Giáo án môn Ngữ văn khối 9 năm 2014 - Tiết 50: Tổng kết về từ vựng

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 năm 2014 - Tiết 50: Tổng kết về từ vựng

A. Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức

- Các khái niệm từ tượng thanh, từ tượng hình: phép tu từ so sánh, ẩn dụ, nhân hoá, hoán dụ, nói quá, nói giảm nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ.

- Tác dụng của việc sử dụng các từ tượng hình, từ tượng thanh và phép tu từ trong các văn bản nghệ thuật.

2. Kĩ năng

- Nhận diện từ tượng hình, từ tượng thanh. Phân tích giá trị của các từ tượng hình, từ tượng thanh trong văn bản.

- Nhận diện các phép tu từ so sánh, ẩn dụ, nhân hoá, hoán dụ, nói quá, nói giảm nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ trong một văn bản. Phân tích tác dụng của các phép tu từ trong văn bản cụ thể.

3. Thái độ: Có ý thức vận dụng những kiến thức đã học vào hoạt động giao tiếp và tạo lập VB

 

doc 3 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 616Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 năm 2014 - Tiết 50: Tổng kết về từ vựng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:24/10/2014 
Ngày giảng: 9A: / /2014
	 9B: / /2014
Tiết 50
TỔNG KẾT VỀ TỪ VỰNG
	Tiếp theo
A. Mục tiêu cần đạt
Kiến thức 
- Các khái niệm từ tượng thanh, từ tượng hình: phép tu từ so sánh, ẩn dụ, nhân hoá, hoán dụ, nói quá, nói giảm nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ.
- Tác dụng của việc sử dụng các từ tượng hình, từ tượng thanh và phép tu từ trong các văn bản nghệ thuật.
2. Kĩ năng
- Nhận diện từ tượng hình, từ tượng thanh. Phân tích giá trị của các từ tượng hình, từ tượng thanh trong văn bản.
- Nhận diện các phép tu từ so sánh, ẩn dụ, nhân hoá, hoán dụ, nói quá, nói giảm nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ trong một văn bản. Phân tích tác dụng của các phép tu từ trong văn bản cụ thể.
3. Thái độ: Có ý thức vận dụng những kiến thức đã học vào hoạt động giao tiếp và tạo lập VB
B. Chuẩn bị
1. GV: Tài liệu tham khảo. Ví dụ mẫu
2. HS: Đọc trước bài, tìm các ví dụ có liên quan đến bài học.
C. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
- Nhận thức, giao tiếp, hợp tác.
D. Các hoạt động dạy – học
1/ Ổn định tổ chức: 	9A:.............................9B:.................................
2/ Kiểm tra bài cũ: 
Giải nghĩa các từ sau: hiện diện, hi hữu, Có thể nói An là trường hợp hi hữu ở lớp tôi được không ? Vì sao?
3. Bài mới:
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài
* Hoạt động 2: HDHS Ôn tập về Từ tượng thanh và từ tượng hình 
- Mục tiêu: Củng cố lại khái niệm từ tượng thanh,tượng hình.
 xác định và nêu giá trị sử dụng từ tượng thanh, tượng hình trong văn cảnh cụ thể.
- Phương pháp: Khái quát, vấn đáp tái hiện.
- Thời gian: 15p
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
? Em hãy nhắc lại khái niệm về từ tượng thanh và từ tượng hình?
?Tìm tên những loài vật là từ tượng thanh?
? Tìm từ tượng hình và giá trị sử dụng của chúng trong đoạn trích?
I- Từ tượng thanh và từ tượng hình
1- Ôn lại kiến thức lý thuyết
- Từ tượng hình: là những từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái
- Từ tượng thanh: là những từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên và con người.
2- Bài tập 2/146
- tắc kè, chim cu, bò, tu hú, bìm bịp.
3- Bài tập 3/ 147 
- Từ tượng hình: lốm đốm, lê thê, loáng thoáng, lồ lộ.
- Tác dụng: Mô tả h/ả đám mây cụ thể và sống động.
* Hoạt động 3: HDHS Ôn tập về một số biện pháp tu từ từ vựng 
- Mục tiêu: Củng cố lại khái niệm về một số biện pháp tu từ từ vựng thường gặp.
- Phương pháp: Khái quát, vấn đáp tái hiện.
- Thời gian: 20p
- Gọi HS nhắc lại khái niệm của 9 phép tu từ đã học?
- GV chốt ý
Tổ chức thảo luận nhúm 
- Nhóm 1: BT2(a) BT3 (a, b).
- Nhóm 2: BT2 (c, d) BT3 (d).
- Nhóm 3: BT2 (b) BT3 (c, e)
- Gọi đại diện nhóm trình bày kết quả.
- Gọi nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Nhận xét, đánh giá.
II- Một số phép tu từ vựng
1- Ôn lại các khái niệm: So sánh, ẩn dụ, nhân hoá, hoán dụ, nói quá, nói giảm, nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ.
2- Bài tập 2/ 147
- (a): ẩn dụ: hoa, cánh dùng để chỉ cuộc đời Thúy Kiều; cây, lá chỉ gia đình Thúy Kiều và cuộc sống của họ.-> Kiều bán mình để cứu gia đình.
- (b): so sánh: So sánh tiếng đàn của Kiều với tiếng hạc, tiếng suối, tiếng gió thoảng, tiếng trời đổ mưa.
- (c): nói quá: Thúy Kiều có sắc đẹp đến mức Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh. Thúy Kiều không chỉ đẹp mà còn có tài Một hai nghiêng nước nghiêng thành – Sắc đành đòi một, tài đành họa hai. -> Tác giả thể hiện đầy ấn tượng một nhân vật tài sắc vẹn toàn.
- (d): nói quá: Nguyễn Du cực tả sự xa cách giữa thân phận, cảnh ngộ của Thúy Kiều và Thúc Sinh.
3- Bài tập 3/ 147:
a) điệp ngữ (còn) và dùng từ đa nghĩa (say sưa): say sưa vừa được hiểu là chàng trai vì uống nhiều rượu mà say, vừa say đắm vì tình. Nhờ cách nói đó mà chàng trai đã thể hiện tình cảm của mình mạnh mẽ mà kín đáo.
b) Tác giả dùng phép nói quá để nói về sự lớn mạnh của nghĩa quân Lam Sơn.
c) Nhờ phép so sánh mà nhà thơ đã miêu tả sắc nét và sinh động âm thanh của tiếng suối và cảnh rừng dưới đêm trăng (trăng rất sáng khiến cảnh vật hiện rõ đường nét)
d) nhân hoá: Tác giả biến trăng thành người bạn tri âm tri kỉ (Trăng nhòm) thiên nhiên thơ trở nên sống động có hồn và gắn bó với con người hơn.
e) ẩn dụ: Mặt trời trong câu thơ thứ 2 chỉ em bé trên lưng mẹ. Tác dụng thể hiện sự gắn bó của đứa con với người mẹ
4. Củng cố
Khái quát bài học, khắc sâu kiến thức về khả năng sử dụng các từ tượng thanh,tượng hình và việc sử dụng các biện pháp tư từ từ vựng 
5. Hướng dẫn về nhà
 - Về nhà học bài, hoàn thiện bài tập vào vở
- Chuẩn bị bài: Đoàn thuyền đánh cá
* Rút kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 50.doc