Mục đích cần đạt:
Giúp HS:
- Nắm được nội dung phương châm quan hệ, phương châm cách thức và phương châm lịch sự. - Biết vận dụng những phương châm này trong giao tiếp.
II. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy và học:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Thế nào là phương châm về lượng? Cho ví dụ.
- Thế nào là phương châm về chất? Cho ví dụ.
Tuần: 2 Tiết: 8 CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI (tt) I. Mục đích cần đạt: Giúp HS: - Nắm được nội dung phương châm quan hệ, phương châm cách thức và phương châm lịch sự. - Biết vận dụng những phương châm này trong giao tiếp. II. Tiến trìønh tổ chức hoạt động dạy và học: 1. Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ: - Thế nào là phương châm về lượng? Cho ví dụ. - Thế nào là phương châm về chất? Cho ví dụ. - Sửa bài tập. 3. Giới thiệu bài: Chúng ta đã học phương châm về lượng và về chất, ngoài 2 phương châm này còn có một số phương châm nữa mà chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay 4. Tiến trình hoạt động: Hoạt động 1: ?- Thành ngữ “Ông nói gà. Bà nói vịt” dùng để chỉ tình huống hội thoại như thế nào? - Thành ngữ này dùng để chỉ tình huống hội thoại trong đó mỗi người nói một đằng, không khớp nhau, không hiểu nhau. Ngoài ra còn có những thành ngữ có nghĩa tương tự: - Ông nói một đằng, bà nói một nẻo. - Ông chẳng, bà chuộc. - Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược. - Ông nói sấm, bà nói chớp. ?- Vậy điều gì sẽ xảy ra khi nếu xuất hiện những tình huống hội thoại như vậy? Nếu xuất hiện những tình huống hội thoại như thế thì con người sẽ không giao tiếp với nhau được và những hoạt động của xã hội sẽ trở nên rối loạn. ?- Như vậy trong giao tiếp chúng ta cần nói như thế nào? Nói đúng đề tài, tránh nói lạc đề. Cho HS đọc ghi nhớ. Hoạt động 2: ?- Thành ngữ “Dây cà ra dây muống”, “lúng búng như ngậm hột thị” dùng để chỉ những cách nói như thế nào? Thành ngữ 1: dùng để chỉ cách nói dài dòng, rườm rà. Thành ngữ 2: dùng để chỉ cách nói ấp úng không thành lời, không rành mạch. ?- Nhận xét xem cách nói ấy ảnh hưởng ra sao trong giao tiếp? Cách nói ấy làm cho người nghe khó tiếp nhận hoặc tiếp nhận không đúng nội dung, khiến cho giao tiếp không đạt kết quả mong muốn. ?- Qua đó, em có thể rút ra điều gì về giao tiếp? Cần chú ý cách nói ngắn gọn rành mạch. Cho HS đọc lại truyện cười “mất rồi”. ?- Vì sao ông khách lại có sự hiểu lầm như vậy? Vì cậu bé trả lời quá ngắn gọn với khách, thiếu từ xưng hô, không cho chủ ngữ nên gây ra sự hiểu lầm. ?- Theo em cậu bé phải trả lời như thế nào? (thảo luận) Phải trả lời rõ ràng, cụ thể, có lời xưng hô, có CN. Ví dụ: - Thưa bác, bố cháu đã về quê. (Hoặc) - Thưa bác, bố cháu về quê có để lại mảnh giấy dặn dò nhưng cháu làm cháy mất rồi. ?- Như vậy, qua câu chuyện có thể thấy trong giao tiếp cần phải tuân thủ điều gì? Cần tránh nói mơ hồ, không rõ ràng. Cho HS đọc ghi nhớ 2. Hoạt động 3: Cho HS đọc truyện “Người ăn xin”. ?- Vì sao ông lão ăn xin và cậu bé trong câu chuyện đều cảm thấy như mình đã nhận được từ người kia một cái gì? Tuy cả 2 người đều không có của cải, tiền bạc gì nhưng cả 2 đều cảm nhận được tình cảm mà người kia đã dành cho mình, đặc biệt là tình cảm của cậu bé đối với ông lão ăn xin. Đối với một người ở vào hoàn cảnh bần cùng (già, đôi mắt đỏ hoe, nước mắt giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi) Cậu bé không hề tỏ ra khinh miệt, xa lánh và lời nói hết sức chân thành, thể hiện sự tôn trọng và quan tâm đến người khác. ?- Qua câu chuyện em rút ra bài học gì? Trong giao tiếp dù địa vị xã hội và hoàn cảnh của người đối thoại như thế nào đi nữa thì người nói cũng phải chú ý đến cách nói tôn trọng đối với người đó. Không phải vì cảm thấy người đối thoại thấp kém hơn mình mà dùng lời lẽ thiếu lịch sự. HS đọc đoạn trích truyện Kiều. ?- Nêu sắc thái, lời nói của Từ Hải nói với Thúy Kiều? Từ Hải dùng những lời lẽ tao nhã nói với Kiều, dù bấy giờ Kiều là cô gái có địa vị tận cùng XH. “Từ rằng... ... ai vào có không”. ?- Kiều dùng lời nói có sắc thái ra sao khi nói về mình và với Từ Hải. Kiều nói về mình một cách khiêm nhường (cỏ nội, hoa hèn, thân bèo bọt). Kiều nói về Từ Hải bằng những lời lẽ rất trân trọng. “Thưa rằng... ... Dám phiền mai sau”. ?- Điểm chung trong lời nói của Từ Hải và Thúy Kiều với các nhân vật trong mẩu truyện “Người ăn xin” là gì? Bốn con người khác nhau về giới tính, tuổi tác, hoàn cảnh ở hai tình huống giao tiếp khác nhau nhưng có điểm chung là lời nói của họ rất lịch sự có văn hóa: tế nhị, khiêm tốn, tôn trọng người khác. HS đọc ghi nhớ. Hoạt động 4: Luyện tập. Trang 25, 26, 27. Dặn dò: Học ghi nhớ, Làm bài tập 5. PHẦN GHI BẢNG I. Phương châm quan hệ: “Ông nói gà, bà nói vịt”. Þ Nói lạc đề, cần nói đúng vào đề tài. - Ghi nhớ 1. II. Phương châm cách thức: “Dây cà ra dây Muống”. Þ Nói dài dòng. “Lúng búng như ngậm hột thị” Þ Nói mơ hồ, cần nói rõ ràng. - Ghi nhớ 2. III. Phương câm lịch sự: “Rộng thương cỏ nội hoa hèn Chút thân bèo bọt dám phiền mai sau”. Þ Nói tế nhị, khiêm tốn. - Ghi nhớ 3. IV. Luyện tập: Làm bài tập 1, 2, 3, 4.
Tài liệu đính kèm: