I.Mục tiêu :
Củng cố và hệ thống lại những kiến thức cơ bản về văn bản nhật dụng.
II.Kiến thức chuẩn:
1.Kiến thức:
- Đặc trưng của văn bản nhật dụng và tính cập nhật của nội dung.
- Những nội dung cơ bản của văn bản nhật dụng đã học.
GANV9T29 TIẾT:131 - 135 NS:12/03 ND:14 – 19/03 Tiết 131- 132 TỔNG KẾT VĂN BẢN NHẬT DỤNG I.Mục tiêu : Củng cố và hệ thống lại những kiến thức cơ bản về văn bản nhật dụng. II.Kiến thức chuẩn: 1.Kiến thức: - Đặc trưng của văn bản nhật dụng và tính cập nhật của nội dung. - Những nội dung cơ bản của văn bản nhật dụng đã học. 2.Kĩ năng: - Tiếp cận một văn bản nhật dụng. - Tổng hợp và hệ thống hóa kiến thức. III.Hướng dẫn – thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ NỘI DUNG - Hoạt động 1:Khởi động - Ổn định tổ chức: - Kiểm tra bài cũ: -Liệt kê các văn bản nhật dụng đã được học trong chương trình ngữ văn 9? -Nêu một số đặc điểm cần lưu ý trong cách tiếp cận văn bản nhật dụng? -Giới thiệu bài: Hai tiết ôn tập giúp chúng ta nắm vững hơn nữavề văn bản nhật dụng. -Hướng dẫn HS tìm hiểu bài: -Nêu khái niệm về văn bản nhật dụng”? -Phân tích nội dung các văn bản nhật dụng đã học? +Nhận xét về khái niễm tính nhật dụng? +Cần bổ sung thêm các văn bản nhật dụng khác chưa đề cập trong bài tổng kết này? (Trường học của Et môn đô đơ A-mi xi NV 7,bản thống kê về động cơ hút thuốc lá của thanh niên Hà Nội, bản tin về cái chết do nghiện ma túy của con một nhà tỉ phu Mĩ ở SGK8) -Em có nhận xét gì về hình thức văn bản nhật dụng? -Nêu các phương pháp tích cực để học tốt văn bản nhật dụng? -Hướng dẫn HS rút ra khái niệm GV củng cố lại tiết 131, bình chuyển sang tiết 132. -Lắng nghe -Ghi tựa bài -Thảo luận tìm hiểu bài: -Các nhóm thảo luận về khái niệm văn bản nhật dụng -Thảo luận các vấn đề về nội dung: +Nhận xét về tính cập nhật +Nhận xét về các đề tài, chủ đề của vbnd +Bổ sung thêm các vbnd khác -Tìm hiểu về hình thức vbnd -Nêu ý kiến -Thảo luận về cách học các vbnd -Thảo luận rút ra khái niệm. - Khởi động - Tiến hành tổng kết I.Khái niệm về văn bản nhật dụng: Văn bản nhật dụng không phải là khái niệm thể loại, cũng không chỉ kikểu văn bản ( hay nói một cách khác, vbnd có thể sử dụng mọi thể loại, mọi kikểu văn bản).Nó chỉ đề cập tới chức năng, đề tài và tính cập nhật của nội dung văn bản mà thôi. II.Nội dung các văn bản nhật dụng đã học: -Tính cập nhật -Chứng minh các đề tài, chủ đề của văn bản nhật dụng ( về quyền trẻ em, bảo vệ môi trường, vũ khí hạt nhân,) -HS bổ sung thêm các văn bản nhật dụng khác. III.Hình thức văn bản nhật dụng: -Văn bản nhật dụng kết hợp nhiều phương thức bịểu đạt. +Ví dụ:Yếu tố biểu cảm trong văn bản “On dịch, thuốc lá “không chỉ thể hiện ở những câu như: “nghĩ đến mà kinh’ mà còn ở cách dùng dấu câu tu từ ơ đề mục văn bản IV.Phương pháp học văn bản nhật dụng: -Bày tỏ quan điểm ý kiến riêng của mình về vấn đề được nêu ra -Chú ý tính đúng đắn của phương châm tích hợp trong học văn bản nhật dụng (HS tự nêu ra dẫn chứng) - Rút ra khái niệm -Tính cập nhật về nội dung là tiêu chuẩn hang đầu của văn bản nhật dụng, nhất thiết phải liên hệ với thực tiễn cuộc sống. -Hình thức của vbnd rất đa dạng: Cần căn cứ vào đặc điểm của hình thức, trước hết là hình thức của văn bản cụ thể, thể loại và phương thức biểu đạt để phân tích tác phẩm. - Hoạt động 05 Luyện tập: Kẻ bảng, hệ thống lại những văn bản nhật dụng đã học Lớp Tên văn bản Nội dung 6 1.Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử. 2.Động Phong Nha. 3. Bức thư cảu thủ lĩnh da đỏ. - Giới thiệu và bảo vệ di tích lịch sử- danh lam thắng cảnh. - Giới thiệu danh lam thắng cảnh. - Quan hệ giữua thiên nhiên và con người. 7 4.Cổng trường mở ra. 5.Mẹ tôi. 6. Cuộc chia tay của những con búp bê 7.Ca Huế trên song Hương. - Giáo dục, nhà trường, gia đình và trẻ em. - Văn hóa dân gian, ca nhạc cổ truyền 8 8. Thông tin về Ngày trái đất năm 2000. 9.Ôn dịch thuốc lá. 10.Bài toán dân số. - Môi trường. - Chống tệ nạn ma túy, thuốc lá. - Dân số và tương lai nhân loại. 9 11.Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em. 12.Đấu tranh cho một thế giới hòa bình. 13.Phong cách Hồ Chí Minh - Quyền sống con người. - Chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình thế giới. - Hội nhập với thế giới và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. - HS tra cứu them về tác giả các văn bản trên và của nước nào. -Hoạt động 06 Hướng dẫn tự học: -Xem lại các nội dung đã tổng kết ở trên -Soạn trước bài “Bến quê” + Tìm hiểu tác giả, các nội dung cần phân tích để chuẩn bị tốt cho tiết tự học có hướng dẫ Tiết 133 CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG (PHẦN TIẾNG VIỆT ) I.Mục tiêu : Biết chuyển từ ngữ địa phương sang từ ngữ toàn dân tương ứng. II.Kiến thức chuẩn: 1.Kiến thức: - Mở rộng vốn từ ngữ địa pohương. - Hiểu tác dụng củ từ ngữ địa phương. 2.Kĩ năng: Nhận biết được một số từ ngữ địa phương, biết chuyển đúng sang từ ngữ toàn dân tương ứng và ngược lại. III.Hướng dẫn – thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ NỘI DUNG - Hoạt động 1:Khởi động - Ổn định tổ chức: Kiểm tra bài cũ: -Nêu và phân tích tính khái niệm trong văn bản nhật dụng? -Nêu những từ ngữ địa phương và đối chiếu tương ứng với những từ ngữ toàn dân? -Giới thiệu bài:Tiết học giúp chúng ta có hướng lựa chọn thích hợp khi sử dụng từ ngữ địa phương. -Hướng dẫn HS tìm hiểu bài: *Giúp HS thực hành các bài tập1,2,3,4,5 -Lắng nghe -Ghi tựa bài -Thảo l;uận tìm hiểu bài: -Các nhóm thực hành các bài tập 1,2,3,4,5 với các hình thức như thi đua nhóm, thực hành trong phiếu bài tập, báo cáo nhanh. -Đại diện từng nhóm nêu ý kiến - Khởi động - Hình thành kiến thức -Bài tập: 1,2,3,4,5 Bài tập 1 Đoạn trích a Đoạn trích b Đoạn trích c Địa phương Toàn dân Địa phương Toàn dân Địa phương Toàn dân thẹo sẹo ba bố, cha ba bố, cha Lặp bặp lắp bắp má mẹ lui cui lúi húi ba bố, cha kêu gọi nắp vung đâm trở thành nhắm cho là đũa bếp đũa cả giùm giúp (nói) trổng (nói) trống không (nói) trổng (nói) trống không vô vào Bài tập 2 a.kêu: từ toàn dân; có thể thay bằng nói to. b.kêu: từ địạ phương; tương đương từ toàn dân gọi Bài tập 3 Các từ địa phương trong hai câu đố là: -trái :quả -chi:gì -kêu:gọi -trống hổng trống hảng :trống huếch trống hoác Bài tập 4 Từ địa phương Từ toàn dân tương ứng vô thẹo lặp bặp ba má kêu đâm đũa bếp nói trổng lui cui nắp nhắm giùm vào sẹo lắp bắp bố, cha mẹ gọi trở thành, thành ra đũa cả nói trống không lúi húi vung cho là giúp Bài tập 5 -Đối với(a) : Không.Vì bé Thu chưa có dịp giao tiếp rộng rãi ở bên ngoài địa phương của mình. -Đối với (b) :Trong lời kể, tác giả cũng dùng một số từ ngữ địa phương dễ hiểu để nêu sắc thái của vùng đất nơi việc được kể diễn ra.Tuy nhiên tác giả có chủ định không dùng quá nhiều từ ngữ địa phương để khó gây khó hiểu cho người đọc không phải lả người địa phương đó. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ NỘI DUNG -Hướng dẫn HS củng cố và dặn dò: -Lắng nghe và thực hành theo yêu cầu của GV Hoạt động 3-Củng cố và dặn dò: -Nhận xét tiết dạy -Thực hành thêm các bài tập ở sbtNV t2, tr50 -Soạn trước bài “On tập tiếng Việt lớp 9”. Tiêt134 – 135 VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ7-NGHỊ LUẬN VĂN HỌC I.Mục tiêu : Bài tập làm văn số 7 nhằm đánh giá HS ở các phương diện chủ yếu sau: -Biết cách vận dụng các kiến thức và kĩ năng khi làm bài nghị luận về nội dung tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích), bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ đã được học ở các tiết trước -Có những cảm nhận, suy nghĩ riêng và biết vận dụng một cách linh hoạt, nhuần nhuyễn các phép lập luận phân tích, giải thích, chứng minh,trong quá trình làm bài -Có kĩ năng làm bài tập làm văn nói chung ( bố cục, diễn đạt, chính tả,) II.Kiến thức chuẩn: 1.Kiến thức: -Biết cách vận dụng các kiến thức và kĩ năng khi làm bài nghị luận về nội dung tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích), bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ đã được học ở các tiết trước -Có những cảm nhận, suy nghĩ riêng và biết vận dụng một cách linh hoạt, nhuần nhuyễn các phép lập luận phân tích, giải thích, chứng minh,trong quá trình làm bài 2.Kĩ năng: Có kĩ năng làm bài tập làm văn nói chung ( bố cục, diễn đạt, chính tả,) - Ổn định tổ chức: - Kiểm tra bài cũ:Hỏi lại kiến thức lí thuyết về nghị luận tác phẩm truyện. -Giới thiệu bài:Bài tập làm văn ở nhà giúp chúng ta rèn luyện kĩ năng viết bài TLV nghị luận về tác phẩm truyện, đoạn thơ, bài thơ III.Hướng dẫn – thực hiện: Hoạt động 1:Khởi động -Ghi tựa bài: “Viết bài” Hoạt động 2:Hướng dẫn viết bài -Ghi đề bài:Số phận và tính cách nhân vật lão Hạc trong truyện ngắn lão Hạc của Nam Cao. -Hoạt động 03 Hướng dẫn tự học: -Thu bài khi HS làm xong -Nhận xét bài viết của HS -Dặn dò về xem lại lí thuyết nghị luận về tác phẩm truyện, bài thơ hoặc đoạn thơ, đọc thêm một số bài tham khảo của dạng bài trên. Duyệt của tổ trưởng Ngày 12/03/2011 Lê Lĩnh Nam Đáp án I.Tìm hiểu đề và tìm ý: 1.Kiểu bài :Nghị luận văn học về tác phẩm truyện. 2.Cơ sở triển khai nghị luận:Nhân vật lão Hạc 3.Cách nghị luận: Thông qua cảm thụ để diễn đạt 4.Nội dung nghị luận: a.Số phận nhân vật lão Hạc -Có những nét chung của những người nông dân nghèo trước cách mạng . -Đặc điểm riêng về số phận của lão Hạc b.Tính cách nhân vật lão Hạc: -Tính cách chung của những ngưuơì nông dân nghèo, nhưng luôn luôn tâm niệm “Đói cho sạch, rách cho thơm “ -Tính cách riêng của lão Hạc trong hoàn cảnh cụ thể của mình: người nông dân nghèo-người cha có trách nhiệm. II.Yêu cầu: a.Bố cục đủ ba phần:Mở bài, thân bài, kết bài b.Liên kết các phần, các đoạn:phải đảm bảo liên kết với nhau c.Trình bày:Phải có một hệ thống luận điểm, luận cứ hợp lí, nhất quán. Biểu điểm -Điểm 9-10: Phân tích rõ ràng, lập luận vững chắc, nêu được suy nghĩ của bản thân.Bài viết có bố cục mạch lạc. diễn đạt sinh động, không sai sót về dùng từ, đặt câu. -Điểm 6.5 8.5: Thực hiện từ 2/3 yêu cầu trở lên. -Điêm5-6 : Thực hiện từ ½ yêu cầu trờ lên -Điểm 0-4.5: Bài đạt dưới yêu cầu hoặc lạc đề
Tài liệu đính kèm: