Giáo án Lớp 9 Môn Ngữ văn - Tuần 32

Giáo án Lớp 9 Môn Ngữ văn - Tuần 32

I.Mục tiêu :

- Thấy được cuộc sống gian khổ và tinh thần lạc quan của Rô-bin-xơn khi phải sống một mình ngoài đảo.

- Thấy được hình tức tự truyện của tác phẩm.

II.Kiến thức chuẩn:

1.Kiến thức:

Nghị lực, tinh thần lạc quan của một con người phải sống cô độc trong hoàn cảnh hết sức khó khăn.

 

doc 10 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1409Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 9 Môn Ngữ văn - Tuần 32", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GANV9T32 TIẾT:146 - 150
NS:01/04 ND:04 -09/ 04
TIẾT:146
RÔ- BIN- XƠN NGOÀI ĐẢO HOANG
I.Mục tiêu :
- Thấy được cuộc sống gian khổ và tinh thần lạc quan của Rô-bin-xơn khi phải sống một mình ngoài đảo.
- Thấy được hình tức tự truyện của tác phẩm.
II.Kiến thức chuẩn:
1.Kiến thức:
Nghị lực, tinh thần lạc quan của một con người phải sống cô độc trong hoàn cảnh hết sức khó khăn.
2.Kĩ năng:
- Đọc – hiểu một văn bản dịch hộc thể loại tự sự được viết bằng hình thức tự truyện.
- Vận dụng để viết văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả.
III.Hướng dẫn – thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG 
- Hoạt động 1:Khởi động
- Ổn định tổ chức:
- Kiểm tra bài cũ:
 -Hãy tóm tắt đôi nét về tác giả Lê Minh Khuê?
 - Tóm tắt nội dung truyện Những ngôi sao xa xôi?
 -Nhận xét về giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản những ngôi sao xa xôi?
-Giới thiệu bài:Tiết học giúp chúng ta hiểu được cuộc sống gian khổ và tinh thần lạc quan của Rô –Bin –Xơn.
Hoạt động 02: Đọc – hiểu văn bản:
-Hướng dẫn HS tìm hiểu bài:
-Gọi HS đọc phần chú thích để tìm hiểu về tác giả và tác phẩm.
H.Tìm hiểu bố cục của văn bản?
H. Phân tích chủ đề của văn bản?
- Hoạt động 03 Phân tìch:
GV gọi HS đọc văn bản.
H:Em có suy nghĩ gì về cách giới thiệu của Rô-bin-xơn trong hoàn cảnh cực kì khó khăn này?
H: Rô-bin-xơn trang phục như thế nào? Chất liệu trang phục chủ yếu là gì? Qua trang phục ta thấy cuộc sống của Rô-bin-xơn trong hoàn cảnh như thế nào?
H:Nêu những vật dụng trang bị của Rô-bin-xơn? Những vật dụng này giúp ích gì cho ông ngoài đảo hoang? Những vật dụng này từ đâu ông có được?
H.Rô Bin _Xơn sắp xếp các đường nét của bức chân dung theo trật tự trước sau như thế nào?
H:Để cho bạn đọc thấy rõ được sự khác đời của mình, tác giả giới thiệu cho chúng ta về những đặc điểm nào? (trang phục, trang bị, diện mạo)
H: Rô-bin-xơn giới thiệu về diện mạo của mình như thế nào? Tại sao Rô-bin-xơn chỉ chú ý đến bộ râu của mình? Điều này có hợp lí không?
H.Từ những phân tích và nhận xét ở trên em có nhận xét thế nào về tinh thần của Rô –Bin –Xơn ngoài đảo hoang?
H. Nhận xét về ngôi kể ?
H:Đọc truyện ta thấy Rô-bin-xơn giới thiệu về mình như thế nào? Qua những từ ngữ nào?Em có nhận xét gì về giọng kể của tác giả trong việc giới thiệu ?( Sự khác đời – giọng văn dí dõm)
Hoạt động 04 Ý nghĩa văn bản:
-H.Hãy đánh giá về nội dung và nghệ thuật của văn bản
-Hoạt động 06 Hướng dẫn tự học:
- Kể tóm tắt câu chuyện.
- Phân tích diễn biến tâm trạng và phát biểu cảm nghĩ về một nhân vật văn học.
-Tìm hiểu về tác giả Mô- pa – xăng ?
- Tìm hiểu nội dung và nghệ thuật văn bản Bố của Xi-mông.
-Lắng nghe
-Ghi tựa bài
-Thảo luận tìm hiểu bài:
-Các nhóm thảo luận tìm hiểu về tác giả và tác phẩm
Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
Các nhóm thay nhau đọc văn bản
-Thảo luận các vấn đề GV nêu ra
-Đại diện các nhóm nêu ý kiến
-Đọc lại phần giới thiệu trang phục , nêu cảm nhận
-Đọc lại phần giới thiệu trang bị của nhân vật
-Thảo luận nêu ý kiến và nhận xét
-Phát hiện cách miêu tả diện mạo của mình
-Các nhóm nên nhận xét
-Các nhóm nêu ý kiến của nhóm về tinh thần của nhân vật của chúng ta ở ngoài đảo hoang
Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
-Các nhóm thảo luận và đánh giá chung về giá trị nghệ thuật và nội dung của văn bản
-Lắng nghe và thực hành theo yêu cầu của GV
 - Khởi động
- Tìm hiểu chung:
I-TÁC GIẢ – TÁC PHẨM
 1-Tác giả:
 Nhà văn Đi- phô ( 1660 – 1731) là nhà văn lớn của Anh ở thế kỉ XVIII. Ông viết tiểu thuyết khá muộn nhưng đã đạt thành tựu lớn trong sự nghiệp văn chương của mình.
 Tác phẩm chính: Rô-bin-xơn Cru -ô, Thủ lĩnh Xin- gơn- tơn, Rô- xa –na.
 2/Tác phẩm:
 Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang trích từ thiểu thuyết đầu tay Rô-bin-xơn Cru –xô của nhà văn, được viết dưới hình thức tự truyện.
3.Bố cục:Văn bản cóa thể chia ra làm 03 phần.
- Phần 01: Từ đầu đến “ như dưới đáy”:cảm giác chung khi tự ngắm bản thân và bộ dạng chính mình.
- Phần 02: Tiếp theo đến “ bên khẩu sung của tôi":trang phục và trang bị của Rô-bin-xơn.( có thể chia phần này ra hai phần :trang phục và trang bị của Rô-bin-xơn)
- Phần còn lại: Diện mạo vị chúa đảo.
4.Chủ đề:Tinh thần lạc quan vượt qua mọi khó khăn của nhân vật Rô-bin-xơn khi một mình ngoài đảo hoang.
- Phân tìch:
1.Nội dung:
a.Hoàn cảnh sống khó khăn và các đường nét bức chân dung tự họa củaRô-bin-xơn:
- Cuộc sống gian nan sau bức chân dung:
 +Mũ da dê to tướng, cao lêu đêu.
 +Áo bằng tấm da dê.
 +Ủng bằng da dê.
 +Cuộc sống khó khăn thiếu thốn, áo quần tự tạo.
 +Thắt lưng rộng bản.
 +Đèo: Cưa , rìu.
 +Cái đai da hẹpcái túi đựng thuốc.
b/ Các đường nét bức chân dung tự họa củaRô-bin-xơn:
-Phần thứ nhất (Mở đầu) trùng với đoạn 1
 -Phần thứ hai ( Trang phục của Rô -Bin –Xơn) gồm cả đoạn 2 và đoạn 3
 -Phần thứ ba (Trang bị của Rô –Bin –Xơn ) từ “Quanh người tôi” đến “bên khẩu súng của tôi”
 -Phần thứ tư: Diện mạo của Rô-bin-xơn.
 +Nước da: Không đến nổi đen cháy .
 +Râu dài đến hơn gang tay
 +Ria xén tỉa to tướng  dài có thể dùng treo mũ.
c.Ý chí, nghị lực phi thường và tinh thần lạc quan của Rô -Bin -Xơn ngoài đảo hoang
 -Lạc quan, dũng cảm, biết vượt lên trên mọi khó khăn để tự tạo cho mình một cuộc sống đầy đủ.
2.Nghệ thuật:
- Sáng tạo trong việc lựa chọn ngôi kể và nhân vật kể chuyện.
- Lựa chọn ngôn ngữ kể tự nhiên, hài hước.
- Ý nghĩa văn bản:
1.Nội dung:
Ca ngợi sức mạnh, tinh thần lạc quan, ý chí của con người trong những hoàn cảnh đặc biệt.
2.Nghệ thuật:
Giọng văn khôi hài dí dõm.
- Hướng dẫn tự học:
- Qua lời tự thuật của Rô-bin-xơn em có nhận xét gì về con người của ông? 
-Em rút ra những suy nghĩ, bài học gì cho bản thân.
-Học thuộc bài.
-Chuẩn bị:Bố của Xi- mông
TIẾT:147 - 148
TỔNG KẾT VỀ NGỮ PHÁP
I.Mục tiêu :
 Hệ thống hóa những kiến thứcvề từ loại và cụm từ đã học từ lớp 6 đến lớp 9 .
II.Kiến thức chuẩn:
1.Kiến thức:
Hệ thống hóa kiến thức về các từ loại và cụm từ ( danhh từ, tính từ, động từ, cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ và những từ loại khác ).
2.Kĩ năng:
- Tổng hợp kiến thức về từ loại và cụm từ.
- Nhận biết và sử dụng thành thạo những từ loại đã học.
III.Hướng dẫn – thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG
- Hoạt động 1:Khởi động
- Ổn định tổ chức:
- Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị ở nhà của học sinh.
- Giới thiệu bài:Tiết này giúp chúng ta ôn tập có hệ thống các từ loại và các cụm từ tương ứng đã học,
Hoạt động 02: Hình thành kiến thức:
-Hướng dẫn HS tìm hiểu bài:
A. Từ loại:
H.Trong số các từ in đậm(SGK), từ nào là danh từ, từ nào là động từ, từ nào là tính từ?
H.Hãy thêm các từ cho sau đây vào trước các từ thích hợp với chúng trong ba cột cho bên đây. Cho biết mỗi từ trong ba cột đó thuộc về từ loại nào?
 a.Những, cái một
 b.hãy, đã, vừa
 c.rất, hơi, quá
H. Hãy cho biết danh từ, động từ, tính từ đứng sau những từ nào trong số những từ đã nêu trên
H.Kẻ bảng theo mẫu, sau đó điền các từ có thể kết hợp với danh từ, động từ, tính từ?
H.Trong những đoạn trích cho dưới đây (SGK), các từ in đậm vốn thuộc từ loại nào và ở đây chúng được dùng như từ thuộc từ loại nào?
GV bình chuyển sang tiết 2
Hệ thống hóa về các từ loại khác
H.Hãy chép các từ in đậm trong những câu (SGK) vào cột thích hợp (theo bảng mẫu )
-Lắng nghe
-Ghi tựa bài
-Thảo luận tìm hiểu bài:
-Thảo luận và thưc hành các bài tập
-Các nhóm thực hành trong phiếu bài tập
-Sau đó các nhóm cử HS thực hành trước lớp
-Tổ chức thi đua 
-Các nhóm cử người thực hiện theo yêu cầu của bài tập.
Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
- Khởi động
- Hình thành kiến thức
A-Từ loại:
 I.Hệ thống hóa về danh từ, động từ, tính từ.
 -Làm bài tập 1 mục 1( SGK)
 +Danh từ: lần, lăng, làng
 +Động từ: đọc, nghĩ ngợi, đập, phục dịch
 +Tính từ: hay, đột ngột, phải, sung sướng
 2.Làm bài tập 2 mục 1 (SGK).
(c) hay ( a) cái (lăng) (c) đột ngột
(b) đọc (b) phục dịch (a) ông giáo
(a ) lần (a) làng (c) phải
(b ) nghĩ ngợi (b) đập (c) sung sướng
3.Bài tập 3:
Từ nào đứng sau (a) được sẽ là danh từ
Từ nào đứng sau (b) được sẽ là động từ
Từ nào đứng sau(c) được sẽ là tính từ
Bài tập 4:
BẢNG TỔNG KẾT VỀ KHẢ NĂNG KẾT HỢP
CỦA DANH TỪ, ĐỘNG TỪ, TÍNH TỪ
Ý nghĩa khái quát của từ loại
Khả năng kết hợp
Kết hợp về phía trước
Từ loại
Kết hợp vế phía sau
Chỉ sự vật
Những,các
dt
ấy, đó
Chỉhành động, trạng tháisv.
Hãy,đã,vừa
đt
pncđt
pnch
Chỉ đặc điểm, tính chấtcủasv.
Rất, hơi, quá
tt
lắm, quá
Bài tập 5:
a. tròn là tính từ, ở đây nó được dùng như động từ
b.lí tưởng là danh từ, ở đây nó được dùng như tính từ
c.băn khoăn là tính từ, ở đây nó được dùng như danh từ
Bình chuyển sanh tiết 2:
