Hướng tích hợp khi giảng dạy các đoạn trích truyện kiều trong chương trình Ngữ văn 9

Hướng tích hợp khi giảng dạy các đoạn trích truyện kiều trong chương trình Ngữ văn 9

HƯỚNG TÍCH HỢP KHI GIẢNG DẠY CÁC ĐOẠN TRÍCH

TRUYỆN KIỀU TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 9

A-ĐẶT VẤN ĐỀ

I- Lý do chọn đề tài.

 1-Cơ sở lý luận.

 Môn Ngữ văn trong chương trình THCS thuộc nhóm những môn khoa học xã hội. Vì vậy, mục tiêu của môn học là giáo dục tư tưởng, tình cảm, quan điểm cho học sinh. Hơn nữa, cần phải đặt môn Ngữ văn trong mối quan hệ với các môn học khác. Học tốt môn Ngữ văn sẽ có tác động tích cực đến kết quả của các môn học khác và ngược lại. Vì vậy chương trình đặt ra yêu cầu tăng cường tính thực hành, giảm lý thuyết, gắn với đời sống. Mặt khác, môn Ngữ văn có quan hệ mật thiết với các môn nghệ thuật, vậy nên giảng dạy môn Ngữ văn phải hướng học sinh tới sự cảm thụ nhữmg giá trị nghệ thuật mà người nghệ sỹ đã thể hiện trong tác phẩm, tức là học sinh cảm nhận được những cái hay, cái đẹp, cái CHÂN, THIỆN, MỸ của tác phẩm.

 Xét riêng về môn Ngữ văn lớp 9 trong chương trình sách giáo khoa, nhóm tác giả biên soạn SGK đã đưa một phần Văn học trung đại vào đầu học kỳ I. Đó thực sự là những tác phẩm do những người nghệ sỹ cao tay sáng tác, đặc biệt là Truyện Kiều của Nguyễn Du, đồng thời đó cũng là thách thức đối với việc dạy- học của thầy và trò. Đièu đó được thể hiện qua một số nguyên nhân sau:

 Thứ nhất, hệ thống thi pháp, hệ thống các hình thức nghệ thuật, tư tưởng chủ đề, tư tưởng thời đại. của Văn học trung đại nói chung và Truyện Kiều nói riêng khác xa với Văn học hiện đại, khác xa với thời kỳ mà các em đang sống.

 Thứ hai, Truyện Kiều mặc dù được viết bằng chữ Nôm, nhưng sử dụng rất nhiều từ Hán Việt, các thành ngữ, tục ngữ, các điển tích, điển cố nhằm phát huy tối đa giá trị biểu đạt. Những yếu tố này gây không ít khó khăn đến việc truyền thụ kiến thức cho học sinh.

 Thứ ba, những đoạn trích Truyện Kiều trong chương trình thuộc một tác phẩm tự sự lớn, lại viết bằng thơ, gồm nhiều yếu tố, nhiều sự kiện, nhân vật.Cho nên, khi giảng dạy, giáo viên gặp không ít khó khăn khi xâu chuỗi các đoạn , các yếu tố để khái quát, tổng hợp cho học sinh.

 

doc 13 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 1357Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Hướng tích hợp khi giảng dạy các đoạn trích truyện kiều trong chương trình Ngữ văn 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hướng tích hợp khi giảng dạy các đoạn trích 
truyện kiều trong chương trình ngữ văn 9
A-Đặt vấn đề
I- Lý do chọn đề tài.
 1-Cơ sở lý luận.
 Môn Ngữ văn trong chương trình THCS thuộc nhóm những môn khoa học xã hội. Vì vậy, mục tiêu của môn học là giáo dục tư tưởng, tình cảm, quan điểm cho học sinh. Hơn nữa, cần phải đặt môn Ngữ văn trong mối quan hệ với các môn học khác. Học tốt môn Ngữ văn sẽ có tác động tích cực đến kết quả của các môn học khác và ngược lại. Vì vậy chương trình đặt ra yêu cầu tăng cường tính thực hành, giảm lý thuyết, gắn với đời sống. Mặt khác, môn Ngữ văn có quan hệ mật thiết với các môn nghệ thuật, vậy nên giảng dạy môn Ngữ văn phải hướng học sinh tới sự cảm thụ nhữmg giá trị nghệ thuật mà người nghệ sỹ đã thể hiện trong tác phẩm, tức là học sinh cảm nhận được những cái hay, cái đẹp, cái chân, thiện, mỹ của tác phẩm....
 Xét riêng về môn Ngữ văn lớp 9 trong chương trình sách giáo khoa, nhóm tác giả biên soạn SGK đã đưa một phần Văn học trung đại vào đầu học kỳ I. Đó thực sự là những tác phẩm do những người nghệ sỹ cao tay sáng tác, đặc biệt là Truyện Kiều của Nguyễn Du, đồng thời đó cũng là thách thức đối với việc dạy- học của thầy và trò. Đièu đó được thể hiện qua một số nguyên nhân sau:
 Thứ nhất, hệ thống thi pháp, hệ thống các hình thức nghệ thuật, tư tưởng chủ đề, tư tưởng thời đại... của Văn học trung đại nói chung và Truyện Kiều nói riêng khác xa với Văn học hiện đại, khác xa với thời kỳ mà các em đang sống.
 Thứ hai, Truyện Kiều mặc dù được viết bằng chữ Nôm, nhưng sử dụng rất nhiều từ Hán Việt, các thành ngữ, tục ngữ, các điển tích, điển cố nhằm phát huy tối đa giá trị biểu đạt. Những yếu tố này gây không ít khó khăn đến việc truyền thụ kiến thức cho học sinh.
 Thứ ba, những đoạn trích Truyện Kiều trong chương trình thuộc một tác phẩm tự sự lớn, lại viết bằng thơ, gồm nhiều yếu tố, nhiều sự kiện, nhân vật...Cho nên, khi giảng dạy, giáo viên gặp không ít khó khăn khi xâu chuỗi các đoạn , các yếu tố để khái quát, tổng hợp cho học sinh.
 Hơn nữa tư tưởng của thời đại Nguyễn Du là tư tưởng Nho giáo. Bản thân Nguyễn Du là một Nho sĩ uyên bác, một trí thức Hán học lừng danh. Cho nên việc cảm thụ Truyện Kiều phải có những hiểu biết tối thiểu về văn hoá thời đại Nguyễn Du. Điều này đối với học sinh quả thật không phải dễ...
 2- Cơ sở thực tiễn.
 Qua một số năm công tác ở địa phương, tôi nhận thấy khả năng tiếp thu của học sinh còn chậm, các em chưa có hứng thú khi học môn Ngữ văn trong đó có Truyện Kiều cho nên các em học chưa đạt hiệu quả cao. Tìm hiểu nguyên nhân tôi được biết:
 -Do tình hình kinh tế - xã hội - văn hoá của địa phương còn thấp, gia đình, phụ huynh học sinh chưa thật sự quan tâm đến việc học tập của con em mình, cho nên việc tạo điều kiều kiện thuận lợi cho con em theo học như mua sắm đồ dùng, trang thiết bị, tài liệu học tập còn nhiều hạn chế.
 -Do trình độ dân trí còn thấp, ý thức cho con theo học còn hạn chế cũng làm ảnh hưởng lớn đến nhận thức của học sinh.
 -Do thói ỷ nại, học chay, học vẹt, thói quen thầy đọc trò chép của học sinh cho nên chưa phát huy được tư duy sáng tạo, khả năng độc lập trong suy nghĩ và hoạt động của học sinh.
 Từ những lý do trên đây tôi mạnh dạn nghiên cứu và áp dụng đề tài: 
" Hướng tích hợp khi giảng dạy các đoạn trích Truyện Kiều trong chương trình ngữ văn 9"
3- Đối tượng nghiên cứu và thời gian thực hiện
 - Đề tài được áp dụng đối với học sinh 2 lớp 9A và 9B
 - Thời gian thực hiện là học kỳ I năm học 2008-2009
II- Mục tiêu của đề tài, các tài liệu tham khảo.
1-Mục tiêu của đề tài.
 -Giúp học sinh nắm chắc những thuật ngữ cơ bản trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nguyễn Du qua các đoạn trích Truyện Kiều được đưa vào giảng dạy trong chương trình sách giáo khoa.
 -Rèn luyện cho học sinh khả năng cảm thụ, kỹ năng phân tích tác phẩm tự sự qua hệ thống ngôn từ, qua các dấu hiệu nghệ thuật... để làm cơ sở, tiền đề cho các em học thể loại Nghị luận về một tác phẩm truyện(hoặc đoạn trích), nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. Rèn luyện kỹ năng tổng hợp, khái quát, liên kết thành hệ thống những giá trị nghệ thuật của các đoạn trích Truyện Kiều để minh chứng cho những vấn đề đã trình bày ở bài khái quát về Truyện Kiều.
 -Giáo dục học sinh biết trân trọng những di sản văn hoá của ông cha ta để lại; biết trân trọng và học tập tư tưởng nhân văn, chủ nghĩa nhân đạo của Nguyễn Du đối với số phận của con người đặc biệt là người phụ nữ trong xã hội cũ.
2-Tài liệu tham khảo 
-Sách giáo khoa, sách giáo viên Ngữ văn lớp 6, lớp 9 tập I
-Văn học Việt nam từ thế kỷ X đến giữa thế kỷ XVIII-Bùi Duy Tân
(Nxb GD -1998)
-Giảng văn Văn học Việt nam THCS -nhiều tác giả(Nxb GD -1996)
3-Một số phương tiện đồ dùng
-Máy vi tính xách tay, máy chiếu, USB.
-Một số tranh, ảnh về truyện Kiều.
-Phiên bản Truyện Kiều.
-Bút tích của Nguyễn Du.
-Truyện Kiều được dịch ra tiếng nước ngoài.
B-Quá trình thực hiện đề tài
I- Tình trạng thực tế khi chưa thực hiện đề tài
 Để chuẩn bị thực hiện kế hoạch, tôi tìm hiểu, thăm dò thái độ của học sinh đối với việc học tập môn Ngữ văn nói chung và những tác phẩm Văn học trung đại băng một số câu hỏi trắc nghiệm như sau:
Câu 1:
 Em thấy các văn bản Văn học trung đại trong chương trình Ngữ văn 9 như thế nào?
 Khó
 Dễ
 Câu 2: 
 Nguyên nhân nào khiến em cảm thấy khó (hoặc dễ)?
 A-Do thời đại lịch sử.
 B-Do sử dụng quá nhiều từ Hán- Việt và các điển tích, điển cố.
 C-Cả hai ý trên.
Câu3:
 Thái độ của em khi chuẩn bị học Truyện Kiều và các đoạn trích như thế nào?
 A- Thích
 B- Không thích.
Câu 4:
 Nguyên nhân nào khiến em tỏ thái độ ấy?
 A-Rất khó hiểu
 B- Thầy(cô giáo dạy rất hay)
*Tổng số học sinh được thăm dò là 69 em.
*Kết quả thu được như sau:
 Câu1:
 Khó : 58 em
 Dễ : 11 em
 Câu 2:
 Đáp án A có 9 em.
 Đáp án B có 56 em.
 (4 em không có ý kiến gì)
 Câu 3:
 A- Thích: 12 em
 B- Không thích: 54 em
 (3 em không có ý kiến gì)
 Câu 4:
 Đáp án A có 60 em.
 Đáp án B có 7 em.
 (2 em không có ý kiến gì)
 *Căn cứ vào kết quả thăm dò trên tôi nhận thấy: học sinh chưa thực sự hứng thú khi học các văn bản Văn học trung đại nói chung và Truyện Kiều nói riêng, cho nên trong giờ học các em còn chưa tập trung hoặc còn mất trật tự. Các em chưa cảm thụ được những giá trị văn hoá dân tộc.
II-Quá trình thực hiện
 Xuất phát từ mục tiêu của môn học, từ những cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn
 Xuất phát từ những lúng túng của học sinh và giáo viên khi học các đoạn trích Truyện Kiều và một số kinh nghiệm của bản thân tôi đã trực tiếp giảng dạy lớp 9, tôi mạnh dạn trình bày một số phương pháp và cách thể hiện để phát huy năng lực cảm thụ văn học cũng như rèn luyện kỹ năng phân tích tác phẩm, phân tích các dấu hiệu nghệ thuật để thấy được giá trị nội dung của tác phẩm (đoạn trích)
 Tôi nghĩ rằng trậy tự sắp xếp các đoạn trích Truyện Kiều trong SGK Ngữ văn 9 là việc thực hiện ý tưởng: Các đoạn trích này như những dẫn chứng, những ví vụ minh hoạ cho những điểm nổi bật về giá trị nội dung và nghệ thuật của Truyện Kiều dã được trình bày ở bài khái quát. Đồng thời những đoạn trích này làm tiền đề, cơ sở để học sinh học phần Làm văn, thể loại nghị luận văn học và cách xây dựng nhân vật trong tác phẩm tự sự. dưới đây tôi sẽ trình bày một số ví dụ (Đây không phải là giáo án của bài dạy mà chỉ là ví dụ để khảo sát hướng tích hợp khi dạy các đoạn trích Truyện Kiều).
 ở bài khái quát về Truyện Kiều(tiết 26), ngoài việc căn cứ vào mục tiêu bài học, tôi tiến hành tích hợp dọc với một số tác phẩm trước đó đã phản ánh số phận của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến như "Chuyện người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ và "Bánh trôi nước" của Hồ Xuân Hương(đã học ở lớp 7) để học sinh so sánh và có cái nhìn đúng đắn hơn về vấn đề đặt ra. Để tiến hành hoạt động này, tôi thực hiện một số câu hỏi:
 Câu hỏi 1:
 Trong Văn học trung đại, một số tác phẩm cũng phản ánh số phận người phụ nữ, em hãy kể tên những tác phẩm đó
 Học sinh dễ dàng trả lời
 - "Chuyện người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ 
 - "Bánh trôi nước" của Hồ Xuân Hương.
 - "Truyện Kiều" của Nguyễn Du.
 Câu hỏi 2:
 Em hãy so sánh các nhân vật trong các tác phẩm đã học xem có điểm gì giống và khác nhau?(Thuý Kiều; Vũ Nương; Nhân vật trữ tình trong thơ Hồ Xuân Hương).
 Học sinh trả lời có thể đúng hoặc sai, có thể thiếu hoặc đủ ý nhưng giáo viên phải định hướng để tích hợp.
 * Giống nhau:
 - Đều là những con người nhan sắc, đức hạnh, có nghĩa, có tình
 - Đều bị xã hội phong kiến vùi dập, đoạ đày cuộc đời họ là một chuỗi những bi kịch dai dẳng triền miên...
 *Khác nhau: ở mỗi tác giả, có thể do quan điểm thẩm mĩ khác nhau, góc độ nhìn nhận vấn đề khác nhau mà nhân vật của họ cũng có những nét khác nhau:
 - Đối với Thuý Kiều, cuộc sống gian truân chìm nổi của nàng do nhiều nguyên nhân, trong đó quan trọng nhất là xã hội phong kiến đã suy tàn, xã hội vì đồng tiền đã đày đoạ con người từ bi kịch này đến bi kịch khác.
 - Đối với Vũ Nương, tấn bi kịch của nàng bắt nguồn từ thói ghen tuông, ích kỷ của người chồng. Sống trong chế độ nam quyền, sự độc đoán vũ phu của Trương Sinh đã gián tiếp là thủ phạm gây nên cái chết của Vũ Nương.
 - Với nhà thơ Hồ Xuân Hương, chính sự đày đoạ của xã hội phong kiến mà bà đã phản kháng quyết liệt, mạnh mẽ. Bà lên tiếng để bênh vực và bảo vệ người phụ nữ, song bà vẫn phải ngậm ngùi đau đớn chấp nhận sự thật:
 Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn.
 Mà em vẫn giữ tấm lòng son.
 (Bánh trôi nước-Hồ Xuân Hương).
 ở đây, bi kịch của người phụ nữ không hẳn là cái chết. Cái mà họ đau đớn, hay cái bi kịch lớn nhất của họ chính là danh dự, nhân phẩm, đức hạnh của con người bị bôi nhọ, bị chà đạp. Vũ Nương thà chết để bảo vệ danh dự, nàng lấy cái chết để minh oan, giãi bày sự trong trắng của mình. Với chồng, nàng không có quyền được thanh minh, nàng sống trong sự điều khiển của người chồng-kẻ vũ phu. Thuý Kiều cũng vậy, có lẽ cái chết đối với nàng còn dễ chịu hơn là sự sống- một cộc sống ô nhục, một cuộc sống đoạ đày. Kiều chết đi để thoát khỏi sự săn đuổi của xã hội ăn thịt người. Vậy mà "định mệnh" hai lần không cho nàng chết. Những con người như vậy lẽ ra họ phải được hưởng một cuộc sống hạnh phúc, sum vầy, vậy mà cuộc đời họ là một chuỗi những nỗi bất hạnh chồng chất.
 Khi thuyết trình được điều đó, học sinh hiểu được hình tượng người phụ nữ trong văn học cổ không phải chỉ có bi kịch của Thuý Kiều mà còn rất nhiều bi kịch khác. Đó là số phận chung của những người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến đang đứng bên bờ của sự sụp đổ.
 Nghệ thuật miêu tả nhân vật của Nguyễn Du qua đoạn trích "Chị em Thuý Kiều", ở đây hai nhân vật Thuý Kiều và Thuý Vân là hai nhân vật chính diện được Nguyễn Du miêu tả với sự ngợi ca về nhan sắc, tài năng, nhân phẩm. Tác giả đã dùng bút pháp Ước lệ cổ điển để vẽ lên hai bức chân dung thiếu nữ với những vẻ đẹp vừa đôn hậu vừa đoan trang vừa sắc sảo, mặn mà, kiều diễm. Khi h ...  miêu tả nhân vật của Nguyễn Du(So sánh vẻ đẹp của con người với vẻ đẹp của tự nhiên)
 Câu hỏi 1:
 Em hãy tìm những chi tiết ước lệ cổ điển khi Nguyễn Du miêu tả bức chân dung của Thuý Vân?
 Học sinh dễ dàng tìm thấy những hình ảnh ước lệ:
 -Khuôn trăng(khuôn mặt)
 -Nét ngài (đẹp như con bướm tằm)
 -Hoa cười (nụ cười tươi như hoa)
 -Ngọc thốt(giọng nói trong như ngọc)
 -Mây (thua nước tóc)
 -Tuyết (nhường màu da)...
 Đó là những hình ảnh thiên nhiên phải lùi lại phía sau để nhường chỗ cho sắc đẹp của Thuý Vân.
 Câu hỏi 2:
 Em hãy tìm những chi tiết ước lệ cổ điển khi Nguyễn Du miêu tả bức chân dung của Thuý Kiều?
 Tương tự như cách trả lời ở câu hỏi 1, học sinh dễ dàng tìm thấy những hình ảnh ước lệ khi tác giả miêu tả Thuý Kiều
 Câu hỏi 3:
 Khi miêu tả Thuý Kiều, ngòi bút của Nguyễn Du có gì giống và khác so Thuý Vân?
 Học sinh chỉ ra những điểm giống và khác củaThuý Vân, Thúy Kiều:
*Giống nhau: Đều sử dụng bút pháp ước lệ để miêu tả nhân vật
*Khác nhau :
 Ngoài nhan sắc , Nguyễn Du còn chú ý khắc hoạ tài năng của Kiều(nhà thơ dành đến hai phần để tả tài năng)
 **Vậy, với những nhân vật chính diện, Nguyễn Du dùng bút pháp nào để miêu tả?
 Ghi nhớ: 
 Nguyễn Du dùng bút pháp ước lệ cổ điển để miêu tả nhân vật chính diện.
