Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tuần 27 - Lê Văn Sơn

Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tuần 27 - Lê Văn Sơn

VĂN BẢN NHẬT DỤNG

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp HS :

- Trên cơ sở nhận thức tiêu chuẩn đầu tiên và chủ yếu của văn bản nhật dụng là tính cập nhật của nội dung, hệ thống hoá được chủ đề của các văn bản nhật dụng trong chương trình Ngữ văn THCS.

 - Nắm được một số đặc điêm cần lưu ý trong cách thức tiếp cận văn bản nhật dụng.

B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ :

 - Thầy : Nghiên cứu các văn bản nhật dụng trong toàn cấp

 

doc 12 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1443Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tuần 27 - Lê Văn Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 27
Tiết 131 TỔNG KẾT PHẦN 
VĂN BẢN NHẬT DỤNG
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp HS : 
- Trên cơ sở nhận thức tiêu chuẩn đầu tiên và chủ yếu của văn bản nhật dụng là tính cập nhật của nội dung, hệ thống hoá được chủ đề của các văn bản nhật dụng trong chương trình Ngữ văn THCS.
 - Nắm được một số đặc điêm cần lưu ý trong cách thức tiếp cận văn bản nhật dụng. 
B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ :
 - Thầy : Nghiên cứu các văn bản nhật dụng trong toàn cấp 
 - Học sinh : Đọc trước SGK, soạn bài
TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
*Hoạt động 1: khởi động
Ổn định tổ chức
 Kiểm tra bài cũ: 
 - Đọc lại bài thơ” Mây và sóng”
 - Bài thơ ca ngợi vấn đề gì ? 
 - Theo em ý nghĩa quan trọng nhất của bài thơ là gì ?
 Bài mới:
*Hoạt động 2 Tìm hiều bài
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
Hướng dẫn cho HS trao đổi về phần giới thiệu văn bản nhật dụng 
HS trao đổi về phần giới thiệu văn bản nhật dụng 
văn bản nhật dụng 
Cho Hs đọc mục (I) SGK và hỏi 
Em hiểu như thế nào về khái niệm văn bản nhật dụng ?
“Khái niệm văn bản nhật. dụng không phải là khái niệm thể loại, cũng không chỉ kiểu văn bản. Nó chỉ đề cập tới chức răng, đề tài và tính cập nhật của nội dung văn bản mà thôi”.
- Em hiểu như thế nào về “ tính cập nhật” của các văn bản nhật dụng ?
- Theo em “Nhật dụng” có phải là một thể loại của các văn bản không ? Vậy ta nên hiểu như thế nào về các thể loại của các văn bản nhật dụng ?
- Văn bản nhật dụng khác như thế nào so với các văn bản được trích đọc trong các bộ môn giáo dục công dân hoặc các bản tin tức khác trong đời sống hằng ngày ?
- Hãy nêu một số dẫn chứng về chất văn của các văn bản nhật dụng đã học ?
a) Khái niệm tính cập nhật : giúp HS hoà nhập với xã hội.
 b) “Khái niệm văn bản nhật dụng không phải là khái niệm thể loại, cũng không chỉ kiểu văn bản”, có nghĩa là văn bản nhật dụng có thể sử dụng mọi thể loại mọi kiểu văn bản.
c) Văn bản nhật dụng được chọn lọc vẫn phải đáp ứng được yêu cầu bồi dưỡng kiến thức và rèn luyện kĩ năng của môn Ngữ văn. 
Hs nêu một số các ví dụ, giáo viên điều chỉnh cho thích hợp
- Văn bản có tính cập nhật
- Văn bản nhật dụng có thể sử dụng mọi thể loại mọi kiểu văn bản.
- Văn bản nhật dụng vẫn phải đáp ứng được yêu cầu bồi dưỡng kiến thức và rèn luyện kĩ năng của môn Ngữ văn
II. Nội dung các văn bản nhật dụng đã học
II. Nội dung các văn bản nhật dụng đã học
II. Nội dung các văn bản nhật dụng đã học
Theo em tính cập nhật và chất văn của các văn bản nhật dụng thì yếu tố nào được coi trọng hơn ?
Giáo viên nhấn mạnh: Tính cập nhật là tiêu chuẩn hàng đầu của văn bản nhật dụng, đòi hỏi văn bản nhật dụng nhất thiết phải liên hệ với thực tiễn cuộc sống 
Cập nhật là gắn với cuộc sống bức thiết, hằng ngày, song tính bức thiết phải gắn với những vấn đề cơ bản của cộng đồng, cái thường nhật phải gắn với những vấn đề lâu dài của sự phát triển lịch sử, xã hội.
GV cho Hs thảo luận về đề tài,chủ đề của các văn bản nhật dụng đã bảo đảm được các tiêu chuẩn ấy và sau đó thực hiện một bản thống kê các tác phẩm với nội dung và các chủ đề
IV.Củng cố:
Dặn dò: Chuẩn bị phần III và phần IV của bài học.
HS chứng minh. Hướng chứng minh : đó là những vấn đề thường xuyên được báo, đài đề cập, là nội dung chủ yếu của nhiều nghị quyết, chỉ thị của Đảng và Nhà nước, của nhiều thông báo, công bố của các tổ chức quốc tế.
Hs nêu bảng thống kê về hệ thống đề tài và chủ đề của các văn bản nhật dụng đã học :
Lớp
Chủ đề
Văn bản 
6
Di tích lịch sử
-Cầu Long Biên, chứng nhân lịch sử
Danh lam thắng cảnh
Động Phong Nha
Quan hệ giữa th,nhiên và con người
-Bức thư của thủ lĩnh da đỏ
7
Giáo dục và vai trò của phụ nữ
-Cổng trường mở ra
-Mẹ tôi
-Cuộc chia tay của những con búp bê
-Trường học (của Ét môn đô đơ A-mi-xi) 
Văn hoá
Ca Huế trên sông Hương
8
Môi trường
-Thông tin về ngày trái đất năm 2000
Tệ nạn ma tuý, thuốc lá
-Ôn dịch thuốc lá
-bản thống kê về động cơ hút thuốc lá của thanh thiếu niên Hà Nội
- bản tin về cái chết do nghiện ma tuý của con một nhà tỉ phú Mĩ 
9
Bảo vệ hoà bình
Đấu tranh chomotj thế giới hoà bình
Vấn đề hội nhập và bản sắc dân tộc
Phong cách Hồ Chí Minh
c) Cho HS bổ sung những văn bản, trong đó có cả văn bản phụ, mà bài tổng kết ở SGK chưa nhắc tới như ở SGK Ngữ văn 7 ở SGK Ngữ văn 8
Thuộc các chủ đề: 
- Di tích lịch sử
- Danh lam thắng cảnh
- Quan hệ giữa th,nhiên và con người
- Giáo dục và vai trò của phụ nữ
- Văn hoá
- Môi trường
- Tệ nạn ma tuý, thuốc lá
- Bảo vệ hoà bình
- Vấn đề hội nhập và bản sắc dân tộc
Ghi nhớ:
Ghi nhớ:
Ghi nhớ:
Cho Hs đọc mục 1 của phần ghi nhớ (S)
Hs đọc mục 1 của phần ghi nhớ (SGK)
mục 1 của phần ghi nhớ (SGK)
 IV. Củng cố :
-Hãy cho biết thế nào là văn bản nhật dụng ?
-Em hiểu như thế nào về tính cập nhật của các văn bản nhật dụng ?
 V. Hướng dẫn học tập
-Nắm vững khái niệm về văn bản nhật dụng
-Nắm vững “tính cập nhật” của văn bản nhật dụng
-Chuẩn bị bài mới (Phần tiếp theo)
Tuần 27
Tiết 132 TỔNG KẾT PHẦN 
VĂN BẢN NHẬT DỤNG
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp HS : 
- Trên cơ sở nhận thức tiêu chuẩn đầu tiên và chủ yếu của văn bản nhật dụng là tính cập nhật của nội dung, hệ thống hoá được chủ đề của các văn bản nhật dụng trong chương trình Ngữ văn THCS.
 	- Nắm được một số đặc điêm cần lưu ý trong cách thức tiếp cận văn bản nhật dụng
B.CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ :
 - Thầy : Nghiên cứu SGK, SGV, SBT
 - Học sinh : Đọc trước SGK, soạn bài
C.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
 *Hoạt động 1: khởi động
 I. Ổn định tổ chức
 II. Kiểm tra bài cũ: 
 - Hãy cho biết thế nào là văn bản nhật dụng ?
 - Em hiểu như thế nào về tính cập nhật của các văn bản nhật dụng ? 
 - Hãy nêu các chủ đề mà các văn bản trong chương trình đã đề cập tới 
 III. Bài mới:
 *Hoạt động 2 Tìm hiều bài
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
III. HÌNH THỨC CÁC VĂN BẢN NHẬT DỤNG
III. HÌNH THỨC CÁC VĂN BẢN NHẬT DỤNG
III. HÌNH THỨC CÁC VĂN BẢN NHẬT DỤNG
Cho HS hệ thống hoá các hình thức văn bản và kiểu văn bản mà các tác phẩm văn học nhật dụng đã dùng
Văn bản
Phương thức biểu đạt
-Cầu Long Biên, chứng nhân lịch sử
Miêu tả và biểu cảm 
Động Phong Nha
Thuyết minh và miêu tả
-Bức thư của thủ lĩnh da đỏ
Nghị luận và biểu cảm 
-Cổng trường mở ra
Biểu cảm 
-Mẹ tôi
Biểu cảm 
-Cuộc chia tay của những con búp bê
Tự sự và miêu tả
Ca Huế trên sông Hương
Thuyết minh và miêu tả
-Thông tin về ngày trái đất năm 2000
Hành chính và nghị luận 
Ôn dịch thuốc lá
Thuyết mih, nghị luận và biểu cảm
-bản thống kê về động cơ hút thuốc lá của thanh thiếu niên Hà Nội
Thuyết minh
- bản tin về cái chết do nghiện ma tuý của con một nhà tỉ phú Mĩ 
Thuyết minh
Đấu tranh cho một thế giới hoà bình
Nghị luận và biểu cảm 
Phong cách Hồ Chí Minh
Nghị luận
văn bản nhật dụng thường không chỉ dùng một phương thức biểu đạt mà kết hợp nhiều phương thức để tăng sức thuyết phục. 
Em có nhận xét gì về các phương thức biểu đạt trong các văn bản trong bảng hệ thống 
Cũng giống các văn bản tác phẩm văn học, văn bản nhật dụng thường không chỉ dùng một phương thức biểu đạt mà kết hợp nhiều phương thức để tăng sức thuyết phục. 
Luyện tập
- Hãy tìm những yếu tố biểu cảm và phân tích tác dụng của nó trong bài ôn dịch, thuốc lá
Ví dụ : yếu tố biểu cảm không chỉ thể hiện ở những câu như Nghĩ đến mà kinh mà còn ở cách dùng dấu câu tu từ ở đề mục văn bản: Những yếu tố đó có tác dụng làm cho người đọc ghê tởm hơn những tác hại khôn lường do khói thuốc gây ra. 
- Hãy chứng minh hai văn bản “ Cầu Long Biên chứng nhân lịch sử; ôn dịch, thuốc lá” có cách đặt đề mục giống nhau lại dùng hai phương thức biểu đạt chủ yếu khác nhau
Văn bản 1 : biểu cảm ; văn bản 2 : thuyết minh 
Em có nhận xét gì về cách lập luận trong đoạn văn sau :”Có người bảo : Tôi hút, tôi bị bệnh, mặc tôi ! Xin đáp lại : ”
Phép lập luận phản bác
IV. PHƯƠNG PHÁP HỌC VĂN BẢN NHẬT DỤNG
IV. PHƯƠNG PHÁP HỌC VĂN BẢN NHẬT DỤNG
IV. PHƯƠNG PHÁP HỌC VĂN BẢN NHẬT DỤNG
Cho học sinh đọc đoạn văn (SGK) từ chỗ “Để bảo đảm.nội dung”
Đoạn văn cho ta thấy muốn học văn bản nhật dụng cần phải sử dụng các phương pháp nào ?
Đọc các chú thích , lưu ý đến loại chú thích về sự kiện
Đọc trên cơ sở liên hệ với thực tế cuộc ssống của bản thân, gia đình, cộng đồng
Đọc phải có ý kiến kiến giải vấn đề kết hợp với đề xuất ý kiến hoặc biện pháp giải quyết 
Phải biết vận dụng kiến thức của các môn học khác để hiểu văn bản 
Cần chú ý đến đặc điểm hình thức và phương thức biểu đạt của văn bản để phân tích nội dung
-Đọc chú thích
-Liên hệ thực tế
-Suy nghĩ, ý kiến về vấn đề
-Vận dụng kiến thức liên môn
Chú ý đặc điểm hình thức và phương thức biểu đạt
Luyện tập 
Luyện tập 
Luyện tập 
- Văn bản “Thông tin trái đất năm 2000” đề cập đến vấn đề gì ?
- Vấn đề môi trường ở thành phố Đà Nẵng ta theo em có vấn đề gì ?
- Em có ý kiến đề xuất biện pháp gì để giải quyết tình trạng ấy ?
Hs nhận xét và đề xuất ý kiến ( Gv kết luận cho thấy yêu cầu của việc học văn bản nhật dụng như thế nào(liên hệ thực tế, đề xuất ý kiến, kiến nghị ))
Cho Hs đọc mục 2 phần ghi nhớ 
Hs đọc mục 2 phần ghi nhớ 
Mục 2 phần ghi nhớ 
 IV. Củng cố :
Cho Hs đọc lại toàn bộ phần ghi nhớ (SGK)
- Hình thức biểu đạt của văn bản nhật dụng như thế nào ?
- Hãy nêu nhữg yêu cầu khi học văn bản nhật dụng
 V. Hướng dẫn học tập
- Cần nắm vững nội dung và hình thức biểu đạt của các văn bản nhật dụng đã học trong chương trình toàn cấp 
- Cần nắm vững cách học văn bản nhật dụng, khái niệm về loạiu văn bản nhật dụng
- Chuẩn bị bài mới “ Bến quê”
Tuần 27
Tiết 133 CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
(phần Tiếng Việt)
A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp HS 
 - Nhận biết một số từ ngữ địa phương,
 - Có thái độ đối với việc sử dụng tìm ngữ địa phương trong đời sống 
 - Nhận xét về cách sử dụng từ ngữ địa phương trong những văn bản phổ biến rộng rãi (như trong văn chương nghệ thuật).
B.CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ :
 - Thầy : Nghiên cứu SGK, SGV, SBT
 - Học sinh : Đọc trước SGK, soạn bài
C.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
 *Hoạt động 1: khởi động
 I. Ổn định tổ chức
 II. Kiểm tra bài cũ: 
 - Hãy nêu các điều kiện để có thể sử dụng hàm ý 
 III. Bài mới: 
*Hoạt động 2 Tìm hiều bài
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
Hướng dẫn HS làm bài tập 1 
HS làm bài tập 1 
Bài tập 1 
Tìm từ ngữ đia phương trong các đoạn trích. 
(Cho Hs làm theo nhóm sau đó cử đại diện lên trình bày )
Đoạn trích (a)
Đoạn trích (b)
Đoạn trích (c)
Địa
phương
Toàn dân
Địa Phương
Toàn dân
Địa Phương
Toàn dân .
thẹo
sẹo
ba
bố, cha 
ba
bố,cha 
Lặp bặp.
lắp bắp
má
mẹ
lui cui
Lúi húí
ba
bố,cha
kêu
gọi
nắp
vung
đâm
trở thành
nhắm
cho là
đũa bếp
đũa cả
giùm
giúp
(nói) trổng
(nói) trống không
(nói) trổng
(nói) trống không
hướng dẫn HS làm bài tập 2 (SGK).
HS làm bài tập 2 (SGK).
Bài tập 2 (SGK).
Cho Hs đọc bài tập, xác định yêu cầu và thực hiện bài tập
a) kêu từ toàn dân ; có thể thay bằng nói to.
b) kêu :từ địa phương ; tương đương từ toàn dân gọi
a) kêu : toàn dân= nói to.
b) kêu ( địa phương = gọi
Hướng dẫn HS làm bài tập 3 (SGK).
HS làm bài tập 3 (SGK).
HS làm bài tập 3 (SGK).
Cho Hs đọc bài tập, xác định yêu cầu và thực hiện bài tập
Các từ đia phường trong hai câu đó là :
- trái: quả 
-chi: gì
-kêu . gọi .
-trống hổng trống hảng : trống huếch trống hoác 
Hướng dẫn HS thực hiện bài tập 4 (SGK).
HS thực hiện bài tập 4 (SGK).
Bài tập 4 (SGK).
Điền vào bảng tổng hợp 
Gv kẻ bảng trống trên bảng cho Hs điền vào ( Theo mẫu trong SGK)
Hs điền vào bảng theo kết quả các bài tập 1,2,3
hướng dẫn HS làm bài tập 5* (SGK).
HS làm bài tập 5* (SGK).
Bài tập 5* (SGK).
Cho Hs đọc bài tập, xác định yêu cầu và thực hiện bài tập
 Đối với (a) : Không. Vì bé Thu chưa có dịp giao tiếp rộng rãi ở bên ngoài địa phương của mình. .
 Đối với (b) : Trong lời kể, tác giả cũng dùng một số từ ngữ địa phương dễ hiểu để nêu sắc thái của vùng đất nơi việc được kể diễn ra. Tuy nhiên tác giả có chủ định không dùng quá nhiều từ ngữ đia phương ,để khỏi gây khó hiểu cho người đọc không phải là người địa phương đó
Thảo luận về từ ngữ địa phương
-Từ ngữ địa phương cũng là một trở ngại trong giao tiếp bằng ngôn ngữ ,tại sao người ta không loại bỏ từ ngữ địa phương ra khỏi vốn từ chung chủa dân tộc ?
-Từ ngữ địa phương cũng là một trở ngại trong giao tiếp bằng ngôn ngữ , vậy sao trong khgông ít những tác phẩm văn chương người ta vẫn sử dụng từ địa phương ?
-Chúng ta nên có thái độ như thế nào đối với từ ngữ địa phương
 Từ ngữ địa phương có mặt tích cực mà cũng có mặt tiêu cực. 
-Mặt tích cực lớn nhất của từ ngữ địa phương là bổ sung, làm phong phú thêm từ ngữ toàn dân. Một số tác phẩm văn chương dùng từ ngữ địa phương để làm nổi bật sắc thái địa phương nhằm những mục đích nghệ thuật nhất định .
-Mặt tiêu cực của tiếng địa phương là gây trở ngại phần nào cho việc giao tiếp giữa các vùng, miền khác nhau của một nước . 
Do đó, thái độ chung đối với tiếng địa phương là phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của nó, bằng con đường giáo dục ngôn ngữ, nhưng tránh cưỡng bức. 
Từ ngữ địa phương có mặt tích cực mà cũng có mặt tiêu cực
Thái độ chung đối với tiếng địa phương là phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của nó.
 IV. Củng cố :
-Hãy nêu những mặt tích cự và tiêu cực của từ ngữ địa phương
 V. Hướng dẫn học tập
-Ôn tập tiếng Việt theo hướng dẫn của SGK
Tuần 27
Tiết 134-135 VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 7 
NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
Nhằm đánh giá HS ở các phương diện chủ yếu sau :
 - Biết cách vận dụng các kiến thức và kĩ năng khi lám bài nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích), bài nghị luận vê một đoạn thơ, bài thơ đã , được học ở các tiết trước đó. 
 - Có những cảm nhận suy nghĩ riêng và biết vận dụng một cách linh hoạt nhuần nhuyễn các phép lập luận phân tích, giải thích, chứng minh,... trong quá trình làm bài.
 - Có kĩ năng làm bài tập làm văn nói chung (bố cục, diễn đạt, ngữ pháp, chính tả )
B.CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ :
 - Thầy : Ra đề,nêu yêu cầu lập biểu điểm đánh giá 
 - Học sinh : Đọc và chuẩn bị các đề bài tham khảo ( 4 đề)
C.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
 *Hoạt động 1: khởi động
 I.Ổn định tổ chức
 Đề bài :
Hình ảnh bếp lửa trong bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt
YÊU CẦU CHUNG:
Kiểu bài nghị luận về một bài thơ 
Hình thức trình bày : Một bài văn nghị luận văn học hoàn chỉnh
Học sinh nhận rõ ý nghĩa tượng trưng trong hình tượng bếp lửa : Từ một bếp lửa của quá khứ, đứa cháu nhớ về người bà, về quê hương đất nước. Bếp lửa là tình bà dành cho con cháu, bếp lửa là niềm tin, bếp lửa là quê hương đất nước 
- Bài làm có luận điểm rõ ràng , có lập luận và các luận cứ cần thiết 
- Các phần mở bài, thân bài, kết bài mạch lạc, liên kết 
 II. BIỂU ĐIỂM ĐÁNH GIÁ :
- Điểm 9-10: đạt đầy đủcác yêu cầu về kiểu bài, hình thức, nội dung. Diễn đạt trôi chảy, hấp dẫn, thuyết phục. Có những câu văn hay . Không mắc quá 5 lỗi chính tả và diễn đạt 
- Điểm 7-8: Đạt các yêu cầu trên ở mức khá: Diễn đạt trôi chảy . Không mắc quá 5 lỗi về chính tả và diễn đạt
- Điểm 5-6: Có các yêu cầu trên nhưng chưa thật hợp lý , diễn đạt còn lúng túng . Một số chỗ còn diễn xuôi ý thơ .Mắc không quá 7 lỗi về chính tả và diễn đạt
- Điểm 3-4: Bài làm chủ yếu diễn xuôi ý của bài thơ, chưa có luận điểm hoặc luận điểm chưa rõ ràng.Mắc không quá 7 lỗi về chính tả và diễn đạt
- Điểm 1. Chưa nắm vững kiểu bài nghị luận, chưa biết lập luận . Viết sơ sài chiếu lệ
- Điểm 0 : Mắc sai lầm nghiêm trong về phương pháp hoặc tư tưởng . Bỏ giấy trắng 

Tài liệu đính kèm:

  • docT 27.doc