I.Mục tiêu :
Qua việcso sánh hình tượng con cừu và con chó sói trong thơ ngụ ngôn của La – Phông – Ten với những dòng viết về hai con vật ấy của nhà khoka học Buy – phông hiểu được đặc trưng của những sáng tác nghệ thuật.
II. Kiến thức chuẩn:
1. Kiến thức:
- Đặc trưng của sáng tác nghệ thuật là yếu tố tưởng tượng và dấu ấn cá nhân của tác giả.
GANV9T24 TIẾT:107 -110 NS:20/01 ND:24 – 29/2011 TIẾT:107 CHÓ SÓI VÀ CỪU TRONG THƠ NGỤ NGÔN CỦA LA – PHÔNG – TEN I.Mục tiêu : Qua việcso sánh hình tượng con cừu và con chó sói trong thơ ngụ ngôn của La – Phông – Ten với những dòng viết về hai con vật ấy của nhà khoka học Buy – phông hiểu được đặc trưng của những sáng tác nghệ thuật. II. Kiến thức chuẩn: 1. Kiến thức: - Đặc trưng của sáng tác nghệ thuật là yếu tố tưởng tượng và dấu ấn cá nhân của tác giả. - Cách lập luận của tác giả trong văn bản. 2. Kĩ năng: Đọc – hiểu một văn bản dịch về nghị luận văn chương. - Nhận ra và phân tích được các yếu tố của lập luận (luận điểm, luận cứ, luận chứng) trong văn bản. III.Hướng dẫn – thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG 1:Khởi động - Ổn định tổ chức: - Kiểm tra bài cũ: -Hãy cho biết đôi nét về tác giả Vũ Khoan? -Dựa vào bài viết của tác giả Vũ Khoan, theo em để bước vào thế kỉ mới chúng ta cần chuẩn bị cho mình những gì? -Giới thiệu bài:Hiểu được văn phong của tác giả và những đặc trưng của sáng tác nghệ thuật của Hi- pô-lít Ten Hoaït ñoäng 2:Đọc – hiểu văn bản. -Hướng dẫn HS tìm hiểu bài: -GV gọi HS đọc phần chú thích tìm hiểu về tác giả H.Tìm hiểu bố cục của văn bản? Gọi HS đọc văn bản. H:Theo em văn bản của chúng ta có thể chia làm mấy đoạn? Ý chính của mỗi đoạn? H. Phân tích chủ đề của văn bản? -Hoạt động 03 Phân tích: H:Loài cừu và loài chó sói dưới mắt của nhà thơ và nhà khoa học? H:Buy Phông dựa vào những yếu tố nào để nhận định về cừu và chó sói? *Loài cừu và loài sói dưới mắt nhà thơ và nhà khoa học H:La Phông Ten căn cứ vào những đặc điểm nào của sói để nhận định về cừu và sói? H:Qua đó, ông nhận định sói và cừu là những con vật như thế nào l? H.Phân tích yếu tố hư cấu, tưởng tượng trong ngòi bút của La phông-Ten? H;Nêu những nhận xét về những đặc điểm chính về nghệ thuật của văn bản? - Hoạt động 4: Ý nghỉa văn bản: +Hãy nêu những nét chính về văn bản? +Nhận xét về nghệ thuật? Hoạt động 4: Luyện tập Hoạt động 06:Hướng dẫn tự học: - Ôn lại những đặc trưng cơ bản của một bài nghị luận văn chương. - Tập đưa ra những nhận xét , đánh giá về một tác phẩm văn chương - Tìm hiểu văn bản con cò theo gợi ý ở SGK ? - Tuần sau tự học có hướng dẫn văn bản « con cò » -Lắng nghe -Thảo luận tìm hiểu bài: -Các nhóm tìm hiểu tác giả và văn bản -Đại diện các nhóm nêu ý kiến. -Các nhóm đọc văn bản -Tổ chức thảo luận các yêu cầu của GV -Thống nhất về bố cục. Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên -Đọc hiểu văn bản: -Chia ra 4 nhóm,thảo luận: -Phân tích nhận định của Buy –phông -Nêu ý kiến -Phân tích nhận định của La phông-Ten – một nhà thơ - Thực hiện theo yêu cầu của Giáo Viên Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên Các nhóm thảo luận tổng kết bài Đọc phần đọc thêm -Lắng nghe và thực hành theo yêu cầu của GV - Khởi động I.Tìm hiểu chung 1.Tác giả:Hi-pô-lít Ten (1828- 1893) là nhà triết học, sử học và nhà nghiên cứu văn học, viện sĩ Viện Hàn lâm Pháp. 2.Tác phẩm::Văn bản được trích tù chương II trong công trình nghiên cứu văn học nổi tiếng La Phông – Ten và thơ ngụ ngôn của ông, thuộc kiểu bài nghị luận văn chương. 3Bố cục: P1: Từ đầu tốt bụng như thế. ->Hình tượng con cừu trong thơ La phông -ten P2: Phần còn lại. ->Hình tượng chó sói trong thơ Laphông-ten 4.Chủ đề: Văn bản thể hiện cách nhìn, cách nghĩ của nhà văn qua sáng tác nghệ thuật. II. Phân tích: 1.Những điểm khác biệt trong cách viết của hai tác giả: a.Nhà khoa học Buy-Phông: nhà khoa học Buy – Phông viềt vềloài cừu và loài chó sói bằng ngòi bút chính xác của nhà khoa học để làm nổi bật những đặc tính cơ bản của chúng ( Loài cừu thì luôn sợ sệt, hay tụ tập thành bầy, không biết trốn tránh nỗi nguy hiểm,...;loài chó sói thì luôn ồn ào với những tiếng hú khủng khiếp để tấn công những con vật to lớn...). b.Dưới ngòi bút của La phông-Ten – một nhà thơ: thì hai con vật ấy hiện lên với những suy nghĩ, nói năng, hành động, cảm xúc...như con người (loài cừu thì thân thương tốt bụng, có tình mẫu tử rất cảm động..., loài sói thì đáng thưông, bất hạnh. c.Yếu tố hư cấu, tưởng tượng trong ngòi bút của La Phông- Ten:Dù có sử dụng yếu tố hư cấu, tưởng tượng nhưng La Phông –Ten không hư cấu một cách tùy tiện mà ông đã dựa trên những đặc tính vốn có của hai con vật này để xây dựng nên hình ảnh của chúng. 2.Nghệ thuật: - Tiến hành nghị luận theo trật tự ba bước. - Sử dụng phép lập luận so sánh, đối chiếu bằng càch dẫn ra những dòng viết về hai con vật của nhà khoa học Buy-Phông và của La phông –Ten, từ đó làm nổi bật hình tượng nghệ thuật trong sáng tác của nhà thơ được tạo nên bởi những tếu tố tưởng tượng in đậm dấu ần tác giả. - Ý nghỉa văn bản: 1.Nội dung: Qua phép so sánh hình tượng chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La phông – Ten với những dòng viết về hai con vật ấy của nhà khoa học Buy-Phông, văn bản đã làm nổi bật đặc trưng của sáng tác nghệ thuật là yếu tố tưởng tượng và dấu ấn cá nhân của tác giả. 2.Nghệ thuật: - Tiến hành nghị luận theo trật tự ba bước. - Sử dụng phép lập luận so sánh, đối chiếu... -Bố cục chặt chẽ, mạch văn trôi chảy IV Luyện tập -Đọc phần “Đọc thêm” V. Hướng dẫn tự học: -Hai nhà khoa học nhận định như thế nào về cừu và sói? Hai nhận định này có gì khác nhau ? Vì sao có sự khác nhau này -Học thuộc bài -Chuẩn bị:Con cò Tiết:108 NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG, ĐẠO Lý I.Mục tiêu: - Hiểu và biết cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí. II. Kiến thức chuẩn: 1.Kiến thức: Đặc điểm, yêu cầu của bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí. 2. Kĩ năng: Làm một bài văn nghị luận về một ván đề tư tưởn đạo lí. III.Hướng dẫn – thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG 1:Khởi động - Ổn định tổ chức: -Kiểm tra bài cũ: -Thế nào là nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống, xã hội? -Nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống, xã hội cần phải đáp ứng những yêu cầu nào? -Giới thiệu bài:Hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu về kiểu bài nghị luận về tư tưởng ,đạo lí. Hoạt động 2:Hình thành kiến thức -Hướng dẫn HS tìm hiểu bài: -GV gọi HS đọc bài văn TRI THỨC LÀ SỨC MẠNH và trả lời các câu hỏi. H:Văn bản trên bàn về vấn đề gì?( giá trị của tri thức khoa học và người tri thức) H:Văn bản có thể chia làm mấy phần? Chỉ ra nội dung của mỗi phần và mối quan hệ của mỗi phần và mối quan hệ giữa chúng với nhau. H:Hãy đánh dấu các câu có luận điểm trong bài. Các luận điểm ấy đã diễn đạt được rõ ràng, dứt khoát ý kiến của người viết chưa? H:Văn bản đã sử dụng phép lập luận nào chính?Cách lập luận ấy có thuyết phục hay không? H:Bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí khác với bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống như thế nào? (Bài NL về hiện tượng đời sống : từ sự việc, hiện tượng đời sống mà nêu ra những vấn đề tư tưởng ;Bài NL về tư tưởng, đạo lí :dùng giải thích, chứng minh, làm sáng tỏ các tư tưởng, đạo lí quan trong đối với đời sống con người.) - Hoạt động 05 Luyện tập: *Gọi HS đọc bài văn THỜI GIAN LÀ VÀNG 1/Văn bản trên thuộc loại nghị luận nào? 2/Văn bản nghị luận về vấn đề gì? Chỉ ra luận điểm chính của nó? 3/Phép lập luận chủ yếu trong bài này này là gì? Cách lập luận trong bài có sức thuyết phục như thế nào? -Hoạt động 06 Hướng dẫn tự học: - Dựa vào dàn ý trên, viết một bài văn nghị luận bàn về một vấn đề tư tưởng đạo lí. - Tìm hiểu các phần tìm hiểu bài, xác định hướng làm cá bài tập ở v8an bản” Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí” -Lắng nghe Ghi tựa bài -Thảo luận tìm hiểu bài: -Đọc văn bản “Tri thức là sức mạnh” -Thảo luận, phân tích -Nêu ý kiến của nhóm +Nhận xét về bố cục -Tìm các câu có luận điểm -Tìm hiểu phép lập luận. -Thống nhất ý kiến vế phép lập luận được sử dụng trong văn bản. -Các nhóm tự đúc kết các vấn đề đã thảo luận -Củng cố lại bằng ghi nhớ -Các nhóm thực hành luyện tập trên lớp. - Thực hiện theo yêu cầu của Giáo Viên -Lắng nghe và thực hành theo yêu cầu của GV - Khởi động I.Hình thành kiến thức -Vấn đề bàn luận :Giá trị của tri thức khoa học và người trí thức. -Bố cục của bài văn gồm 3 phần: +Mở bài: đoạn 1 -> nêu vấn đề +Thân bài: đoạn 2 + 3 ->Nêu 2 ví dụ chứng minh tri thức là sức mạnh Đoạn 2:Tri thức có thể cứu một cái máy khỏi số phận một đống phế liệu. Đoạn 3:Tri thức là sức mạnh của cách mạng. +Kết luận: đoạn cuối ->phê phán một số người không biết quý trọng tri thức, sử dụng không đúng chỗ. -Các luận điểm: (1) Nhà khoa học người Anh Không phải ai cũng hiểu được tư tưởng ấy. (2) Tri thức là sức mạnh. (Câu mở đoạn) -Rõ ràng người có tri thức thâm hậu có thể làm được những việc mà nhiều người khác không làm nổi. thành đống phế liệu được không? (3)Tri thức là sức mạnh của cách mạng. (4)Tri thức có sức mạnh to lớn như thế nhưng đáng tiếc còn không ít người chưa biết quý trong tri thức. Họ không biết rằng tri thức tài năng trên mọi lĩnh vực. -Phép lập luận chủ yếu là chứng minh *Hình thành khái niệm : - Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí bàn về một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng, đạo lí, lối sống,...có ý nghĩa quan trọng đối với cuộc sống của con người. - Về nội dung :làm sáng tỏ các vấn đề tư tưởng, đạo lí bằng cách gikải thích, chứng minh, so sánh, đối chiếu, phân tìch,...để chỉ cho đúng (hay chỗ sai) của một tư tưởng nào đó nhằm khẳng định tư tưởng của người viết. - Về hình thức :bài văn phải có bố cục ba phần rõ ràng ; luận điểm đứng đắn ; lập luận chặt chẽ, mạch lạc ; lời văn rõ ràng sinh động. II. Luyện tập 1/Văn bản thuộc loại nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí. 2/Văn bản nghị luận về giá trị của thời gian -Các luận điểm chính của từng đoạn văn là: +Thời gian là sự sống +Thời gian là thắng lợi +Thời gian là tiền +Thời gian là tri thức ->Sau mỗi luận điểm là một dẫn chứng chứng minh thuyết phục cho giá trị của thời gian. 3/Phép lập luận chủ yếu là phân tích và chứng minh. III. Hướng dẫn tự học: -Gọi HS đọc lại phần ghi nhớ -Học thuộc bài -Chuẩn bị: Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí TIẾT :109-110 LIÊN KẾT CÂU VÀ LIÊN KẾT ĐOẠN VĂN I.Mục tiêu : - Nâng cao nhận thức và kĩ năng sử dụng một số phép liên kết câu và liên kết đoạn văn. II. Kiến thức chuẩn: 1. Kiến thức: -Liên kết nội dung và liên kết hình thức giữa các câu và cá đoạn văn. - Một số phép liên kết thường dùng trong việc tạo lập văn bản. 2. Kĩ năng: - Nhận biết một số phép liên kết thường dùng trong việc tạo lập văn bản. - sử dụng một số phép liên kết câu, liên kết đoạn văn trong việc tạo lập vănbản. - Ổn định tổ chức: - Kiểm tra bài cũ: -Hãy nêu tác dụng của thành phần gọi – đáp và thành phần phụ chú? -Làm bài tập 5 SGK -Giới thiệu bài:Hiểu và thực hành được phép liên kết qua bài học. III.Hướng dẫn – thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ NỘI DUNG -HOẠT ĐỘNG 1:Khởi động -Hướng dẫn HS tìm hiểu bài: GV gọi HS đọc đoạn trích trong SGK và trả lời các câu hỏi: H:Đoạn văn trên bàn về vấn đề gì? Chủ đề ấy có quan hệ như thế nào với chủ đề chung của văn bản?(bàn về cách người nghệ sĩ phản ánh thực tại.Một trong những yếu tố ghép vào chủ đề chung: Tiếng nói của văn nghệ.) H:Nội dung chính của mỗi câu trong đoạn văn trên là gì? Những nội dung ấy có quan hệ như thế nào với chủ đề của đoạn văn? Nêu nhận xét về trình tự sắp xếp các câu trong đoạn văn. H:Mối quan hệ chặt chẽ về nội dung giữa các câu trong đoạn văn được thể hiện bằng những biện pháp nào? Hoạt động 2: Luyện tập Giáo viên hướng dẫn các nhóm luyện tập -Bài tập 1: +Văn bản trên thuộc loại nghị luận nào? +Văn bản nghị luận về vấn đề gì?Chỉ ra luận điểm chính của nó? +Phép lập luận chủ yếu trong bài là gì? Cách lập luận trong bài có sức thuyết phục như thế nào? Hoạt động 06:Hướng dẫn tự học: - Nhớ được các biểu hiện cảu liên kết câu và liên kết đoạn văn. - Tìm các ví dụ về liên kết câu và liên kết đoạn . - Tìm hiểu các bài tập trong tiết Luyện tập... -Tiết sau sẽ học -Lắng nghe -Thảo luận tìm hiểu bài: -Đọc đoạn trích, thảo luận, nêu ý kiến. Các nhóm rút ra khái niệm -Thực hành luyện tập rên lớp -Bài tập 1:Thảo luận và đưa ra ý kiến cho mỗi yêu cầu. -Lắng nghe và thực hành theo yêu cầu của GV - Khởi động Ghi tựa bài: “Liên kết câu’ I.Hình thành kiến thức 1.KHÁI NIỆM LIÊN KẾT Ví dụ: SGK/42 -Chủ đề: Bàn về cách người nghệ sĩ phản ánh thực tại -Nội dung chính của các câu: (1)Tác phẩm nghệ thuật phản ánh thực tại (2)Khi phản ánh thực tại, nghệ sĩ muốn nói lên điều mới mẻ. (3)Cái mới mẻ ấy là lời gửi của người nghệ sĩ. ->Các nội dung này đều hướng vào chủ đề của đoạn văn. Các ý được trình bày hợp lí -Các biện pháp liên kết: + Tác phẩm -> nghệ sĩ : cùng trường liên tưởng. + Tác phâm(1) -> tác phẩm(3): lặp từ + Nghệ sĩ (2) -> anh (3) + Nhưng : Nối câu (1) – (2) + Cái đã có rồi -> những vật liệu mượn ở thực tại ->đồng nghĩa *Hình thành khái niệm: Câu văn, đoạn văn trong văn bản phải liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức. - Liên kết về nội dung: các đoạn văn phải phục vụ chủ đề chung của văn bản, các câu văn phải phục vụ chủ đề chung của đoạn (liên kết chủ đề); các đoạn văn, câu văn phaik3 được sắp xếp theo trình tự hợp lí. - Liên kết về hình thức:Các câu văn, đoạn văn có thể được liên kết nhau bằng một số biện pháp chính là phép lập, phép đồng nghĩa, trái nghĩa, phép liên tưởng, phép thế, phép nối. II.LUYỆN TẬP: 1/Chủ đề chung của đoạn văn là khẳng định năng lực trí tuệ của con người Việt Nam và – quan trong hơn – là những hạn chế cần khắc phục. Đó là sự thiếu hụt về kiến thức, khả năng thực hành và sáng tạo yếu do cách học thiếu thông minh gây ra. Nội dung các câu đều tập trung vào chủ đề đó. Trình tự của các câu được sắp xếp hợp lí -Mặt mạnh của trí tuệ Việt Nam -Những điểm hạn chế -Cần khắc phục hạn chế để đáp ứng sự phát triển của nền kinh tế mới. 2/Các câu được liên kết với nhau bằng những phép liên kết sau: -Bản chất trời phú ấy nối câu (2) với câu (1) -> phép đồng nghĩa -Nhưng nối câu (3) với câu (2) -> phép nối -Ấy là nối câu (4) với câu (3) -> phép nối -Lỗ hổng ở câu (4) và (5) -> phép lặp từ ngữ ; thông minh ở câu (5) và câu (1) -> lặp từ ngữ Hướng dẫn tự học: -Nêu khái niệm về phép liên kết? -Học thuộc bài TIẾT:110 LIÊN KẾT CÂU VÀ LIÊN KẾT ĐOẠN VĂN (LUYỆN TẬP) I.Mục tiêu : -Giúp HS củng cố lại kiến thức về liên kết câu và liên kết đoạn qua các bài . II. Kiến thức chuẩn: 1.Kiến thức: -Củng cố lại kiến thức về liên kết câu và liên kết đoạn qua các bài . 2. Kĩ năng: -Tăng cường kĩ năng thực hành bài tập. III.Hướng dẫn – thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG 1:Khởi động - Ổn định tổ chức: - Kiểm tra bài cũ: -Một câu trong một đoạn văn và các đoạn trong một bài văn cần phải tuân thủ các yếu tố nào? - Giới thiệu bài:Tiết này giúp chúng ta luyện tập nâng cao kĩ năng thực hành liên kết câu và đoạn văn. Hoạt động 2:Hình thành kiến thức -Hướng dẫn HS tìm hiểu bài: *GV gọi HS lần lược đọc và giải quyết các bài tập -Bài tập 1:Tìm ra phép liên kết câu và liên kết đoạn văn? -Bài tập 2: Tìm trong bài tập các cặp từ trái nghĩa phân biệt đặc điểm của thời gian vật lí và đặc điểm của thời gian tâm lí, giúp cho hai câu ấy liên kết chặt chẽ với nhau? -Bài tập 3: Hãy chỉ ra ccác lỗi về liên kết nội dung trong các đoạn trích sau và nêu cách sửa lỗi ấy? -Bài tập 4: -Chỉ ra và nêu cách sửa lỗi liên kết hình thức trong những đoạn trích ở bài tập? Hoạt động 03:Hướng dẫn tự học: - Xem trước các phần tìm hiểu bài, bài tập, xác định hướng làm bài trong bài “Cách làm...” -Lắng nghe -Ghi tựa bài -Thảo l;uận tìm hiểu bài: -Thực hành các bài tập trên lớp -Bài tập 1:Thực hành trong phiếu bài tập -Lên bảng báo cáo kết quả các phần a,b,c,d -Các nhóm thực hành bài tập -Tổ chức hình thức thi đua nhóm,GV nhận xét và chốt. -Bài tập 3: -Tổ chức thảo luận nhóm -Đại diện nhóm nêu ý kiến -GV chốt. -Thực hành theo bàn -GV chấm 03 bàn -Nhận xét và chốt -Lắng nghe và thục hành theo yêu cầu của GV - Khởi động I.Hình thành kiến thức Bài tập 1: a/Phép liên kết câu và liên kết đoạn văn: -Trường học – trường học (lặp ; liên kết câu) -như thế thay thế cho câu cuối ở đoạn trước ( thế ; liên kết đoạn văn b/Phép liên kết câu và đoạn văn -Văn nghệ – Văn nghệ (lặp ; liên kết câu) -sự sống – sự sống ; văn nghệ – văn nghệ (lặp ; liên kết đoạn văn) c/Phép liên kết câu : -thời gian – thời gian – thời gian ; con người – con người – con người (lặp) d/Phép liên kết câu: -yếu đuối – mạnh ; hiền lành – ác (trái nghĩa) Bài tập 2: Các cặp từ trái nghĩa theo yêu cầu của đề: -(Thời gian) vật lí – (thời gian ) tâm lí -vô hình – hữu hình -giá lạnh – nóng bỏng -thẳng tắp – hình tròn -đều đặn – lúc nhanh lúc chậm Bài tập 3: a/Lỗi về liên kết nội dung : Các câu không phục vụ chủ đề chung của đoạn văn. èThêm từ ngữ hoặc câu để thiết lập liên kết chủ đề giữa các câu Cắm đi một mình trong đêm. Trận địa đại đội 2 của anh ở phía bãi bồi bên một dòng sông. Anh chợt nhớ hồi đầu mùa lạc hai bố con anh cùng viết đơn xin ra mặt trận. Bây giờ, mùa thu hoạch lạc đã vào chặng cuôí. b/Lỗi về liên kết nội dung : Trật tự các sự việc nêu trong các câu không hợp lí. è(2) Thêm trạng ngữ chỉ thời gian để làm rõ quan hệ thời gian giữa các sự kiện Suốt hai năm anh ốm nặng, chị làm quần quật Bài tập 4: Lỗi về liên kết hình thức : a/Lỗi :dùng từ ở câu (2) và câu (3) không thống nhất. Nó -> Chúng. b/Lỗi :Từ văn phòng và từ hội trường không cùng nghĩa với nhau trong trường hợp này. hội trường (2) -> văn phòng II Hướng dẫn tự học: -Xem lại bài Duyệt của tổ trưởng Ngày22/01/2011 Lê Lĩnh Nam
Tài liệu đính kèm: