MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp học sinh:
-Hiểu được nội dung tiếng nói của văn nghệ và sức mạnh kỳ diệu của nói dối với đời sống con người.
-Hiểu thêm cách viết bài văn nghị luận văn học qua tác phẩm nghị luận ngắn gọn, chặt chẽ và giàu hình ảnh của Nguyễn Đình Thi.
PHÒNG GD&ĐT QUẬN BÌNH THẠNH TRƯỜNG THCS LÊ VĂN TÁM TUẦN 20 – BÀI 19 Tiết 96, 97 : Tiếng nói của văn nghệ Tiết 98 : Phần biệt lập (tình thái, cảm thán, gọi đáp) Tiết 99 : Cách làm bài văn nghị luận về sự việc, hiên tượng trong đời sống xã hội Tiết 100 : Cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng , đạo đức, lối sống. Tiết 96,97 TIẾNG NÓI CỦA VĂN NGHỆ Nguyễn Đình Thi I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh: -Hiểu được nội dung tiếng nói của văn nghệ và sức mạnh kỳ diệu của nói dối với đời sống con người. -Hiểu thêm cách viết bài văn nghị luận văn học qua tác phẩm nghị luận ngắn gọn, chặt chẽ và giàu hình ảnh của Nguyễn Đình Thi. II.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1.Oån định lớp: 2.Kiểm tra bài cũ: 3.Giới thiệu bài mới: Trong thời kỳ đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, chúng ta đang xây dựng một nền văn học nghệ thuật mới đậm đà tính dân tộc, đại chúng, gắn bó với cuộc kháng chiến vĩ đại của nhân dân. Vì vậy nội dung tiếng nói và sức mạnh kỳ diệu của văn nghệ thường được Nguyễn Đình Thi gắn với đời sống phong phú sôi nổi của quần chúng nhân dân đang chiến đấu và sản xuất học ngày hôm nay sẽ giúp các em nhận thấy rõ điều này: “Tiếng nói của văn nghệ”. 4.Tiến trình tổ chức các hoạt động: Hoạt động của thầy và trò Ghi bảng *Hoạt động 1: Cho HS đọc. -GV dựa vào chú thích giới thiệu tác giả và tác phẩm. -Tìm bố cục văn bản: 3 phần. Từ “Tác phẩm ... xung quanh” à Nội dung tiếng nói của văn nghệ. Từ “Nguyễn Du ... trang giấy” à Tiếng nói của văn nghệ rất cần thiết đố với cuộc sống con người. Từ “Nếu bảo văn nghệ ...cho xã hội”à Nghệ thuật xây dựng đời sống tâm hồn cho xã hội. *Hoạt động 2: Cho HS đọc đoạn 1. 1.Nội dung tiếng nói văn nghệ là gì? -Khi sáng tạo một tác phẩm, nghệ sĩ gửi vào đó một cái nhìn, một lời nhắn nhủ của riêng mình à đó chính là tư tưởng, tấm lòng của người nghệ sĩ gửi gắm trong đó. -Tác phẩm văn nghệ chứa đựng tất cả những say sưa, vui buồn, yêu ghét của nghệ sĩ à mang đến cho chúng ta bao rung động, bao ngỡ ngàng trước những điều tưởng chừng chúng ta đã rất quen thuộc. -Là rung cảm, nhận thức của từng người tiếp nhận. Nó sẽ được mở rộng, phát huy vô tận qua từng thế hệ người đọc, người xem. 2.Nêu suy nghĩ và nhận xét? -Văn nghệ tập trung khám phá thể hiện chiều sâu tính cách số phận con người, thế giới bên trong của con người. -Văn nghệ là hiện thực mang tính cụ thể, sinh động là đời sống tình cảm của con người qua cái nhìn và tình cảm có tính cá nhân của nghệ sĩ. *Hoạt động 3: cho HS đọc đoạn 2. 