Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tuần 27 năm học 2011 - 2012

Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tuần 27 năm học 2011 - 2012

. Kiến thức:

- Tình cảm tha thiết mà cha mẹ dành cho con cái

- Tình yêu quê hương và niềm tự hào với sức sống bền bỉ mạnh mẽ của quê hương

- Hình ảnh và cách diễn đạt độc đáo của tác giả trong bài thơ

2. Kĩ năng:

a. Kĩ năng bài học:

- Đọc hiểu một văn bản thơ trữ tình hiện đại

 

doc 13 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1390Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tuần 27 năm học 2011 - 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 27 Ngày soạn : 12/03/2012
Tiết: 126 Ngày dạy: /03/2012 
 NÓI VỚI CON
 -Y Phương-
A.Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức:
- Tình cảm tha thiết mà cha mẹ dành cho con cái
- Tình yêu quê hương và niềm tự hào với sức sống bền bỉ mạnh mẽ của quê hương
- Hình ảnh và cách diễn đạt độc đáo của tác giả trong bài thơ
2. Kĩ năng:
a. Kĩ năng bài học:
- Đọc hiểu một văn bản thơ trữ tình hiện đại
- Phân tích cách diễn đạt độc đáo, giàu hình ảnh, gợi cảm của thơ ca miền núi
b. Kĩ năng sống:
-Tự nhận thức được cội nguồn sâu sắc của cuộc sống chính là gia đình, quê hương, dân tộc
3. Thái độ:
- Giáo dục lòng kính yêu cha mẹ,quê hương,dân tộc mình
B.Chuẩn bị: GV:Đọc văn bản,SGV,tài liệu
 HS: Đọc văn bản+soạn câu hỏi tìm hiểu
C.Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định: Gv kiểm tra sĩ số HS
2.Kiểm tra bài cũ
 ?Đọc thuộc lòng bài thơ “Sang thu”và trình bày phần luyện tập3.Bài mới: 
3.Bài mới 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
*Hoạt động 1: Khởi động
GV: Lòng thương yêu con cái, mong ước thế hệ sau tiếp nối, phát huy những truyền thống tốt đẹp của gđ- quê hương vốn là một tình cảm cao đẹp của ND ta từ bao đời nay. Bài thơ “ Nói với con” cũng nằm trong cảm hứng rộng lớn, phổ biến ấy nhưng Y Phương đã nói một cách xúc động, mang đậm phong cách của người miền núi.Hình thức người cha tâm tình, dặn dò đối với con đã đem đến cho bài thơ giọng điệu thiết tha, trìu mến, ấm áp, tin cậy
*Hoạt động 2: Sử dụng PP vấn đáp, thuyết trình
? Em hiểu gì nhà thơ Y Phương và phong cách thơ của ông?
 ( P/c: Tâm hồn chân thật, mạnh mẽ, trong sáng, tư duy giàu h/ả của người miền núi)
?Bài thơ có xuất xứ từ đâu? Viết về đề tài nào , với thể loại gì?
? Em hãy xác định phương thức biểu đạt của VB?
 (Biểu cảm+tự sự+miêu tả)
GV: G/thiệu thêm về đề tài bài thơ:
*Hoạt động 3: Sử dụng PP thuyết trình
GV: Hướng dẫn đọc:Giọng thiết tha trìu mến,ấm áp,tin cậy
GV: Đọc một đoạn,HS đọc tiếp
? Bài thơ có bố cục mấy phần? Em hãy tìm giới hạn và nội dung từng phần?
? Em có nhận xét gì về mạch ý tưởng của nhà thơ?
 ( -Tình cảm gđ-> Tình cảm quê hương -Từ kỉ niệm-> Lẽ sống
- Từ cụ thể-> Khái quát)
*Hoạt động 4: Sử dụng PP vấn đáp, thuyết trình, nêu vấn đề
HS: Đọc lại khổ 1 và nêu nội dung chính
? Trong khổ 1,người cha muốn nói với con về tình cảm cội nguồn nào?(gia đình,làng xóm)
? Em hãy tìm đọc những câu thơ nói về tình cảm gia đình trong khổ 1?
? Em có nhận xét gì cách diễn đạt trong những câu thơ trên? ( Sử dụng h/ả ntn?)
 (H/ả có sự vô lí, ta không thể giải thích hoàn toàn được nghĩa một cách cụ thể, rõ ràng đen trắng .Người Thái có câu “ Chân ngoài rừng, tay trong nhà” ý nói làm việc luôn chân tay, hết việc ngoài đồng đến việc trong nhà.Đó là cách diễn đạt mang đậm tư duy người miền núi : dùng h/ả cụ thể để nói ý khái quát.)
? Vậy h/ả “chân phải, chân trái, một bước, hai bước”gợi h/ả gì về đứa con và không khí gia đình?
 ( Bốn câu thơ đầu là những h/ả cụ thể về một không khí gđ tràn đầy hạnh phúc với đứa con thơ đang chập chững tập đi, đang bi bô tập nói. Lúc thì con sà vào lòng mẹ, lúc thì níu lấy tay cha. 
 Cha mẹ luôn dõi theo mỗi bước trưởng thành của con, đặc biệt là giai đoạn “ Ba tháng biết lẫy.Bảy tháng biết bò.Chín tháng lò dò tập đi” 
 Những bước đi, tiếng nói đầu tiên đánh dấu bước ngoặt của cuộc đời con nên mỗi bước đi, tiếng gọi ấy đều được cha mẹ nâng niu đón nhận trong sự hồi hộp, vui mừng khôn xiết)
 ? Qua 4 câu thơ trên, em thấy con trưởng thành là nhờ đâu?
? Vì sao điều cha nhắc đến đầu tiên khi nói với con là mái ấm hạnh phúc gia đình? ( Cha nói với con về t/c gđ nhằm mục đích gì? )
( Nhắc con nhớ đến tình cảm ruột thịt, cội nguồn sinh dưỡng của con người)
? Cụm từ nào cho em thấy tác giả nói với con về tình cảm làng xóm quê hương?
? Những người ntn được gọi là “người đồng mình”?
? Có thể thay “Người đồng mình” bằng những từ ngữ nào khác? Em có nhận xét gì cách xưng hô của t/g ?
( Người làng, bản, xóm, buôn. -> Xưng hô độc đáo mộc mạc mang tính địa phương của người dân tộc Tày)
? Do đâu mà người cha lại nói “Người yêu lắm con ơi!”?
 Gợi ý: T/g đã khắc hoạ sự đáng yêu của người đồng mình qua h/ả nào?
HS: đọc chú thích 2/sgk. 
? “Ken”là gì? “Vách nhà ken câu hát”nghĩa là sao?
 ( +Vì người đồng bào miền núi vừa lao động vừa cất lên tiếng hát nên dường như mỗi bức vách, mái tranh đều được đan thêm những câu hát lạc quan , yêu đời của ho
 + Những đêm trăng sáng, các chàng trai cất lên tiếng hát lượn, hát si, thổi sáo, thổi khèn để gọi bạn.Tiếng hát ấy len qua vách nứa để tỏ tình với các cô gái)
? Em hiểu gì về cuộc sống lao động của con người quê hương qua 2 câu thơ trên?
 ( Với cách nói trên, nhà thơ vừa diễn tả được những động tác khéo léo trong LĐ, vừa diễn tả được sự gắn bó, yêu LĐ của người đồng mình . C/s lao động của họ luôn tươi vui, tâm hồn luôn lạc quan , yêu đời )
? Con người quê hương là vậy,còn cảnh vật quê hương thì sao?
? Hai hình ảnh trên gợi lên một khung cảnh quê hương ntn?
 ( -Rừng núi ở đây rất thơ mộng, rừng dâu chỉ cho gỗ, cho măng, cho lâm sản quí giá mà rừng còn cho “ hoa”, cho phong cảnh thơ mộng, làm đẹp thêm bản làng 
 -Mỗi con đường di tới bản đều ấm áp nghĩa tình của bà con, xóm làng)
? Em có nhận xét gì về hình ảnh thơ trong những câu trên?
?Như vậy, ngoài tình yêu thương, sự nâng đỡ của cha mẹ, con còn lớn lên nhờ đâu?
 Gv bình thêm về tình cảm quê hương nuôi dưỡng con về tâm hồn và thể chất :
 Mỗi con người khi sinh ra, không phải tự nhiên mà khôn lớn , trưởng thành được. Con nên người là nhờ công lao của cha mẹ sinh thành, dưỡng dục.Con còn được nuối dưỡng trong cái nôi lớn hơn, đó là làng xóm, quê hương. Quê hương đã cho con của cải vật chất từ bàn tay LĐ khéo léo , cần cù của bao người; đã bồi đắp cho tâm hồn con lẽ sống đẹp, bao bài học hay về cách làm người. Quê hương còn chở che, đùm bọc con suốt cả cuộc đời.
 Bởi vậy, có thể nói rằng gđ và quê hương chính là hai nguồn sống của mỗi con người
GV:chuyển ý: 
HS:đọc đoạn 2 và nêu nội dung chính
? Theo lời người cha thì những đức tính đáng quí của người đồng mình được thể hiện qua những câu thơ nào?
HS:Đọc chú thích “thung”/sgk
? Em hãy giải thích ý nghĩa của câu thành ngữ : “ Lênghềnh” ?
? Em hiểu ntn về nội dung câu thơ “Người đồng mình thô sơ da thịt.kê cao quê hương”?, 
 (- Chân chất, khoẻ mạnh, không trau chuốt, cầu kì trong cách ăn mặc chỉ đơn sơ áo chàm, khăn piêu , nói năng không hoa mĩ mà mộc mạc,với một chút vụng về
 -Có ý chí vươn lên thoát khỏi đói nghèo, lạc hậu)
? Cách diễn đạt ở khổ thơ trên có gì đặc sắc?
 Gợi ý: Về h/ả thơ, giọng điệu, BPTT, từ ngữ,?
 Gv giải thích thêm về nghệ thuật:
-Y Phương đã chọn những h/ả rất quen thuộc đối với người miền núi: Sống trên đá, sống trong thung, thô sơ da thịt, thành ngữ “ Lên thác xuống ghềnh” để tạo sức gợi tả gợi cảm, mang tính biểu tượng cao
-Điệp cấu trúc ở câu 16,17,18 để nhấn mạnh về những p/c điển hình của đồng bào miền núi
? Qua cách nói ấy, em thấy được những đức tính gì của người đồng mình?
? Sau khi nhắc con nhớ đến những truyền thống tốt đẹp của quê hương, cha đã căn dặn con những gì? Đọc câu thơ thể hiện rõ nhất lời căn dặn đó? ( Con ơikhông bao giờ nhỏ bé .nghe con)
? Em cóp nhận xét gì về giọng điệu của câu thơ?
? Người cha gửi đến con niềm mong ước gì qua lời căn dặn đó?t
( Cha dặn dò con khi bước chân ra ngoài đời, ngoài xã hội không bao giờ được sống tầm thường, nhỏ bé mà phải biết giữ lấy cốt cách giản dị, mộc mạc và cao thượng của người miền núi; phải biết làm những điều lớn lao, có ý nghĩa đối với đất nước, quê hương) 
? Từ những lời căn dặn ấy,em hiểu được tình cảm gì của người cha đối với con và đối với quê hương?
*Hoạt động 5: Sử dụng PP vấn đáp
? Em hãy nêu những nét NT đặc sắc của bài thơ về giọng điệu,hình ảnh,bố cục,cách dẫn dắt ntn?
GV: Phân tích thêm: 
Giọng điệu thiết tha, trìu mến thể hiện rõ nhất ở 
+Các lời gọi mang ngữ điệu cảm thán: Người đồng mình yêu lắm con ơithương lắm con ơi.
+Các lời dặn dò , tâm tình: Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn.chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con.con ơinghe con)
 ?Nội dung bài thơ muốn đề cập đến vấn đề gì? ( Tình cảm của cha đối với con ntn? Điều cha muốn giáo dục con là gì?)
? Bài thơ giúp em hiểu gì về c/s, bản chất của đồng bào các dân tộc ít người?
? Em hiểu gì về t/g Y Phương qua bài thơ?
 ( Yêu và tự hào về quê hương mình )
 GV: minh họa thêm việc làm của tác giả đối với quê hương: 
(- Cống hiến tài năng thơ ca,có nhiều đóng góp vào nền VHNT của Cao Bằng nói riêng và phong trào thơ ca miền núi nói chung. Với tập thơ “ Tiếng hát tháng giêng”, Y Phương đã làm cho đồng bào cả nước biết đến cuộc sống gian khổ, bình dị đơn sơ mà phong phú, mạnh mẽ của người dân quê mình
 - Dù sống ở đâu cũng thể hiện rõ phong cách sống hồn nhiên, chân thật, mạnh mẽ của người miền núi )
HS đọc ghi nhớ/sgk
? Bài học rút ra cho bản thân em từ văn bản này là gì?
 (Gắn bó,tự hào về quê hương,tinh thần vượt khó)
? Bài thơ gợi em liên tưởng đến bài hát nào ca ngợi cảnh sắc và con người miền núi phía Bắc?
 ( Tình ca Tây Bắc, Gà gáy, mưa rơi.)
I.Tác giả,tác phẩm:
1.Tác giả:/sgk
2.Tác phẩm:
 - Xuất xứ: Trích từ thơ Việt Nam 1945-1985
 - Thể thơ: Tự do
 - Đề tài: Tình cảm gia đình
- PTBĐ: Biểu cảm, tự sự, miêu tả
II.Đọc- Tìm bố cục
1.Đọc:
2.Bố cục:2 phần:
-Từ đầu-> “đẹp nhất trên đời”:Con lớn lên trong sự yêu thương nâng đỡ của cha mẹ,trong c/s lao động nên thơ của làng quê
 -Còn lại:Lòng tự hào về sức sống mạnh mẽ,bền bỉ của quê hương ,niềm mong ước con hãy kế thừa truyền thống này
III.Tìm hiểu văn bản:
1.Lời nói với con về tình cảm gia đình:
-Chân phải bước tới cha
-Chân  tới mẹ
-Một bước chạm tiếng nói
-Hai bước tới tiếng cười
->Hình ảnh cụ thể mà mới lạ
=>Con lớn lên trong sự yêu thương,chăm chút,mong chờ của cha mẹ, trong mái ấm 
 gia đình hạnh phúc
-Người đồng mình
 -Đan lờ cài nan hoa
-Vách nhà ken câu hát
-Rừng cho hoa
-Con đường cho những tấm lòng
->Hình ảnh thơ đẹp,mộc mạc
=>Con trưởng thành trong cuộc sống lao động tươi vui và nghĩa tình gắn bó của quê hương
2.Truyền thống của quê hương và lời nhắc nhở của người cha:
-Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
-Sống trong thung không chê thung nghèo đói
-Lên thác xuống ghềnh
-Thô sơ da thịt
-Tự đục đá kê cao quê hương 
->Hình ảnh thơ mộc mạc,giản dị; giọng diệu dứt khoát, trang nghiêm mà thiết tha; điệp cấu trúc câu, vận dụng thành ngữ
=> Sống vất vả nhưng thuỷ chung, tình nghĩa với quê hương; có sức sống mạnh mẽ, bền bỉ; có ý chí, nghị lực vươn lên trong gian khó
-Con ơilên đườngkhông bao giờ nhỏ bé được
-> Giọng thơ trang nghiêm mà tha thiết
=>Dặn dò con phải biết tự hào , kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương, cần tự tin vững bước trên đường đời
=>Tình cảm yêu thương, tự hào về quê hương, niềm tin tưởng vào con
IV.Tổng kết:
-Nghệ thuật:
-Giọng thiết tha,trìu mến
-Hình ảnh cụ thể mà khái quát.mộc mạc , giàu chất thơ
 ... sang mục 3
? Em bé đã sáng tạo ra trò chơi gì?
? Trò chơi ấy diễn ra ntn?
? Em hãy so sánh những trò chơi của em bé với trò chơi của những người trên mây,trên sóng?
 GV bình thêm trò chơi của em bé
? Cái cảm giác hạnh phúc trong vòng tay của mẹ giúp em liên tưởng đến hình ảnh trong VB nào đã học?
 (VB “Trong lòng mẹ”của Nguyên Hồng)
? Trong trò chơi của em bé còn có hình ảnh thiên nhiên , em có thể thay những h/ảnh TN đó bằng những h/ảnh khác được không ?Vì sao?
(H/ảnh đẹp mang ý nghĩa tượng trưng
+Mây, sóng: con - ngây thơ
+Trăng, bến bờ: mẹ- tấm lòng dịu dàng,bao la)
 GV:Phân tích thêm
GV:kết thúc bài thơ bằng câu “Con lăn..ở chốn nào”
? Hai câu thơ cuối mang ý nghĩa gì?
GV bình câu thơ cuối bài 
GV:Thơ Ta-go đậm chất trữ tình nhưng cũng đậm chất triết lý
? Vậy bài thơ còn cho ta suy ngẫm thêm điều gì nữa ngoài tình mẫu tử?
(+Con người ta trong c/s thường gặp những cám dỗ và quyến rũ. Muốn khước từ chúng cần có những điểm tựa vững chắc mà tình mẫu tử là một trong những điểm tựa ấy
 +Bài thơ chấp cánh cho trí tưởng tượng của tuổi thơ song cũng nhắc nhở mọi người :Hạnh phúc không phải là điều gì xa xôi,bí ẩn,do ai ban cho mà ở ngay trần thế và do chính con người tạo dựng
 +Bài thơ cho thấy mối quan hệ giữa TY và sáng tạo. TY là cội nguồn của sự sáng tạo)
? Em thử hình dung người mẹ sẽ có thái độ ntn trước những lời của em bé?
Hoạt động 4:Hướng dẫn tổng kết bằng BTTN(bảng phụ)
HS:đọc ghi nhớ /sgk
? Bài thơ bồi đắp cho em tình cảm gì của con người?
? Từ VB,em nhận ra được điều gì trong tài năng và tâm hồn nhà thơ?
 (Trí tưởng tượng bay bổng,mãnh liệt. Yêu quí trân trọng tin tưởng vào tình mẫu tử của con người )
I.Tác giả,tác phẩm:
1.Tác giả:/SGK
 2. Tác phẩm:/ Sgk
 - Thể loại: Thơ văn xuôi
II.Đọc- tìm bố cục
1.Đọc
2.Bố cục(2 phần)
III.Tìm hiểu văn bản:
1.Lời mời gọi của những người trên mây,trên sóng:
-Chơi từ khi thức dậy đến lúc chiều tà
-Chơi với bình minh vàng,vầng trăng bạc
-Ca hát từ sáng sớm đến hoàng hôn
-Ngao du nơi này,nơi nọ
->Tiếng gọi của thế giới diệu kỳ,hấp dẫn,quyến rũ
2.Lời chối từ của em bé:
-Mẹ mình đang đợi mình ở nhà
-Làm sao tôi có thể rời mẹ mà đi được
>Tình thương mẹ đã chiến thắng
3.Trò chơi của em bé:
-Con là mây,là sóng
-Mẹ là trăng,là bến bờ
-Con ôm lấy mẹ
-Con lăn lăn mãi, cười vang vỡ tan vào lòng mẹ
->Thú vị hấp dẫn bởi tình yêu thiên nhiên đắm say trong hạnh phúc tình mẹ
->Hình ảnh đẹp mang ý nghĩa tượng trưng
=>Tình mẫu tử ở khắp mọi nơi,thiêng liêng,bất diệt 
IV.Tổng kết:
Ghi nhớ/sgk
4. Củng cố: Gv củng cố bài
5. Dặn dò: -Học bài
 -Soạn bài:Ôn tập thơ (Lập bảng thống kê theo/sgk+trả lời câu hỏi tìm hiểu )
D.Rút kinh nghiệm:
 **********************************
Tuần 27 Ngày soạn :12/03/2012
Tiết: 130 Ngày dạy: /03/2012 
ÔN TẬP VỀ THƠ
A.Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức:
- Hệ thống những kiến thức về các tác phẩm thơ đã học
2. Kĩ năng:
- Tổng hợp, hệ thống hoá kiến thức về các tác phẩm thơ đã học
3. Thái độ:
- Tích cực, tự giác học tập
B.Chuẩn bị:GV: Đọc sgk,tài liệu
 HS: Soạn bài,bảng phụ theo yêu cầu
C.Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định:
2. Bài cũ: (Vở soạn văn:3 em)
 3.Bài mới:
Hoạt động1:Lập bảng thống kê các tác phẩm thơ đã học ở chương trình NV9 (theo mẫu/sgk)
? Em đã được học những t/p thơ nào?
