Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 26: Truyện kiều của Nguyễn Du

Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 26: Truyện kiều của Nguyễn Du

TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DU

A. Mục tiêu: Giúp HS:

 - Nắm được những nét chủ yếu về cuộc đời con người, sự nghiệp văn học của Nguyễn Du.

 - Nắm được cốt truyện, những giá trị cơ bản về nội dung và nghệ thuật của truyện Kiều. Từ đó thấy được truyện Kiều là kiệt tác của văn học dân tộc.

B.Chuẩn bị:

 - GV: Giáo án, tranh, chân dung tác giả.

 - HS: Soạn bài, sưu tầm tranh.

C. Tiến trình tổ chức các hoạt động

a. Kiểm tra bài cũ :

 HĐ 1: Khởi động

- Nêu vài nét về vua Quang Trung ?

- Tìm những chi tiết hình ảnh để làm rõ sự thất bại của quân xâm lược và những kẻ tay sai bán nước ?

- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh ?

 

doc 4 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 3012Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 26: Truyện kiều của Nguyễn Du", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 6	Ngày soạn: 18/9/08
Tiết 26	Ngày dạy: 23/9/08
TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DU
A. Mục tiêu: Giúp HS: 
 	- Nắm được những nét chủ yếu về cuộc đời con người, sự nghiệp văn học của Nguyễn Du.
 	- Nắm được cốt truyện, những giá trị cơ bản về nội dung và nghệ thuật của truyện Kiều. Từ đó thấy được truyện Kiều là kiệt tác của văn học dân tộc. 
B.Chuẩn bị:
 	- GV: Giáo án, tranh, chân dung tác giả.
 	- HS: Soạn bài, sưu tầm tranh.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động
a. Kiểm tra bài cũ : 
 HĐ 1: Khởi động
- Nêu vài nét về vua Quang Trung ?
- Tìm những chi tiết hình ảnh để làm rõ sự thất bại của quân xâm lược và những kẻ tay sai bán nước ?
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh ?
b. Bài mới :
Hoạt động
Nội dung
HĐ 2:
- HS đọc phần tác giả.
- H: Nguyễn Du sống vào khoảng thời gian nào ? Có đặc điểm gì và có ảnh hưởng đến cuộc đời sự nghiệp văn học của ông hay không ? (Chế độ phong kiến khủng hoảng trầm trọng: bão táp khởi nghĩa nông dân Tây Sơn, đỉnh cao là diệt Nguyễn, Trịnh, đại phá quân Thanh nhưng rồi lại nhanh chóng thất bại. Nguyễn Ánh đánh bại nhà Tây Sơn, thiết lập vương triều phong kiến cuối cùng.)
- H: Gia đình, bản thân của Nguyễn Du có gì đáng chú ý?
- H: Nguyễn Du đã phải bôn ba khắp nơi, điều đó ảnh hưởng đến sáng tác của ông như thế nào?
- HS trao đổi thảo luận và phát biểu ý kiến?
 “Tố Như có con mắt trông khắp 6 cõi, có tấm lòng nghĩ đến cả nghìn đời. Lời văn tả hình như máu chảy ở đầu ngọn bút, nước mắt thấm trên tờ giấy, khiến ai đọc đến cũng phải thấm thía, ngậm ngùi”
- H: Sự nghiệp văn học của Nguyễn Du có gì đáng chú ý?
- HS trả lời. GV nhận xét, giới thiệu thêm một số tác phẩm khác của nguyễn Du → khẳng định ông là một thiên tài văn học.
- HS đọc phần truyện Kiều SGK.
- GV đặt câu hỏi.
- H: Nguyễn Du có hoàn toàn sáng tạo ra truyện Kiều?Ông dựa vào tác phẩm nào? của ai ?
- H: Vậy truyện Kiều có phải là tác phẩm phiên dịch hay không ? Giá trị của nó ở đâu ?
HS nhận xét trả lời .
- GV gọi HS đọc phần tóm tắt truyện Kiều SGK, lần lượt kể lại truyện Kiều theo 3 đoạn lớn SGK.
- HS kể lại phần gặp gỡ và đính ước?
- HS tóm tắt phần gia biến và lưu lạc theo các ý chính ?
- HS tóm tắt phần 3 đoàn tụ ?
- H: Qua câu chuyện em hãy nêu giá trị hiện thực của truyện Kiều?
GV có thể khái quát giá trị và hạn chế về nội dung tư tưởng của truyện Kiều theo nhận xét của “Đó là 1 bản án, một tiếng kêu thương,môt ước mơ và một cái nhìn bế tắc”. (Hoài Thanh.)
- H: Bên cạnh giá trị hiện thực, Truyện Kiều còn giá trị nhân đạo sâu sắc, đó là gì?
- HS thảo luận, trả lời.
- H: Nêu vài nét về giá trị nghệ thuật của truyện Kiều?
- GV có thể minh hoạ cho học sinh vài hướng dẫn ngắn, chọn lọc.
- GV gọi HS đọc chậm mục ghi nhớ SGK trang 80.
HĐ 3
- HS làm việc theo nhóm.
I. Tác giả Nguyễn Du
1. Cuộc đời: 
 - Nguyễn Du sống khoảng cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX là thời kì hết sức sôi động, bão táp→ ảnh hưởng đến con người và những sáng tác của ông
- Xuất thân trong một gia đình có dòng dõi là quý tộc.
- Bản thân học giỏi nhưng gặp nhiều lận đận.
- Ông có trái tim giàu lòng yêu thương.
2. sự nghiệp của Nguyễn Du:
a. Chữ Hán :
Thanh hiên thi tập, Bắc hành tập lục, Nam trung tạp ngâm (thơ chữ Hán 243 bài)
b. Chữ Nôm:
Truyện kiều, văn chiêu hồn thác lời trai phường nón, Văn tế sống hai Cô gái trường lưu
II. Giới thiệu truyện Kiều:
1. Nguồn gốc:
Truyện Kiều còn có tên là “ Đoạn trường tâm thanh” tiếng kêu đau đớn đứt ruột mới. Truyện viết bằng chữ Nôm theo thể thơ lục bát. Gồm 3254 câu thơ. Cốt truyện mượn từ tiểu thuyết chương hồi văn xuôi Chữ Hán –“Kim vân kiều truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân, một nhà văn trung quốc sống đời nhà Thanh.Câu truyện Thuý Kiều xảy ra vào thế kỷ XVI đời nhà Minh.
- Truyện Kiều không phải là tác phẩm dịch mà là sáng tạo của Nguyễn Du. Bằng thiên tài nghệ thuật và tấm lòng nhân đạo sâu sắc nhà thơ đã thay máu đổi hồn thành một kiệt tác vĩ đại.
2. Tóm tắt truyện Kiều :
a. Gặp gỡ và đính ước :
- Thân thể tài sắc chị em Thuý Kiều 
- Cảnh chơi hội đạp xuân và gặp gỡ Kim Trọng.
- Kim - Kiều đính ước thề nguyền.
- Kim trọng về Lưu Dương hộ tang chú.
b. Gia biến lưu lạc :
- Gia đình Kiều bị vu oan - Kiều bán mình chuộc cha và em.
- Kiều theo Mã Giám Sinh đến Lâm tri, biết bị lừa rút giao định tự tử.
- Kiều ở lầu Ngưng Bích mắc lừa Sở Khanh buộc phải làm kỹ nữ tiếp khách.
- Kiều được Thúc Sinh cứu ra khỏi lầu xanh.
- Bị Hoạn Thư hành hạ 
- Kiều tu ở quan âm các trong vườn nhà hoạn thư rồi bỏ trốn đến nương nhờ am Chiêu An của Vãn Giác Duyên.
- Kiều lại rơi vào lầu xanh của Tú Bà ở Châu Thái.
- Kiều đượcTừ Hải cứu lấy làm vợ 
- Từ Hải chống lại triều đình thành công 5 năm trở thành đại vương, giúp Kiều báo ân, báo oán nhưng bị mắc lừa Hồ Tôn Hiến và bị giết.
- Kiều bị làm nhục nhảy xuống sông Tiền Đường tự tử nhưng lại được Giác Dương cứu và nương nhờ cửa phật lần2.
c. Đoàn tụ :
- Kim Trọng trở lại theo lời dặn của Kiều kết hôn với Thuý Vân nhưng vẫn không nguôi thương nhớ Thuý Kiều.
- Chàng quyết tâm đi tìm Kiều, tình cờ gặp vãn Giác Duyên nên Kim – Kiều lại mới được gặp nhau.
- Chiều ý mọi người trong gia đình Kiều nối duyên xưa với Kim Trọng. Nhưng cả hai cùng quyết định đổi tình vợ chồng thành tình bè bạn.
5. Giá trị của truyện Kiều
a. Nội dung:
- Giá trị hiện thực :
+ Bức tranh hiện thực xã hội phong kiến bất công tàn bạo chà đạp lên quyền sống con người.
+ Số phận bất hạnh của người phụ nữ đức hạnh, tài hoa trong xã hội phong kiến.
- Giá trị nhân đạo sâu sắc :
+ Lên án chế độ phong kiến vô nhân đạo 
- Cảm thương trước số phận bi kịch của của con người.
- Khẳng định đề cao tài năng nhân phẩm và ước mơ khát vọng chân chính của con người.
b. Giá trị nghệ thuật :
- Kết tinh thành tựu nghệ thuật văn học trên tất cả các phương diện ngôn ngữ và thể loại.
- Về ngôn ngữ : Tiếng việt văn học trở nên giầu và đẹp với khả năng miêu tả, biểu cảm vô cùng phong phú.
- Về thể loại : thể thơ lục bát đạt tới đỉnh cao điêu luyện, nhuần nhuyễn nghệ thuật kể chuyện, miêu tả cảnh thiên nhiên, tả cảnh ngụ tình, tả hành động nhân vật đặc biệt là miêu tả và phân tích tâm lí nhân vật đã đạt thành công lớn.
III. Luyện tập : 
HS tóm tắt truyện kiều. (mỗi em tóm tắt 1 phần)
 HĐ 4 : Củng cố - dặn dò:
 - Trình bày những đặt điểm về cuộc đời và sự nghiệp văn học của Nguyễn Du?
 - Nêu giá trị nội dung, nghệ thuật, nhân đạo của truyện Kiều?
 - Về nhà học bài, chuẩn bị “Chị em Thúy Kiều”
D. Rút kinh nghiệm: ...
.
.....
.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 26 tuan 6.doc