Giáo án Lớp 9 Môn Ngữ văn - Tuần 23

Giáo án Lớp 9 Môn Ngữ văn - Tuần 23

Mục tiêu :

- Nghệ thuật lập luận, giá trị nội dung và ý ngha thực tiễn của văn bnả.

- Học tập cách trình bày một vấn đề có ý nghĩa thời sự.

II. Kiến thức chuẩn:

1. Kiến thức:

- Tính cấp thiết của vấn đề được đề cập đến trong văn bản.

- Hệ thống luận cứ và phương pháp lập luận trong văn bản.

 

doc 7 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1456Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 9 Môn Ngữ văn - Tuần 23", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GANV9T23	 TIẾT:103 - 106
NS:14/01 ND:17 -22/01
TIẾT:103
CHUẨN BỊ HÀNH TRANG VÀO THẾ KỶ MỚI
I.Mục tiêu :
- Nghệ thuật lập luận, giá trị nội dung và ý ngha thực tiễn của văn bnả.
- Học tập cách trình bày một vấn đề có ý nghĩa thời sự.
II. Kiến thức chuẩn:
1. Kiến thức:
- Tính cấp thiết của vấn đề được đề cập đến trong văn bản.
- Hệ thống luận cứ và phương pháp lập luận trong văn bản.
2. Kĩ năng:
- Đọc – hiểu một văn bản ngị luận về một vấn đề xã hội.
- Trình bày những suy nghĩ, nhận xét, đánh giá về một vấn đề xã hội.
- Rèn luyện thêm cách viết đoạn văn, bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội.
III.Hướng dẫn – thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG 
HOẠT ĐỘNG 1:Khởi động
- Ổn định tổ chức:
- Kiểm tra bài cũ:
 -Hãy tóm tắt đôi nét về tiểu sử của nhà văn Nguyễn Đình Thi?
 -Qua văn bản” Tiếng nói của văn nghệ”, emhiểu tác dụng của văn nghệ đối với mọi người nói chung và với bản thân em nói riêng như thế nào?
-Giới thiệu bài:Tiết học giúp chúng ta hiểu được trình tự lập luận và nghệ thuật lập luận của tác giả.
Hoaït ñoäng 2:Đọc – hiểu văn bản.
-Hướng dẫn tìm hiểu bài:
 -GV gọi HS đọc phần chú thích tìm hiểu tác giả và những từ khó trong văn bản.
H. Nêu những hiểu biết của em về tác phẩm.
H.Văn bản có thể chia ra mấy đoạn Nêu ý chính của mỗi đoạn?
H.Nêu chủ đề cảu văn bản?
-Hoạt động 03 Phân tích:
Gọi HS đọc văn bản và lần lược trả lời các câu hỏi tìm hiểu
H:Bài viết là sự chuyển giao sang thế kỉ mới, theo tác giả thì bước sang thế kỉ mới cần chuẩn bị gì? Và yếu tố nào là quan trong . Tại sao ?
H:Bối cảnh xã hội vào thời điểm này thế nào?
 -Cụ thể ở nước ta thì tình hình kinh tế ra sao?
 -Từ đó con người Việt Nam phải làm gì để phù hợp với thời đại?
H:Hãy nêu những mặt mạnh và những mặt yếu của người Việt Nam?
H:Tác giả đã dùng cách viết thế nào? H.Các lập luận của tác giả làm cho bài viết như thế nào ?
- Hoạt động 4: Ý nghỉa văn bản:
H.Nêu những luận cứ chính của văn bản
H.En hãy êu những đặc sắc về nghệ thuật của bài viết?
-Hoạt động 5 Luyện tập
Hoạt động 06:Hướng dẫn tự học:
- Lập lại hệ thống luận điểm của văn bản.
- Luyện viết đoạn văn, bài văn nghị luận trình bày những suy nghĩ với một vấn đề xã hội.
- Tìm hiểu các tác giả trong văn bản “Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La – phông Ten”
-Lắng nghe:
-Ghi tựa bài:
-Thảo luận tìm hiểu bài:
 +Đọc phần chú thích
 +Tìm hiểu tác giả và từ khó
-Đại diện các nhóm nêu ý kiến
- Thực hiện theo yêu cầu
 của Giáo Viên
- Thực hiện theo yêu cầu
 của Giáo Viên
- Thực hiện theo yêu cầu
 của Giáo Viên
- Các nhóm thay nhau đọc văn bản
 +Thảo luận các yêu cầu của GV
 +Lần lượt nêu ý kiến của từng nhóm
-Đọc văn bản:
 +Thảo luận về bối cảnh xã hội
 +Những việc cần làm
 +Nêu ý kiến
-Phân tích những mặt mạnh, mặt yếu của con người Việt Nam teo nhận định của tác giả
-Ý kiến,l;ập luận phản biện (nếu có)
-Thảo luận về nghệ thuật
-Thảo luận tổng kết bài
-Lắng nghe gợi dẫn về các bài tập thực hành.
Lắng nghe và thưc hành thaeo yêu cầu của GV
- Khởi động
I.Tìm hiểu chung:
 1/Tác giả:
 -Vũ Khoan là nhà hoạt động chính trị, nhiều năm là thứ trưởng Bộ ngoại giao, Bộ trưởng bộ thương mại, nguyên là phó thủ tướng chính phủ nước Việt Nam.
 2/Tác phẩm:
 -Bài viết được đăng trên tạp chí Tia sáng năm 2001 và in vào tập Một góc nhìn của trí thức.
3 Bố cục:Văn bản có thể chia ra làm ba phần:
 -Phần 1:Chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất.
 -Phần 2:Bối cảnh thế giới hiện nay và những mục tiêu, nhiệm vụ nặng nề của đất nước.
-Phần 3:Cần nhận rõ những cái mạnh, cái yếu của con người Việt Nam khi bước vào nền kinh tế mới, trong thế kỉ XXI.
4.Chủ đề
Cần chuẩn bị hành tang thật tốt để bước vào thế kỉ mới.
II. Phân tích:
1.Nội dung:
 1/Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới thì quan trong nhất là sự chuẩn bị bản thân con người.
 -Từ cổ chí kim bao giờ con người cũng là động lực của sự phát triển lịch sử
 -Trong thời kì nền kinh tế tri thức phát triển mạnh thì vai trò của con người càng nổi trội
->Con người là yếu tố quan trọng
 2/Bối cảnh của thế giới hiện nay và những mục tiêu, nhiệm vụ nặng nề của đất nước.
 -Khoa học công nghệ phát triển nhanh, sự giao thoa hội nhập ngày càng sâu rộng giữa các nền kinh tế.
 -Nước ta phải giải quyết ba nhiệm vụ: thoát khỏi tình trạng nghèo nàn lạc hậu của nền kinh tế nông nghiệp, công nghiệp hoá và tiếp cận với nền kinh tế tri thức.
->Bước vào thế kỉ mới, khoa học công nghệ phát triển con người phải thích ứng với nền kinh tế tri thức
 3/Những mặt mạnh và yếu của người Việt Nam
 -Thông minh nhạy bén với cái mới nhưng thiếu kiến thức cơ bản kém khả năng thực hành.
 -Cần cù sáng tạo nhưng thiếu tỉ mỉ, chưa quen với cường độ khẩn trương.
 -Có tinh thần đoàn kết,đùm bọc nhưng lại đố kị trong làm ăn và trong cuộc sống.
 -Thích ứng nhanh nhưng còn hạn chế trong nếp nghĩ
->Nhìn nhận rõ vấn đề một cách khách quan, toàn diện, thẳng thắn để tiến bộ
2.Nghệ thuật: 
- Sử dụng nhiều thành ngữ, tục ngữ thích hợp làm cho câu văn vừa sinh động , cụ thể, lại vừa ý vị, sâu sắc mà vẫn ngắn gọn.
- Sử dụng ngôn ngữ báó chí gắn với đời sống bởi cách nói giản dị, trực tiếp, dễ hiểu ; lập luận chặt chẽ, dẫn chứng tiêu biểu. thuyết phục.
Lập luận có hệ thống chặt chẽ, sử dụng thành ngữ, tục ngữ làm cho dễ hiểu, gần gũi với đời sống nhân dân
III. Ý nghỉa văn bản:
1.Nội dung:
Những điểm mạnh, điểm yếu của con người Việt naml từ đó cần phát huy những điểm mạnh, khắc phục những hạn chế để xây dựng đất nước trong thế kỉ mới.
 -Nghệ thuật:Lập luận chặt chẽ có hệ thống
-Sử dụng thành ngữ, tục ngữ gần gũi với đời sống
IVLuyện tập :
-Bài tập 1:Có thể kết hợp trong quá trình phân tích văn bản.
-Bài tập 2:GV gợi ý trong phần tổng kết bài, HS về nhà tiếp tục suy nghĩ và tự đánh giá, nêu phương hướng hành động.Nội dung này có thể kết hợp trong việc dạy-học môn giáo dục công dân và các hoạt đỗng giáo dục ngoài giờ lên lớp.
Hoạt động 4-Củng cố và dặn dò:
 -Từ lời nhắn gởi rất tâm huyết của tác giả – phó thủ tướng chính phủ – em sẽ chuẩn bị gì cho bản thân mình để bước vào thế kỉ mới, bước vào đời.
 -Học thuộc bài.
 -Chuẩn bị”Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông – ten”
TIẾT:104 
CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP ( tiếp theo )
I.Mục tiêu:
- Nắm được đặc điểm và công dụng của các thành phần gọi đáp, thành phần phụ chú trong câu.
- Biết đặt câu có thành phần tình thái, thành phần cảm thán.
II. Kiến thức chuẩn:
1. Kiến thức:
- Đặc điểm của thành phần gọi - đáp, thành phần phụ chú .
- Công dụng của thành phần gọi đáp và thành phần phụ chú.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết thành phần gọi đáp, thành phần phụ chú trong câu.
- Đặt câu có thàn phần gọi đáp, thành phần phụ chú.
III.Hướng dẫn – thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG 
HOẠT ĐỘNG 1:Khởi động
- Ổn định tổ chức:
- Kiểm tra bài cũ:
 -Hãy nêu tác dụng của thành phần tình thái và thành phần cảm thán. Đặt câu có chứa những thành phần đó.
 -Làm bài tập 1 và 2 SGK/19.
- Giới thiệu bài:Qua bài học chúng ta nắm được các thành phần biệt lập và công dụng của chúng.
Hoạt động 2:Hình thành kiến thức
Hướng dẫn tìm hiểu bài:
-GV gọi HS đọc phần ví dụ I và hỏi gợi ý cho HS tìm hiểu
H:Trong những từ ngữ in đậm trên, từ ngữ nào được dùng để gọi, từ ngữ nào được dùng đễ đáp?
H:Những từ ngữ dùng để gọi người khác hay đáp lời người khác có tham gia diễn đạt nghĩa sự việc của câu hay không?
H:Trong những từ ngữ in đậm trên, từ nào dùng đề tạo lập cuộc đối thoại, từ ngử nào dùng để duy trì cuộc thoại đang diễn ra?
H:Em thử đặt câu có chứa phần gọi đáp.
-GV gọi HS đọc phần ví dụ II và lần lượt trả lời các câu hỏi
H:Nếu lược bỏ các từ nhữ in đậm, nghĩa sự việc của mỗi câu trên có thay đổi không? Vì sao?( Các câu trên vẫn là các câu nguyên vẹn, không thay đổi gì về ý nghĩa)
->Thành phần phụ chú không phải là một bộ phận thuộc cấu trúc cú pháp của câu đó, nó chỉ là thành phần biệt lập.)
H:Các từ in đậm ở hai câu trên chú thích cho cụm từ nào?(Tác dụng của thành phần chú thích)(a/ chú thích thêm cho đứa con gái đầu lòng; b/ tôi nghĩ vậy là cụm chủ – vị chỉ việc diễn ra trong trí của tác giả)
H:Về hình thức phần phụ chú được trình bày như thế nào trong câu?
Hoạt động 3-Luyện tập:
-Hướng dẫn HS thực hành bài tập:
 1/Nhận diện thành phần gọi đáp
2/Nhận diện ra thành phần gọi-đáp và nhận ra tính chất chung mà nó hướng đến.
3.Xác định thành phần phụ chú và chỉ a công dụng của chúng
Hoạt động 06:Hướng dẫn tự học:
- Viết đoạn văn có sử dụng thành phần phụ chú.
-Hướng dẫn các bài tập sẽ làmở nhà:
 +Bài tập 4:Giới hạn tác dụng của thành phần phụ chú.
 +Bài tập 5:Viết một đoạn văn nhằm tổng hôp kiến thức về thàh phần phụ chú.
- Đọc và tìm hiểu thế nào là liên kết câu, liên kết đoạn văn trong bài “Liên kết câu...”?
- Suy nghĩ hướng làm các bài tập trong bài trên.
-Lắng nghe:
-Thảo luận tìm hiểu bài:
 +Thảo luận về thành phần gọi đáp
 +Nêu những phát hiện của nhóm
-Các nhóm đọc ví dụ 2
-Thảo luận các yêu cầu GV đặt ra
-Nêu những nhận xét về thành phần phụ chú
-Bài tập 1:Thi đua nhóm
-Bài tập 2:Thực hành trong phiếu bài tập,ccác nhóm báo cáo kết quả
-Bài tập 3:Thực hành ở phiếu bài tập
-Lắng nghe và thực hành theo yêu cầu của
- Khởi động
I.Hình thành kiến thức.
u-THÀNH PHẦN GỌI – ĐÁP
 Ví dụ:
 a/Này, bác có biết mấy hôm nay súng nó bắn ở đâu mà nghe rát thế không?
 b/Các ông, các bà ở đâu ta lên đấy ạ ?
Ông Hai đặt bát nước xuống chõng hỏi. Một người dàn bà mau miệng trả lời
 -Thưa ông, chúng cháu ở Gia Lâm lên đấy ạ.
 ->Này: gọi – tạo lập cuộc đối thoại
 Thưa ông : đáp – duy trì cuộc thoại
=>Thành phần Gọi – Đáp:Là thành phần biệt lập được dùng để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp; có sử dụng từ ngữ dùng để gọi – đáp.
v-THÀNH PHẦN PHỤ CHÚ
 Ví dụ:
 a/Lúc đi, đứa con gái đầu lòng của anh – Và cũng là đứa con duy nhất của anh, chưa đầy một tuổi.
 b/Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm.
->Thành phần phụ chú:Là thành phần biệt lập được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu; thường được giữua hai dấu gạch ngang, hai dấu phẩy, hai dấu ngoặc đơn hoặc giữa một dấu gạch ngang với một dấu phẩy.Nhiều khi thành phần phụ chú cũng được đặt sau dấu hai chấm.
-Luyện tập:
 1/TÌM THÀNH PHẦN GỌI – ĐÁP
 -Này:dùng để gọi
 -Vâng :dùng để đáp
2/TÌM THÀNH PHẦN GỌI – ĐÁP
 -Bầu ơi: Thành phần Gọi – Đáp 
 ->không hướng đến riêng ai
 3/TÌM THÀNH PHẦN PHỤ CHÚ VÀ ĐIỀU CHÚNG BỔ SUNG
 a/kể cả anh : giải thích cho mọi người
 b/các thầy, cô giáo, các bậc cha mẹ, đặc biệt là những người mẹ : giải thích cho Những người nắm giữ chìa khoá
 c/những người chủ thật sự của đất nước trong thế kỉ tới : giải thích cho lớp trẻ
 d/Nêu lên thái độ của người nói trước sự việc hay sự vật
 III. Hướng dẫn tự học:
 -Thế nào là phần gọi – đáp; thế nào là phần phụ chú?
 -Học thuộc bài + Làm các bài tập 4; 5 SGK/33
 -Chuẩn bị:Liên kết câu và liên kết đoạn văn
Tiết:105 - 106
 VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5
 NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 
I.Mục tiêu :
 Kiểm tra kĩ năng làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng của đời sống xã hội
II. Kiến thức chuẩn:
1. Kiến thức:
-Biết viết bài tập làm văn về nghị luận xã hội.
2. Kĩ năng:
Kiểm tra kĩ năng làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng của đời sống xã hội
- Kiểm tra bài cũ:Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
- Ổn định tổ chức:
- Giới thiệu bài:Hai tiết viết bài tập làm văn giúp chúng ta tự đánh giá năng lực làm văn của mình.
III.Hướng dẫn – thực hiện:
Hoạt động 1:Khởi động
-Ghi tựa bài: “Viết bài tập làm văn số 5”
Hoạt động 2:Tiến hành viết bài
-Ghi đề bài:Một hiện tượng khá phổ biến hiện nay là vứt rác ra đường hoặc những nơi công cộng.Ngồi bên hồ, dù là hồ đẹp nổi tiếng, người ta cũng tiện tay vứt rác xuốngEm hãy đặt một nhan đề để gọi ra hiện tượng ấy và viết bài văn nêu suy nghĩ của mình.
Hoạt động 03:Hướng dẫn tự học:
-Thu bài khi HS làm xong
-Nhận xét hai tiết viềt bài của HS
-Củng cố lại lí thuyết làm văn về vấn đề hiện tượng, đời sống.
- Tìm hiểu thế nào là nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lý.
Duyệt của tổ trưởng
Ngày 15/01/2011
Lê Lĩnh Nam

Tài liệu đính kèm:

  • docGANV9T23CHUAN.doc