Đại diện tổ 1 lên bảng trình bày (bảng phụ)2 t/p:Đồng chí;Bài thơ về tiểu đội xe không kính
 Tổ 2 trình bày 3 t/p:Đoàn thuyền đánh cá;Bếp lửa;Khúc hát ru.lưng mẹ
 Tổ 3 trình bày 3 t/p:Aùnh trăng;Con cò;Mùa xuân nho nhỏ
 Tổ 4 trình bày 3 t/p:Viếng lăng Bác;Sang thu;Nói với con
HS:dưới lớp theo dõi bổ sung,GV chốt lại 
Văn bản
Tác giả
Năm st
Thể thơ
Tóm tắt nội dung
Nghệ thuật
Đồng chí
Chính Hữu
1948
Tự do
Vẻ đẹp chân thực giản dị,tự nhiên của người lính thời chống Pháp với tình đ/c sâu sắc,c/động trong mọi h/cảnh
Chi tiết, hình ảnh, ngôn ngữ giản dị,chân thực,cô đọng giàu sức biểu cảm,câu thơ sóng đôi
Bài thơ về tiểu đội xe không kính
Phạm Tiến Duật
1969
Tự do
Qua h/ảnh độc đáo-những chiếc xe không kính,t/giả khắc họa h/ảnh những c/s lái xe trên tuyến đường TSơn chống Mỹ với tư thế hiên ngang,dũng cảm,ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam
Chất liệu hiện thực sinh động,hình ảnh độc đáo,giọng điệu tự nhiên,khỏe khoắn,giàu tính khẩu ngữ
Đoàn thuyền đánh cá
Huy Cận
1958
Bảy chữ
Những bức tranh đẹp,tráng lệ,rộng lớn về vũ trụ,TN và con người l/đ trên biển theo hành trình chuyến ra khơi đánh cá của đ/thuyền-> Thể hiện c/xúc về TN, l/động niềm vui trong c/s mới
Nhiều h/ảnh đẹp rộng lớn được sáng tạo bằng liên tưởng và tưởng tượng,âm hưởng khỏe khoắn,lạc quan
Bếp lửa
Bằng Việt
1963
Tãm chữ
Những kỷ niệm đầy x/động về bà và tình bà cháu->lòng kính yêu,trân trọng và biết ơn của cháu đối với bà cũng là đối với g/đình,q/hương,đ/nước
Kết hợp giữa biểu cảm và m/tả với bình luận,sáng tạo h/ảnh bếp lửa gắn liền với h/ảnh người bà
Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
Nguyễn Khoa Điềm
1971
Tma chữ
Tình yêu thương con của bà mẹ DT Tà ôi gắn với lòng yêu nước,tinh thần chiến đấu và khát vọng về tương lai thống nhất đ/nước
Khai thác điệu ru thiết tha,trìu mến,h/ảnh giản dị,gần gũi,biểu cảm
Ánh trăng
Nguyễn Duy
1978
Năm chữ
Từ h/ảnh ánh trăng trong th/phố gợi lại những năm tháng đã qua của c/đ người lính g/bó với TN,đ/nước bình dị,nhắc nhở th/độ sống tình nghĩa thủy chung
Hình ảnh giản dị mà giàu ý nghĩa biểu tượng,giọng điệu chân thành nhỏ nhẹ mà thấm sâu
Con cò
Chế lan Viên
1963
Tự do
Từ hình tượng con cò trong lời hát ru ngợi ca tình mẹ và ý nghĩa lời ru đối với cuộc đời mỗi người 
Vận dụng sáng tạo hình ảnh và giọng điệu lời ru trong ca dao
Mùa xuân nho nhỏ
Thanh Hải
11/ 1980
Năm chữ
Cảm xúc trước mùa xuân của TN,đ/nước,t/giả thể hiện ước nguyện chân thành góp m/xuân nho nhỏ của đời mình vào cuộc đời chung
Nhạc điệu trong sáng thiết tha gần với dân ca,h/ảnh đẹp,giản dị,những so sánh ẩn dụ sáng tạo
Sang thu
Hữu Thỉnh
1977
Năm chữ
Sự biến chuyển của TN lúc giao mùa từ hạ sang thu qua cảm nhận tinh tế của nhà thơ
H/ảnh TN gợi ta bằng nhiều cảm giác tinh nhạy,ngôn ngữ chính xác gợi cảm
Nói với con
Y Phương
Bằng lời trò chuyện với con,bài thơ thể hiện sự gắn bó,niềm tự hào về q/hương và đạo lý sống của dân tộc
Cách nói giàu h/ảnh,vừa cụ thể gợi cảm vừa gợi ý nghĩa sâu sa
Viếng lăng Bác
Viễn Phương
4/1976
Tãm chữ
Lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của t/giả đối với Bác Hồ trong một lần từ miền Nam ra viếng lăng Bác
Giọng trang trọng thiết tha, nhiều h/ảnh ẩn dụ đẹp,gợi cảm,ngôn ngữ bình dị cô đúc
*Hoạt động2: Sắp xếp các tác phẩm theo giai đoạn lịch sử và đặc điểm của nó (PP nêu vấn đề, vấn đáp)
 GV: ghi các giai đoạn lịch sử;HS lên bảng điền những t/p tương ứng
 2. Sắp xếp các tác phẩm theo giai đoạn lịch sử:
 -1945-1954:Đồng chí
 -1954-1964:Đoàn thuyền đánh cá;Bếp lửa; Con cò
 -1964-1975:Bài thơ về tiểu đội xe không kính;Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
 -Sau 1975: Ánh trăng; Mùa xuân nho nhỏ;Viếng lăng Bác;Sang thu;Nói với con
? Các t/p ấy đã thể hiện ntn về c/s, đ/nước và tư tưởng tình cảm của con người ?
 (-Các t/p đã tái hiện c/s đ/nước và h/ảnh con người VN suốt một thời kỳ lịch sử từ sau 8/1945 qua nhiều giai đoạn:
 +Đất nước và con người Việt Nam qua 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ với nhiều gian khổ hi sinh nhưng rất anh hùng (Đồng chí, Bài thơ,Khúc hát ru.)
 +Công cuộc lao động x/dựng đ/ nước và những t/cảm cao đẹp của con người (đoàn thuyền đánh cá, Mùa xuân nho nhỏ,Nói với con, Sang thu)
 -Nhưng điều chủ yếu mà các t/p thơ thể hiện là tư tưởng, t/cảm, tâm hồn của con người trong một thời kỳ l/sử có nhiều biến động lớn lao và thay đổi sâu sắc:
 +Tình yêu quê hương, đất nước
 +Tình đồng chí, đồng đội, sự gắn bó với CM,lòng kính yêu lãnh tụ
 +Những tình cảm gần gũi, bền chặt của con người :tình mẹ con, bà cháu trong sự thống nhất với tình cảm chung, rộng lớn(quê hương, đất nước, dân tộc)
? Hãy minh chứng cho những nội dung trên bằng những câu thơ đã học?
 *Hoạt động 3: So sánh chủ đề của một số t/p để thấy điểm chung và riêng của mỗi VB (PP nêu vấn đề, vấn đáp)
GV:Giới thiệu 3 chủ đề lớn:Tình mẹ con,tình đồng chí, đồng đội, bút pháp xây dựng hình ảnh
? Chủ đề tình mẹ con gồm những VB nào?
? Điểm giống nhau của 2 VB đó là gì?
? Điểm khác biệt cơ bản của từng VB ra sao?
GV: có thể mở rộng so sánh với “Mây và Sóng”
? Những VB nào thuộc chủ đề người lính?
? Người lính trong 3 VB có điểm gì giống nhau?
(Tuy nhiên mỗi bài lại khai thác những nét riêng và đặt trong những hoàn cảnh khác nhau)
? Vậy điểm khác nhau đó được thể hiện ntn trong 3 VB?
? Em hãy cho biết nét đặc sắc trong sáng tạo h/ảnh thơ ở những VB:Đoàn thuyền đánh cá;Aùnh trăng,Mùa xuân nho nhỏ,Con cò?
*Hoạt động4
GV chốt lại toàn bộ nội dung ôn tập:VH từ sau 1945 phản ánh chân thực, sinh động, tinh tế hình ảnh đ/nước và con người VN với những hình ảnh thơ bình dị, tự nhiên mà hàm súc sâu xa
3.Một số chủ đề lớn:
a.Tình mẹ con:VB “Khúc hát ru, Con cò”
-Điểm giống:+Ca ngợi tình mẹ con thắm thiết thiêng liêng
 +Dùng lời ru, điệu ru của mẹ đối với con
-Điểm khác:(Nội dung và cách thể hiện tình cảm)
+Khúc hát ru:Sự thống nhất giữa TY con với lòng yêu nước, gắn bó với CM và ý chí chiến đấu của người mẹ Tà ôi trong hoàn cảnh gian khổ ở chiến khu miền TâyThừa Thiên thời kháng chiến chống Mỹ
+Con cò:Khai thác và phát triển tứ thơ từ hình tượng con cò trong ca dao hát ru để ngợi ca tình mẹ và ý nghĩa lời ru
b.Hình ảnh người lính:
-Điểm giống nhau:Vẻ đẹp trong tính cách và tâm hồn của người lính CM(Cụ Hồ)
-Điểm khác nhau:
+Đồng chí:
Vẻ đẹp và sức mạnh của người lính thời chống Pháp dựa trên cơ sở cùng chung cảnh ngộ, cùng lý tưởng c/đ và chia sẻ gian lao, thiếu thốn của c/đ người lính
+Bài thơ kính
:Khắc họa hình ảnh những c/sĩ lái xe Trường Sơn thời chống Mỹ với tinh thần dũng cảm, bất chấp hiểm nguy, tư thế hiên ngang. Lạc quan, ý chí c/đ giải phóng MN, thống nhất đ/nước
+Aùnh trăng:
Suy ngẫm của người lính đã qua 2 cuộc chiến tranh nay sống giữa thành phố thời hoìa bình gợi lại những kỷ niệm gắn bó của người lính với thiên nhiên, đ/nước, đồng đội trong những năm tháng gian lao của chiến tranh . Từ đó nhắc nhở đạo lý nghĩa tình, thủy chung
c. Những nét đặc sắc trong sáng tạo hình ảnh thơ:
+Đoàn thuyền đánh cá:
Bút pháp tượng trưng phóng đại, nhiều liên tưởng, tưởng tượng so sánh mới mẻ độc đáo
+Ánh trăng:
Bút pháp gợi tả, chi tiết thực, bình dị nhưng mang ý nghĩa khái quát biểu tượng
+Mùa xuân nho nhỏ:
Bút pháp hiện thực+lãng mạn;Kết hợp h/ảnh thực của TN với h/ảnh mang ý nghĩa biểu tượng
+Con cò:
Bút pháp dân tộc+hiện đại:Hình ảnh con cò trong ca dao, lời ru phát triển thành hình ảnh biểu tượng cho tình mẹ và ý nghĩa của lời ru
4. Củng cố: Gv củng cố bài
5. Dặn dò: -Học bài, làm câu luyện tập 6
 -Soạn bài:Nghĩa tường minh, hàm ý(tt)
D.Rút kinh nghiệm:
 ********************************** 	

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 27.doc