 Cuối giờ học, tôi trình chiếu cho học sinh quan sát bức tranh minh hoạ chân dung hai chị em và sơ đồ khái quát nội dung bài học:
Nghệ thuật miêu tả nhân vật
Bút pháp ước lệ
Thuý Kiều
Thuý Vân
Giá trị nhân đạo
Trắc trở, gian truân
Tài năng
Nhan sắc
Êm đềm, hạnh phúc
Phúc hậu, đoan trang
Nguyễn Du ca ngợi, đề cao nhan sắc, tài năng, nhân phẩm con người
Nghệ thuật miêu tả nhân vật qua đoạn trích "Mã Giám Sinh mua Kiều":
Câu hỏi 1:
Em hãy tìm những chi tiết hình ảnh miêu tả nhân vật Mã Giám Sinh:
 -Nguồn gốc, lai lịch.
 -Tuổi tác.(ngoài 40)
 -ăn mặc, trang điểm (mày râu, áo quần)
 -Nói năng cộc lốc, thô lỗ không thưa gửi, không trên dưới
 -Hành động mất lịch sự, trơ trẽn(ghế trên ngồi tót)
 -Quan hệ chủ tớ thì nhốn nháo ô hợp.....
Câu hỏi 2:
 Em có nhận xét gì qua cách miêu tả của tác giả? Mã Giám Sinh là người như thế nào?
 -Miêu tả hiện thực trực diện, Mã Giám Sinh hoàn thiện cả về ngoại hình và tính cách, Mã Giám Sinh là con người giả dối, lừa lọc....
 Câu hỏi 3:
 Em hãy so sánh với cách miêu tả nhân vật Thuý Kiều xem có gì khác? (bút pháp ước lệ) 
 Ghi nhớ:
 Nguyễn Du sử dụng bút pháp hiện thực, trực diện để miêu tả nhân vật phản diện
Thuý Kiều
(ước lệ)
Miêu tả nhân vật
Mã Giám Sinh
(hiện thực, trực diện)
Nỗi đau đớn ê chề, tái tê
Giả dối, lừa lọc
Con buôn chuyên nghiệp
Căm phẫn sâu sắc
Cảm thương chân thành
Giá trị nhân đạo
Từ 2 sơ đồ khái quát, em hãy so sánh sự khác nhau trong cách miêu tả nhân vật của Nguyễn Du? 
 -Đối với các nhân vật chính diện, Nguyễn Du sử dụng bút pháp ước lệ(để tôn thêm vẻ đẹp của nhân vật)
 -Đối với nhân vật phản diện, Nguyễn Du sử dụng bút pháp hiện thực để khắc hoạ tính chất xấu xa, đê tiện, thấp hèn của nhân vật.
 (GV có thể bổ sung thêm một số nhân vật khác trong Truyện Kiều như Từ Hải, Sở Khanh, Tú Bà...)
-Từ Hải: 
 Râu hùm, hàm én, mày ngài
 Vai năm tấc rộng, thân mười thước cao.
-Tú Bà:
 Thoắt trông nhờn nhợt màu da
 ăn gì cao lớn đẫy đà làm sao
để bổ sung vào nghệ thuật miêu tả nhân vật của Nguyễn Du.
 ở đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích", Nguyễn Du không dừng lại ở bút pháp ước lệ mà ông còn có khả năng đi sâu vào những ngõ ngách tinh vi nhất của tâm hồn con người qua nghệ thuật tả cảnh ngụ tình và độc thoại nội tâm. Sau khi trình bày nội dung bài học, tôi tổng kết cho học sinh quan sát sơ đồ theo trình tự miêu tả của Nguyễn Du:
 -Cảnh trước lầu Ngưmg Bích: mênh mông hoang vắng rợn ngợp vào buổi chiều tà 
 -Kiều nhớ người thân(nhớ Kim Trọng và nhớ cha mẹ)-bút pháp độc thoại nội tâm
 -Nỗi lòng của Kiều trước cảnh vật (tả cảnh ngụ tình)
 *Vậy, 
 Cách miêu tả nhân vật của Nguyễn Du trong đoạn này có gì khác so với hai đoạn trước?
 -Nguyễn Du không dừng lại ở việc miêu tả ngoại hình mà ông còn khai thác thế giới nội tâm của con người rất sâu sắc và tinh tế
 -Tác giả sử dụng những hình thức nào để miêu tả nội tâm nhân vật?
 +Độc thoại nội tâm
 +Tả cảnh ngụ tình.
 Miêu tả nội tâm nhân vật
Độc thoại nội tâm
-Kiều nhớ Kim Trọng
 -Kiều nhớ cha mẹ
Tả cảnh ngụ tình
-Tình trong cảnh
-Cảnh chứa tình
Tâm trạng Kiều
-Buồn nhớ người thân
-Nỗi đau đớn ê chề, tái tê
 Như vậy, Nghệ thuật miêu tả nhân vật của Nguyễn Du đạt đến sự tài hoa, uyên bác. Thế giới con người được ông diễn tả thật phong phú ngay trong bản thân một nhân vật hay cả những nhân vật khác nhau.
 Trong đoạn trích "Cảnh ngày xuân" Học sinh lại được học cái nhẹ thuật tả cảnh của Nguyễn Du. Có thể nói, trong truyện Kiều, chỉ một vài câu thơ mà ông có thể lột tả hết thần thái của cảnh vật, (chú ý tích hợp với những câu thơ tả cảnh của Nguyễn Du).
-Những câu thơ tả cảnh đặc sắc:
 + Mùa xuân: 
 Cỏ non xanh tận chân trời
 Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
 + Mùa thu:
 Long lanh đfáy nước in trời
 Thành xây khói biếc non phơi bóng vàng.
 + Mùa hạ:
 Ve kêu rừng phách đổ vàng.
 Đầu tường lửa lựu lập loè đâm bông.
 -Trật tự miêu tả cuộc du xuân của chị em Thuý Kiều theo thời gian
 + Tả cảnh mùa xuân làm nền cho hoạt động của con người
 +Tả cảnh lễ hội: đông vui nhộn nhịp.
 +Cảnh ra về: bâng khuâng, lưu luyến nhuốm một nỗi buồn khó tả.
 Như vậy học sinh được bổ sung thêm, cảm nhận thêm cách quan sát, miêu tả cảnh của Nguyễn Du thật tài tình, điêu luyện.
NT tả cảnh
Cảnh lễ hội
Cảnh ra về
Khung cảnh xuân
Tâm trạng con người
(thay đổi theo cảnh vật)
 Sau khi học xong cụm bài về Truyện Kiều, tôi tổng kết lại để học sinh dễ nắm bắt được nội dung và nghệ thuật của đoạn trích theo bảng tổng kết sau: (Đoạn trích" Thuý Kiều báo ân báo oán" hiện nay không được đưa vào giảng dạy nhưng tôi vẫn đưa vào tổng kết để học học sinh tiện theo dõi)
Tên đoạn trích
Nghệ thuật miêu tả nhân vật
Tác dụng
Chị em Thuý Kiều
Bút pháp ước lệ, cổ điển
Tôn thêm vể đẹp con người
Mã Giám Sinh mua Kiều
Tả thực, trực diện qua ngoại hình, cử chỉ, ngôn ngữ
Khắc hoạ tính cách nhân vât, tô đậm tính chất đê tiện thấp hèn
Cảnh ngày xuân
Tả cảnh thiên nhiên, con người
Cảnh vật hiện lên làm nền hoạt cho hoạtđộng của con người
Kiều ở lầu Ngưng Bích
Miêu tả nội tâm qua bút pháp tả cảnh ngụ tình và độc thoịa nội tâm
Tâm trạng nhân vật được bộc lộ rõ nét, ở những cung bậc khác nhau
Thuý Kiều báo ân báo oán
Khắc hoạ tính cách nhân vật qua ngôn ngữ đối thoại
Tính cách nhân vạt được bộc lộ sâu sắc
 Như vậy học sinh có cái nhìn toàn diện, đa chiều hơn, khả năng khái quát hiểu sâu hơn những vấn đề đã trình bày ở bài khái quát.
C-Kết luận
I- Kết quả sau khi thực hiện
 Căn cứ vào kết quả điều tra trong quá trình thực hiện đề tài, tôi nhận thấy học sinh chăm chú học tập, chăm chú, say mê tìm hiểu hơn. Trong lớp các em ít mất trật tự và khả năng tiếp thu kiến thức tốt hơn. Vì vậy, tôi xét thấy đây là một phương pháp khả thi để áp dụng cho học sinh lớp 9:
Câu 1:
 Em thấy các văn bản văn học trung trong chương trình Ngữ văn 9 như thế nào?
 Khó
 Dễ
 Câu 2: 
 Nguyên nhân nào khiến em cảm thấy khó (hoặc dễ)
 A-Do thời đại lịch sử.
 B-Do sử dụng quá nhiều từ Hán- Việt và các điển tích, điển cố.
 C-Cả hai ý trên.
Câu3:
 Thái độ của em khi chuẩn bị học Truyện Kiều và các đoạn trích như thế nào?
 A- Thích
 B- Không thích.
Câu 4:
 Nguyên nhân nào khiến em tỏ thái độ ấy?
 A-Rất khó hiểu
 B- Thầy(cô giáo dạy rất hay)
*Tổng số học sinh được thăm dò là 69 em.
*Kết quả thu được như sau:
 Câu1:
 Khó : 8 em
 Dễ : 61 em
 Câu 2:
 Đáp án A có 48 em.
 Đáp án B có 29 em.
 (2 em không có ý kiến gì)
 Câu 3:
 A- Thích: 51 em
 B- Không thích: 12 em
 (6 em không có ý kiến gì)
 Câu 4:
 Đáp án A có 48 em.
 Đáp án B có 19 em.
 (2 em không có ý kiến gì)
 Vậy là từ khi thực hiện đề tài, giáo viên đã bỗi dưỡng thêm cho học sinh sự hứng thú, lòng say mê học tập để việc học của các em có hiệu quả hơn.
II-Bài học kinh nghiệm và những kiến nghị, đề xuất.
 Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi rút ra cho bản thân mình một số kinh nghiệm rất thiết thực, cụ thể là:
 - Đối với bản thân giáo viên phải không ngừng bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, luôn luôn tìm tòi những phương pháp mới để bồi dưỡng cho học sinh lòng say mê, hứng thú học tập.
 -Đối với nhà trường, cần khuyến khích những cá nhân, tập thể luôn phấn đấu sáng tạo trong việc vận dụng các phương pháp vào quá trình giảng dạy.
 - Hiện nay, đồ dùng dạy học phục vụ cho môn Ngữ văn rất hạn chế(Chỉ có một số ít tranh ảnh cho những bài ở đầu học kỳ I) hoặc có nhưng đã hết niên hạn sử dụng, vì vậy kính mong các cơ quan chủ quản xem xét để thay ổi bỏ sung kịp thời để công tác giảng dạy - học tập đạt hiệu quả cao hơn.
 - Đối với mỗi trường, cơ quan cấp trên cần mua sắm trang bị thêm cho hệ thống máy chiếu, máy tính để giáo viên có thể ứng dụng kịp thời Công nghệ thông tin vào trong quá trình giảng dạy...
 Vì điều kiện thời gian có hạn, tuổi nghề còn thấp, kinh nghiệm, phương pháp còn nhiều hạn chế, tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của các bạn đồng nghiệp để công tác giảng dạy của chúng ta ngày càng hoàn thiện.
 Hoà Thạch ngày 20 tháng 5 năm 2009
 Người viết
 Nguyễn Văn Hoà
ý kiến, nhận xét, đánh giá
của Hội Đồng khoa học
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày .......tháng.......năm 2009
 Chủ tịch Hội đồng
 (Ký tên, đóng dấu)
ý kiến, nhận xét, đánh giá
của Hội Đồng khoa học cấp trên
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
 Ngày .......tháng.......năm 2009
 Chủ tịch Hội đồng
 (Ký tên, đóng dấu)

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN tich hop khi gd Truyen Kieu.doc