I.Hệ thống hóa về các từ loại khác
Bài tập 1:
Số từ
Đại từ
Lượng từ
Chỉ từ
Phó từ
Quan hệ từ
Trợ từ
Tình thái từ
Thán từ
Ba năm
Tôi,
Bao nhiêu
Những
Ay, đâu
Đã,mới,đã
Ở, của, 
nhưng, như
Chỉ, cả,
ngay, chỉ
Hả
Trời ơi
H Tìm những từ chuyên dùng ở cuối câu để tạo câu nghi vấn.Cho biết các từ ấy thuộc từ loại nào?
B.Cụm từ
H. Tìm phần trung tâm của các cụm danh từ in đậm.chỉ ra những dấu hiệu cho biết đó là cụm danh từ?
H.Tìm phần trung tâm của các cụm từ in đậm.Chỉ ra những dấu hiệu cho biết đó là cụm động từ?
H.Tìm phần trung tâm của các cụm từ in đậm.Chỉ ra những yếu tố phụ đi kèm với nó?
-Hoạt động 06 Hướng dẫn tự học:
- Viết đoạn văn, chỉ ra được các từ loại đã học có trong đoạn văn ấy.
- Tìm hiểu trước các phần ôn tập về câu để chuẩn bị ôn tập về ngữ pháp tiếp theo ở tuần sau.
-Thi đua giữa các nhóm nhỏ
-Phát hiện và báo cáo
-Thi đua giữa các nhóm
Thực hiện theo yêu cầu của Giáo viên
Lắng nghe và thực hành theo yêu cầu của GV
Bài tập 2:
Từ chuyên dùng ở cuối câu để tạo câu nghi vấn là à, ư, hử, hở, hả,Chúng thuộc loại tình thái từ
B.Cụm từ:
Bài tập 1:
a.ảnh hưởng, nhân cách, lối sống là phần trung tâm của các cụm danh từ in đậm.Các dấu hiệu là những lượng từ đứng trước: những, một, một
b.Ngày (khởi nghĩa).Dấu hiệu là những
c.Tiếng (cười nói) Dấu hiệu là có thể thêm những vào trước.
Bài tập 2:
a,đến, chạy, ôm.Dấu hiệu là đã, sẽ, sẽ
b.lên (cải chính).Dấu hiệu là vừa
Bài tập 3:
a.Việt Nam, bình dị, Việt Nam, phương Đông, mới, hiện đại. Là phần trung tâm của cụm từ in đậm.Dấu hiệu là rất.Ở đây các từ Việt Nam, phương Đông được dùng làm tính từ.
b.êm ả.Dấu hiệu là có thể thêm rất vào phía trước.
c.phức tạp, phong phú, sâu sắc.Dấu hiệu là có thể thêm rất vào phía trước.
-Hướng dẫn tự học:
-Xem lại các phần đã tổng kết ở trên.
-Nhận xét hai tiết luyện tập.
149
LUYỆN TẬP VIẾT BIÊN BẢN
I.Mục tiêu:
 - Nắm chắc hơn những kiến thức lí thuyết vềbiên bản; thực hành viết một biên bản hoàn chỉnh.
II.Kiến thức chuẩn:
1.Kiến thức:
Mục đích, yêu cầu, nội dung của biên bản và các loại biên bản thường gặp trong cuộc sống.
2.Kĩ năng:
Viết được một biên bản hoàn chỉnh.
III.Hướng dẫn – thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG
- Hoạt động 1:Khởi động
- Ổn định tổ chức:
- Kiểm tra bài cũ: Hỏi lại lí thuyết về việc viết biên bản?
-Giới thiệu bài:Tiết luyện tập giúp chúng ta nắm vững và thực hành thành thạo kĩ năng viết một biên bản.
Hoạt động 2:Hình thành kiến thức:
-Hướng dẫn HS tìm hiểu bài:
1.On tập lí thuyết
H.Biên bản nhằm mục đích gí?
H.Người viết biên bàn cần phải có trách nhiệm và thái độ như thế nào?
H.Nêu bố cục phổ biến của một biên bản?
H.Lời văn và cách trình bày một biên bản có gì đặc biệt?
2.Hướng dẫn viết biên bản
-Đọc và rút ra các nhận xét
H.Nội dung gbhi chép đã cung cấp đầy đủ dữ liệu đã hình thành một biên bản chưa? Cần thêm bớt những gì?
H.Cách sắp xếp các nội dung đó có phù hợp với một biên bản không? Cần sắp xếp lại như thế nào?
- Hoạt động 05:Luyện tập
3.Bài tập 3:
H.Hãy ghi lại biên bản bàn giao nhiệm vụ trực tuần của chi đội em cho chi đội bạn?
Gợi dẫn:
-Thành phần tham dự bàn giao gồm những ai?
-Nội dung bàn giao như thế nào?
-Giúp các nhóm thực hành viết biên bản vào bài tập.
-Bài tập 04
Hoạt động 04 Hướng dẫn tự học:
- Xác định hoàn cảnh cần viết biên bản và viết một biên bản theo đúng quy cách.
- Sưu tầm các loại hợp đồng để làm tư liệu cho tiết học “ Hợp đồng” 
-Lắng nghe
-Ghi tựa bài
-Thảo luận tìm hiểu bài:
-Gọi HS lên bàng:
 +Một em trả lời câu 1 và 2, một em trả lời câu 3 và 4
 +GV kiểm tra bài tập 2, HS về nhà làm ở tiết trước, sau đó thống nhất về đề cưuơng của biên bản.
-Các nlần lượt đưa ra các nhận xét dựa vào các gợi ý của GV
-Đại diện các nhóm nêu ý kiến
-Thảo luận thống nhất đề cương.
-Viết biên bản vào vở bài tập
-Từng cặp trao đổi và kiểm tra cho nhau
Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
-Lắng nghe và thực hành theo yêu cầu của GV
-Khởi động
- Củng cố kiến thức:
 +Biên bản những hoàn cảnh cần viết biên bản.
 +Yêu cầu đối với một biên bản.
 +Bố cục, cách viết biên bản.
- Hình thành kiến thức
1.On lại lí thuyết viết biên bản::
-Kiểm tra lí thuyết viết biên bản của HS.
-GV và HS cùng kiểm tra bài tập thực hành ở nhà của HS trong tiết trước.
2.Hướng dẫn HS viết biên bản hội nghị trao đổi kinh nghiệm học tập môn Ngữ Văn:
-Khôi phục biên bản hội nghị theo bố cục sau:
-Quốc hiệu và tiêu ngữ
-Địa điểm thời gian hội nghị
-Tên biên bản
-Thành phần tham dự
-Diễn biến và kết quả hội nghị
-Thời gian kết thúc thủ tục kí xác nhận
Luyện tập
3.Hướng dẫn HS làm bài tập 3:
-Nội dung và kết quả công việc đã làm trong tuần, nội dung công viẽc cần thực hiện trong tuần tới, các phương tiện vật chất và hiện trạng của chúng tại thời điểm bàn giao,
-Dựa vào kết quả thảo luận, HS viết biên bản vào vở bài tập
-GV chọn 1 đến 2 HS khá đọc kết quả bài tập của mình cho cả lớp nghe
-GV tổng kết và rút kinh nghiệm.
-Bài tập 4:Viết biên bản đại hội lớp(ở nhà), giờ tới sẽ chữa bài (xem gợi dẫn ở bài tập 2)
Hướng dẫn tự học:
-Xem lại các bài tập đã thực hành trên lớp.
-Làm bài tập ở nhà
TIẾT:150
HỢP ĐỒNG
I.Mục tiêu :
- Nắm được những kiến thức cơ bản về hợp đồng.
II.Kiến thức chuẩn:
1.Kiến thức:
- Đặc điểm, mục đích, yêu cầu, tác dụng của hợp đồng.
2.Kĩ năng:
Viết một hợp đồng đơn giản.
III.Hướng dẫn – thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG BÀI GHI
- Hoạt động 1:Khởi động
- Ổn định tổ chức:
-Kiểm tra bài cũ:HS trình bày biên bản ở bài tập 04 tuần trước.
-Giới thiệu bài: Tiết học giúp chúng ta có thể hiểu và soạn tốt các văn bản hợp đồng.
Hoạt động 02: Hình thành kiến thức:
-Hướng dẫn HS tìm hiểu bài:
I.Đặc điểm của hợp đồng:
H.Tại sao cần phải có hợp đồng?
H.Hợp đồng ghi lại những nội dung chủ yếu gì?
H.Những yêu cầu về nội dung, hình thức chủ yếu của một bản hợp đồng?
H.Hãy kể tên một số hợp đồng mà em biết?
II.Cách làm hợp đồng:
H.Bản hợp đồng gồm những nội dung nào?
H.Cách thức trình bày từng nội dung như thế nào?
H.Cách dùng từ ngữ và viết câu trong hợp đồng có gí đặc biệt
H.Các em hãy trao đổi để rút ra kết luận chung về cách làm văn bản hợp đồng?
- Hoạt động 03 Luyện tập:
-Hướng dẫn HS thực hành bài tập 1 ở lớp
H.Hãy lựa chọn các tình huống cần viết hợp đồng dã cho trong bài tập 1?
-Bài tập 2 thực hiện ở nhà:
 Gợi dẫn:
-Phần mở đầu
-Phần nội dung:
 +Bên cho thuê (bên A)
 +Bên thuê (bean B)
 +Nội dung hợp đồng:Ghi lại các điều khoản đã thống nhất.
-Phần kết thúc
-Hoạt động 04 Hướng dẫn tự học:
- Viết một biên bản hợp đồng đúng quy cách.
- Chuẩn bị các tư liệu cho tiết học về Thư ( điện) chúc mứng và thăm hỏi.
-Lắng nghe
-Ghi tựa bài
-Thảo luận tìm hiểu bài:
-Các nhóm thỏa luân các yêu cầu đã nêu ra của GV
-Từng nhóm cho nhận xét
-Các nhóm lần lượt kể tên một số hợp đồng và nêu mục đích, nội dung cơ bản của nó.
-Tìm hiểu, phát hiện và phát biểu nhận xét của mình về cách làm hợp đồng.
Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
-Thảo luận rút ra khái niệm về việc thực hiện một văn bản hợp đồng.
-Thảo luận , nhắc lại các tình huống cần viết hợp đồng.
-Lựa chọn các tình huống cần viết hợp đồng.
-Lắng nghe gợi dẫn của GV để về nhà làm bài tập 2
-Lắng nghe và thực hành theo yêu cầu của GV
- Khởi động
- Hình thành kiến thức
I.Đặc điểm của văn bản hợp đồng:
 1.Tìm hiểu đặc điểm của văn bản hợp đồng:
-Hợp đồng là văn bản có tính chất pháp lí.
-Hợp đồng ghi lại những nội dung thỏa thuận về trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi, của hai bên tham gia giao dịch nhằm đảm bảo thỏa thuận thực hiện những cam kết.
-Hợp đồng gồm có các mục sau:
 +Phần mở đầu
 +Phần nội dung:
 +Phần kết thúc:
-lời văn của hợp đồng phải chính xác, chặt chẽ.
 2.Kể tên một số văn bản hợp đồng: Hợp đồng kinh tế, hợp đồng lao động, hợp đồng cho thuê nhà
II.Cách làm hợp đồng:
 1.Thảo luận về đặc điểm các hợp đồng đã phân tích ở trên.
-Bản hợp đồng gồm những nội dung đã được trình bày ở trên,
-Cách trình bày từng nội dung phải rõ ràng, theo từng điều khoản đã thống nhất.
-Cách dung từ, viết câu phải chính xác, chặt chẽ.
 2.Rút ra khái niệm :
-Hợp đồng là loại văn bản có tính chất pháp lí ghi lại nội dung thoả thuận về trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi của hai bên tham gia giao dịch nhằm đảm bảo thực hiện đúng thoả thuận đã cam kết.
-Hợp đồng gồm có các mục sau:
-Phần mở đầu:Quốc hiệu và tiêu ngữ, tên hợp đồng, thời gian, địa điểm, họ và tên, chức vụ, địa chỉ của các bên kí hợp đồng.
-Phần nội dung: Ghi lại nội dung của hợp đồng theo từng điều khoản đã được thống nhất.
-Phần kết thúc: Chức vụ, địa chỉ, họ và tên của đại diện cá bean tham gia kí kết hợp đồng và xác nhận bằng dấu của cơ quan hai bên ( nếo có )
- Những yêu cầu chung của hợp đồng:nội dung phải cụ thê, rõ ràng, lời văn của hợp đồng phải chính xác, chặt chẽ.
- Một số hợp đồng thông dụng trong cuộc sống hằng ngày và bố cục, các phần cần có trong một hợp đồng.
-Luyện tập:
-Bài tập 1:
-Các tình huống cần viết hợp đồng là (b, c, e)
-Bài tập 2:Hướng dẫn HS làm ở nhà và chuẩn bị trước cho giờ luyện tập tiếp theo.
Hướng dẫn tự học:
-Xem lại các văn bản hợp đồng đã phân tích.
-Học thuộc ghi nhớ
-Làm bài tập 2 ở nhà
-
Duyệt của tổ trưởng
Ngày 02/04/2011
Lê Lĩnh nam

Tài liệu đính kèm:

  • docGANV9TUAN 32 MOIchuan.doc