1.Tại sao tiếng nói của văn nghệ cần thiết cho con người? -Giúp chúng ta sống đầy đủ hơn, phong phú hơn với cuộc đời và chính mình. -Trong trường hợp con người bị ngăn cách với cuộc sống, lời nói văn nghệ là sợi dây buộc họ với cuộc đời thường với tất cả sự sống, hoạt động, những vui buồn gần gũi. -Góp phần làm tươi mát sinh hoạt khắc khổ hàng ngày, giữ cho đời cứ tươi à giúp con người vui lên, biết rung cảm và ước mơ trong cuộc đời còn lắm vất vả, cực nhọc. 2.Nếu không có văn nghệ đời sống con người sẽ ra sao? (thảo luận) -Cuộc sống đơn điệu, khó khăn đầy sự đau khổ, buồn chán, thiếu sự rung cảm và ước mơ trong cuộc sống. 3.Tiếng nói của văn nghệ đến với người đọc bằng cách nào mà có khả năng đến vậy? -Sức mạnh riêng của văn nghệ bằt nguồn từ nội dung của nó và con đường mà nó đến với người đọc, người nghe. -Nghệ thuật là tiếng nói của tình cảm. Tác ph63m văn nghệ chứa đựng tình yêu ghét, nìem vui nỗi buồn của con người chúng ta trong đời sống sinh động thường ngày. Tư tưởng của nghệ thuật không khô khan trừu tượng mà lắng sâu thấm hòa vào những cảm xúc, nỗi niềm. Từ đó tác phẩm văn nghệ nói nhiều nhất với cảm xúc, đi vào nhận thức tâm hồn chúng ta qua con đường tình cảm. -Khi tác động bằng nội dung, văn nghệ góp phần giúp mọi người tự nhận thức mình, tự xây dựng mình à Văn nghệ thực hiện các chức năng của nó một cách tự nhiên, có hiệu quả lâu bền, sâu sắc. *Hoạt động 4: cho HS đọc đoạn 3. 1.Em hiểu như thế nào câu: “Văn nghệ là một thứ tuyên truyền không tuyên truyền nhưng lại hiệu quả và sâu sắc hơn cả”? Văn nghệ là thứ tuyên truyền không tuyên truyền: -Tác phẩm văn nghệ bao giờ cũng có ý nghĩa, tác dụng tuyên truyền cho một quan điểm, một giai cấp, một dân tộc nào đó à hướng con người đến một lẽ sống một cách nghĩ đúng đắn, nhân đạo. -Tác phẩm không phải là một cuộc diễn thuyết là sự minh họa cho tư tưởng chính trị. Nó không tuyên truyền, răn dạy một cách lộ liễu, khô khan. Nhưng lại hiệu quả và sâu sắc hơn cả: -Văn nghệ tuyên truyền đó là sự sống con người, là môi trạng thái cảm xúc tình cảm phong phú của con người trong cuộc sống sinh động. -Nó lay động toàn bộ con tim khối óc của chúng ta thông qua con đường tình cảm giúp chúng ta được sống với cuộc đời phong phú, với chính mình à Tự nhận thức và tự hoàn thiện mình. Với con đường này, tiếng nói của văn nghệ đi vào chúng ta một cách tự nhiên nhất, sâu sắc và thấm thía nhất. 2.Nhận xét về cách viết văn nghị luận của Nguyễn Đình Thi? -Bố cục chặt chẽ, hợp lý, cách dẫn dắt tự nhiên. -Cách viết giàu hình ảnh, có nhiều dẫn chứng về thơ văn, về câu chuyện thực tế để khẳng định, thuyết phục tăng thêm sức hấp dẫn cho tác phẩm. -Giọng văn toát lên lòng chân thành, niềm say sưa, đặc biệt giàu nhiệt hứng. *Cho HS đọc phần ghi nhớ. *Hoạt động 5: Hướng dẫn HS luyện tập theo SGK. I.Đọc và tìm hiểu chú thích: 1.Tác giả, tác phẩm: (SGK) 2.Bố cục: II.Tìm hiểu văn bản: 1.Nội dung tiếng nói của văn nghệ: -Muốn nói một điều gì mới mẻ, muốn đem một phần của mình góp vào đời sống chung quanh. 2.Con người cần tiếng nói văn nghệ: -Những nghệ sĩ lớn đem tới được cho cả thời đại họ một cách sống của tâm hồn. -Văn nghệ đã làm cho tâm hồn...thực được sống. -Lời gửi của văn nghệ là sự sống. -Văn nghệ của tiếng nói là tình cảm. 3.Nghệ thuật xây dựng đời sống tâm hồn cho xã hội: -Văn nghệ lai tạo được sự sống cho tâm hồn con người. -Mở rộng khả năng của tâm hồn... giải phóng... xây dựng con người. Làm cho con người tự xây dựng được. III.Tổng kết: Ghi nhớ 19/ SGK. IV.Luyện tập: 5.Củng cố-dặn dò: -Học thuộc lòng phần 1, ghi nhớ. -Làm bài luyện tập. -Chuẩn bị bài “Phần biệt lập”. Tiết 98 PHẦN BIỆT LẬP TÌNH THÁI – CẢM THÁN – GỌI ĐÁP I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: SGK II.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1.Oån định lớp: 2.Kiểm tra bài cũ: -Thế nào là đề ngữ? Cho ví dụ. -Nêu những dấu hiệu phân biệt đề ngữ với chủ ngữ của câu? 3.Giới thiệu bài mới: Trong một câu, các bộ phậ có vai trò (chức năng) không đồng đều như nhau. Có những bộ phận trực tiếp diễn đạt sự việc của câu. Nhưng cũng có các bộ phận không trựctiếp nói lên sự việc, chúng chỉ được dùng để nêu lên thái độ của người nói đối với người nghe hoặc đối với sự việc được nói đến trong câu. Những bộ phận này được gọi là phần biệt lập. 4.Tiến trình hoạt động: Hoạt động của thầy và trò Ghi bảng *Hoạt động 1: Phần tình thái -Cho HS đọc các ví dụ a, b, c/ SGK trang 19. 1.Những từ ngữ “Chắc, có lẽ, thật may mắn” là nhận định của người nói đối với sự việc hay là bản thân chúng diễn đạt sự việc? -Nhận định của người nói đối với dự việc. -Chúng không tham gia vào diễn đạt sự việc. *GV giảng thêm: Chắc: Việc được nói đến có phần đáng tin cậy nhiều hơn. Có lẽ: việc được nói đến chưa thật đáng tin cậy, có thể không phải là như vậy. Thật may mắn: Đánh giá việc được nói đến là một dịp thuận lợi. 2.Nếu không có những từ ngữ đó thì sự việc của câu có khác không? không có gì thay đổi. 3.Thế nào là phần tình thái? *Hoạt động 2: Phần cảm thán. -Cho HS đọc và tìm hiểu các ví dụ a, b/ SGK trang 20. 1.Các từ ngữ “Ồ, trời ơi” có dùng để chỉ đồ vật hay sự việc gì không? -Không. 2.Nhờ những từ ngữ nào trong câu mà chúng ta hiểu được tại sao người ta nói kêu “Ồ, trời ơi”? -Nhờ phần câu phía sau à giải thích cho người nghe biết tại sao người nói cảm thán. 3.Các từ ngữ này có dùng để gọi ai không? -Không dùng để gọi ai cả, để giúp người nói giãi bày nỗi lòng của mình. 4.Thế nào là từ cảm thán? *Hoạt động 3: Phần gọi đáp. -Cho HS đọc và tìm hiểu ví dụ a, b/ SGK trang 20. 1.Trong những từ ngữ trên, tiếng nào dùng để gọi, tiếng nào dùng để đáp? Này: để gọi Thưa ông: để đáp 2. Những từ ngữ dùng để gọi – đáp có nằm trong sự việc được diễn đạt trong câu không? -Không 3.Từ ngữ nào được dùng để thiết lập quan hệ, từ ngữ nào được dùng để duy trì cuộc trò chuyện? Này: thiết lập quan hệ giao tiếp. Thưa ông: duy trì sự giao tiếp. 4.Thế nào là phần gọi – đáp? *Hoạt động 4: 1.Phần tình thái, phần cảm thán, phần gọi – đáp có mối quan hệ gì đối với sự việc được nói đến trong câu? -Phần tách rời khỏi sự việc của câu. 2.Thế nào là phần biệt lập? -Cho HS nhắc lại các định nghĩa về phần tình thái, phần cảm thán và phần gọi – đáp. 3.Nêu điểm giống và khác nhau giữa 3 phần này trong câu? Giống: phần biệt lập. Khác: định nghĩa. *Hoạt động 5: Luyện tập. -Cho HS làm các bái tập SGK theo yêu cầu từ thấp đến nâng cao. I.Nhận biết các phần tình thái, phần cảm thán, phần gọi – đáp: 1.Phần tình thái: a.Chắc b.Có lẽ c.Thật may mắn. à Diễn đạt thái độ của người nói à Phần tình thái 2.Phần cảm thán: a.