Giáo án Ngữ văn 9 - Năm học 2011 - 2012 - Tuần 9

Giáo án Ngữ văn 9 - Năm học 2011 - 2012 - Tuần 9

 Tiết 16; 17- Văn bản:

CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG

 (Trích Truyền kì mạn lục)

 - Nguyễn Dữ -

1. Mục tiêu.

 a) Về kiến thức: Giúp học sinh nắm được cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong một tác phẩm truyện truyền kì. Hiện thực về số phận của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ cũ và vẻ đẹp truyền thống của họ.

 - Sự thành công của tác giả về nghệ thuật kể chuyện; mối liên hệ giữa tác phẩm và truyện Vợ chàng Trương.

 b) Về kỹ năng: - Rèn kỹ năng vận dụng kiến thức đã học để đọc-hiểu tác phẩm viết theo thể loại truyền kì.

 - Cảm nhận được những chi tiết nghệ thuật độc đáo trong tác phẩm tự sự có nguồn gốc dân gian. Kể lại được truyện.

 c) Về thái độ:

 - Giáo dục lòng cảm thông, yêu mến những người phụ nữ thời phong kiến.

 

doc 34 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 698Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Năm học 2011 - 2012 - Tuần 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 4: NGỮ VĂN – BÀI 3; 4
Kết quả cần đạt
 - Qua Chuyện người con gái Nam Xương, thấy được đức tính truyền thống và số phận oan trái của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến, những thành công về nghệ thuật kể chuyện của tác giả.
 - Hiểu được tiếng Việt có một hệ thống từ ngữ xưng hô rất phong phú, tinh tế, giàu sắc thái biểu cảm. Biết sử dụng từ ngữ xưng hô một cách thích hợp trong giao tiếp.
 - Nắm được cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp lời của một người hoặc của một nhân vật.
 - Hiểu được một trong những cách quan trọng để phát triển từ vựng tiếng Việt là phát triển nghĩa của từ ngữ trên cơ sở nghĩa gốc của chúng.
Ngày soạn: 30/8/2011
Ngày dạy:
9A: //2011
9B: //2011
 Tiết 16; 17- Văn bản:
CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG
 (Trích Truyền kì mạn lục) 
 - Nguyễn Dữ -
1. Mục tiêu.
 a) Về kiến thức: Giúp học sinh nắm được cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong một tác phẩm truyện truyền kì. Hiện thực về số phận của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ cũ và vẻ đẹp truyền thống của họ.
	- Sự thành công của tác giả về nghệ thuật kể chuyện; mối liên hệ giữa tác phẩm và truyện Vợ chàng Trương.
 b) Về kỹ năng:	- Rèn kỹ năng vận dụng kiến thức đã học để đọc-hiểu tác phẩm viết theo thể loại truyền kì. 
	- Cảm nhận được những chi tiết nghệ thuật độc đáo trong tác phẩm tự sự có nguồn gốc dân gian. Kể lại được truyện.
 c) Về thái độ: 
	- Giáo dục lòng cảm thông, yêu mến những người phụ nữ thời phong kiến.
2. Chuẩn bị của GV và HS.
 a) Giáo viên: Đọc SGK, SGV, nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án.
 b) Học sinh : Học bài cũ, đọc và chuẩn bị bài theo câu hỏi SGK.
3. Tiến trình bài dạy.
 * Ổn định tổ chức: 
	- Kiểm tra sĩ số: 9A:.; 9B:.
	- Lớp phó báo cáo việc chuẩn bị bài ở nhà của học sinh 
 a) Kiểm tra bài cũ (Miệng- 5 phút)
 	* Câu hỏi: Trong văn bản “Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em” phần Nhiệm vụ đã nêu ra những điểm nào? Phân tích tính chất toàn diện của nội dung này?
	* Đáp án - biểu điểm: 
2 điểm - Bản tuyên bố đã xác định nhiệm vụ từ tăng cường sức khoẻ và chế độ dinh dưỡng đến phát triển giáo dục cho trẻ em.
4 điểm - Từ các đối tượng cần được quan tâm hàng đầu như trẻ em bị tàn tật, trẻ em có hoàn cảnh sống đặc biệt khó khăn, các bà mẹ đến việc củng cố gia đình, môi trường xã hội.
2 điểm - Từ đảm bảo quyền bình đẳng nam nữ đến khuyến khích trẻ em tham gia vào sinh hoạt văn hoá xã hội.
2 điểm - (học sinh lấy ví vụ trong văn bản)
 * Đặt vấn đề vào bài mới (1 phút): Tại huyện Nam Xương nay huyện Lý Nhân – Hà Nam có xã Vũ Điền và ba xã nữa có đền thờ người con gái tên là Vũ Thị Thiết hay còn gọi là Vũ Nương. Kể từ khi nàng mất đến nay đã năm thế kỉ, từ Lê Thánh Tông- vị vua anh minh văn võ song toàn đến các nhà khoa bảng “Cưỡi đầu thiên hạ đã bao phen” như Nguyễn Khuyến đều không khỏi rơi lệ xót xa thương cho số phận nàng và đã gửi gắm niềm thương cảm của mình vào những bài thơ để vịnh “Miếu vợ chàng Trương”. Đó là một nhân vật có thật nằm trong truyện “Truyền kì mạn lục”. Để nắm được nội dung truyện, chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
 b) Dạy nội dung bài mới: (35 phút)
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
ND GHI BẢNG
HS- Đọc chú thích dấu sao (T.48, 49)
 ?- TB: Em hãy trình bày sự hiểu biết của mình về tác giả Nguyễn Dữ?
HS- Nêu – giáo viên ghi bảng
GV- Tuy chưa rõ năm sinh năm mất nhưng theo các tài liệu để lại có thể đoán định ông sống vào nửa thế kỉ XVI, là học trò xuất sắc của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Ông học rộng, tài cao nhưng chỉ làm quan một năm rồi xin nghỉ do chán ghét việc tranh giành quyền binh của các tập đoàn phong kiến. Một người nổi tiếng tinh thông triết lí, là nhà thơ lớn của dân tộc, một danh nhân văn hoá, giàu lòng yêu nước thương dân, uy tín của ông rất lớn, chẳng những vua chúa phải nể trọng mà nhân dân cũng tôn kính. Nguyễn Dữ và người thầy của mình sống dưới chế độ phong kiến nhà hậu Lê. Qua một thời kì phát triển rực rỡ cuối thế kỉ XV, đến đây đã bắt đầu lâm vào tình trạng khủng hoảng. Các tập đoàn phong kiến Lê – Mạc – Trịnh tranh giành quyền lực, gây nên bạo loạn liên miên. Chán nản trước thời cuộc lại chịu ảnh hưởng của thầy học (Nguyễn Bỉnh Khiêm đã cáo quan về ở ẩn nơi thôn dã) Nguyễn Dữ sau khi thi đỗ hương cống, chỉ làm quan có một năm rồi cáo quan về sống ẩn dật ở vùng núi Thanh Hoá. Đó là cách phản kháng của nhiều tri thức tâm huyết đương thời.Trong thời gian ấy “Chả mấy mươi sương” chân không bước tới thị thành, Nguyễn Dữ đã dày công sưu tầm, chỉnh lí viết lại các truyện cổ lưu truyền trong dân gian thành tập "Truyền kì mạn lục”. 
?- TB: Hãy nêu khái niệm thể truyền kì, truyền kì mạn lục?
HS- Dựa vào SGK để trả lời
GV- Truyện truyền kì là loại văn xuôi tự sự có nguồn gốc từ văn học Trung Quốc, thịnh hành từ đời Đường. Các nhà văn nước ta về sau đã tiếp nhận thể loại này để viết lên những tác phẩm phản ánh cuộc sống và con người, cảnh đất nước mình. Nổi tiếng là Thánh Tông di thảo (Lê Thánh Tông), Truyền kì mạn lục (Nguyễn Dữ), Truyền kì tân phả (Đoàn thị Điểm), truyện truyền kì thường mô phỏng những cốt truyện dân gian hoặc dã sử vốn đã được lưu truyền rộng rãi trong nhân dân, sau đó bằng tài năng của mình các tác giả đã sáng tạo, sắp xếp lại những tình tiết, bồi đắp thêm cho đời sống các nhân vật, xen kẽ những yếu tố kì ảo...Bởi thế, truyện dù có ma quỷ thần tiên hay yêu tinh nhưng mạch chính vẫn là chuyện có thật, chuyện trần thế có đời sống số phận...
 - Truyền kì mạn lục là đỉnh cao của thể loại này, từng được xem là một áng “thiên cổ kì bút” (áng văn hay nhất của ngàn đời) viết bằng chữ Hán.
 Tác phẩm gồm hai mươi truyện, đề tài khá phong phú. Có truyện đả kích thẳng vào chế độ phong kiến lúc suy tàn, vạch mặt bọn tham quan ô lại, hôn quân bạo chúa, đứng về phía nhân dân bị áp bức; có truyện đề cập đến cuộc sống những hoài bão lí tưởng của kẻ sĩ trước thời cuộc; có truyện nói đến tình yêu và hạnh phúc lứa đôi, tình nghĩa vợ chồng ... hầu hết các nhân vật đều là người nước ta.
 Truyện có nguồn gốc từ một truyện dân gian trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam gọi là truyện “Vợ chồng chàng Trương” , truyện cổ tích chỉ thiên về kể những sự việc dẫn tới nỗi oan khuất của Vũ Nương...
- Hiện nay ở huyện Lí Nhân, tỉnh Hà Nam vẫn còn đền thờ Vũ Nương. Cái chết bi thảm của nàng đã từng làm rung động bao tâm hồn thi sĩ, để lại nhiều bài thơ viếng Vũ Thị rất hay, như bài thơ của Lê Thánh Tông. So với truyện cổ tích “Vợ chàng Trương”, “Chuyện người con gái Nam Xương” phức tạp hơn về chi tiết và sâu sắc hơn về cảm hứng nhân văn. Thông qua tác phẩm Nguyễn Dữ đã thể hiện niềm cảm thông đối với số phận bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến, đồng thời khẳng định những phẩm chất tốt đẹp của họ. Về nghệ thuật đây là một tác phẩm xuất sắc thể hiện óc sáng tạo dồi dào, sự kết hợp hài hoà giữa yếu tố tự sự và chất trữ tình, giữa thực và ảo.
GV- Hướng dẫn cách đọc: Yêu cầu đọc diễn cảm, chú ý phân biệt tự sự với lời đối thoại, đọc các câu văn biền ngẫu trong lời thoại cho chính xác, ngắt nghỉ đúng chỗ.
- GV đọc từ đầu đến mẹ ở nhà mới khỏi lo lắng vì con được.
HS- Ba học sinh đọc đến hết
- Học sinh nhận xét cách đọc của bạn – giáo viên sửa chữa những sai sót.
?- Yếu : Hãy giải thích: Tư dung, dung hạnh, nghi gia nghi thất?
 - Học sinh dựa vào phần chú thích trả lời.
?- KH: Em hãy tóm tắt ngắn gọn văn bản? 
 - Vũ Nương và Trương Sinh lấy nhau, đang sum họp đầm ấm thì triều đình bắt lính, Trương Sinh ra đi. Nàng ở nhà phụng dưỡng mẹ già, nuôi con nhỏ. Vũ Nương sinh ra đứa bé trai đặt tên là Đản. Bà mẹ ốm đau rồi mất, nàng lo việc ma chay, tế lễ như đối với cha mẹ đẻ của mình
 - Việc quân kết thúc, Trương Sinh trở về, bế con ra thăm mộ mẹ. Đứa con ngây thơ kể chuyện thường có một người đàn ông, tối nào cũng đếnNghe con nói vậy Trương Sinh cho là vợ hư, mắng nhiếc vợ. Vợ trình bày sự thật nhưng nhưng chàng không tin. Nàng tắm gội sạch sẽ và chạy ra bến Hoàng Giang ngửa mặt lên trời khấn thần phật rồi gieo mình xuống sông mà chết.
 - Một đêm, chàng ngồi buồn dưới ngọn đèn khuya chợt đứa con nhìn thấy bóng chàng ở trên vách nói rằng: “Cha Đản lại đến kia kìa”. Bấy giờ chang mới tỉnh ngộ, thấu nỗi oan của vợ nhưng đã muộn rồi
 - Có một người cùng làng với Vũ Thị Thiết tên là Phan Lang. Một đêm Phan nằm mơ thấy người con gái áo xanh đến xin than mạng. Sáng dậy, có một người thuyền chài đem biếu một con rùa mai xanh, Phan sực nhớ đến giấc mộng, đem thả con rùa đó xuống sông
 - Quân Minh (Trung Quốc) kéo quân sang xâm lược nước ta. Nhiều người sợ hãi chạy trốn ra bể không may đắm thuyền đều chết đuối cả, trong đó có Phan Lang. Linh phi ngày còn nhỏ là con rùa xanh đã cứu mạng Phan Lang.
 - Linh Phi đặt yến tiệc để thiết đãi ân nhân. Phan Lang gặp Vũ Nương. Linh Phi sai sứ giả đưa Phan Lang trở về cõi trần. Vũ Nương gửi một chiếc trâm hoa vàng về cho chồng
 - Về đến nhà, Phan Lang đem chuyện kể lại với Trương Sinh. Trương Sinh bèn lập một đàn tràng ở bến Hoàng Giang. Vũ Nương trở về trên một chiếc kiệu hoa, đứng ở giữa dòng mà nói vọng vào “thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa” rồi bóng nàng loang loáng mở nhạt và biến đi mất.
?- TB: Nêu đại ý của truyện?
 - Đây là câu chuyện về số phận oan nghiệt của một người phụ nữ có nhan sắc, có đức hạnh dưới thời phong kiến. Chỉ vì một lời nói ngây thơ của con trẻ mà bị nghi ngờ, bị sỉ nhục, bị đẩy đến bước đường cùng phải tự kết thúc cuộc đời mình để giải tỏ tấm lòng trong sạch. Tác phẩm cũng thể hiện ước mơ ngàn đời của nhân dân là người tốt bao giờ cũng được đền trả xứng đáng, dù chỉ là ở một thế giới huyền bí.
?- TB: Truyện có thể chia làm mấy đoạn? Nêu ý chính của mỗi đoạn?
HS- Truyện chia làm ba đoạn:
 + Đoạn 1- Từ đầu đến “với cha mẹ đẻ mình”: Cuộc hôn nhân giữa Trương Sinh và Vũ Nương, sự xa cách vì chiến tranh và phẩm hạnh của nàng trong thời gian xa cách.
 + Đoạn 2- Tiếp theo đến “nhưng việc trót đã qua rồi”: Nỗi oan khuất và cái chết bi thảm của Vũ Nương.
 + Đoạn 3- Còn lại: Cuộc gặp gỡ giữa Phan Lang và Vũ Nương trong động Linh Phi, Vũ Nương được giải oan.
- Để nắm được nghệ thuật, nội dung của truyện, chúng ta cùng phân tích văn bản.
?- TB: Theo em nhân vật trung tâm, nhân vật chính là ai? Vì sao?
 - Truyện có nhiều nhân vật nhưng Vũ Nương là nhân vật chính- nhân vật trung tâm, vì truyện được kể xoay quanh nhân vật trung tâm này. Vì vậy, chúng ta cùng phân tích nhân vật Vũ Nương.
?- KH: Nhân vật Vũ Nương được miêu tả trong những hoàn cảnh nào?
 - Đó là bốn hoàn cảnh khác nhau sau lời giới thiệu chung: 
 Cảnh1: Vũ Nương trong cảnh sống vợ chồng
 Cảnh 2: Khi tiễn chồng đi lính
 Cảnh 3: Khi xa chồng
 Cảnh 4: Khi bị nghi oan
 - Trong bốn cảnh, phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam qua nhân vật Vũ Nương được thể hiện rõ. Đây là điều biểu hiện rõ nhất sự khác biệt giữa tác phẩm với truyện cổ tích, bởi truyện cổ tích chỉ thiên về cốt truyện và những diễn biến hành động của nhân vật. Còn ở đây, dưới ngòi bút sáng tạo n ... hân biệt rõ lời dẫn thoại là của ai đang nói vói ai, trong lời thoại đó phần nào mà người nghe cần chuyển đến người thứ ba, và người thứ ba đó là ai, và cần phải thêm vào trong câu những từ ngữ thích hợp để nhấn mạnh ý của câu.
Ví dụ: Hôm sau ... Vũ Nương nhân đó cũng đưa gửi một chiếc hoa vàng và dặn Phan Lang nói hộ với chàng Trương rằng nếu chàng còn nhớ chút tình xưa nghĩa cũ thì xin lập một đàn giải oan ở bến sông, đốt cây đèn thần chiếu xuống nước, Vũ Nương sẽ trở về.
I. Cách dẫn trực tiếp. (10’)
 1. Ví dụ:
2. Bài học:
- Dẫn trực tiếp, tức là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật; lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép.
II. Cách dẫn gián tiếp (10’).
Ví dụ:
2. Bài học:
- Dẫn gián tiếp, tức là thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật, có điều chỉnh cho thích hợp, lời dẫn gián tiếp, không đặt trong dấu ngoặc kép.
* Ghi nhớ (SGK - T.54)
III. Luyện tập. (15’)
Bài tập 1(T. 54)
a. Đây là lời dẫn trực tiếp.
b. Là lời dẫn trực tiếp.
Bài tập 2 (T.54 – 55)
3. Bài tập 3( T. 55)
c) Củng cố, luyện tập(2’)
 * Củng cố: GV khái quát lại bài.
 * Luyện tập: Bài học hôm nay có những kiến thức cơ bản nào cần ghi nhớ.
	- HS nhắc lại nội dung bài học.
d) Hướng dẫn học và làm bài ở nhà (2’)
- Học thuộc nghi nhớ, xem lại các ví dụ.
- Làm bài tập còn lại;
- Chuẩn bị bài: Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự (đọc và trả lời theo yêu cầu trong SGK)
Ngày soạn: 07/9/2011
Ngày dạy:
9A: /9/2011
9B: /9/2011
 Tiết 20 - Tập làm văn:
Tự học có hướng dẫn : LUYỆN TẬP TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ
1. Mục tiêu: Giúp học sinh
 a) Về kiến thức: - Ôn lại các yếu tố của thể loại tự sự (nhân vật, sự việc, cốt truyện,). Yêu cầu cần đạt của một văn bản tóm tắt tác phẩm tự sự.
 b) Về kỹ năng: - Rèn luyện kỹ năng tóm tắt một văn bản tự sự theo các mục đích khác nhau.
 c) Về thái độ: - Giáo dục học sinh có thói quen tóm tắt văn bản tự sự khi học các tiết văn bản.
2. Chuẩn bị của GV và HS. 
 a) Giáo viên: Nghiên cứu SGK, SGV, soạn giáo án.
 b) Học sinh: Học bài, đọc và chuẩn bị bài theo câu hỏi trong SGK.
3. Tiến trình bài dạy.
	* Ổn định tổ chức 
	Kiểm tra sĩ số: 9A: ; 9B: ..
	 a) Kiểm tra bài cũ: (3’) 
	- Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh. GV nhận xét đánh giá
 * Đặt vấn đề vào bài mới (1’): Chương trình NV lớp 8 các em đã được học về tóm tắt văn bản tự sự. Để giúp các em khắc sâu lại các kiến thức này, tạo tiền đề tốt cho việc học những nội dung, tính chất khác của tóm tắt văn bản tự sự, tiết học hôm nay chúng ta luyện tập những thao tác này. 
 b) Dạy nội dung bài mới: (37’)
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
ND GHI BẢNG
?- TB: Nhắc lại những kiến thức đã học về tóm tắt văn bản tự sự?
 - Tóm tắt văn bản tự sự là kể lại một cốt truyện để người đọc hiểu được nội dung cơ bản của tác phẩm ấy.
 - Khi tóm tắt cần chú ý:
 + Phải căn cứ vào những yếu tố quan trọng nhất của tác phẩm là: Sự việc và nhân vật chính (hoặc cốt truyện và nhân vật chính) 
 + Có thể xen kẽ những yếu tố bổ trợ, các chi tiết, các nhân vật phụ, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, đối thoại, độc thoại và nội tâm.
GV- Treo bảng phụ ghi tình huống trong SGK (T.58)
HS- Đọc tình huống a,b,c 
?- Yếu :Nêu các yêu cầu của tình huống a,b,c?
a. Kể lại nội dung các chuyện “Chiếc lá cuối cùng” dựa theo truyện ngắn cùng tên của O Hen-ri.
b. Tóm tắt văn bản “Chuyện người con gái Nam Xương” trước khi học trên lớp.
c. Tóm tắt một tác phẩm văn học mà mình yêu thích trong buổi sinh hoạt câu lạc bộ văn học.
?- KH: Để thực hiện yêu cầu của các tình huống đưa ra ta phải làm như thế nào?
- Tình huống a: Phải kể lại các diễn biến nội dung của bộ phim đó được xây dựng trên một tác phẩm văn học em đã được học trong chương trình để người đi xem phim vẫn nắm được (thông thường phim có thể ít nhiều khác với tác phẩm văn học). Muốn vậy, người kể phải bám sát nội dung cốt truyện, nhân vật chính trong phim.
- Tình huống b: Đây là một hình thức buộc người học văn phải trực tiếp đọc tác phẩm trước khi học trên lớp. Vì một khi người học đã tóm tắt được nội dung chính (bao gồm các sự việc tiêu biểu và nhân vật quan trọng) của tác phẩm thì khi học trên lớp sẽ gây được hứng thú hơn.
- Tình huống c: Thực chất đây là việc kể lại một cách tóm tắt những nội dung chính của một tác phẩm văn học mà mình yêu thích, do đó người kể phải trung thực, khách quan, với cốt truyện, nhân vật. Cố gắng hạn chế những thêm thắt, bớt xén không cần thiết hoặc những lời bình chủ quan dài dòng.
?- TB: Qua ba tình huống trên, em hãy rút ra nhận xét về sự cần thiết phải tóm tắt văn bản tự sự?
- Tóm tắt văn bản giúp người đọc, người nghe dễ nắm được nội dung chính của văn bản đó. Do tước bỏ đi những chi tiết nhân vật và các yếu tố phụ không quan trọng, nên văn bản tóm tắt làm nổi bật các sự việc và nhân vật chính. Văn bản tóm tắt thường ngắn gọn nên dễ nhớ.
?- TB: Hãy tìm hiểu và nêu lên các tình huống khác trong cuộc sống mà em thấy cần phải vận dụng kĩ năng tóm tắt văn bản tự sự?
HS- Nêu các tình huống – giáo viên định hướng
VD: Lớp trưởng báo cáo vắn tắt cho giáo viên chủ nhiệm nghe về một trường hợp vi phạm nội qui của lớp. (Sự việc gì? Ai vi phạm? Hậu quả?)
 + Chú công an kể lại một trận truy quét bọn tội phạm ma tuý (Sự việc diễn ra thế nào? có những ai tham gia? kết quả?)
 + Người đi đường kể lại cho nhau nghe về một vụ tai nạn giao thông (Sự việc xảy ra ở đâu? xảy ra thế nào? ai đúng? ai sai?)
GV- Có thể nói, cuộc sống bộn bề muôn mặt, ở đâu hay lĩnh vực nào chúng ta cũng gặp những tình huống phải vận dụng việc tóm tắt văn bản tự sự như trên. Cho nên, có nhà ngôn ngữ cho rằng “đối thoại” được coi là hình thức hoạt động đầu tiên của xã hội loài người, thì “tự sự" cũng chính là hình thức tái tạo hiện thực đầu tiên của xã hội loài người! Và như vậy đã có tự sự trường thiên hàng nghìn trang thì cũng phải có “tự sự tóm tắt” chỉ trong vài trang, vài dòng. Nói như thế để thấy rằng việc tóm tắt văn bản tự sự là một hoạt động có tính phổ cập cao.
HS- Đọc yêu cầu của bài tập 1.
?- KH: Hãy cho biết các sự việc chính đã được nêu đầy đủ chưa? Còn thiếu sự việc nào quan trọng không? Nếu có thì sự việc đó là sự việc gì? Tại sao đó lại là sự việc quan trọng cần phải nêu? Các sự việc nêu trên đã hợp lí chưa?
 - Các sự việc và nhân vật chính mà bạn đã nêu khá đầy đủ của cốt truyện “Chuyện người con gái Nam Xương”. Tuy vẫn thiếu một sự việc quan trọng. Đó là sau khi gieo mình xuống sông tự vẫn (sụ việc thứ tư) một đêm Trương Sinh cùng con trai ngồi bên ngọn đèn, đứa con chỉ chiếc bóng trên tường và nói đó chính là người thường hay tới đêm đêm. Chính sự việc này làm Trương Sinh hiểu ra ngay sau khi vợ chết chứ không phải đợi đến khi Phan Lang trở về kể lại sự việc gặp Vũ Nương dưới động Linh Phi, Trương Sinh mới biết vợ mình oan như sự việc thứ bảy bạn đã nêu. Đó chính là sự việc quan trọng vì nhờ nó mà Trương Sinh hiểu vợ mình bị oan.
?- TB: Các sự việc nêu trên cần thay đổi như thế nào cho hợp lí?
 - Giữ nguyên sự việc một đến sự việc sáu.
 - Bổ sung thêm sự việc: Một đêm Trương Sinh cùng con trai ngồi bên ngọn đèn, đứa con chỉ chiếc bóng trên tường và nói đó chính là người hay tới đêm đêm. Bấy giờ, Trương Sinh mới tỉnh ngộ, thấu nỗi oan của vợ, nhưng việc đã trót qua rồi.
 - Sự việc cuối cùng thứ tám: Trương Sinh nghe Phan Lang kể, bèn lập đàn giải oan trên bến Hoàng Giang... lúc ẩn lúc hiện.
?- KH: Trên cơ sở đã bổ sung đầy đủ và sắp xếp hợp lí các sự việc, nhân vật, hãy viết một văn bản tóm tắt “Chuyện người con gái Nam Xương” khoảng 20 dòng?
GV- Hướng dẫn học sinh viết văn bản tóm tắt – học sinh trình bày bản tóm tắt của mình trong khoảng (10’), các bạn bổ sung ý kiến - Giáo viên nhận xét đánh giá.
VD: Xưa có chàng Trương Sinh vừa cưới vợ xong đã phải đầu quân đi lính, để lại mẹ già, người vợ trẻ là Vũ Thị Thiết, còn gọi là Vũ Nương bụng mang dạ chửa.Trương Sinh đi ít lâu Vũ Nương sinh con trai. Mẹ Trương Sinh chết, Vũ Nương lo ma chay chu tất. Giặc tan, Trương Sinh trở về nhà, nghe lời con nhỏ nghi là vợ mình không chung thuỷ. Vũ Nương bị oan gieo mình xuống sông Hoàng Giang tự vẫn. Một đêm Trương Sinh cùng con trai ngồi bên đèn, đứa con chỉ chiếc bóng bên tường và nói đó là người hay tới đêm đêm. Lúc đó chàng mới hiểu rõ vợ mình đã bị oan. Phan Lang là người cùng làng với Vũ Nương, do cứu mạng thần rùa Linh Phi, vợ vua Nam Hải nên khi chạy nạn chết đuối ở biển đã được Linh Phi cứu sống để trả ơn. Phan Lang gặp lại Vũ Nương trong động Linh Phi, hai người nhận ra nhau và cùng trò chuyện. Nhân việc Phan Lang được trở về trần gian, Vũ Nương bèn gửi chiếc hoa vàng cùng lời nhắn Trương Sinh. Trương Sinh nghe Phan Lang kể, thương nhớ vợ vô cùng, bèn lập đàn giải oan trên bến Hoàng Giang. Vũ Nương trở về ngồi trên chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng lúc ẩn, lúc hiện.
?- Kh: Nếu phải tóm tắt tác phẩm này một cách ngắn gọn hơn, em sẽ tóm tắt như thế nào để người đọc vẫn hiểu được nội dung chính của văn bản?
 - Xưa có chàng Trương Sinh, vừa cưới vợ xong đã phải đi lính. Giặc tan, Trương Sinh trở về, nghe lời con nhỏ, nghi là vợ mình không chung thuỷ. Vũ Nương bị oan, bèn gieo mình xuống sông Hoàng Giang tự vẫn. Một đêm Trương Sinh cùng con trai ngồi bên đèn, đứa con chỉ chiếc bóng trên tường và nói chính là người hay tới đêm đêm. Lúc đó chàng đã hiểu ra vợ mình đã bị oan. Phan Lang tình cờ gặp lại Vũ Nương dưới thuỷ cung. Khi Phan lang được trở về trần gian, Vũ Nương gửi chiếc hoa vàng cùng lời nhắn cho Trương Sinh. Trương Sinh lập đàn giải oan trên bến Hoàng Giang. Vũ Nương trở về ngồi trên chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng, lúc ẩn lúc hiện.
GV- Nhận xét bản tóm tắt của học sinh.
?- TB: Qua tìm hiểu các bài tập và thực hành, em hãy cho biết khi tóm tắt văn bản tự sự phải đảm bảo yêu cầu gì?
- HS nêu – giáo viên ghi bài học.
HS- Đọc ghi nhớ trong SGK.
?- BT2: Kể tóm tắt trước lớp một câu chuyện xảy ra trong cuộc sống mà em đã được nghe hoặc đã chứng kiến.
HS- Chọn, ghi những sự kiện chính ra giấy, sau đó tóm tắt miệng.
GV- Yêu cầu HS trình bày rõ ràng, mạch lạc về câu chuyện cho cả lớp cùng nghe.
- Các bạn khác nhận xét bổ sung.
I. Sự cần thiết của việc tóm tắt văn bản tự sự. 
 (12’)
 1. Ví dụ:
 Tìm hiểu các tình huống
2. Bài học: 
- Tóm tắt văn bản giúp người đọc, người nghe dễ nắm được nội dung chính của văn bản đó.
II. Thực hành tóm tắt một văn bản tự sự. (17’)
Bài tập 
2. Bài học:
 Văn bản tóm tắt phải nêu được một cách ngắn gọn nhưng đầy đủ các nhân vật và sự việc chính, phù hợp với văn bản được tóm tắt.
* Ghi nhớ (SGK- T.59)
III. Luyện tập. (8’)
 1. Bài tập 2 (SGK - T59)
c) Củng cố, luyện tập(2’)
 * Củng cố: GV khái quát nội dung bài.
 * Luyện tập:
?- Nêu mục đích việc tóm tắt văn bản tự sự, khi tóm tắt ta cần lưu ý điều gì?
- HS trả lời – Gv nhận xét.
d) Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà. (2’)
- Học thuộc ghi nhớ. Xem lại các bài tập, làm bài tập 1 (T. 59)
- Chuẩn bị bài: Sự phát triển của từ vựng (theo yêu cầu trong SGK)

Tài liệu đính kèm:

  • docVAN 9 TUAN 4(1).doc