Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Trường THCS Vĩnh Hòa - Tuần 13

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Trường THCS Vĩnh Hòa - Tuần 13

TUẦN 13 : Thứ ., ngày .tháng .năm 2012

 NGỮ VĂN- BÀI 13 - TIẾT 61- TIẾNG VIỆT

 TỔNG KẾT TỪ VỰNG

(Luyện tập tổng hợp)

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức: Qua tiết luyện tập giúp học sinh củng cố lí thuyết trên cơ sở các bài tập thực hành về từ vựng, các biện pháp tu từ đã học.

2. Kỹ năng: Rèn cho học sinh kĩ năng thực hành nhận biết các biện pháp tu từ đã học, ý nghĩa tác dụng của các biện pháp tu từ đó.

3. Thái độ: Giáo dục cho học sinh ý thức giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.

B. CHUẨN BỊ: Thầy: Soạn bài

 Trò : Chuẩn bị bài ở nhà vào vở bài tập.

C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sĩ số 9AB

 ? Hãy cho biết thế nào là ẩn dụ, hoán dụ? Nêu sự khác biệt giữa ẩn dụ và hoán dụ? Cho ví dụ?

 

doc 15 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 461Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Trường THCS Vĩnh Hòa - Tuần 13", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 13 : 	 Thứ., ngày.tháng.năm 2012
 Ngữ văn- Bài 13 - Tiết 61- tiếng việt 
 tổng kết từ vựng
(Luyện tập tổng hợp)
A. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức: Qua tiết luyện tập giúp học sinh củng cố lí thuyết trên cơ sở các bài tập thực hành về từ vựng, các biện pháp tu từ đã học.
2. Kỹ năng: Rèn cho học sinh kĩ năng thực hành nhận biết các biện pháp tu từ đã học, ý nghĩa tác dụng của các biện pháp tu từ đó.
3. Thái độ: Giáo dục cho học sinh ý thức giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.
B. Chuẩn bị: Thầy: Soạn bài
 Trò : Chuẩn bị bài ở nhà vào vở bài tập. 
C. Tiến trình lên lớp: 	
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sĩ số 9AB
 ? Hãy cho biết thế nào là ẩn dụ, hoán dụ? Nêu sự khác biệt giữa ẩn dụ và hoán dụ? Cho ví dụ?
3. Bài mới:	
Gv: Tổ chức hướng dẫn Hs ôn tập lại lý thuyết.
? Đọc nêu yêu cầu của bài tập 1
? Cho biết trong trường hợp nay gật đầu hay gật gù thể hiện thích hợp hơn ý nghĩa cần biểu đạt? Vì sao? Học sinh giải thích gật đầu, gật gù.
? Đọc Bài tập 2/158: 
? Nhận xét cách hiểu từ của người vợ?
? Theo em từ chân ở đây cần hiểu theo nghĩa nào?
? Người chồng sử dụng phương thức gì khi nói về nghĩa của từ chân?
- Học sinh thảo luận, nêu ý kiến
 Giáo viên treo bảng phụ có ghi đoạn thơ.
	áo anh rách vai
	.. Đầu súng trăng treo
* Từ vai, miệng, chân, tay, đầu ở đoạn thơ từ nào được dùng theo nghĩa gốc, từ nào được dùng theo nghĩa chuyển? Nghĩa chuyển được hình thành theo phương thức nào? (ẩn dụ hoán dụ).
- Giáo viên treo bảng phụ ghi đoạn thơ.
* Dựa vào kiến thức về trường từ vựng để phân tích cái hay trong cách dùng từ.
+Giáo viên gợi ý:	? Em hãy tìm các từ ngữ có cùng trường từ vựng?
+Trường từ vựng * Lửa: hồng, cháy, tro * Màu sắc: đỏ, xanh, hồng.
? Từ những từ ngữ có liên quan đến lửa em hiểu gì về cảm xúc của nhà thơ được thể hiện qua đoạn thơ trên?
- Cảm xúc cháy bỏng yêu thương của nhà thơ
- Học sinh đọc đoạn trích trong sgk và trả lời câu hỏi theo hướng dẫn của giáo viên :
- ? Các sự vật và hiện tượng trên được đặt tên theo cách nào?
(Đặt từ ngữ mới để gọi riêng sự vật, hiện tượng đó hay dùng từ ngữ đã có sẵn theo một nội dung mới?)
* Như chính tác giả của đoạn văn đã nói:
"ở đây, người ta gọi tên đất, tên sông . cứ theo đặc điểm riêng biệt của nó mà gọi thành tên"
	Ví dụ: 	- Rạch Mái Giầm
	- Kênh Bọ Mắt
	- Kênh Ba Khía
* Đó là hiện tượng dùng từ ngữ có sẵn với một nội dung mới dựa vào đặc điểm của sự vật và hiện tượng.
Giáo viên: Trong tiếng Việt, hiện tượng này có nhiều như cà tím, ớt chỉ thiên, dưa bở, chè móc câu, chè tuyết.
I. ôn lại lý thuyết 
II. Bài tập 
1- Bài tập 1:
- Vì gật gù vừa thể hiện động tác cúi đầu vừa thể hiện cảm xúc, tình cảm của người chồng; tỏ ý hài lòng, tấm tắc ngợi khen đ gợi ra không khí đầm ấm, hạnh phúc gia đình (gật gù đ từ tượng hình có giá trị biểu cảm cao).
2- Bài tập 2/158
+ Người vợ hiểu sai nghĩa của từ chân.
+ Chân sút: người đá bóng giỏi.
+ Chân sút (chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ)
* Cuộc đối thoại không thành công
3- Bài tập 3/158: Giáo viên treo bảng phụ có ghi đoạn thơ.
+ Miệng, chân, tay đ nghĩa gốc.
+ Vai đ nghĩa chuyển (hoán dụ).
+ Đầu đ nghĩa chuyển (ẩn dụ).
4- Bài tập 8/159 SGK	
- Trường từ vựng * Lửa: hồng, cháy, tro * Màu sắc: đỏ, xanh, hồng.
- Cảm xúc cháy bỏng yêu thương của nhà thơ.
Bài tập 4 SGK/159
- Trường từ vựng chỉ màu sắc và trường từ vựng lửa và những sự vật, hiện tượngcó quan hệ liên tưởng với lửa. Các từ thuận hai trường từ vựng lại có quan hệ chặt chẽ với nhau. Màu áo đỏ của cô gái thắp lên trong mắt chàng trai (và bao người khác) ngọn lửa. Ngọn lửa đó lan toả trong con người anh làm anh say đắm, ngất ngây (đến mức có thể cháy thành tro) và lan ra cả không gian, làm không gian cũng biến sắc (cây xanh như cũng ánh theo hồng).
- Nhờ nghệ thuật dùng từ, bài thơ đã xây dựng được những hình ảnh gây ấn tượng mạnh cho người đọc, qua đó thể hiện độc đáo một tình yêu mãnh liệt và cháy bỏng.
5- Bài tập 5/159 SGK:
"ở đây, người ta gọi tên đất, tên sông . cứ theo đặc điểm riêng biệt của nó mà gọi thành tên"
4. Củng cố: Hệ thống lại nội dung kiến thức giờ ôn tập.
5. Hướng dẫn về nhà: Làm lại các bài tập. Soạn bài "Luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận" "Liên kết câu và liên kết đoạn văn".
============================================
 Thứ., ngày.tháng.năm 2012
 Ngữ văn- Bài 13 - Tiết 62- Tập làm văn 
luyện tập viết đoạn văn tự sự
có sử dụng yếu tố nghị luận
A. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức: Qua bài học giúp học sinh hiểu được các yếu tố nghị luận trong văn tự sự, 