Ồ b.Trời ơi à Bộc lộ hiện tượng tâm lý à Phần cảm thán 3.Phần gọi đáp: a.Này: thiết lập quan hệ giao tiếp b.Thưa ông: duy trì sự giao tiếp à Phần gọi – ... ến trình lên lớp Hoạt động của thầy và trò Ghi bảng *Hoạt động 1: 1.Đọc chú thích và giới thiệu một vài nét về tác giả, tác phẩm? 2.Tóm tắt văn bản? Bấc là một con chó bị bắt cóc, bị đưa lên vùng Bắc cực để kéo xe trượt tuyết cho những người tìm vàng. Bấc đã qua nhiều tay chủ độc ác. Chỉ riêng Giôn Thoóc-tơn là người đã có tấm lòng nhân từ đối với nó, Bấc đã được cảm hóa. Về sau khi Thoóc-tơn chết, nó đã hoàn toàn dứt bỏ con người, đi theo tiếng gọi nơi hoang dã và trở thành con chó hoang. 3.Xác định bố cục của bài văn? Nhận xét độ ngắn dài của mỗi phần? 4.Căn cứ vào độ ngắn dài của mỗi phần, em hãy cho biết nhà văn chủ yếu muốn nói đến những biểu hiện tình cảm ở phía nào? (Thoóc-tơn hay chó Bấc?) *Hoạt động 2: 1.Cách cư xử của Thoóc-tơn được biểu hiện ở chi tiết nào? Có gì đặc biệt? à Như thể chúng là con cái của anh vậy, xem chúng như con người, là đồng loại, là bạn bè của mình. 2.Nhà văn đã so sánh Thoóc-tơn với những ông chủ khác nhằm mục đích gì? à Thoóc-tơn là một ông chủ lý tưởng. 3.Các biểu hiện tình cảm đặc biệt của Thoóc-tơn đối với lũ chó, với Bấc? à Chào hỏi thân mật, vui vẻ, trò chuyện tầm phào với Bấc, cho dựa vào đầu mình, đẩy tới đẩy lui, rủa mà như rủ rỉ bên tai. 4.Tình cảm của Thoóc-tơn biểu hiện rõ ràng nhất khi nào? à Kêu lên trân trọng “Trời đất! Đằng ấy hầu như biết nói ấy!” 5.Tại sao trước khi diễn tả tình cảm của Bấc đối với chủ, nhà văn lại dùng một đoạn để nói về tình cảm của Thoóc-tơn với nào? *Hoạt động 3: 1.Tình cảm của Bấc biểu hiện với chủ ở những khía cạnh nào? à Có tình cảm đặc biệt đối với Thoóc-tơn: sôi nổi cắn vờ, tôn thờ: nằm xa, bám sát theo, không đòi hỏi gì ở Thoóc-tơn. 2.CMR: Nhà văn có tài quan sát khi viết đoạn văn này? (HS có thể thảo luận nhóm nêu ý kiến rồi sau đó GV góp ý). *Hoạt động 4: 1.CM trí tưởng tượng tuyệt vời và lòng yêu thương loài vật của nhà văn khi đi sâu vào tâm hồn của con chó Bấc? (HS thảo luận). GV bình: Nhà văn không nhân cách hóa chó Bấc theo kiểu La Fontain (không nói tiếng người) nhưng họng nó lại rung lên những âm thanh mang tiếng con người, tâm hồn của nó là tâm hồn của một con người biết suy nghĩ: Biết vui sướng, biết lo sợ. *Hoạt động 5: 1.Hãy nhận xét sự tinh tế và trí tưởng tượng tuyệ vời khi viết về những con chó trong văn bản này? Tình cảm của nhà văn đối với loài vật? 2.Em học được điều gì qua văn bản gì? I.Đọc – hiểu chú thích. 1.Tác giả – Tác phẩm: SGK 2.Tóm tắt văn bản. 3.Bố cục: 3 phần. II.Đọc – hiểu văn bản: 1.Tình cảm của Thoóc-tơn đối với chó Bấc. -Chăm sóc nó như thể là con cái của mình ... chào hỏi thân mật, vui vẻ...chuyện trò lâu. -Dùng hai tay túm chặt lấy đầu Bấc, dựa đầu vào nó, lắc nó, đầy tới đẩy lui, thốt lên những tiếng rủa âu yếm. -Trời đất! Đằng ấy hầu như biết nói ấy! à Tình yêu thương là lòng nâhn từ của Thoóc-tơn đối với Bấc. 2.Tình cảm của Bấc đối với Thoóc-tơn: -Cắn bàn tay Thoóc-tơn, vết răng hằn vào da thịt, đó là cử chỉ vuốt ve. -Tôn thờ bằng cách nằm phục dưới chân Thoóc-tơn hằng giờ, ngước nhìn, nằm ra xa quan sát hình dáng của anh, đôi mắt toả rạng. à Tình cảm đặc biệt của Bấc đối với Thoóc-tơn. 3. “Tâm hồn” của con chó Bấc: -Họng rung những âm thanh.... -Vui sướng khi được ôm ghì mạnh mẽ.... Tưởng chừng quả tim mình nhảy tung ra khỏi lồng ngực....Không muốn rời chủ. -Nảy sinh trong lòng nỗi lo sợ... Trong giấc ngủ bị nỗi lo sợ đó ám ảnh à Tâm hồn phong phú. III.Đọc – hiểu ý nghĩa văn bản: Ghi nhớ Sgk. 5.Củng cố – Dặn dò: -Học bài, làm bài tập. -Chuẩn bị kiểm tra Tiếng Việt. Tiết 157 KIỂM TRA TIẾNG VIỆT I.Mục tiêu cần đạt Giúp học sinh củng cố kiến thức lý thuyết,nhận dạng các loại bài tập, có hướng làm bài phù hợp. II.Tiến trình hoạt động trên lớp 1.Oån định lớp 2.Học sinh chuẩn bị giấy bút 3.Giáo viên phát đề: Tuỳ theo đặc trưng của từng trường. 4. Học sinh làm bài 5. Thu bài – nhận xét về tiết kiểm tra Tiết 158 LUYỆN TẬP VIẾT HỢP ĐỒNG I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: -Giúp học sinh ôn lại lý thuyết về đặc điểm và cách viết một bản hợp đồng. -Biết viết được một bản hợp đồng thông dụng, có nội dung đơn giản và phù hợp với lứa tuổi. -Có ý thức trân trọng khi bản hợp đồng và ý thức nghiêm túc tuân thủ những điều được ký trong hợp đồng. II.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1.Oån định lớp: 2.Kiểm tra bài cũ: -Nêu đặc điểm của hợp đồng? -Cách trình bày một hợp đồng? 3.Giới thiệu bài mới: Với tiết “Luyện tập viết hợp đồng” sẽ giúp các em phát huy được vốn hiểu biết đã tích luỹ được, tạo điều kiện trực tiếp thảo các bản hợp đồng. Từ đó có thái độ đúng đối với công việc soạn thảo hợp đồng. 4.Tiến trình tổ chức các hoạt động: Hoạt động của thầy và trò Ghi bảng *Hoạt động 1: -Hướng dẫn Hs ôn luyện kiến thức lý thuyết về soạn thảo hợp đồng. 1.Mục đích và tác dụng của hợp đồng là gì? -Ghi lại nội dung thỏa thuận về trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi của hai bên tham gia. -Nhằm thực hiện công việc đạt kết quả. 2.Trong các loại văn bản sau văn bản nào có tính chất pháp lý? -Hợp đồng 3.Một bản hợp đồng cần có những mục nào? Phần nội dung chính của hợp đồng được trình bày dưới hình thức nào? -Phần mở đầu, phần nội dung và phần kết thúc. -Phần nội dung chính được trình bày dưới hình thức ghi lại nội dung hợp đồng theo từng điều khoản đã thoả thuận. 4.Những yêu cầu về hành văn số liệu của hợp đồng? -Hành văn ngắn gọn, rõ ràng. -Số liệu chính xác, cụ thể. *Hoạt động 2: -GV hướng dẫn HS làm các bài tập SGK 196. -Cho HS đọc yêu cầu bài tập 1/196. à Chọn cách diễn đạt đúng. -Cho HS đọc yêu cầu BT2/196. -GV hướng dẫn HS lập hợp đồng dựa trên những thông tin có sẵn của SGK. -Hợp đồng phải có đầy đủ bố cục 8 phần: phần mở đầu, phần nội dung, và phần kết thúc. -Gọi HS đọc bản hợp đồng của mình à GV nhận xét, sửa chữa, rút kinh nghiệm. *Hoạt động 3: -Cho HS luyện tập thêm ở nhà bằng bài tập 3,4/ 196. I.Oân tập lý thuyết: 1.Ghi lại nội dung thỏa thuận về trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi của hai bên tham gia nhằm thực hiện công việc đạt kết quả. 2.Hợp đồng là văn bản có tính chất pháp lý: 3.Một bản hợp đồng gồm có: -Phần mở đầu. -Phần nội dung. -Phần kết thúc. à Phần nội dung chính được trình bày dưới hình thức ghi lại nội dung hợp đồng theo từng điều khoản đã thỏa thuận. 4.Hành văn: ngắn gọn, rõ ràng. Số liệu: chính xác, cụ thể. II.Luyện tập: Bài tập 1/196: a.Hợp đồng có giá trị từ ngày ... tháng... năm ... đến ngày ... tháng... năm ... b.Bên B phải thanh toán cho bên A bằng đôla Mỹ. c.Bên A sẽ không nhận nếu bên B đưa loại hàng không đúng phẩm chất, không đúng quy cách như đã thỏa thuận. d.Bên A có trách nhiệm bảo đảm số lượng, chất lượng, chủng loại ... như đã thỏa thuận với bên B. Bài tập 2/196. Lập hợp đồng: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập – Tự do – Hạnh phúc HỢP ĐỒNG CHO THUÊ XE Căn cứ vào nhu cầu và khả năng của hai bên. Hôm nay, ngày ... tháng... năm ... Tại địa điểm ... Chúng tôi gồm: Bên A: Người có xe cho thuê. Đại diện là ông bà Ng Văn A. Địa chỉ: Bên B: Người cần thuê xe. Đại diện là ông bà Trần Văn C. Địa chỉ: Khách sạn Y Chứng minh ND số ... do Sở Công an ... cấp ngày ... tháng... năm ... hai bên thống nhất nội dung hợp đồng như sau: Điều 1: Nội dung giao dịch. Bên A cho bên B thuê một chiếc xe đạp mini Nhật, màu tím trị giá 1.000.000 đồng với thời gian 3 ngày đêm. Điều 2: Trách nhiệm và nghĩa vụ bên A. -Bảo đảm giao xe đúng thời gian, đúng kiểuvà giá trị như thỏa thuận. Điều 3: Trách nhiệm và nghĩa vụ bên B. -Giao trả xe đúng thời gian. -Bảo quản xe cẩn thận, không để mất mát hư hỏng. -Nếu xe bị mất hoặc hư hỏng thì bên B có trách nhiệm bồi thường cho bên A. -Nếu trả xe chậm thì phải nộp phạt tiền gấp đôi cho bên A. Điều 4: Phương thức thanh toán. -Bằng tiền mặt với mức thuê 10.000 đồng/ ngày đêm. Điều 5: Hiệu lực hợp đồng. Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày ... tháng... năm ... cho đến hết ngày ... tháng... năm ... Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có điểm nào chưa phù hợp thì hai bên sẽ bàn bạc, đi đến thống nhất cách giải quyết. Hợp đồng này được làm thành hai bản, có giá trị như nhau, mỗi bên giữ một bản. Đại diện bên A Đại diện bên B (Ký tên, Ghi rõ họ tên) 3.Hướng dẫn học ở nhà: -Làm bài tập. -Chuẩn bị bài “Bắc Sơn”. Tiết 159, 160 CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG (PHẦN TẬP LÀM VĂN) I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: -Giúp học sinh biết vận dụng cách làm bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống của địa phương. Có thái độ đúng đắn trước các hiện tượng đó. -Tiếp tục rèn luyện các kỹ năng làm văn nghị luận. II.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1.Oån định lớp: 2.Kiểm tra bài cũ: 3.Giới thiệu bài mới: 4.Tiến trình tổ chức các hoạt động: Hoạt động của thầy và trò Ghi bảng *Hoạt động 1: -GV cho HS nêu các hiện tượng ở địa phương cần được biểu dương hay phê phán. -HS trao đổi, GV định hướng, bổ sung. *Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập. -GV chọn 1 hiện tượng tiêu biểu ở địa phương làm đề bài để học sinh lập dàn ý. HS làm việc độc lập, sau đó lên trình bày đề cương. Lớp nhận xét, GV bổ sung. *Hoạt động 3: Hướng dẫn học ở nhà. I.Các hiện tượng ở địa phương: -Cuộc sống mới nhìeu đổi thay... -Phong trào giúp nhau làm kinh tế. -Phong trào xanh, sạch, đẹp phố phường (hay xóm làng). -Một số hủ tục (cờ bạc, rượu chè...). II.Tổ chức luyện tập: Đề bài và dàn bài tùy đặc trưng mỗi trường mà chọn lựa khác nhau.
Tài liệu đính kèm: