
	+ Phương thức tự sự. 
	+ Một truyện ngắn có yếu tố hồi ký.
	+ Phương thức biểu đạt chủ yếu là tự sự song biểu cảm là phương thức biểu đạt có vai trò rất quan trọng (thể hiện tình cảm, nguyện vọng, quan điểm). 
	- Nêu nội dung của truyện. 
	3. Giới thiệu bài mới: 
	Tình bạn là thứ tình cảm trong sáng, nhất là tình bạn trong thời thơ ấu. Những kỷ niệm về bạn bè của nhà văn luôn có một dấu ấn sâu đậm. Chính vì thế nhà văn Nga đã thuật lại một cách sinh động tình bạn thân thiết của mình qua văn bản “Những đứa trẻ”.
	4. Tiến trình tổ chức các hoạt động
Hoạt động của thầyvà trò
Phần ghi bảng
* Hoạt động 1: Đọc và tìm hiểu chú thích
Hướng dẫn học sinh học: 
 + Phần 1: Giọng vô tư hồn nhiên. 
 + Phần 2: Giọng mạnh mẽ lẫn rụt rè. 
 + Phần 3: Giọng tươi vui tin tưởng. 
– Nhận xét các đọc của học sinh. 
?- Em hãy trình bày những hiểu biết của em về tác giả Go-rơ-ki và tác phẩm. 
– HS đọc chú thích (*) / SGK/ 217
?- Với đoạn trích này nhân vật “tôi” (tác giả) muốn kể lại chuyện gì? 
- Chuyện về mối quan hệ giữa tác giả và ba người con của viên đại tá láng giềng.
?- Em thử tìm bố cục của đoạn trích, giữa phần 1 và phần 3 đã có sự kết nối sao? 
- Cách triển khai có nghệ thuật của người kể chuyện, các yếu tố chủ chốt “Những đứa trẻ”, “những con chim”. “truyện cổ tích”, “người dì ghẻ”, “người bà hiền hậu” được lập lại gây ấn tượng lắng đọng.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu văn bản
 Bắt đầu vào hoạt động tìm hiểu văn bản, GV có thể nhắc lại một số sự kiện xảy ra trước đoạn trích nầy. 
?- Vì sao câu chuyện bên giếng, Aliosa được mời gọi cùng chơi?
- Trước đó, do cha cấm đoán nên ba đứa trẻ không dám, mặt khác các em cũng chưa hiểu Aliosa; bọn trẻ hiểu được sự dũng cảm và thiện chí của Aliosa.
?- A-li-o-sa cảm thấy rằng thế nào khi giao kết với ba đứa trẻ con nhà đại tá? Vì sao như vậy? 
- Aliosa rất thích thú nhận ra các bạn cũng có nổi buồn: mồ côi mẹ, muốn nuôi chim nhưng sợ bố, cũng bị đòn roi; thế giới tuổi thơ hồn nhiên, trong trẻo.
?- Ai là người cản trở tình bạn của những đứa trẻ? Tình bạn của những đứa trẻ đã bị cấm đoán như thế nào? Hãy tìm đọc và phân tích những chi tiết. 
?- Những chi tiết nào nói lên thái độ của đại tá với bọn trẻ? Phản ứng của Aliosa ra sao đối với lão đại tá? 
- Đại tá là người nghiêm khắc. Ông ta dùng roi đòn để giáo dục con cái. Ông ta cấm con không được chơi với Aliosa. Thái độ của đại tá là độc đoán, hách dịch. Ông ta thẩm vấn lạnh lùng, thô bạo. 
Câu hỏi thảo luận: 
	Tình bạn tuổi thơ trong trắng đã để lại ấn tượng sâu sắc gì cho Aliosa và làm cho Aliosa nhớ rõ và thuật lại một cách cảm động mối quan hệ giữa mình và ba đứa con trai đại tá Ôp- xi- an- ni- cốp? 
	- Ba đứa con của đại tá Ôp-xi-an-ni-cốp thuộc tầng lớp quan chức giàu sang nên bị cấm đoán không được chơi với Aliosa, thuộc tầng lớp dân thường. 
	- Aliosa và ba đứa trẻ con nhà đại tá có hoàn cảnh sống thiếu tình thương giống nhau nên chúng dễ gần nhau và trở nên thân thiết, Aliosa mất bố, mẹ đi lấy chồng khác, lại thường bị ông ngoại đánh đòn, chỉ có bà ngoại là người hiền hậu, ba đứa trẻ kia tuy sống trong cảnh giàu sang nhưng cũng chẳng sung sướng gì, mẹ chết, sống với dì ghẻ, cũng lại bị bố cấm đoán, đánh đòn...... 
* Hoạt động 3: Đi sâu tìm hiểu 3 đứa trẻ hàng xóm qua cảm nhận của Aliosa. 
?- Tuy bị cấm đoán, cản trở nhưng tình bạn tuổi thơ vẩn cứ tiếp diễn và càng trở nên thân thiết. Trong cảm nhận của Aliosa, những người bạn trẻ của mình thật đáng yêu, thật tội nghiệp. Aliosa đã khắc hoạ hình ảnh của “ba anh em nhà ấy” ra sao? Bằng những chi tiết nào? 
– Khi kể chuyện mẹ chết, chúng ngồi sát vào nhau giống như những “chú gà con”. (So sánh chính xác) 
- Khi đại tá Ôp- xi- an- ni- cốp bất chợt xuất hiện, mắng. “tức thì cả mấy đứa trẻ lặng lẽ bước ra khỏi chiếc xe và đi vào nhà, khiến tôi nghĩ đến những con ngỗng ngoan ngoãn” (So sánh chính xác) ® vừa thể hiện thế giới bên ngoài vừa thể hiện thế giới nội tâm của chúng. Chúng bị bố áp chế. 
* Hoạt động 4: Đây là bước hoạt động tiếp tục làm sáng tỏ nghệ thuật kể chuyện của Go-rơ-ki. Không khí cổ tích đã được nhà văn lồng vào trong câu chuyện đời thường làm cho người đọc thật sự rung cảm trước những tâm hồn trẻ thơ trong trắng, sống thiếu tình thương. 
?- Em hãy chỉ ra những chi tiết đời thường và cổ tích mà nhà thơ đã đan xen nhau vào nhau khi kể chuyện? 
?- Những chi tiết, hình ảnh đó gợi cho em suy nghĩ gì?
?- Chi tiết hình ảnh “dì ghẻ” và “mẹ khác” (mẹ khác thì gọi là dì ghẻ) có liên quan gì với nhau? 
- Aliosa liên tưởng ngay đến mụ dì ghẻ độc ác trong truyện cổ tích.
?- Chi tiết người “mẹ thật” (mẹ thật của các cậu thế nào cũng sẽ về, rồi các cậu xem!) thể hiện điều gì trong suy nghĩ cũa Aliosa? 
- Aliosa như đang đi lạc vào một thế giới huyền hoặc xa xăm của cổ tích, nói với chính bản thân mình: Không được ư? Trời ơi, biết bao nhiêu lần những người chết thậm chí đã bị xé ra từng mảnh mà chỉ cần vảy cho chút ít nước phép là sống lại, có biết bao nhiêu người chết mà không chết thật do phép thuật của bọn phù thủy.
?- Hình ảnh người bà (bà ngoại) có vai trò như thế nào trong cuộc sống và suy nghĩ của Aliosa? 
- Một bà ngoại rất nhân hậu, thường kể chuyện cho chú nghe và bây giờ chú kể lại cho các bạn, chổ nào quên thì chạy vào hỏi bà. 
?- Cảm nhận chung về người bà (bà nội, bà ngoại)
– Có lẽ các bà đều tốt ® người bà trong cổ tích.
?- “Bà tớ ngày trước...”, “trước kia”, “đã có thời..” Tại sao đứa con lớn của ông đại tá nói như vậy? ® Aliosa không nhắc đến tên mấy đứa bạn trẻ. Tại sao? 
- Câu chuyện tình bạn của bọn trẻ sống thiếu tình thương mang ý nghĩa khái quát hơn và đậm đà màu sắc cổ tích hơn.
* Thảo luận: 
?- Qua câu chuyện, em hiểu gì về nhân vật Aliosa và tình bạn của trẻ em? 
– A-li-o-sa là một chú bé thông minh, thích kết bạn chân thành, nhân hậu, không thích sự cấm đoán bất công. Bằng linh cảm của một tấm lòng nhân hậu, không thích sự cấm đoán bất công. Bằng linh cảm của một tấm lòng nhân hậu, chú nhận rõ cái tốt, cái xấu và kiên quyết bảo vệ cái tốt, bảo vệ tình bạn hồn nhiên trong sáng. Ở A-li-o-sa có sự hồn nhiên trong sáng của trẻ thơ kết hợp với sự dứt khoát, cứng cỏi của người hiểu biết. 
* Hoạt động 5: Cho hs thực hiện phần “Tổng kết”
?- Học xong đoạn trích “Những đứa trẻ” em có cảm nghĩ gì về nghệ thuật kể chuyện và nội dung đoạn trích? 
- Kể chuyện sinh động. 
- Tình bạn thân thiết, bất chấp những cản trở trong 
 quan hệ xã hội. 
- HS đọc ghi nhớ trang 219. 
* Hoạt động 6: Luyện tập 
I. Đọc và tìm hiểu chú thích: 
 1) Tác giả: Mác – xim Go-rơ-ki (1868 – 1936), nhà văn Nga, tên thật Alếch-xây-Pê-scôp. 
 2) Tác phẩm: Trích chương IX tác phẩm “Thời thơ ấu” cuốn đầu tiên trong bộ ba tiểu thuyết nghệ thuật. 
 3) Bố cục và các mối liên kết: 
- “Có đến  cúi xuống”: Tình bạn tuổi thơ trong trắng 
- “Trời đã  nhà lao”: Tình bạn bị cấm đoán. 
– Còn lại: Tình bạn vẫn cứ tiếp diễn. 
II. Tìm hiểu văn bản: 
 1) Những đứa trẻ sống thiếu tình thương. 
– Các cậu có bị ăn đòn không? 
– Mà bố cũng chẳng cho nuôi. 
– Có nhưng là mẹ khác  
® nỗi buồn của 3 đứa trẻ. 
– Đứa nào đây? 
– Đứa nào gọi nó sang? 
– Cấm không được đến nhà tao! 
– Ông ta làm tôi sợ đến phát khóc . . 
® A- li- o- sa bị cấm đoán. 
2) Ba đứa trẻ hàng xóm: (những quan sát và nhận xét tinh tế)
– “Chúng ngồi sát vào nhau giống như những chú gà con” A-li-o-sa thông cảm với nỗi bất hạnh của các bạn nhỏ. 
_ “Khiến tôi lại nghĩ đến những con ngỗng ngoan ngoãn”
– “  tôi nhớ lại thì không bao giờ chúng nói một lời nào về bố và dì ghẻ” A-li-o-sa thông cảm với cuộc sống thiếu tình thương của các bạn trẻ. 
3) Chuyện đời thường và vườn cổ tích: 
- Mẹ khác – dì ghẻ”
- Mẹ thật của các cậu ”
- Có lẽ tất cả các bà đều rất tốt, bà tớ ngày trước cũng rất tốt ”
- “ ngày trước  trước kia, đã có thời ” ý nghĩa khái quát, đậm đà màu sắc cổ tích. 
III. Tổng kết: 
 Ghi nhớ trang 219
IV. Luỵên tập: 
- Đọc diễn cảm một đoạn mà em thích.
– Hãy phát biểu cảm nghĩ của em về người bà trong văn bản.
- Nêu những suy nghĩ của em về tình bạn của tác giả và 3 đứa trẻ. 
	4. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài: 
	- Đọc lại văn bản “Những đứa trẻ”. 
	- Học “Ghi nhớ”ù.
	- Ôn tập để chuẩn bị thi học kỳ 1.

Tài liệu đính kèm:

  • doc17-84_NhungDuaTre.doc