2. Kỹ năng: Rèn luyện cho học sinh kĩ năng thực hành đưa yếu tố nghị luận vào bài văn tự sự một cách hợp lí. Tích hợp văn, tiếng Việt.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh ý thức luyện tập.
B. Chuẩn bị: Thầy: Nghiên cứu SGK, sách hướng dẫn, soạn giáo án.
 Trò: Ôn lại kiến thức về văn bản tự sự, chuẩn bị bài mới. 
C. Tiến trình lên lớp
1. ổn định tổ chức Kiểm tra sĩ số 9AB
2. Kiểm tra : ? Nếu khái niệm về biện pháp ẩn dụ, hoán dụ? Cho ví dụ?
3. Bài mới 
? Học sinh đọc đoạn văn "Lỗi lầm và sự biết ơn"
? Câu chuyện về hai người bạn cùng đi trên sa mạc, có xảy ra một cuộc tranh luận về lỗi lầm và sự biết ơn.
? Yếu tố nghị luận thể hiện rõ trong câu văn nào?
* Những điều viết lên cát sẽ mau chóng xoá nhoà theo thời gian, như không ai có thể xoá được những điều tốt đẹp đã được ghi tác trên đá, trong lòng người.
* Vậy mỗi chúng ta hãy học cách viết những nỗi đau buồn, thù hận lên cát và khắc ghi những ân nghĩa trên đá.
? Những yếu tố nghị luận trên vai trò gì trong việc làm nổi bật nội dung của đoạn văn?
? Qua câu chuyện trên em rút ra bài học gì?
? Nêu vai trò của yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự.
? Đọc ghi nhớ SGK.
1- Đề bài: Gv cho học sinh lựa chọn 1 trong 2 đề.
a, Viết một đoạn văn kể lại buổi sinh hoạt lớp. Trong buổi sinh hoạt đó, em đã phát biểu ý kiến để chứng minh Nam là một người bạn tốt.
b, Viết một đoạn văn kể về những việc làm hoặc những lời dạy bảo giản dị và sâu sắc cuả người bà kính yêu đã làm cho em cảm động (trong đoạn văn có sử dụng yếu tố nghị luận).
* Giáo viên định lượng cho học sinh chọn đề 1.
- Giáo viên hướng dẫn cho học sinh tìm hiểu: Bằng hệ thống câu hỏi định hướng.
? Bài tập nêu yêu cầu gì?	- Kể lại buổi sinh hoạt lớp.
- Em phát biểu ý kiến để chứng minh Nam là bạn tốt.
? Cần phải có những ý gì để đảm bảo yêu cầu trên?
a, Buổi sinh hoạt diễn ra (thời gian, địa điểm, ai là người điều khiển, không khí của buổi sinh hoạt lớp ra sao?).
b, Nội dung của buổi sinh hoạt là gì? Em đã phát biểu vấn đề gì? Tại sao lại phát biểu việc đó?
c, Em đã thuyết phục được rằng Nam là người bạn tốt như thế nào? (lí lẽ, ví dụ, lời phân tích).
- Giáo viên yêu cầu học sinh viết đoạn văn (trong 10 phút) theo các gợi ý đã trao đổi.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích, góp ý.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
* Giáo viên hướng dẫn cho học sinh làm đề 2 SGK.
+ Người em kể lại là ai?
+ Người đó để lại việc làm, lời nói hay một suy nghĩ? Điều đó diễn ra trong hoàn cảnh nào?
+ Nội dung cụ thể là gì? Nội dung đó giản dị mà sâu sắc, cảm động như thế nào?
+ Suy nghĩ về bài học rút ra từ câu chuyện trên
I. Thực hành tìm hiểu yếu tố nghị luận trong đoạn văn tự sự:
1. Tìm hiểu ví dụ.
- Yếu tố nghị luận thể hiện rõ trong câu trả lời của người bạn được cứu.
- Yếu tố nghị luận thể hiện ở câu kết của văn bản.
* Vậy mỗi chúng ta hãy học cách viết những nỗi đau buồn, thù hận lên cát và khắc ghi những ân nghĩa trên đá.
- Làm cho câu chuyện thêm sâu sắc và giàu tính triết lí, có ý nghĩa giáo dục cao.
- Bài học về sự bao dung, lòng nhân ái, biết tha thức và ghi nhớ ân nghĩa, ân tình
2. Kết luận- Ghi nhớ sgk
II. Thực hành viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận:
1- Đề bài: Giáo viên cho học sinh lựa chọn 1 trong 2 đề.
- Kể lại buổi sinh hoạt lớp.
- Em phát biểu ý kiến để chứng minh Nam là bạn tốt.
Cần phải có những ý gì để đảm bảo yêu cầu trên
a, Buổi sinh hoạt diễn ra (thời gian, địa điểm, ai là người điều khiển, không khí của buổi sinh hoạt lớp ra sao?).
b, Nội dung của buổi sinh hoạt là gì Em đã phát biểu vấn đề gìTại sao lại phát biểu việc đó
c, Em đã thuyết phục được rằng Nam là người bạn tốt như thế nào?(lí lẽ, ví dụ, lời phân tích).
- Làm đề 2 SGK.
4. Củng cố: Cách đưa yếu tố nghị luận vào văn bản tự sự.
5. Hướng dẫn về nhà: Xem lại bài trên lớp, Làm bài tập viết bài hoàn chỉnh đề 2 Soạn bài "Làng"- Kim Lân 
==============================================
 Thứ., ngày.tháng.năm 2012
 Ngữ văn- Bài 13 - Tiết 63- văn bản
Làng
 ( Trích) - Kim Lân 
A/ Mục tiêu bài dạy: 
 1. Kiến thức.
- Nhân vật, sự việc, cốt truyện trong một tác phẩm truyện hiện đại.
- Giúp h/s cảm nhận được tình yêu làng quê thắm thiết thống nhất với lòng yêu nớc và tinh thần kháng chiến ở nhân vật ông Hai. Qua đó thấy được biểu hiện cụ thể sinh động về tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong kháng chiến chống Pháp.
- Thấy đợc những nét đặc sắc trong nghệ thuật truyện: xây dựng tình huống tâm lí nhân vật, miêu tả sinh động diễn biến tâm trạng ngôn ngữ của nhân vật quần chúng. 2. 2. Kĩ năng.
- Đọc –hiểu văn bản truyện Việt Nam hiện đại được sáng tác trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp
- Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm truyện để cảm nhận một văn bản tự sự hiện đại
3. Tư tưởng.
- Giáo dục học sinh căm ghét chiến tranh, yêu chuộng hoà bình và quê hương đất 
nước.
B/ Chuẩn bị:
 - GV: ảnh chân dung nhà văn Kim Lân 
 - HS: Đọc kĩ văn bản và soạn bài theo hệ thống câu hỏi ở SGK.
 Tóm tắt văn bản.
C/Tiến trình bài dạy:
1. ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số:	9AB	
2. Kiểm tra bài cũ: 
 ? Đọc thuộc lòng, diễn cảm bài thơ “ ánh trăng ” của Nguyễn Duy. 
 Tư tưởng của nhà thơ gửi gắm qua bài thơ này là gì ?
3. Bài mới : - GV giới thiệu bài 
- GV yêu cầu HS nêu vài nét khái quát về tác giả.
 - GV cho HS quan sát ảnh chân dung nhà văn Kim Lân, bổ sung nhấn mạnh 2 
đặc điểm cơ bản trong con người và sáng tác của Kim Lân.
- Truyện ngắn “ Làng ” được sáng tác trong hoàn cảnh nào ?
 ’ Trước khi tiến hành đọc, GV kể tóm tắt phần đầu của truyện mà SGK đã lược bớt.
 - GV hướng dẫn đọc : Phân biệt giữa lời kể và lời đối thoại, các từ ngữ địa phương, khẩu ngữ.
 - GV đọc 1 đoạn sau đó nhận xét cách đọc của HS.
 - GV chọn kiểm tra một vài từ trong phần chú thích . Tích hợp phần tiếng Việt: Sự phát triển của từ vựng.
 - GV yêu cầu HS tóm tắt truyện ( Toàn bộ phần trong SGK )
 - GV nhận xét chung và cho HS quan sát phần tóm tắt đã chuẩn bị để cho HS bổ sung hoặc ghi nhớ các diễn biến chính.
- GV tổ chức cho HS tìm hiểu bố cục. Chú ý đến diễn biến thời gian, tâm trạng của ông Hai trước, trong và sau khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc.
- Truyện “ Làng ” có nhiều nhân vật. Ai là nhân vật chính ? Vì sao em xác định như vậy ?
* HS phát hiện, trả lời :
- Là một truyện ngắn hiện đại, văn bản 
“ ... ân vật, sự việc, cốt truyện trong một tác phẩm truyện hiện đại.
- Giúp h/s cảm nhận được tình yêu làng quê thắm thiết thống nhất với lòng yêu nớc và tinh thần kháng chiến ở nhân vật ông Hai. Qua đó thấy được biểu hiện cụ thể sinh động về tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong kháng chiến chống Pháp.
- Thấy được những nét đặc sắc trong nghệ thuật truyện: xây dựng tình huống tâm lí nhân vật, miêu tả sinh động diễn biến tâm trạng ngôn ngữ của nhân vật quần chúng. 2. 2. Kĩ năng.
- Đọc –hiểu văn bản truyện Việt Nam hiện đại được sáng tác trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp
- Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm truyện để cảm nhận một văn bản tự sự hiện đại
3. Tư tưởng.
- Giáo dục học sinh căm ghét chiến tranh, yêu chuộng hoà bình và quê hương đất 
nước.
B/ Chuẩn bị:
 - GV: Nội dung tiết dạy ; Bảng phụ. 
 - HS: Đọc kĩ văn bản và soạn bài theo hệ thống câu hỏi ở SGK.
C/ tiến trình bài dạy:
1. ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số:	9AB	
2. Kiểm tra bài cũ: 
	- Tóm tắt lại phần truyện kể về nhân vật ông Hai từ khi nghe tin xấu về làng 
	 trong truyện “ Làng ” của Kim Lân ?
3. Bài mới : - GV giới thiệu chuyển tiếp vào tiết 2 
- Ông Hai đã có cảm giác gì khi nghe tin làng mình theo giặc ?
* HS theo dõi vào đoạn 2 của văn bản.
* HS phát hiện qua các chi tiết :
- Các chi đó cho thấy tâm trạng của ông Hai lúc này như thế nào ?
- Cảm nghĩ “ cực nhục ” của ông Hai được thể hiện ở đoạn văn nào ? 
* HS phát hiện đoạn giữa (trang 166 )
- Vì sao ông Hai cảm thấy “ cực nhục ” ?
* HS thảo luận nhóm-trả lời:
- Ông Hai có suy nghĩ “ làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây rồi thì phải thù ”. Em đọc được những xúc cảm nào đang diễn ra trong nội tâm của ông ? 
- Để nhân vật bộc lộ tiếng nói nội tâm của mình, tác giả đã sử dụng kiểu ngôn ngữ nào ?
- Nhân vật ông Hai đã bộc lộ tâm trạng gì qua những độc thoại của mình ?
ộ GV bình:
 - Dùng ngôn ngữ độc thoại để diễn tả tâm trạng cay đắng, tủi nhục, uất hận của ông Hai khi nghe tin làng mình theo giặcđó chính là sự tinh tế trong ngòi bút miêu tả tâm lí nhân vật của Kim Lân.
- GV yêu cầu HS theo dõi đoạn truyện kể về cuộc trò chuyện của ông Hai với đứa con út và cho biết : 
* HS nêu nội dung của cuộc trò chuyện.
- Cuộc trò chuyện này được kể bằng kiểu ngôn ngữ nào ?
 - Vì sao ông Hai lại trò chuyện với đứa con của mình ?
* HS thảo luận nhóm - phát biểu:
- Cảm xúc của ông khi trò chuyện với con ?
* HS phát hiện qua các chi tiết:
- Từ đó em cảm nhận điều gì trong tấm lòng của ông với làng quê, đất nước ?
ộ GV chốt: 
 - Những dằn vặt, khổ tâm của ông Hai đã nói với ta về một con người yêu quê, yêu nước đằm thắm chân thật; một tâm hồn ngay thẳng, trọng danh dự, yêu ghét rạch ròi.
- Khi biết tin làng mình không theo giặc : dáng vẻ ông Hai có những biểu hiện khác thường nào ?
* HS theo dõi phần văn bản còn lại.
* HS phát hiện, trả lời :
- Dáng vẻ ấy phản ánh một nội tâm như thế nào ? 
-Tại sao ông Hai lại khoe với mọi người rằng : Tây ... tôi rồi ?
* HS thảo luận tự do, trả lời:
- Lúc này cử chỉ của ông Hai có gì đặc biệt ?
- Những cử chỉ đó phản ánh một nội tâm như thế nào ? 
- Về nghệ thuật truyện ngắn “ Làng ” thành công ở những điểm nào ?
* HS thảo luận nhóm trả lời :
- Qua nghệ thuật đó, tác giả muốn thể hiện điều gì ?
- GV gọi 1 HS đọc mục ( ghi nhớ )
* GV hướng dẫn HS luyện tập .
- ở bài 1: GV gợi ý cho HS lựa chọn những đoạn diễn tả tâm lí nhân vật sinh động.
- Bài 2 : GV hướng dẫn HS tự làm ở nhà :
 ’ Gợi ý : Có thể là những bài ca dao về tình cảm quê hương, bài thơ “ nhớ con sông quê hương ” ... 
- HS tự tìm hiểu và so sánh để thấy nét riêng của truyện “ Làng ” so với các tác phẩm khác có cùng nội dung chủ đề.
4. Phân tích (tiếp) : 
 b) Cuộc sống của ông Hai từ khi nghe tin xấu về làng.
- Cổ nghẹn đắng, da mặt tê rân rân ... lặng đi, tưởng như không thở được, ... rặn è è, nuốt một cái gì đó vướng ở cổ.
’ Xấu hổ, uất ức.
 “ Chao ôi ... bán nước ”.
’ Vì nếu làng ông theo Tây thật ông sẽ là kẻ lạc loài với mọi người với giống nòi.
- Cảm xúc xót xa , ân hận.
- Ngôn ngữ độc thoại.
’ Cay đắng, tủi nhục, uất hận.
- Ngôn ngữ đối thoại của nhân vật.
- Vì ông không biết giãi bày tâm sự cùng ai. Ông mượn con để bày tỏ tấm lòng của mình với làng quê, đất nước.
 “ Nước mắt ... giàn ra, chảy ròng ròng hai bên má ”.
’ Sự son sắt, thuỷ chung với làng quê, đất nước.
c) Cuộc sống của ông Hai khi thoát khỏi tin xấu về làng.
- “ Cái mặt buồn thỉu bỗng tươi vui, rạng rỡ ... hấp háy ”.
’ Nhẹ nhõm, vui sướng.
- Vì đó là bằng chứng của việc gia đình ông không những không theo giặc mà còn là gia đình kháng chiến.
- Lật đật ... múa tay ... vén quần ... 
’ Sung sướng đến cực điểm.
5. Tổng kết : ( ghi nhớ: SGK)
- Nghệ thuật m/tả tâm lí qua ý nghĩ, hành vi, ngôn ngữ ( độc thoại, đối thoại )
- Ngôn ngữ nhân vật : mang đậm tính khẩu ngữ và lời ăn tiếng nói của nhân dân, vừa có nét chung lại mang đậm cá tính của nhân vật.
’ Tình yêu làng quê, lòng yêu nước, tinh thần kháng chiến của người nông dân.
III. Luyện tập : 
- Có thể chọn đoạn tả ông Hai nghe tin làng mình theo giặc, đoạn ông Hai trò chuyện với thằng con.
4.Củng cố : ? Qua truyện “ Làng ” có thể thấy nhà văn Kim Lân là người như thế nào ?
	A. Am hiểu sâu sắc con người và thế giới tinh thần của con người đặc biệt là 
 người nông dân.
	B. Yêu tha thiết làng quê, đất nước, thuỷ chung với kháng chiến và cách mạng.
	C. Căm thù giặc Pháp và những kẻ làm Việt gian.
	D. Cả A , B , C đều đúng.
5. Hướng dẫn về nhà : 
 - Nắm chắc những đặc sắc về nghệ thuật và nội dung của văn bản.
 - Làm phần luyện tập ( SGK ) và bài tập bổ sung ( SBT ). 
 - Đọc kĩ và soạn văn bản : “ Lặng lẽ Sa Pa ” của Nguyễn Thành Long .
========================================== 
 Thứ., ngày.tháng.năm 2012
 Ngữ văn- Bài 13 - Tiết 65 –tiếng việt: 
chương trình địa phương
A/ Mục tiêu bài dạy: 
1. Kiến thức.
- Từ ngữ địa phương chỉ sự vật, hoạt động, trạng thái, đặc điểm , tính chất....
- Sự khác biệt giữa các từ ngữ địa phương.
2. Kĩ năng.
- Nhận biết một số từ ngữ thuộc các phương ngữ khác nhau.
- Phân tích tác dụng của việc sử dụng phương ngữ trong một số văn bản.
3. Tư tưởng.
- Giáo dục học sinh biết sử dụng các phương ngữ thành thạo trong khi nói, viết.
B/ Chuẩn bị:
 - GV: Nội dung tiết dạy ; Bảng phụ. 
 - HS: Đọc và tìm hiểu trước nội dung và các yêu cầu của tiết học.
C/ tiến trình bài dạy
1. ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số:	9AB:	
2. Kiểm tra bài cũ: 	 ( Kiểm tra 15 phút ) 
* Đề bài 9A: 
 Câu 1 : Kể tên 5 phương châm hội thoại đã học. Trình bày nội dung của phương châm cách thức?
Câu 2 : Vận dụng kiến thức đã học về một số phép tu từ từ vựng để phân tích nét nghệ thuật độc đáo trong khổ thơ sau :
 “ Mặt trời(1) của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời(2 ) của mẹ, em nằm trên lưng ”
 ( “ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ ” – Nguyễn Khoa Điềm
* Đề bài 9B: 
 Câu 1 : Kể tên 5 phương châm hội thoại đã học. Trình bày nội dung của phương châm quan hệ?
Câu 2 : 
Vận dụng kiến thức đã học về một số phép tu từ từ vựng để phân tích nét nghệ thuật độc đáo trong khổ thơ sau :
“Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước :
Chỉ cần trong xe có một trái tim”
 ( Bài thơ về tiểu đội xe không kính- Phạm Tiến Duật)
* Đáp án và biểu điểm :
- Lớp 9A
 Câu 1 : ( 5 điểm )
- Kể tên được 5 phương châm hội thoại : 2,5 điểm ( đúng 1: 0,5 điểm )
- Nêu đúng nội dung phương châm cách thức ( 2,5 điểm ).
 Câu 2 : ( 5 điểm )
 - Từ “ mặt trời ”(1 ) được dùng theo nghĩa gốc ( 1 điểm ).
 - Từ “ mặt trời ” (2 ) được dùng theo nghĩa chuyển ( 1 điểm )
 ’ Chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ ( 1 điểm ).
-> Hình ảnh ẩn dụ .
=> Đứa con, ánh sáng của đời mẹ, nguồn sức mạnh giúp mẹ vợt qua những gian khó nhọc nhằn .
- Lớp 9B
 Câu 1 : ( 5 điểm )
- Kể tên được 5 phương châm hội thoại : 2,5 điểm ( đúng 1: 0,5 điểm )
- Nêu đúng nội dung phương châm quan hệ ( 2,5 điểm ).
Câu 2 : ( 5 điểm )
 - Hoán dụ-> ý chí quyết tâm chiến thắng kẻ của của những người lính trong cuộc kháng chiến chống Mĩ giải phong miền nam thống nhất đất nước.
3. Bài mới : 
- GV hướng dẫn HS làm Bài tập 1 SGK:
 Tìm trong phương ngữ mà các em đang sử dụng hoặc trong các phương ngữ khác mà em biết những từ ngữ địa phương theo yêu cầu ở phần a , b , c .
 * 1 HS đọc yêu cầu của bài tập 1.
* HS thảo luận nhóm tìm theo yêu cầu của bài tập. :
- GV sử dụng bảng phụ cho từng phần ( theo mẫu SGK )
* Đại diện các nhóm lên điền vào bảng phụ theo các phần a , b , c.
- GV cho HS nhận xét (các nhóm nhận xét bài làm của nhau ).
- GV nhận xét chung, chữa bài hoặc bổ sung.
* HS đọc yêu cầu của bài 2.
- GV yêu cầu HS thảo luận và đại diện trả lời : 
 * HS thảo luận yêu cầu của bài tập 2 và trả lời:
- GV hướng dẫn HS quan sát bảng mẫu ở bài tập 1 ( b, c ) và nêu nhận xét.
- GV lưu ý : Trong phương ngữ Bắc có tiếng Hà Nội - phần lớn các ngôn ngữ trên thế giới đều lấy phương ngữ có tiếng thủ đô làm chuẩn cho ngôn ngữ toàn dân.
* HS nêu nhận xét:
- GV hướng dẫn HS thực hiện các yêu cầu của bài tập.
* HS đọc và nêu yêu cầu của bài 4 .
* HS tìm các từ ngữ địa phương có trong đoạn trích:
1. Bài 1 : 
a) Ví dụ: Sầu riêng, chôm chôm ( Nam Bộ )
 nốc ( chiếc thuyền), chẻo ( một loại nước chấm) ’ Nghệ Tĩnh.
 ...
b) Mẹ ( Bắc ) , Mệ ( Trung ) , Má ( Nam )
 Bố ( Bắc ) , Bọ ( Trung ) , Tía ( Nam )
c) Sương ( hơi nước ’ Bắc Bộ )
 Sương ( gánh) ’ Thừa Thiên - Huế
 Trái ( bên trái ) ’ Bắc Bộ
 Trái ( quả ) ’ Nam 
2. Bài 2 : 
- Có những từ ngữ địa phương như trong mục 1 (a) vì có những sự vật hiện tượng ở địa phương này nhưng không xuất trong địa phương khác. Điều đó cho thấy Việt Nam là 1 đất nước có sự khác biệt giữa các vùn, miền về điều kiện tự nhiên, đặc điểm tâm lí, phonh tục, tập quán ... Tuy nhiên sự khác biệt đó không quá lớn vì các từ thuộc nhóm này không nhiều.
3. Bài 3 : 
’ Phương ngữ được lấy làm chuẩn của ngôn ngữ toàn dân là phương ngữ Bắc Bộ.
4. Bài 4 : 
- Chi, rứa, nớ, chi, tui, răng, ủng, mụ.
- Các từ ngữ đó thuộc phương ngữ Trung Bộ.
’ Tác dụng: Góp phần thể hiện chân thực hơn h/ả của 1 vùng quê và suy nghĩ, tình cảm, tính cách của 1 người mẹ làm tăng sự sống động gợi cảm của tác phẩm.
Bài tập bổ sung:
Tìm một số văn bản có sử dụng từ ngữ địa phương, cho biết các văn bản có sử dụng
từ ngữ địa phương chiếm số lượng nhiều hay ít, điều đó nói lên ưu điểm gì củaTiếng Việt? Xác định nhiệm vụ của em khi học từ địa phương. 
4. Củng cố : 
 ? Có nên dùng từ ngữ địa phương hay k0 ? dùng trong những trường hợp nào ?
5. Hướng dẫn về nhà : 
 - Sưu tầm , chép vào sổ tay văn học 1 số đoạn thơ có sử dụng từ ngữ địa phương mà em cho là đặc sắc. ( Tìm thơ của Tố Hữu )
 -Thực hiện các yêu cầu của mục 1 các mục I, II , III của tiết : Ôn tập phần tiếng Việt. 
 ============================================
Hết tuần 13
Ngày 10 tháng 11 năm2012 
 Phó hiệu trưởng 

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 9 (13) 2010-2011.doc