I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
- Nét diễn biến tâm trạng của ba nhân vật chính.
- Giáo dục HS lòng thương yêu bè bạn và mở rộng ra là lòng thương yêu con người.
II. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. On định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Bức chân dung tự hoạ của Rô-bin-xơn được giới thiệu như thế nào?
Tuần 31 Tiết 151, 152 Bố của Xi Mông Tiết 153 Tổng kết ngữ pháp Tiết 154 Ôn tập tiếng Việt Tiết 155 Hợp Đồng Tiết: 151, 152 BỐ CỦA XI-MÔNG I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: - Nét diễn biến tâm trạng của ba nhân vật chính. - Giáo dục HS lòng thương yêu bè bạn và mở rộng ra là lòng thương yêu con người. II. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1. Oån định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: - Bức chân dung tự hoạ của Rô-bin-xơn được giới thiệu như thế nào? - Qua bức chân dung, cuộc sống của Rô-bin-xơn được thể hiện ra sao? 3. Giới thiệu bài mới: 4. Tiến trình tổ chức các hoạt động: Hoạt động của thầy và trò Ghi bảng ☺ Hoạt động 1: - Cho HS tìm hiểu phần chú thích. - Giới thiệu tác giả, tác phẩm theo SGK/176. - Diễn biến sự việc: 4 phần: “Trời ấm áp khóc hoài”. ® nỗi tuyệt vọng của Xi-mông. “Bỗng một bàn tay lần nữa”. ® Xi-mông gặp bác Phi-lip. “Họ đến trước rất nhanh”. ® Bác Phi-lip đưa Xi-mông về nhà. “Ngày hôm sau về nhà”. ® Ngày hôm sau ở trường. ☺ Hoạt động 2: ? Xi-mông đau đớn vì sao? Em mang tiếng là đứa trẻ không có bố và thường bị bạn bè trêu chọc. ? Nỗi đau đớn ấy được nhà văn khắc hoạ như thế nào? Hành động ý nghĩa: Em bỏ nhà ra bờ sông, định nhảy xuống sông cho chết đuối vì không có bố. Tâm trạng: Em khóc, thấy buồn bã vôï cùng. Em lại khóc, người em rung lên em chẳng thấy gì quanh em nữa® em khóc hoài, giọng đầy nước mắt. Cách nói năng: Em nói không nên lời, cứ bị ngắt quãng hoặc lặp đi lặp lại. ? Nêu suy nghĩ của em về nỗi đau của Xi-mông? (Thảo luận) Đau khổ, buồn bã, tủi hổ. ☺ Hoạt động 3: - GV giới thiệu sơ qua về cuộc đời của Blăng-sốt. Chị là một trong những cô gái đẹp nhất trong vùng. Người phụ nữ đức hạnh chẳng qua bị lừa dối, chị đã khiến cho Xi-mông trở thành một đứa con không có bố. ? Tính cách tốt đẹp đó của Blăng-sốt được nhà văn thể hiện qua hình ảnh nào? -”Một ngôi nhà nhỏ hết sức sạch sẽ” ® nghèo nhưng sống đứng đắn, nghiêm túc. - Thái độ của chị đối với khách. - Nỗi lòng của chị khi nghe con nóibị bạn đánh vì không có bố. ☺ Hoạt động 4: ? Phi-lip được tác giả giới thiệu như thế nào? - Một người thợ cao lớn, râu tóc đen, quăn, vẻ mặt nhân hậu. ? Nêu diễn biến tâm trạng của Phi-lip khi gặp được Xi-mông? - Bác Phi-lip ngay lần đầu mời gặp® rất thương em. - Khi đưa Xi-mông về nhà® nghĩ bụng có thể đùa vui với chị Blăng-sốt. - Nhưng Bác hiểu ra chị là người tốt. - Cuối cùng, khi đối đáp với Xi-mông® Bác Phi-lip phần vì thương Xi-mông, phần vì cảm mến Blăng-sốt đã vui lòng làm bố của em. ? Bác Phi-lip là người như thế nào? Người có lòng nhân hậu ® cứu Xi-mông khỏi chết, đem lại niềm vui cho em. ? Em có suy nghĩ gì về hành động của bạn bè Xi-mông? Hành động thật đáng trách. ? Rút ra bài học gì? Lòng yêu thương bè bạn. Lòng yêu thương con người. - Cho HS đọc lại phần Ghi nhớ. I. Đọc và tìm hiểu chú thích: Tác giả: Mô-pa-xăng (1850-1893), nhà văn Pháp. Tác phẩm: Truyện ngắn”Bố của Xi-mông”. II. Tìm hiểu văn bản: Nhân vật Xi-mông: - Em nghĩ đến nhà đến mẹ thấy buồn bã vô cùng, em lại khóc. - Người em rung lên, em quỳ xuống đọc kinh cầu nguyện em chỉ khóc hoài. ® đau đớn vì không có bố. 2. Nhân vật Blăng-sốt: - cô gái cao lớn, xanh xao, đứng nghiêm nghị. - Đôi má thiếu phụ đỏ bừng tê tái đến tận xương tuỷ ôm hôn con nước mắt lã chã tuôn rơi. ® Nỗi lòng của người mẹ. 3. Nhân vật Phi-lip: - Một người thợ cao lớn, râu tóc đen, quăn, vẻ mặt nhân hậu. - Người đàn ông xúc động. - Có chứ, bác muốn lắm chứ. ® Tốt bụng, có tấm lòng nhân hậu. III. Tổng kết: Ghi nhớ 177/SGK. 5. Hướng dẫn học ở nhà: Học thuộc phần I, II. Tìm đọc thêm tác phẩm truyện ngắn “Bố của Xi-mông”. Chuẩn bị bài”Tổng kết ngữ pháp”.
Tài liệu đính kèm: